Phân Loại Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam Theo Hình Thức Sở Hữu



nằm ngoài xu hướng đó.

- NHTM là một công ty đặc biệt, nét đặc biệt của công ty ngân hàng thể hiện qua các nội dung sau:

+ Lĩnh vực kinh doanh của NHTM là tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng. Đây là lĩnh vực “đặc biệt” vì trước hết liên quan trực tiếp đến tất cả các ngành, liên quan đến nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Mặt khác, lĩnh vực tiền tệ - ngân hàng là lĩnh vực rất “nhạy cảm”, đòi hỏi một sự thận trọng trong điều hành hoạt động ngân hàng để tránh những thiệt hại cho nền kinh tế - xã hội. Sản phẩm kinh doanh của ngân hàng là tiền tệ, mà tiền tệ là một công cụ được nhà nước sử dụng để quản lý vĩ mô nền kinh tế, quyết định đến sự phát triển hoặc suy thoái của cả một nền kinh tế, do đó sản phẩm này được nhà nước kiểm soát rất chặt chẽ.

+ Là một công ty nhưng nguồn vốn chủ yếu mà NHTM sử dụng trong kinh doanh là vốn huy động từ bên ngoài, trong khi đó vốn riêng của ngân hàng lại chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng nguồn vốn kinh doanh.

+ Trong tổng tài sản của NHTM, tài sản hữu hình chiếm tỷ lệ rất thấp, mà chủ yếu là tài sản vô hình. Tài sản tồn tại dưới hình thức các tài sản tài chính, chẳng hạn như các loại kỳ phiếu, trái phiếu, thương phiếu, cổ phiếu, hợp đồng tín dụng, khế ước nhận nợ và các loại giấy tờ có giá trị khác.

+ Hoạt động kinh doanh của NHTM chịu sự chi phối rất lớn bởi chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương. NHTM không thể mở rộng hoạt động kinh doanh khi Ngân hàng Trung ương áp dụng chính sách đóng băng tiền tệ, hạn chế lạm phát và ngược lại. Do đó việc NHTM mở rộng hay thu hẹp hoạt động kinh doanh của mình đều phải chịu sự chi phối rất mạnh mẽ bởi chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương.

- NHTM là một trung gian tài chính. NHTM đóng vai trò tổ chức trung gian đứng ra tập trung, huy động các nguồn vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế, biến những nguồn vốn nhỏ, rãi rác trong nền kinh tế thành nguồn vốn tín dụng đủ lớn để cho vay đáp ứng các nhu cầu vốn kinh doanh và vốn đầu tư cho các ngành kinh tế, nhu cầu vốn tiêu dùng của xã hội. Như vậy, có thể nói NHTM là nhịp cầu


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 172 trang tài liệu này.


nối liền những chủ thể thừa vốn với các chủ thể thiếu vốn. Với chức năng trung gian thanh toán của NHTM, NHTM đứng ra làm trung gian để thực hiện các khoản giao dịch thanh toán giữa các khách hàng, giữa người mua và người bán … để hoàn tất các quan hệ kinh tế thương mại giữa họ với nhau [9].

Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong các ngân hàng thương mại Việt Nam - 6

Như vậy, có thể nói NHTM là một loại định chế tài chính trung gian cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Nhờ hệ thống định chế tài chính trung gian này mà các nguồn tiền nhàn rỗi nằm rãi rác trong xã hội sẽ được huy động, tập trung lại với số lượng đủ lớn để cấp tín dụng cho các tổ chức kinh tế, cá nhân nhằm mục đích phục vụ phát triển kinh tế - xã hội [9].

2.1.2. Phân loại ngân hàng thương mại Việt Nam theo hình thức sở hữu

Theo hình thức sở hữu, ngân hàng tại Việt Nam có thể phân thành 2 nhóm ngân hàng cơ bản, NHTM thuộc sở hữu nhà nước và NHTM ngoài quốc doanh, đây là cơ sở thực hiện phân nhóm ngân hàng để so sánh trong nghiên cứu định lượng của luận án.

NHTM thuộc sở hữu nhà nước (State Owned Commercial Bank), còn gọi là ngân hàng công chúng (Public Banks): là loại ngân hàng do Nhà nước bỏ vốn ra để thành lập, nói cách khác, đó là ngân hàng có 100% vốn của nhà nước. Trong tình hình hiện nay, để tăng nguồn vốn và phù hợp với xu thế hội nhập tài chính với thế giới, các NHTM nhà nước Việt Nam đang phát hành trái phiếu để huy động vốn; đã và đang cổ phần hóa để tăng sức cạnh tranh với các chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các ngân hàng cổ phần hiện nay. Do vậy, quan điểm NHNN có 100% vốn nhà nước không còn phù hợp, quan điểm này có thể mở rộng hơn đó là ngân hàng do nhà nước nắm giử cổ phần chi phối (nhà nước sở hữu ≥ 50% vốn cổ phần).

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định 59/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của NHTM quy định NHTM Nhà nước là NHTM trong đó Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ. NHTM Nhà nước bao gồm ngân hàng thương mại do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ và ngân hàng thương mại cổ phần do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ.

NHTM ngoài quốc doanh gồm: Ngân hàng thương mại cổ phần, Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài, NHTM 100% vốn nước ngoài.



Ngân hàng thương mại cổ phần (Join Stock Commercial Bank) là những ngân hàng do các tổ chức và cá nhân cùng góp vốn để thành lập. Đây là ngân hàng đa sở hữu, do đó tỷ lệ nắm giữ vốn cổ phần của cổ đông có ý nghĩa quan trọng. Luật pháp của các nước đều có quy định tỷ lệ nắm giữ tối đa vốn cổ phần của cổ đông nhằm hạn chế sự thâu tóm quyền lực và chi phối tuyệt đối trong ngân hàng đó.

Ngân hàng thương mại liên doanh (thuộc loại hình tổ chức tín dụng liên doanh) là NHTM được thành lập bằng vốn liên doanh giữa một bên là NHTM Việt Nam và bên khác là NHTM nước ngoài, hoạt động theo pháp luật ở Việt Nam. NHTM liên doanh được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên, là pháp nhân Việt Nam, có trụ sở chính tại Việt Nam.

Chi nhánh ngân hàng nước ngoài là ngân hàng được thành lập theo pháp luật nước ngoài, được phép mở chi nhánh tại Việt Nam, hoạt động theo pháp luật Việt Nam.

Ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài: là NHTM được thành lập tại Việt Nam với 100% vốn điều lệ thuộc sở hữu nước ngoài; trong đó phải có một ngân hàng nước ngoài sở hữu trên 50% vốn điều lệ (gọi là ngân hàng mẹ). NHTM 100% vốn nước ngoài được thành lập dưới hình thức công ty TNHH một thành viên hoặc từ hai thành viên trở lên, là pháp nhân Việt Nam, có trụ sở chính tại Việt Nam. Nghị định 59/2009/NĐ-CP giải thích các NHTM ngoài quốc doanh tại Việt

Nam như sau: NHTM cổ phần là NHTM được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần, NHTM 100% vốn nước ngoài là NHTM được thành lập tại Việt Nam với 100% vốn điều lệ thuộc sở hữu nước ngoài, NHTM liên doanh là NHTM được thành lập tại Việt Nam bằng vốn góp của Bên Việt Nam và Bên nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh [1].

Theo thống kê tại trang Web của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2016, hệ thống tổ chức tín dụng bao gồm: Ngân hàng, Tổ chức tín dụng phi Ngân hàng, Tổ chức tài chính vi mô, Quỹ tín dụng nhân dân, Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, Văn phòng đại diện. Trong hệ thống Ngân hàng gồm có: Ngân hàng thương mại, Ngân hàng chính sách và Ngân hàng hợp tác xã.



Tổng số lượng NHTM Việt Nam đến hết quý 2 năm 2016 (đến ngày 31/06/2016) là 46 NHTM; trong đó: có 35 NHTM trong nước, có 4 NHTM do nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ và 3 NHTM cổ phần do nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ (NHTM thuộc sở hữu Nhà nước), 28 NHTM cổ phần trong nước. Bên cạnh đó, có 9 NHTM 100% vốn nước ngoài và 2 NHTM liên doanh. Hệ thống NHTM Việt Nam tương đối ổn định cho đến ngày nay. Trong phạm vi nghiên cứu của luận án đã được trình bày ở phần đối tượng và phạm vi nghiên cứu; nghiên cứu tập trung vào phân tích, đánh giá và khuyến nghị chính sách hoàn thiện hệ thống KSNB trong nhóm các NHTM trong nước bao gồm: 7 NHTM do nhà nước sở hữu > 50% và 28 NHTM cổ phần.

2.1.3. Hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam

Hoạt động NHTM là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ chủ yếu sau:

- Nhận tiền gửi: là hoạt động nhận tiền của tổ chức, cá nhân dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận. Đây là nguồn vốn huy động chủ yếu sử dụng trong hoạt động kinh doanh của NHTM, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng ngồn vốn kinh doanh của NHTM.

- Cấp tín dụng: là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.

- Đầu tư tài chính: NHTM sử dụng các nguồn vốn ổn định để thực hiện các hình thức đầu tư nhằm kiếm lời và chia sẻ rủi ro với nghiệp vụ tín dụng. Các hình thức đầu tư tài chính bao gồm: góp vốn liên doanh, mua cổ phần của các công ty, xí nghiệp và các tổ chức tín dụng khác; mua chứng khoán và các giấy tờ có giá trị để hưởng lợi tức và chênh lệch giá.

- Thực hiện trao đổi ngoại tệ: Lịch sử cho thấy rằng một trong những dịch vụ ngân hàng đầu tiên được thực hiện là trao đổi ngoại tệ. Sự trao đổi đó quan trọng



với khách du lịch, vì họ sẽ cảm thấy thuận tiện hơn khi có trong tay đồng bản tệ của quốc gia hay thành phố mà họ đến. Trong thị trường tài chính hiện nay mua bán ngoại tệ thường chỉ do các ngân hàng lớn thực hiện, vì những giao dịch như vậy thường có rủi ro cao và yêu cầu phải có trình độ chuyên môn cao.

- Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản: là việc cung ứng phương tiện thanh toán, thực hiện dịch vụ thanh toán séc, lệch chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng, thư tín dụng và các dịch vụ thanh toán khác cho khách hàng thông qua tài khoản của khách hàng.

- Bảo quản vật có giá: Ngay từ thời trung cổ, các ngân hàng đã bắt đầu lưu giữ vàng và các vật có giá khác cho khách hàng trong kho bảo quản. Một điều hấp dẫn là các giấy chứng nhận do ngân hàng ký phát cho khách hàng có thể được lưu hành như tiền. Đó là hình thức đầu tiên của Sec và thẻ tín dụng.

- Tài trợ các hoạt động của chính phủ: nhờ vào khả năng huy động và cho vay với khối lượng lớn, ngân hàng có thể tài trợ cho các hoạt động của chính phủ thông qua việc mua trái phiếu chính phủ, tài trợ cho vay các dự án phục vụ lợi ích công cộng.

- Nghiệp vụ trung gian: Đây là dịch vụ phi tín dụng của ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác, là các dịch vụ mà khi NHTM cung cấp cho khách hàng sẽ nhận được các khoản hoa hồng và lệ phí. Bao gồm: dịch vụ ngân quỹ, dịch vụ ủy thác.

- Một số dịch vụ khác như: dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ thông tin tư vấn, dịch vụ giữ hộ (cho thuê két sắt), dịch vụ địa ốc, tổ chức thanh toán, kinh doanh vàng bạc, đá quý và ngoại tệ.

- Một số hoạt động ngoài bảng tổng kết tài sản: là những giao dịch không được ghi chép trên bảng Cân đối kế toán của ngân hàng. Những nghiệp vụ ngoài bảng tổng kết tài sản có thể thực hiện như: Khoản hợp đồng bảo lãnh tín dụng, trong đó ngân hàng cam kết đảm bảo hoàn trả khoản vay của khách hàng cho người thứ 3 là người cho vay; Hợp đồng trao đổi lãi suất, trong đó ngân hàng cam kết trao đổi các khoản thanh toán lãi của các chứng khoán nợ với một bên khác; Hợp đồng tài chính tương lai và hợp đồng quyền chọn lãi suất, trong đó ngân hàng đồng ý giao hay nhận những chứng khoán từ một bên khác tại một mức giá được bảo đảm; Hợp đồng cam



kết cho vay, trong đó ngân hàng cam kết cho vay tối đa tới một số vốn nhất định trước khi hợp đồng hết hiệu lực; Hợp đồng tỷ giá hối đoái, trong đó ngân hàng đồng ý giao hay nhận một lượng ngoại tệ nhất định [4] [9] [14] [114].

2.2. Xây dựng giả thuyết nghiên cứu các thành phần của hệ thống KSNB trong các NHTM Việt Nam

NHTM trở thành định chế tài chính quan trọng của nền kinh tế, có vai trò thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Hoạt động của NHTM là hoạt động có tính chất kinh doanh. Trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động kinh doanh tiền tệ nói riêng đều đòi hỏi phải có một hệ thống tổ chức, quản lý và kiểm soát tốt nhằm đạt được mục tiêu đặt ra. Có rất nhiều mục tiêu trong hoạt động của NHTM, chủ yếu tập trung vào 3 mục tiêu chính: hiệu quả hoạt kinh doanh, các báo cáo trình bày trung thực và hợp lý, hoạt động tuân thủ các quy định có liên quan. Trong điều kiện đó, vấn đề nghiên cứu hệ thống KSNB tại NHTM có ý nghĩa quan trọng, không những đối với mỗi NHTM mà còn đối với toàn bộ hệ thống NHTM Việt Nam.

Trong nghiên cứu của luận án về hoàn thiện hệ thống KSNB các NHTM Việt Nam, cần thiết có nghiên cứu đánh giá và phân tích thực trạng hệ thống KSNB, trong đó phân tích vai trò các thành phần của hệ thống KSNB, cụ thể là nghiên cứu về ảnh hưởng các thành phần của hệ thống KSNB đến các mục tiêu kiểm soát của NHTM, sẽ giúp xác định được thành phần nào của hệ thống KSNB ảnh hưởng đến mục tiêu kiểm soát, giúp phân tích tốt hơn từng thành phần của hệ thống KSNB, từ đó xuất các khuyến nghị hoàn thiện hệ thống KSNB được tốt hơn. Do vậy, cần thiết nghiên cứu về ảnh hưởng các thành phần của hệ thống KSNB đến các mục tiêu kiểm soát trong các NHTM Việt Nam, đây là cơ sở xây dựng các giả thuyết nghiên cứu trong luận án.

Để tránh những nhận định mang tính chủ quan, tác giả tiến hành cuộc nghiên cứu định tính qua thảo luận nhóm để xác định các thành phần của hệ thống KSNB và các mục tiêu kiểm soát trong hoạt động các NHTM (Phụ lục 2). Kết quả thảo luận nhóm cho thấy, có 5 thành phần của hệ thống KSNB và 3 mục tiêu kiểm soát trong hoạt động các NHTM, phù hợp với khuôn khổ COSO 2013 và Basel 1998, Amudo & Inanga



(2009), Jokipii (2010), Mawanda (2011), Sultana và ctg (2011), Muraleetharan, P.

(2011), Magara, C.N. (2013), Leng & Zhao (2013), Arwinge, O. (2014). 5 thành phần hệ thống KSNB gồm: Môi trường kiểm soát, Đánh giá rủi ro, Hoạt động kiểm soát, Thông tin và trao đổi thông tin, Hoạt động giám sát. Các mục tiêu kiểm soát (Internal Control Objective): bao gồm 3 mục tiêu chủ yếu, mục tiêu hiệu quả hoạt động của các NHTM, mục tiêu các báo cáo của NHTM đảm bảo tin cậy, mục tiêu tuân thủ các quy định pháp luật có liên quan đến NHTM.

Khuôn khổ COSO và cụ thể hơn trong khuôn khổ Basel đã cung cấp các tài liệu về cấu trúc các bộ phận, các nguyên tắc của hệ thống KSNB ngân hàng với niềm tin rằng các nguyên tắc trình bày sẽ cung cấp một khuôn khổ hữu ích cho việc giám sát tính hữu hiệu của hệ thống KSNB ngân hàng. Nói chung, Ủy ban Basel muốn nhấn mạnh rằng việc thực hiện hệ thống KSNB là rất cần thiết để hoạt động của ngân hàng thận trọng hơn, hiệu quả hơn và thúc đẩy sự ổn định trong hệ thống tài chính nói chung. Tuy nhiên, Ủy ban Basel cũng nhận ra rằng không phải tất cả các tổ chức có thể thực hiện tất cả các khía cạnh của khuôn khổ này, các ngân hàng đang thực hiện việc hướng tới việc áp dụng các khuôn khổ trên.

Qua tổng quan các nghiên cứu trước có liên quan đến hệ thống KSNB và ảnh hưởng của hệ thống KSNB đến các mục tiêu của ngân hàng; dựa trên của lý thuyết đại diện cho rằng hệ thống KSNB là một trong những cơ chế quản trị nội bộ ngân hàng nhằm phục vụ tốt nhất cho lợi ích ngân hàng, giúp nâng cao hiệu quả hoạt động, là cơ sở lý thuyết giải thích cho sự cần thiết tồn tại hệ thống KSNB trong NHTM; dựa trên của lý thuyết ngữ cảnh cho rằng hệ thống KSNB trong NHTM nghiên cứu về hệ thống KSNB trong điều kiện đa dạng loại hình NHTM, là cơ sở lý thuyết cần thiết nghiên cứu về hệ thống KSNB tại các NHTM khác nhau, qua nhiều giai đoạn khác nhau, ở nhiều khu vực khác nhau tại Việt Nam; đồng thời, nghiên cứu dựa trên khuôn khổ của COSO về các thành phần và nguyên tắc của hệ thống KSNB, khuôn khổ của Basel về các nguyên tắc của hệ thống KSNB và các nghiên cứu thực nghiệm của một số tác giả để xây dựng các giả thuyết về ảnh hưởng của các thành phần của hệ thống KSNB đến các mục tiêu kiểm soát trong hoạt động các NHTM Việt Nam.



Bên cạnh đó, theo khuôn khổ COSO năm 1992 và cập nhật năm 2013, cho rằng Môi trường kiểm soát là thành phần nền tảng của hệ thống KSNB và có mối liên hệ với các thành phần khác của hệ thống KSNB . Môi trường kiểm soát có vai trò quan trọng đối với cả hệ thống KSNB, quyết định đến các thành phần còn lại của hệ thống KSNB. Ảnh hưởng của hệ thống KSNB đến các mục tiêu kiểm soát phụ thuộc vào sự chi phối của Môi trường kiểm soát đến các thành phần còn lại của hệ thống KSNB. Do vậy, từ mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, các thành phần hệ thống KSNB và các mục tiêu kiểm soát tại NHTM, các phân tích lý luận nêu trên, các giả thuyết nghiên cứu được chia làm 2 nhóm như sau:

- Nhóm giả thuyết ảnh hưởng của các thành phần hệ thống KSNB đến các mục tiêu kiểm soát trong các NHTM Việt Nam. Dựa trên lý thuyết đại diện cho rằng “Hệ thống KSNB là một trong những cơ chế quản trị nội bộ ngân hàng nhằm phục vụ tốt nhất cho lợi ích ngân hàng, giúp nâng cao hiệu quả hoạt động và quản lý các rủi ro”. Qua khái niệm về hệ thống KSNB, theo khuôn khổ KSNB của COSO 1992, 2013 và Basel 1998, cho rằng hệ thống KSNB được thiết lập nhằm hướng đến đạt được các mục tiêu trong NHTM và đó chính là các mục tiêu kiểm soát. Một khi các NHTM có hệ thống KSNB tốt sẽ đạt được các mục tiêu kiểm soát, điều này phù hợp với phát biểu của lý thuyết đại diện và đã được kiểm chứng qua các nghiên cứu thực nghiệm của Amudo, A. & Inanga, E.L. (2009), Jokipii, A. (2010), Arwinge, O., (2014); do vậy, kỳ vọng dấu ảnh hưởng của các thành phần của hệ thống KSNB đến mục tiêu kiểm soát là dấu dương (+). Các giả thuyết về sự ảnh hưởng của các thành phần của hệ thống KSNB đến mục tiêu kiểm soát được phát biểu như sau:

+ Thành phần Môi trường kiểm soát (Control Environment: CE): Môi trường kiểm soát là tập hợp các tiêu chuẩn, quy trình và cấu trúc làm nền tảng cho việc thiết kế và vận hành hệ thống KSNB trong ngân hàng. Môi trường kiểm soát tạo ra sắc thái chung cho ngân hàng, chi phối đến ý thức kiểm soát của mọi người trong ngân hàng; là nền tảng cho tất cả các bộ phận khác của hệ thống KSNB. Nghiên cứu của Noorvee, L. (2006), Amudo, A. & Inanga, E.L. (2009), Jokipii, A. (2010), Charles,

E.I (2011), Mawanda, S.P. (2011), Sultana, R. và ctg (2011), Muraleetharan, P. (2011),



Magara, C.N. (2013), Leng, J. & Zhao, P. (2013)… cho thấy Môi trường kiểm soát tạo ra sắc thái chung cho NHTM, chi phối đến ý thức kiểm soát của nhân viên trong ngân hàng; là nền tảng cho tất cả các bộ phận khác của hệ thống KSNB

Giả thuyết H1: Có sự ảnh hưởng thuận chiều của thành phần Môi trường kiểm soát (CE) đến mục tiêu kiểm soát (ICO) tại các NHTM Việt Nam.

+ Thành phần Đánh giá rủi ro (Risk Assessment: RA): Đánh giá rủi ro là một tiến trình nhận diện và phân tích các rủi ro đối với việc thực hiện các mục tiêu của ngân hàng. Nhà quản lý phải nhận diện và đối phó được với các rủi ro bằng cách thiết lập các mục tiêu của tổ chức và hình thành một cơ chế để nhận dạng, phân tích, đánh giá rủi ro liên quan. Dựa vào nghiên cứu của Noorvee, L. (2006), Amudo, A. & Inanga, E.L. (2009), Jokipii, A. (2010), Charles, E.I (2011), Mawanda, S.P. (2011), Sultana, R. và ctg (2011), Muraleetharan, P. (2011), Magara, C.N. (2013), Leng, J. & Zhao, P. (2013),.. cho thấy NHTM nhận biết và đối phó được với các rủi ro bằng cách thiết lập các mục tiêu tại ngân hàng và hình thành một cơ chế để nhận dạng, phân tích, đánh giá rủi ro liên quan

Giả thuyết H2: Có sự ảnh hưởng thuận chiều của thành phần Đánh giá rủi ro (RA) đến mục tiêu kiểm soát (ICO) tại các NHTM Việt Nam.

+ Thành phần Hoạt động kiểm soát (Control Activities: CA): Hoạt động kiểm soát là tập hợp các chính sách và thủ tục nhằm đảm bảo thực hiện những chỉ thị của nhà quản lý để đối phó với rủi ro đe dọa đến việc thực hiện các mục tiêu của ngân hàng. Nghiên cứu của Noorvee, L. (2006), Amudo, A. & Inanga, E.L. (2009), Jokipii, A. (2010), Charles, E.I (2011), Mawanda, S.P. (2011), Sultana, R. và ctg (2011), Muraleetharan, P. (2011), Magara, C.N. (2013), Leng, J. & Zhao, P. (2013).. cho thấy việc thiết lập bởi các chính sách, quy trình kiểm soát và thủ tục kiểm soát giúp đảm bảo những chỉ thị của nhà quản lý được thực hiện và có các hành động cần thiết để đối phó với các rủi ro nhằm thực hiện mục tiêu của NHTM

Giả thuyết H3: Có sự ảnh hưởng thuận chiều của thành phần Hoạt động kiểm soát (CA) đến mục tiêu kiểm soát (ICO) tại các NHTM Việt Nam.



+ Thành phần Thông tin và trao đổi thông tin (Information and Communication: IC): Hệ thống thông tin và trao đổi thông tin được thiết lập để các thành viên trong tổ chức có khả năng nắm bắt và trao đổi thông tin cần thiết cho việc điều hành, quản trị và kiểm soát các hoạt động trong ngân hàng. Thông tin là đầu vào cần thiết để ngân hàng thực hiện hệ thống KSNB hướng đến việc đạt được các mục tiêu. Nhà quản lý thu thập, tạo lập và sử dụng các thông tin thích hợp và có chất lượng từ các nguồn bên trong lẫn bên ngoài ngân hàng. Trao đổi thông tin là tiến trình cung cấp chia sẻ và trao đổi thông tin. Trao đổi thông tin diễn ra cả bên trong ngân hàng và giữa ngân hàng với bên ngoài để cung cấp các thông tin hỗ trợ cho việc thực hiện hệ thống KSNB. Nghiên cứu của Noorvee, L. (2006), Amudo, A. & Inanga, E.L. (2009), Jokipii, A. (2010), Charles, E.I (2011), Mawanda, S.P. (2011), Sultana, R. và ctg (2011), Muraleetharan, P. (2011), Magara, C.N. (2013), Leng, J. & Zhao, P. (2013) cho thấy việc thiết lập để các thành viên có khả năng nắm bắt và trao đổi thông tin cần thiết cho việc thực hiện, điều hành, quản trị và kiểm soát các hoạt động hướng đến đạt được các mục tiêu của NHTM

Giả thuyết H4: Có sự ảnh hưởng thuận chiều của thành phần Thông tin và trao đổi thông tin (IC) đến mục tiêu kiểm soát (ICO) tại các NHTM Việt Nam.

+ Thành phần Hoạt động giám sát (Monitoring Activities: MA): Toàn bộ quy trình hoạt động của ngân hàng phải được giám sát và điều chỉnh khi cần thiết. Hệ thống phải có khả năng phản ứng năng động, thay đổi theo yêu cầu của môi trường bên trong và bên ngoài. Hoạt động giám sát bao gồm giám sát thường xuyên và giám sát định kỳ được thực hiện để xem xét các thành phần của hệ thống KSNB tại NHTM có hiện hữu và hữu hiệu hay không. Các kết quả được đánh giá và các yếu kém được báo cáo một cách kịp thời cho nhà quản lý và hội đồng quản trị. Nghiên cứu của Noorvee, L. (2006), Amudo, A. & Inanga, E.L. (2009), Jokipii, A. (2010), Charles, E.I (2011), Mawanda, S.P. (2011), Sultana, R. và ctg (2011), Muraleetharan,

P. (2011), Magara, C.N. (2013), Leng, J. & Zhao, P. (2013)…cho thấy việc đánh giá thường xuyên và định kỳ, toàn bộ quy trình của hệ thống KSNB được giám sát và điều chỉnh khi cần thiết, hệ thống KSNB phải có khả năng phản ứng năng động,



thay đổi theo yêu cầu của môi trường bên trong và bên ngoài thì mục tiêu kiểm soát sẽ đạt được.

Giả thuyết H5: Có sự ảnh hưởng thuận chiều của thành phần Giám sát (MA) đến mục tiêu kiểm soát (ICO) tại các NHTM Việt Nam.

- Nhóm giả thuyết ảnh hưởng của thành phần Môi trường kiểm soát đến các thành phần còn lại của hệ thống KSNB. Dựa trên lý thuyết ngữ cảnh cho rằng “Cấu trúc hệ thống KSNB có thể thay đổi tuỳ theo đặc điểm, quy mô công ty”. Theo khuôn khổ hệ thống KSNB của COSO 1992, 2013 và Basel 1998, cho rằng thành phần Môi trường kiểm soát là quan trọng trong hệ thống KSNB, quyết định đến các thành phần khác trong hệ thống KSNB. Một NHTM có thành phần Môi trường kiểm soát tốt sẽ dẫn đến các thành phần còn lại của hệ thống KSNB sẽ tốt, điều này phù hợp các nghiên cứu thực nghiệm của Noorvee, L. (2006), Karagiorgos, T., Drogalas, G. & Dimou, A. (2008); do vậy, kỳ vọng dấu ảnh hưởng của thành phần Môi trường kiểm soát là dấu dương (+). Các giả thuyết về sự ảnh hưởng của thành phần Môi trường kiểm soát đến các thành phần còn lại của hệ thống KSNB được phát biểu như sau:

Giả thuyết H6: Có sự ảnh hưởng thuận chiều của thành phần Môi trường kiểm soát (CE) đến thành phần Đánh giá rủi ro (RA) tại các NHTM Việt Nam.

Giả thuyết H7: Có sự ảnh hưởng thuận chiều của thành phần Môi trường kiểm soát (CE) đến thành phần Hoạt động kiểm soát (CA) tại các NHTM Việt Nam.

Giả thuyết H8: Có sự ảnh hưởng thuận chiều của thành phần Môi trường kiểm soát (CE) đến thành phần Thông tin và trao đổi thông tin (IC) tại các NHTM Việt Nam.

Giả thuyết H9: Có sự ảnh hưởng thuận chiều của thành phần Môi trường kiểm soát (CE) đến thành phần Giám sát (MA) tại các NHTM Việt Nam.

2.3. Mô hình phân tích các thành phần của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các Ngân hàng thương mại Việt Nam

Dựa trên lý thuyết đã được trình bày, khái niệm về hệ thống KSNB, 5 thành phần và 17 nguyên tắc của hệ thống KSNB trong khuôn khổ COSO, 12 nguyên tắc kiểm soát của Basel dựa trên 5 thành phần của hệ thống KSNB của COSO; giả



thuyết nghiên cứu được xây dựng ở trên; các mô hình nghiên cứu và kết quả nghiên cứu thực về ảnh hưởng của hệ thống KSNB đến các mục tiêu kiển soát của Amudo & Inanga (2009), Jokipii (2010), Mawanda (2011), Sultana và ctg (2011), Muraleetharan, P. (2011), Magara, C.N. (2013), Leng & Zhao (2013), Arwinge, O. (2014), Tuấn, N và Hưng, D.N. (2015), Tuan, N. (2016), nghiên cứu xây dựng mô hình nghiên cứu gồm 5 thành phần của hệ thống KSNB ảnh hưởng đến các mục tiêu kiểm soát trong các NHTM Việt Nam.

Trong phần các giả thuyết nghiên cứu có xem xét ảnh hưởng của hệ thống KSNB đến các mục tiêu kiểm soát và ảnh hưởng của thành phần Môi trường kiểm soát đến các thành phần còn lại của hệ thống KSNB để làm cơ sở phân tích, đánh giá, đưa ra các khuyến nghị hoàn thiện hệ thống KSNB trong các NHTM Việt Nam. Do vậy, nghiên cứu phát triển mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của hệ thống KSNB đến các mục tiêu kiểm soát bằng cách xem xét ảnh hưởng của Môi trường kiểm soát đến các thành phần còn lại của hệ thống KSNB, mô hình nghiên cứu được phát triển như sau:

Môi trường kiểm soát

H1 (+)

H6 (+)

Đánh giá rủi ro

H2 (+)

H7 (+)

H8 (+)

Hoạt động kiểm soát

H3 (+)

Mục tiêu kiểm soát

H4 (+)

H9 (+)

Thông tin và trao đổi thông tin

H5 (+)

Hoạt động giám sát

Hình 2.1: Mô hình phân tích các thành phần của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các ngân hàng thương mại Việt Nam

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/04/2022