Sự Gắn Bó Khăng Khít Giữa Tính Dân Tộc Và Tính Đại Chúng


Ở đâu u ám quân thù

Nhìn lên Việt Bắc: Cụ Hồ sáng soi Ở đâu đau đớn giống nòi

Trông về Việt Bắc mà nuôi chí bền Mười lăm năm ấy ai quên

Quê hương cách mạng dựng nên cộng hoà.

Mình về mình lại nhớ ta,

Mái đình, Hồng Thái, cây đa Tân Trào.

( Việt Bắc, 1954)

Dưới ngòi bút của Tố Hữu, Việt Bắc hiện lên rất chân thực và xúc động:

Mình đi có nhớ những ngày,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Mưa nguồn suối lũ những mây cùng mù.

Mình về có nhớ chiến khu,

Giá trị và vị trí tập thơ Việt Bắc trong hành trình thơ Tố Hữu - 10

Miếng cơm chấm muối mối thù nặng vai.

Mình về rừng núi nhớ ai, Trám bùi để rụng măng mai để già.

Mình đi có nhớ những nhà, Hắt hiu lau xám đậm đà lòng son.

( Việt Bắc, 1954)

Nét đặc sắc cao quý của Việt Bắc chính là ở chỗ nghèo cực mà chân tình, rộng mở mà son sắt, thuỷ chung với cách mạng. Người đã vậy mà thiên nhiên cũng vậy. Những câu thơ như " Miếng cơm chấm muối mối thù nặng vai", hay "Hắt hiu lau xám đậm đà lòng son", vừa dân dã, vừa cổ điển, cân đối, cô đúc, lại ngân vang, dìu dặt, thắt buộc, thân thuộc mà mới mẻ lạ lùng.

Nhưng không phải chỉ có thế. Tố Hữu còn đem đến cho ta bức tranh "tứ bình" bốn mùa tuyệt diệu về quê hương cách mạng Việt Bắc:


Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng

Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.

Ve kêu rừng phách đổ vàng, Nhớ cô em gái hái măng một mình.

Rừng thu trăng rọi hoà bình, Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.

( Việt Bắc, 1954)

Kháng chiến và cách mạng đã xua tan bớt nét hiu hắt âm u của Việt Bắc, làm tăng thêm cảnh thơ mộng của nó và đưa vào đó không khí chiến đấu hào hùng của dân tộc. Rừng núi tình nghĩa cũng là rừng núi chiến đấu kiên cường và tâm hồn con người ngọt ngào, chung thuỷ giản dị trong cuộc sống hàng ngày cũng hân hoan, rộng mở trước những cảnh tượng hùng vĩ của cuộc chiến đấu, của hoạt động cách mạng. Chất hùng tráng cũng là nét đáng nhớ của Việt Bắc trong những câu thơ:

Những đường Việt Bắc của ta Đêm đêm rầm rập như là đất rung Quân đi điệp điệp trùng trùng,

Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan.

Dân công đỏ đuốc từng đoàn, Bước chân nát đã muôn tàn lửa bay.

( Việt Bắc, 1954)

Như vậy, với Tố Hữu, Việt Bắc là khúc hát ân tình của con người kháng chiến với quê hương cách mạng,với đồng bào các dân tộc miền núi, với nhân dân. Những tình cảm này đan dệt với nhau mang đến cho bài thơ một sắc thái mới: tình cảm công dân, tình cảm chính trị là nguồn thơ chủ yếu của Tố Hữu. Nhưng ông đã thể hiện một cách tự nhiên, đầy cảm hứng, bằng giọng điệu tâm tình dịu


ngọt trong bài thơ. Ông đã dùng lời của những người yêu nhau trong lối đối đáp giao duyên của ca dao dân ca để nói lên đạo lý dân tộc, tình nghĩa nhân dân và nhất là tình nghĩa với kháng chiến và cách mạng. Bài thơ là một lời nhắc nhở: Đừng quên những tấm lòng son đã hiến dâng tất cả cho cách mạng trong những ngày gian khổ nhất. Đừng quên những mái nhà hắt hiu lau xám, đừng quên những địa danh đã đi vào lịch sử: mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào...Tố Hữu nhắc nhở mọi người cũng chính là nhắc mình, và những tình cảm chính trị đã đến với họ như những tiếng ru ngọt ngào, sâu lắng.Vì thế, quê hương cách mạng Việt Bắc đã trở thành quê hương chung của tất cả mọi người Việt Nam yêu nước.


CHƯƠNG III


GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT CỦA TẬP THƠ “ VIỆT BẮC”

3.1. Sự gắn bó khăng khít giữa tính dân tộc và tính đại chúng

3.1.1. Thể thơ, câu thơ

Nếu như ở Từ ấy Tố Hữu sử dụng phần lớn là thể thơ 7 chữ, 8 chữ, thậm chí nhiều bài có vẻ trau chuốt để "thành thơ", thì đến Việt Bắc phong cách thơ của Tố Hữu đã bám sát đời sống quần chúng: phản ánh sinh hoạt của nhân dân, với ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, tự nhiên, chứa đựng lối nói, lối nghĩ của quần chúng, với hình ảnh đậm đà màu sắc ca dao dân ca, với thể thơ phong phú, linh hoạt.

Tố Hữu thường dùng nhiều nhất là thể lục bát của văn học dân tộc, kết hợp đặc sắc của thơ ca dân gian và cổ điển. Nó vừa kết hợp được điệu lục bát cổ của bình dân vừa phảng phất lối đối theo từng vế giống như những câu thơ cổ điển của Truyện Kiều, hoặc Chinh phụ ngâm:

Nhà em phơi lúa chửa khô Ngô chửa vào bồ, sắn thái chưa xong

Nhà em con bế con bồng

Em cũng theo chồng đi phá đường quan.

( Phá đường, 1948)

Hay:


Anh về, cối lại vang rừng

Chim reo quang mái, gà mừng dưới sân Anh về, sáo lại ái ân

Đêm trăng hò hẹn trong ngần tiếng ca...

(Lên Tây Bắc, 1948)


Tình cảm mặn nồng, sự vỗ về của tình bà cháu, tình mẹ con trong sự hoà hợp với tình yêu đất nước được Tố Hữu sử dụng bằng thể thơ lục bát như lời hát ru ngọt ngào thật yêu thương:

Xa xôi đầu xóm tre xanh

Có bà ru cháu nằm khoanh lòng già Cháu ơi cháu ngủ với bà

Bố mày đi đánh giặc xa cha về.


( Cá nước, 1947)

Phần lớn các câu thơ lục bát của Tố Hữu đều uyển chuyển. Những câu thơ lục bát hay nhất của Tố Hữu đã tiếp nối và gắn nối được cái truyền thống của ca dao và thơ ca cổ điển Việt Nam, khai thác triệt để khả năng diễn đạt của câu thơ lục bát trong truyền thống văn học dân tộc để miêu tả cuộc sống của nhân dân một cách sinh động.

Gắn với truyền thống cổ điển Việt Nam, Tố Hữu luôn tìm cách làm mới mình trước những trang thơ. Ông viết những vần thơ 7 chữ mà ta thấy nhiều lúc có bề thế của câu thơ 8 chữ nhằm thể hiện không khí dồn dập, sôi nổi trong cuộc kháng chiến của nhân dân:

Nghe trưa nay tháng năm mùng bảy Trên đầu bay thác lửa hờn căm Trông: Bốn mặt lũy hầm sụp đổ Tướng quân bay lố nhố cờ hàng Trông: chúng ta cờ đỏ sao vàng Rực trời đất Điện Biên toàn thắng

( Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, 1954)


Hay mấy câu thơ mở đầu Ta đi tới. Ở đây Tố Hữu đã vận dụng một cách linh hoạt việc sử dụng niêm luật, phối thanh, nhạc điệu khiến cho câu thơ khi đọc lên ta nghe thật thoải mái, phù hợp với tâm hồn con người đã được làm chủ đất nước:

Trên đường cái ung dung ta bước Đường ta rộng thênh thang tám thước Đường Bắc Sơn, Đình Cả, Thái Nguyên

(Ta đi tới, 1954)

Qua Tố Hữu, những câu thơ vốn hiền lành như bốn chữ, năm chữ cũng nói lên được cái đồ sộ, hoành tráng, hùng vĩ:

Voi là voi ơi Voi đi đánh nhé Voi gầm voi ré Voi xé tơi bời !

(Voi, 1948)

Ở bài Lượm ta lại cảm nhận được cái nhanh nhẹn, tháo vát, mạnh bạo, không sợ hiểm nguy của bé Lượm giữa làn đạn của kẻ thù:

Vụt qua mặt trận Đạn bay vèo vèo

Thư đề" thượng khẩn" Sợ chi hiểm nghèo ?

(Lượm, 1949)

Để có đủ khả năng biểu hiện nội dung mới, thể thơ nhiều khi phải phá luật. Trong mỗi bài thơ, Tố Hữu không chỉ sử dụng một thể thơ lục bát, song thất lục bát, hay ngũ ngôn... mà còn sử dụng linh hoạt tất cả các thể thơ trong cùng một bài để nhịp thơ ăn khớp với nhịp suy nghĩ, tình cảm của nhân dân. Bài thơ Phá đường là minh chứng khá rõ việc Tố Hữu phối hợp các thể thơ, làm cho bài thơ thật dồi dào tính nhạc:


Rét Thái Nguyên rét về Yên Thế Gió qua rừng đèo Khế gió sang

Em là con gái Bắc Giang Rét thì mặc rét nước làng em lo

Nhà em phơi lúa chửa khô

Ngô chửa vào bồ sắn thái chưa xong

...

Trên đồi quê Trăng non mới hé

Đường thì dài, Hố xẻ chưa sâu Chưa sâu thì cuốc cho sâu

Có anh có chị cùng nhau ta đào ! Hì hà hì hục

Lục cục lào cào Anh cuốc em cuốc Đá lở đất nhào !

( Phá đường, 1948)

Chỉ trong một đoạn thơ, Tố Hữu đã sử dụng các thể thơ khác nhau, khi thì dàn trải, khi trở nên mềm mại uyển chuyển, khi lại sôi nổi hào hứng... khiến cho nhịp điệu phong phú, linh hoạt theo cảm xúc, sự việc, mà tác giả muốn bộc lộ. Thành công của bài Phá đường được củng cố bởi hàng loạt các bài thơ khác, như Hoan hô chiến sĩ Điện Biên:

Tin về nửa đêm Hoả tốc hoả tốc

Hoan hô chiến sĩ Điện Biên

Hoan hô đồng chí Võ Nguyên Giáp

Sét đánh ngày đêm xuống đầu giặc Pháp !


Vinh quang Tổ quốc chúng ta Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà

Vinh quang Hồ Chí Minh, Cha của chúng ta ngàn năm sống mãi...

Tiếng reo núi vọng sông rền Đêm nay chắc cũng về bên Bác Hồ...

(Hoan hô chiến sĩ Điện biên, 1954)

Tố Hữu sử dụng rất linh hoạt những câu thơ tự do, ngắn dài khác nhau, để diễn đạt những nội dung tư tưởng, tình cảm biến đổi. Đọc đoạn thơ trên ta như hiểu được sau những trận đánh dữ dội của quân và dân ta là một niềm xúc động trào dâng khi nhận được tin quân ta chiến thắng, câu thơ thật ngắn gọn, dồn dập, bỗng được ghi lại bằng những câu thơ dài khi nói tới niềm vui chiến thắng, và trong niềm vui chiến thắng ấy là chúng ta nghĩ ngay đến hình ảnh Tổ quốc, hình ảnh Bác Hồ kính yêu của dân tộc. Câu thơ dài, nhịp thơ sôi trào, thể hiện niềm vui vô bờ của quân và dân ta sau chín năm gian khổ trông đợi để có được ngày hôm nay.

Khi cần gợi khí thế sục sôi của chiến dịch Điện Biên, muốn ghi lại những gian khổ hy sinh nhưng đầy ý chí kiên cường của quân và dân ta, Tố Hữu cũng sử dụng những câu thơ ngắn dài khác nhau:

Chiến sĩ anh hùng Đầu nung lửa sắt

Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt. Máu trộn bùn non

Gan không núng Chí không mòn

Những đồng chí thân chôn làm giá súng...

( Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, 1954)

Hoặc khi cần nói tới các miền đất khác nhau của Tổ quốc, nhắc đến chiến công của chiến khu cách mạng, nhà thơ cũng sử dụng đắc địa việc phối hợp các thể thơ:

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 18/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí