Tầm Quan Trọng Của Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hữu Hiệu Của Htksnb Trong Các Nhtm Việt Nam


+ Biến giám sát (X5) có hệ số 0,120, quan hệ cùng chiều với sự hữu hiệu của HTKSNB. Với giả định các yếu tố khác không đổi, khi yếu tố “giám sát” tăng thêm 1 điểm thì kết quả sự hữu hiệu của HTKSNB tổng quát sẽ tăng thêm 0,120 điểm.

Quá trình đánh giá chất lượng của hệ thống kiểm soát nội bộ được thực hiện thường xuyên bao gồm: giám sát thường xuyên các hoạt động trong ngân hàng, giám sát định kỳ các đối tượng thực hiện bến trong ngân hàng, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của kiểm toán viên độc lập làm gia tăng sự hữu hiệu của HTKSNB. Công tác này giúp cho HTKSNB luôn được kiểm tra và cải tiến liên tục để đảm bảo các hoạt động của ngân hàng được kiểm soát một cách chặt chẽ. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu của Calomiris & Khan (1991), Muhota (2005), Angella &Inanga (2009), Sultana & Haque (2011), Gamage và cộng sự (2014). Gia tăng công tác giám sát bên trong và bên ngoài đối với ngân hàng là giải pháp để tăng cường sự hữu hiệu đối với HTKSNB của các NHTM.

+ Biến thể chế chính trị (X6) có hệ số 0,145, quan hệ cùng chiều với sự hữu hiệu của HTKSNB. Với giả định các yếu tố khác không đổi, khi yếu tố “thể chế chính trị” tăng thêm 1 điểm thì kết quả sự hữu hiệu của HTKSNB tổng quát sẽ tăng thêm 0,145 điểm.

Kết quả này chỉ ra rằng hệ thống các định chế, các giá trị , chuẩn mực hợp thành những nguyên tắc tổ chức và phương thức vận hành một chế độ chính trị ổn định bao gồm: ổn định chính trị, hiệu quả của chính quyền, trách nhiệm giải trình chính sách, kiểm soát tham nhũng sẽ góp phần tạo nên sự hữu hiệu của HTKSNB trong các ngân hàng. Đặc biệt, đối với nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu của Hoàng Chí Bảo (2008), Kaufmann & cộng sự (2009), Kenjegalieva & Simper (2011).

Đây được xem là đóng góp mới của tác giả khi xem xét sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các NHTM của quốc gia có đặc điểm đặc thù như Việt Nam.


+ Biến lợi ích nhóm (X7) có hệ số 0,038, quan hệ ngược chiều với sự hữu hiệu của HTKSNB. Với giả định các yếu tố khác không đổi, khi yếu tố “lợi ích nhóm” tăng thêm 1 điểm thì kết quả sự hữu hiệu của HTKSNB tổng quát sẽ giảm thêm 0,038 điểm.

Kết quả này chỉ ra rằng nếu tồn tại các dạng lợi ích nhóm dưới dạng lợi ích mang tính cá nhân trong các ngân hàng bao gồm: sở hữu chéo trong các ngân hàng, liên kết thâu tóm trái pháp luật, xây dựng quy định có lợi cho nhóm lơi ích, xây dựng nhóm sản phẩm dịch vụ phục vụ cho một nhóm lợi ích thì khó có thể đảm bảo sự hữu hiệu của HTKSNB trong các ngân hàng và làm cho HTKSNB trở nên vô hiệu. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Allan J. Cigler & Burdett

A. Loomis (1995) và phù hợp với điều kiện của các Việt Nam hiện nay là tồn tại nhiều nhóm lợi ích chi phối, thao túng các NHTM.

Đây là đóng góp mới của tác giả trong mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của HTKSNB và là căn cứ để đề xuất các giải pháp giảm thiểu lợi ích nhóm nhằm tăng cường sự hữ hiệu của HTKSNB trong các NHTM Việt Nam

Hệ số hồi quy chuẩn hóa (Standardized coefficient):

Hệ số này xác định vị trí ảnh hưởng của các biến độc lập có ý nghĩa thống kê. Các hệ số hồi quy chuẩn hóa được thể hiện ở Bảng 4.17

Bảng 4.17. Tầm quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của HTKSNB trong các NHTM Việt Nam

STT

Biến độc lập

Giá trị

Tỷ trọng

Thứ tự ảnh hưởng

1

Môi trường kiểm soát (X1)

0,090

7,2

6

2

Đánh giá rủi ro (X2)

0,326

26,2

1

3

Hoạt động kiểm soát (X3)

0,325

26,1

2

4

Thông tin truyền thông (X4)

0,156

12,5

3

5

Giám sát (X5)

0,114

9,2

5

6

Thể chế chính trị (X6)

0,143

11,5

4

7

Lợi ích nhóm (X7)

0,090

7,2

6


Tổng

1,244

100%


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các ngân hàng thương mại Việt Nam - 12


Đóng góp của từng biến theo thứ tự tầm quan trọng giảm dần là: Biến X2 đóng góp 26,2%; biến X3 đóng góp 26,1%; biến X4 đóng góp 12,5%; biến X6 đóng góp 11,5%; biến X5 đóng góp 9,2%; biến X1 và X7 cùng đóng góp 7,2%.

Thông qua kiểm định, có thể khẳng định rằng các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của HTKSNB trong các NHTM Việt Nam theo thứ tự tầm quan trọng là: “Đánh giá rủi ro”, “Hoạt động kiểm soát”, “thông tin truyền thông”, “Thể chế chính trị”, “Giám sát”, “Lợi ích nhóm" và “Môi trường kiểm soát”.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 4


Nội dung chương này tác giả đã chỉ rõ thực trạng của các ngân hàng thương mại Việt nam nói chung, thực trạng về sự hữu hiệu của HTKSNB trong các NHTM Việt Nam nói riêng. Mặc dù có nhiều chuyển biến tích cực sau giai đoạn tái cấu trúc, tuy nhiên, hệ thống các NHTM Việt Nam nói chung và sự hữu hiệu của HTKSNB trong các NHTM Việt Nam nói riêng vẫn còn nhiều điểm hạn chế cần khắc phục.

Thông qua phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng được thực hiện trong chương 4, tác giả đã chỉ ra rằng mô hình và các thang đo được sử dụng trong nghiên cứu là có ý nghĩa. Kết quả của nghiên cứu nêu rõ: có 7 nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của HTKSNB trong các NHTM Việt Nam. Mỗi một nhân tố có mức độ tác động đến sự hữu hiệu khác nhau và được sắp xếp theo trật tự từ cao xuống thấp như sau: đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin truyền thông, thể chế chính trị, giám sát, lợi ích nhóm và môi trường kiểm soát.

Kết quả của chương này là căn cứ để tác giả đưa ra các định hướng, quan điểm và giải pháp nhằm tăng cường sự hữu hiệu của HTKSNB trong các NHTM Việt Nam hiện nay ở chương 5.


CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH


5.1. Kết luận

Theo kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của HTKSNB trong các NHTM đã được xác định như sau:

5.1.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của HTKSNB trong các NHTM Việt Nam

Kết quả của nghiên cứu đã xác định được có 7 nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của HTKSNB trong các NHTM Việt Nam như sau:

- Nhân tố môi trường kiểm soát: Tính trung thực và các giá trị đạo đức của Ban lãnh đạo và nhân viên; cơ cấu tổ chức trong ngân hàng; chính sách nhân sự tại các ngân hàng.

- Nhân tố đánh giá rủi ro: Xác định các mục tiêu trong ngân hàng; nhận dạng các rủi ro có thể tác động tới ngân hàng; phân tích các rủi ro trong ngân hàng; đánh giá các rủi ro trong ngân hàng; quản trị rủi ro trong ngân hàng.

- Nhân tố hoạt động kiểm soát: soát xét của các nhà quản lý cấp cao đối với các hoạt động; soát xét của các nhà quản lý cấp trung gian đối với các hoạt động; kiểm soát quá trình xử lý thông tin trong ngân hàng; kiểm soát vật chất trong ngân hàng;

- Nhân tố thông tin truyền thông: Thông tin được cung cấp chính xác; Thông tin được cung cấp thích hợp; Thông tin được cung cấp kịp thời; Thông tin được cập nhật liên tục; Công tác truyền thông bên trong nội bộ; Công tác truyền thông ra bên ngoài.

- Nhân tố giám sát: Giám sát thường xuyên các hoạt động bên trong ngân hàng; Giám sát định kỳ của các đối tượng thực hiện bên trong ngân hàng; Đánh giá HTKSNB của kiểm toán viên độc lập

- Nhân tố thể chế chính trị: ổn định chính trị; hiệu quả chính quyền; trách nhiệm giải trình chính sách; kiểm soát tham nhũng


- Nhân tố lợi ích nhóm: Sở hữu chéo trong ngân hàng; liên kết thâu tóm trái pháp luật; Xây dựng quy định có lợi cho nhóm lợi ích; Xây dựng nhóm sản phẩm, dịch vụ phục vụ cho một nhóm lợi ích

5.1.2. Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự hữu hiệu của hệ thống KSNB trong các NHTM Việt Nam

Có 7 nhân tố với 27 tiêu chí đo lường đại diện cho sự hữu hiệu của HTKSNB trong các NHTM Việt Nam được sắp xếp theo thứ tự tầm quan trọng ở Bảng 5.1

Bảng 5.1. Trật tự các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của HTKSNB


Thứ tự tầm quan trọng

Nhân tố

Tiêu chí đo lường


1


Đánh giá rủi ro

Xác định các mục tiêu của ngân hàng

Nhận dạng các rủi ro có thể tác động tới ngân hàng

Phân tích các rủi ro trong ngân hàng

Đánh giá các rủi ro trong ngân hàng

Quản trị rủi ro trong ngân hàng


2


Hoạt động kiểm soát

Soát xét của nhà quản lý cấp cao đối với các hoạt động

Soát xét của nhà quản lý cấp trung gian đới với các hoạt động

Kiểm soát quá trình xử lý thông tin trong ngân hàng

Kiểm soát vật chất trong ngân hàng


3

Thông tin truyền thông

Thông tin được cung cấp chính xác

Thông tin được cung cấp kịp thời

Công tác truyền thông bên trong nội bộ

Công tác truyền thông ra bên ngoài


4


Thể chế chính trị

Ổn định chính trị

Hiệu quả chính quyền

Trách nhiệm giải trình chính sách

Kiểm soát tham nhũng


5


Giám sát

Giám sát thường xuyên các hoạt động bên trong ngân hàng

Giám sát định kỳ của các đối tượng thực hiện bên trong ngân hàng

Đánh giá HTKSNB của kiểm toán viên độc lập


6


Lợi ích nhóm

Sở hữu chéo trong ngân hàng

Liên kết thâu tóm trái pháp luật

Xây dựng quy định có lợi cho nhóm lợi ích

Xây dựng nhóm sản phẩm, dịch vụ phục vụ cho một nhóm lợi ích


6

Môi trường kiểm soát

Tính trung thực và các giá trị đạo đức của Ban lãnh đạo và nhân viên

Cơ cấu tổ chức trong các ngân hàng

Chính sách nhân sự tại các ngân hàng


5.2. Quan điểm và định hướng tăng cường sự hữu hiệu của HTKSNB trong điều kiện hội nhập

5.2.1. Quan điểm về xây dựng giải pháp nhằm tăng cường sự hữu hiệu của HTKSNB trong các NHTM Việt Nam

- Tăng cường sự hữu hiệu của HTKSNB là một quá trình thường xuyên, liên tục nhằm khắc phục hạn chế, giúp các NHTM phát triển an toàn, hiệu quả trong giai đoạn mới.

Quá trình kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng diễn ra liên tục ở mọi thời điểm, làm phát sinh các giao dịch và nghiệp vụ kinh tế với những nội dung đa dạng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro. Điều này đặt ra yêu cầu phải tiến hành quản lý, kiểm soát từ chính các bộ phận chức năng bên trong ngân hàng. Nếu quá trình này diễn ra thường xuyên, liên tục sẽ giúp ngân hàng ngăn chặn được nguy cơ xảy ra rủi ro, đưa ra những cảnh báo sớm để hạn chế rủi ro một cách hiệu quả. Ngược lại nếu hoạt động kiểm soát không được thực hiện thường xuyên thì việc phát hiện, ngăn chặn rủi ro sẽ không kịp thời làm giảm tính hiệu quả trong kinh doanh ngân hàng. Như vậy các ngân hàng buộc phải tiến hành hoạt động KSNB, đồng thời phải thực hiện kiểm soát một cách đều đặn mới giúp đạt được các mục tiêu của đơn vị. Ở góc độ kinh tế, thông qua sự đảm bảo và tư vấn của KSNB và kiểm toán nội bộ mà các cấp lãnh đạo trong ngân hàng có thể đưa ra các quyết định kinh doanh phù hợp, kịp thời; qua đó làm tăng giá trị cho ngân hàng bằng việc có thể tiết kiệm chi phí và gia tănglợi nhuận dự kiến trong tương lai. Nhờ đó các ngân hàng có thể phát triển an toàn, bền vững trong giai đoạn mới.

- Tăng cường sự hữu hiệu của HTKSNB phải phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế cũng như đặc điểm và trình độ của các NHTM

Sự phát triển của nền kinh tế trong mỗi giai đoạn có những yêu cầu riêng, đòi hỏi từng NHTM phải đối mặt với thách thức cụ thể, qua đó tiến hành cải tổ để nắm bắt cơ hội, vươn lên giữ vững vai trò chủ đạo dẫn dắt thị trường của các TCTD Việt Nam. Có nhiều biện pháp cải tổ được đặt ra trong đó có việc tăng cường sự hữu hiệu của HTKSNB. Quá trình hoàn thiện này phải giúp hệ thống


NHTM Việt Nam phát triển phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế, có đủ năng lực cạnh tranh trong và ngoài nước, đáp ứng tốt hơn nhu cầu cung cấp dịch vụ ngân hàng cho mọi tầng lớp trong xã hội.

5.2.2. Định hướng tăng cường sự hữu hiệu của HTKSNB trong các NHTM Việt Nam

- Việc hoàn thiện phải đáp ứng được yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế

Gia tăng hội nhập vào nên kinh tế quốc tế là đòi hỏi tất yếu của của mỗi quốc gia, mà ở đó các nước chủ động gắn kết với nhau thông qua các nỗ lực tự do hóa và mở cửa thị trường trên mọi giác độ. Quá trình hội nhập làm cho nền kinh tế mỗi nước ngày càng liên kết chặt chẽ với các nền kinh tế thành viên khác, từ đó làm cho kinh tế thế giới phát triển theo hướng thị trường chung thống nhất, cùng với sự gia tăng cạnh tranh lẫn nhau. Hội nhập về ngân hàng luôn diễn ra sôi động và nhạy bén nhất do những đặc điểm kinh doanh trong lĩnh vực này chi phối gần như toàn bộ các hoạt động kinh tế, xã hội, chính trị và cả quốc phòng của các quốc gia. Trong thời gian qua, hoạt động ngân hàng Việt Nam đã có sự thay đổi đáng kể với sự phát triển hệ thống tổ chức tín dụng đa dạng về sở hữu, quy mô và loại hình; xây dựng và triển khai các bộ Luật, văn bản dưới Luật, các chuẩn mực nghề nghiệp về các lĩnh vực của ngân hàng phù hợp với tiến trình mở cửa; sự ra đời cơ quan giám sát tài chính quốc gia và các Hiệp hội nghề nghiệp liên quan đã đặt những dấu ấn tích cực vào quá trình hội nhập. Chiến lược phát triển ngành ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2011- 2020 đã chỉ rõ: “hội nhập quốc tế để nâng cao năng lực tài chính, năng lực cạnh tranh và tạo dựng thương hiệu với những giá trị cốt lõi của hệ thống ngân hàng trong nước trên thị trường tài chính tiền tệ quốc tế”. Do vậy bản thân mỗi ngân hàng, đặc biệt là các NHTM với vai trò nòng cốt cho sự phát triển của toàn hệ thống, phải tự đổi mới năng lực quản lý và điều hành hoạt động, trong đó tăng cường sự hữu hiệu của HTKSNB trong các NHTM là nhiệm vụ cấp bách hiện nay.


- Gắn với mô hình hoạt động kinh doanh và chiến lược phát triển của từng NHTM

Tăng cường sự hữu hiệu của HTKSNB phải căn cứ vào nhiệm vụ và đặc trưng riêng có của từng NHTM trong từng giai đoạn mà triển khai mới đạt hiệu quả. Mỗi NHTM có mô hình hoạt động với những mục tiêu và chiến lược kinh doanh riêng biệt, nhưng nhìn chung các ngân hàng đều nỗ lực tìm kiếm và duy trì mối quan hệ với các đối tác ngoại, thu hút thêm nguồn vốn, củng cố năng lực tài chính để tái cơ cấu và phát triển ổn định, bền vững. Là công cụ trợ giúp đắc lực cho bộ phận lãnh đạo trong kiểm soát và quản lý rủi ro đạt mục tiêu, chiến lược kinh doanh, nên việc tăng cường sự hữu hiệu của HTKSNB là yêu cầu tất yếu.

- Tuân thủ luật pháp, hệ thống quy định về ngân hàng của Việt Nam và quốc tế

Việc tăng cường sự hữu hiệu của HTKSNB tại các NHTM cần phải tuân thủ các quy định về lĩnh vực tài chính tiền tệ nói chung, đặc biệt là Luật NHNN, luật các tổ chức tín dụng, các văn bản dưới luật của chính phủ, của Bộ tài chính và NHNN. Đồng thời cũng phải tuân thủ các nguyên tắc đặt ra đối với một HTKSNB ngân hàng ủy ban Basel xây dựng.

- Hoàn thiện phải dựa trên các nguyên tắc thiết kế, đánh giá HTKSNB ngân hàng do Ủy ban Basel xây dựng và ban hành

Đây là bộ gồm 13 nguyên tắc đặc biệt do Ủy ban Basel soạn thảo để giám sát ngân hàng và hoàn thiện quản lý rủi ro. Bất kể các ngân hàng có quy mô lớn hay nhỏ cũng đều phải thiết lập một cơ chế KSNB hữu hiệu phù hợp với loại hình, sự đa dạng cũng như rủi ro trong các giao dịch và đảm bảo thích ứng với những thay đổi trong môi trường hoạt động ngân hàng. Cơ chế kiểm soát có hiệu quả là công cụ điều hành cơ bản cũng như là cơ sở cho sự an toàn và bền vững trong hoạt động của ngân hàng. Nếu HTKSNB của ngân hàng được xây dựng và vận hành dựa vào nhóm nguyên tắc của Basel về giám sát ngân hàng thì nhà bộ phận lãnh đạo có thể đạt được các mục tiêu quản trị và điều hành.


- Việc tăng cường sự hữu hiệu của HTKSNB phải đảm bảo hài hoà giữa lợi ích đem lại và chi phí để duy trì hoạt động KSNB

Để đảm bảo sự hữu hiệu của HTKSNB đòi hỏi phải đầu tư cả về nhân lực và vật lực vào quá trình kiểm soát. Do vậy, việc tăng cường sự hữu hiệu của HTKSNB phải được cân nhắc trong mối quan hệ giữa mức thỏa mãn của nhà quản lý về sự hữu hiệu của công tác kiểm soát và chi phí bỏ ra để xây dựng HTKSNB trong các NHTM.

5.3. Định hướng giải pháp tăng cường sự hữu hiệu của hệ thống KSNB trong các NHTM Việt Nam

5.3.1. Định hướng giải pháp tăng cường sự hữu hiệu của HTKSNB trong các NHTM Việt Nam

- Một là, tạo dựng môi trường kiểm soát chú trọng đạo đức kinh doanh

+ Ban điều hành ngân hàng cần thực sự coi trọng vai trò của HTKSNB bằng cách thiết lập cơ chế kiểm soát đầy đủ đối với toàn bộ hoạt động của ngân hàng, tạo dựng văn hóa kiểm soát toàn diện trong tổ chức, trong đó, đặc biệt chú trọng đề cao vấn đề đạo đức trong kinh doanh khi tần suất xuất hiện và mức độ thiệt hại của các vụ việc vi phạm đạo đức kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng đang ngày càng gia tăng ở Việt Nam.

+ Hoàn thiện bộ máy tổ chức của các ngân hàng theo hướng gọn nhẹ, đảm bảo hiệu quả của từng bộ phận và đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu của đơn vị.

+ Thường xuyên đổi mới chính sách nhân sự theo hướng trẻ hóa đội ngũ, tập trung đào tạo chuyên sâu và kỹ năng cho nhân viên, tạo động lực thúc đẩy hiệu quả bằng chính sách lương, thưởng và đãi ngộ hợp lý.

- Hai là, điều chỉnh quy trình đánh giá và ứng phó rủi ro kịp thời

Để đảm bảo HTKSNB hoạt động có hiệu quả, các NHTM cần thiết lập các mục tiêu kiểm soát, không vì lợi ích ngắn hạn trước mắt như khả năng sinh lời cao của một số khoản vay hay đầu tư mà sao lãng việc đánh giá rủi ro đầy đủ và soát xét liên tục các hoạt động. Tác giả Đào Minh Phúc, (2012) cho rằng: “Kinh doanh ngân hàng là lĩnh vực kinh doanh đặc biệt, hết sức nhạy cảm với sự biến


động của môi trường kinh tế và phải đối mặt với rất nhiều loại rủi ro như rủi ro tài chính, rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường kinh doanh và các rủi ro bất thường khác với tính chất và mức độ ngày càng phức tạp hơn”. Điều này đòi hỏi các NHTM Việt Nam phải điều chỉnh quy trình đánh giá rủi ro khi môi trường kinh doanh có sự thay đổi để ứng phó kịp thời với các rủi ro mới phát sinh trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

- Ba là, tăng cường hiệu quả của các hoạt động kiểm soát

+ Đổi mới tiêu thức đánh giá về kết quả của các hoạt động KSNB: Hiện nay, chúng ta vẫn còn sử dụng các chỉ tiêu đánh giá mang tính định tính và dựa vò ý chí chủ quan của người đánh giá như: số lượng biên bản, kết luận; số lượng sai phạm đã phát hiện, số lượng ý kiến đề xuất,... Vì vậy, để tăng cương hiệu quả của các hoạt động kiểm soát, đòi hỏi nhà quản lý phải đổi mới tư duy trong việc xây dựng các tiêu thức đánh giá kết quả của hoạt động KSNB theo hướng xây dựng bảng tiêu chí chấm điểm về mức độ thực hiện.

+ Nâng cao chất lượng của các phương pháp KSNB: Ở các NHTM hiện nay, KSNB chỉ mới quan tâm đến sự tuân thủ và tính đầy đủ của các hồ sơ tài liệu mà quên quan tâm đến các khía cạnh khác của KSNB như đánh giá rủi ro, đánh giá các chính sách, đánh giá các thủ tục kiểm soát. Vì vậy, để nâng cao chất lượng của KSNB cần thay đổi nâng cao chất lượng các phương pháp kiểm soát.

+ Cập nhật văn bản, chính sách, chế độ một cách thường xuyên để đảm bảo rằng các họt động KSNB của đơn vị không bị lạc hậu, lỗi thời so với thời đại.

- Bốn là, minh bạch thông tin và thực hiện có hiệu quả các kênh thông tin trong nội bộ và bên ngoài

Các NHTM phải công khai, minh bạch thông tin cho toàn đơn vị và các đối tượng bên ngoài, đồng thời phải thực hiện tốt việc truyền đạt thông tin và nhận thông tin phản hồi nhằm giúp cho việc kiểm soát hiệu quả và nâng cao uy tín của ngân hàng bằng cách:

- Thiết lập trang thông tin để tiếp hình ảnh và toàn bộ thông tin cần thiết của ngân hàng trên đó. Đặc biệt phải cập nhật liên tục các tin tức về ngân


hàng, nhất là các thông tin về những giải thưởng, danh hiệu mà ngân hàng đã đạt được.

- Công khai trên báo, tạp chí, Website các thông tin trên BCTC. Đảm bảo các thông tin cung cấp là chính xác, trung thực, tăng sự tin tưởng của bên ngoài, đặc biệt là sự tin tưởng của khách hàng.

- Quy định và công khai văn bản tóm lược các quy trình nghiệp vụ, các quy định đối với từng sản phẩm dịch vụ ngân hàng cung cấp, các hướng dẫn cho khách hàng,…Các quy định này được thông báo trên website và tại ngân hàng để tất cả các khách hàng đến giao dịch đều biết rõ. Cách này không chỉ thuận tiện cho khách hàng trong giao dịch, phục vụ khách hàng tốt hơn mà thông qua khách hàng, ngân hàng cũng có thể giám sát thường xuyên các nhân viên để họ thực hiện đúng quy trình, do đó nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm soát.

- Lắng nghe những phản hồi của khách hàng và các đối tượng bên ngoài. Trên cơ sở những ý kiến đó, ngân hàng sẽ xem xét để cải tiến phong cách phục vụ, cải tiến quy trình nghiệp vụ đảm bảo vừa phục vụ tốt cho khách hàng vừa kiểm soát được các rủi ro, giúp hoàn thiện HTKSNB tại ngân hàng.

- Lựa chọn hình thức truyền thông phù hợp cho khách hàng. Với những thông báo về chính sách đối với khách hàng, giới thiệu các sản phẩm dịch vụ, thông tin khuyến mãi, các hướng dẫn cho khách hàng thì cần thông báo cụ thể, rõ ràng tại ngân hàng và trên website của ngân hàng. Riêng đối với những phản hồi cho các thắc mắc của khách hàng thì ngân hàng phải gửi thư trả lời đến khách hàng giải thích cho khách hàng hiểu rõ. Đặc biệt là khi có những tin đồn thất thiệt ảnh hưởng tới uy tín của ngân hàng thì ngân hàng phải gửi thư tới từng khách hàng, đồng thời phải công bố thông tin trên các phương tiện truyền thông để cải chính những thông tin không chính xác bảo vệ uy tín cho ngân hàng.

Ngân hàng minh bạch thông tin trong nội bộ ngân hàng thông qua việc áp dụng và duy trì một số biện pháp sau:

- Phổ biến các văn bản về chính sách, nghiệp vụ cũng như các chỉ thị của cấp trên để tất cả thành viên trong ngân hàng đều hiểu rõ và thực thi chúng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/04/2022