điều kiện thực tế ở các doanh nghiệp nói chung và đặc biệt trong điều kiện của Việt Nam và các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dầu khí không phải là ngoại lệ thì yếu tố này có tác động chi phối rất lớn đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp. Nó phản ánh ở 2 khía cạnh (i) thứ nhất là mức độ chấp nhận rủi ro và trình độ quản lý của người đứng đầu doanh nghiệp (Chủ tịch, CEO, CFO) - về lý thuyết nếu nhà quản lý chấp nhận rủi ro, có trình độ quản lý tốt thì doanh nghiệp sẽ mạnh dạn sử dụng vốn vay nhiều hơn; (ii) thứ 2 là thói quen sử dụng các nguồn vốn của nhà quản lý doanh nghiệp. Ở các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dầu khí một trong những nguyên nhân khiến cho cấu trúc vốn còn có tỷ trọng nợ thấp chính là vì yếu tố này. Trước hết phải nói đến tâm lý thích sự an toàn khi mà nhà điều hành doanh nghiệp là do Tập đoàn “bổ nhiệm” không phải là chủ sở hữu thực sự của doanh nghiệp. Thứ 2 là thói quen của các doanh nghiệp “xuất thân” từ doanh nghiệp Nhà nước với tâm lý và thói quen trông chờ ỷ lại vào nguồn vốn Nhà nước còn tương đối nặng nề. Vấn đề này trước đây khá nặng, trong giai đoạn gần đây đã có những biến chuyển rõ rệt, người quản lý doanh nghiệp đã quan tâm và đặt vấn đề hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh lên hàng đầu và việc tính toán cân nhắc để tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả đã là một nhân tố quan trọng làm thay đổi thói quen sử dụng nguồn vốn vay – nguồn vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn. Chính điều này đã góp phần tác động làm thay đổi cấu trúc vốn của các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.
- Nhân tố mức độ liên quan đến lĩnh vực hoạt động chính (core business) của Tập đoàn: Đây là nhân tố mang tính "đặc thù" cho mô hình các Tập đoàn kinh tế Việt Nam với mô hình hoạt động là đa ngành nghề, đa lĩnh vực. Nếu xem xét tổng quan các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam có thể thấy sự khác biệt tương đối rõ rệt cấu trúc vốn giữa các doanh nghiệp thuộc 3 nhóm (i) Nhóm các doanh nghiệp có lĩnh vực hoạt động trong 5 lĩnh vực hoạt động chính của Tập đoàn; (ii) các doanh nghiệp có lĩnh vực hoạt động liên quan trực tiếp (liên quan gần) đến lĩnh vực hoạt động chính của Tập đoàn (iii) các doanh nghiệp có lĩnh vực hoạt động không liên quan trực tiếp đến lĩnh vực hoạt động chính của Tập đoàn.
Các doanh nghiệp hoạt động trong 5 lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính của Tập đoàn có cấu trúc vốn hợp lý hơn trong khi đó các doanh nghiệp nhóm 2 và 3 (không thuộc 5 lĩnh vực hoạt động chính của Tập đoàn) thì cấu trúc vốn còn tồn tại khá nhiều bất hợp lý khi mà tỷ trọng nợ dài hạn quá thấp so với vốn chủ sở hữu hoặc chủ yếu sử dụng nợ ngắn hạn. Trên thực tế các doanh nghiệp hoạt động trong 5 lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh chính của Tập đoàn “hấp dẫn” những nhà cho vay hơn nhiều so với các doanh nghiệp không phải thuộc nhóm “core business” của Tập đoàn, hay nói cách khác khả năng tiếp cận nguồn vốn vay của các doanh nghiệp này cũng dễ dàng hơn. Ngoài những lợi thế như tỷ suất lợi nhuận cao hơn, quy mô tài sản lớn hơn... các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực hoạt động chính của Tập đoàn không những còn nhận được sự hỗ trợ, những ưu đãi từ Tập đoàn mà còn uy tín và thương hiệu của Tập đoànnhư một sự bảo đảm, bảo lãnh cho doanh nghiệp - đây chính là lợi thế to lớn khi các doanh nghiệp này huy động vốn từ bên ngoài. Chính đặc điểm này đã làm cho yếu tố “Mức độ liên quan đến lĩnh vực hoạt động chính (core business) của Tập đoàn” trở thành một trong những nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn.
- Nhân tố cấu trúc vốn chủ sở hữu (tỷ lệ vốn Nhà nước trong cơ cấu vốn chủ sở hữu): Đây là nhân tố "đặc thù" tác động đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp trong mô hình Tập đoàn kinh tế Nhà nước khi mà vốn chủ sở hữu bao gồm (i) Vốn Nhà nước; (ii) Vốn của các cổ đông khác, hay nói cách khác cổ đông Nhà nước trở thành cổ đông đặc biệt của các doanh nghiệp này. Tại Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, từ 12 doanh nghiệp thành viên của Tổng công ty với vốn Nhà nước chiếm 100% vốn chủ sở hữu năm 2001, cho đến nay quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp thành viên đã diễn ra mạnh mẽ với việc cổ phần hóa các doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước và thành lập các công ty cổ phần đa sở hữu về vốn. Tại thời điểm 31/12/2011, trong tổng số 151 doanh nghiệp bao gồm Công ty mẹ Tập đoàn và 150 doanh nghiệp thành viên cấp 1 và 2 chỉ còn 11 doanh nghiệp có vốn Nhà nước chiếm 100% vốn chủ sở hữu và cũng chỉ có 54 doanh nghiệp vốn Nhà nước chiếm trên 51% vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp còn lại tới 86 doanh nghiệp có tỷ
lệ vốn Nhà nước dưới 51% vốn chủ sở hữu. Mặc dù đến nay chưa có lý thuyết nào đề cấp đến quan hệ giữa tỷ lệ vốn nhà nước với cơ cấu vốn của doanh nghiệp. Tuy nhiên theo tác giả cấu trúc vốn chủ sở hữu hay yếu tố tỷ lệ vốn Nhà nước trong tổng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp có quan hệ tỷ lệ thuận với cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Điều này được thể hiện khá rõ nét khi so sánh các doanh nghiệp có tỷ lệ vốn Nhà nước cao thì đồng thời cũng là những doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính (nợ dài hạn lớn trong cấu trúc vốn của doanh nghiệp). Lý giải cho luận điểm này, có thể nhận thấy một thực tế (đặc biệt ở Việt Nam) các doanh nghiệp tiền thân là doanh nghiệp Nhà nước (trước cổ phần thành công ty cổ phần) có truyền thống và thương hiệu tốt, có uy tín và mối quan hệ tốt với các tổ chức tài chính nên các chủ nợ thường sẵn sàng cho các công ty có vốn nhà nước vay. Mặt khác, với những ưu đãi nên các công ty có vốn góp nhà nước thường có khả năm tiếp cận nguồn vốn vay với chi phí rẻ hơn các loại hình doanh nghiệp khác.
So sánh giữa cấu trúc vốn chủ sở hữu (tỷ lệ vốn Nhà nước trên tổng vốn chủ sở hữu) và cấu trúc vốn của doanh nghiệp (tỷ lệ nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu) ta thấy có sự tương quan thuận chiều hay nói cách khác nhân tố cấu tỷ lệ vốn Nhà nước trong cấu trúc vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dầu khí có tác động thuận chiều đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp
Bảng 3.27. So sánh giữa cấu trúc vốn chủ sở hữu và cấu trúc vốn của các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam tại thời điểm 31/12/2012
Tỷ lệ Vốn NN trên 51% VCSH | Tỷ lệ vốn NN dưới 51% VCSH | |||
Số DN | Tỷ trọng | Số DN | Tỷ trọng | |
Nợ DH/VCSH trên 30% | 16 | 24,6% | 11 | 12,8% |
Nợ DH/VCSH trên 60% | 13 | 20% | 8 | 9,3% |
Nợ DH/VCSH trên 100% | 8 | 12,3% | 5 | 8,5% |
Tổng số DN | 65 | 100% | 86 | 100% |
Có thể bạn quan tâm!
- Quy Mô Vốn Chủ Sở Hữu Của Các Doanh Nghiệp Thành Viên Cấp 1 Hoạt Động Ngoài 5 Lĩnh Vực Sản Xuất Kinh Doanh Chính Của Tập Đoàn
- Quy Mô Nợ Dài Hạn Của Công Ty Mẹ Và Các Doanh Nghiệp Thành Viên Cấp 1 Hoạt Động Trong 5 Lĩnh Vực Sản Xuất Kinh Doanh Chính
- Chi Phí Vốn Bình Quân Của Các Doanh Nghiệp Dầu Khí Theo Lĩnh Vực
- Tỷ Suất Lợi Nhuận Trên Tổng Tài Sản (Roa) Tại Công Ty Mẹ - Pvn Và Các Doanh Nghiệp Thành Viên Cấp 1 Của Tập Đoàn Giai Đoạn 2007 – 2012
- Quan Điểm Về Tái Cấu Trúc Vốn Tại Tập Đoàn Dầu Khí Quốc Gia Việt Nam
- ?giới Hạn” An Toàn Của Tổng Nợ/ Vcsh Của Công Ty Mẹ - Pvn
Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của các doanh nghiệp thuộc TĐDKQGVN)
3.2.5.3. Kiểm định tác động của các yếu tố nội tại đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam
Để kiểm định tác động của các yếu tố nội tại tới cấu trúc vốn của các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam với mô hình dự kiến:
Cấu trúc vốni = αt + β1* Gi + β2 * Si + β3*Ri + β4*Ai+ β5*Mi+ β6*Ei +
β7*Ci
Với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS, ta chạy hàm hồi quy tương quan sử dụng
phương pháp bình phương tối thiểu thông thường (Ordinary Least of Squares – OLS) để ước lượng mô hình trong đó các biến số được xác định và tập hợp số liệu như sau:
1. Biến phụ thuộc: Cấu trúc vốni được xác định bằng Tỷ lệ Nợ/ Vốn chủ sở hữu của từng doanh nghiệp trong 151 doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam theo Báo cáo tài chính các năm từ 2007 đến 2011
2. Nhóm các biến độc lập phản ánh các yếu tố mà số liệu thống kê được lấy từ báo cáo tài chính của các doanh nghiệp trong 151 doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam từ năm 2007 đến 2011 bao gồm:
- Gi (Tangtruong): Chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp đo bằng tốc độ tăng của tổng tài sản của doanh nghiệp i bình quân trong 5 năm
- Si (Quymo): Chỉ tiêu quy mô của doanh nghiệp được đo lường bằng doanh thu bình quân trong 5 năm 2007-2011 của doanh nghiệp i. Trong mô hình ta dùng 2 biến giả “qm1” = 1 nếu doanh nghiệp i có doanh thu bình quân 5 năm lớn hơn hoặc bằng 10.000 tỷ, “qm1”= 0 nếu doanh thu bình quân 5 năm nhỏ hơn 10.000 tỷ đồng; “qm2” = 1 nếu doanh nghiệp có doanh thu nhỏ hơn 10.000 tỷ đồng nhưng lớn hơn hoặc bằng 1.000 tỷ đồng, “qm2” = 0 nếu doanh nghiệp có doanh thu nhỏ hơn 1.000 tỷ đồng hoặc lớn hơn 10.000 tỷ đồng
- Ri (Ruiro): Chỉ tiêu trủi ro kinh doanh được đo lường thông qua độ lệch chuẩn của lợi nhuận của doanh nghiệp i trong 5 năm 2007-2011.
- Ai (CautrucTS): Chỉ tiêu cấu trúc tài sản được đo lường bằng tỉ lệ giữa tài sản dài hạn bình quân của doanh nghiệp i trong 5 năm 2007 – 2011 trên tổng tài sản của doanh nghiệp i trong 5 năm 2007 – 2011
- Ei (CCVCSH): Chỉ tiêu cấu trúc vốn chủ sở hữu được đo lường bằng tỉ lệ giữa vốn Nhà nước trên tổng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp i. Trong mô hình ta đã sử dụng biến giả “CCVCSH1” = 1 nếu doanh nghiệp i có tỷ lệ vốn Nhà nước trên vốn chủ sở hữu lớn hơn hoặc bằng 51%, “CCVCSH1”= 0 nếu doanh nghiệp i có tỷ lệ vốn Nhà nước trên vốn chủ sở hữu nhỏ hơn 51%
3. Nhóm các biến độc lập phản ánh các yếu tố mà số liệu thống kê không được lấy từ báo cáo tài chính của các doanh nghiệp từ năm 2007 đến 2011 mà thống kê thông qua phiếu hỏi các CEO/CFO của từng doanh nghiệp trong tổng số 151 doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam bao gồm:
- Mi (ThaidoCEO): Chỉ tiêu mức độ chấp nhận rủi ro của nhà quản lý của doanh nghiệp i. “Ông/Bà có sẵn sàng/ưa thích sử dụng nhiều vốn vay trong doanh nghiệp của mình không?”
04 | |
+ Sắn sàng/thích: | 03 |
+ Bình thường: | 02 |
+ Không sẵn sàng/không thích: | 01 |
Trong mô hình ta sử dụng các biến giả |
“g1” = 1 nếu “ThaidoCEO” = 1, “g1” = 0 nếu “ThaidoCEO” khác 1; “g2” = 1 nếu “ThaidoCEO” = 2, “g2” = 0 nếu “ThaidoCEO” khác 2; “g3” = 1 nếu “ThaidoCEO” = 3, “g3” = 0 nếu “ThaidoCEO” khác 3
- Ci (Mucdolq): Chỉ tiêu mức độ liên quan đến lĩnh vực kinh doanh chính của doanh nghiệp i (Ci có giá trị từ 1 – 3, trong đó Ci = 3 nếu doanh nghiệp i thuộc lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính – core Bussiness của Tập đoàn; Ci = 2 nếu doanh nghiệp i có liên quan gần với lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính của Tập đoàn và Ci = 1 nếu doanh nghiệp i không liên quan tới lĩnh vực sản xuất kinh doanh
chính của Tập đoàn). Trong mô hình ta sử dụng các biến giả
“lq1” = 1 nếu “Mucdolq” = 3, “lq1” = 0 nếu “Mucdolq” khác 3; “lq2” = 1 nếu “Mucdolq” = 2, “lq2” = 0 nếu “Mucdolq” khác 2.
Sau khi chạy mô hình hồi quy tương quan với các biến độc lập và phụ thuộc kể trên, ta có kết quả như sau:
Descriptive Statistics
Mean | Std. Deviation | N | |
Cautrucvon | 2.537085 | 12.6108876 | 150 |
Tangtruong | 3.5399 | 9.88915 | 150 |
qm1 | .0467 | .21163 | 150 |
qm2 | .2333 | .42437 | 150 |
Ruiro | 101.2400 | 490.87621 | 150 |
CautrucTS | .271340 | .2530753 | 150 |
CCVCSH1 | .7800 | .41563 | 150 |
g1 | .4000 | .49154 | 150 |
g2 | .3667 | .48351 | 150 |
g3 | .1267 | .33371 | 150 |
lq1 | .4933 | .50163 | 150 |
lq2 | .3467 | .47750 | 150 |
Model Summary
R | R Squar e | Adjuste d R Square | Std. Error of the Estimate | Change Statistics | |||||
R Square Chang e | F Change | df1 | df2 | Sig. F Change | |||||
1 | .639a | .408 | .361 | 10.0825582 | .408 | 8.645 | 11 | 138 | .000 |
a. Predictors: (Constant), lq2, CautrucTS, g1, Tangtruong, CCVCSH1, Ruiro, g3, qm2, qm1, lq1, g2
ANOVAb
Sum of Squares | df | Mean Square | F | Sig. | ||
1 | Regression | 9667.337 | 11 | 878.849 | 8.645 | .000a |
Residual | 14028.801 | 138 | 101.658 | |||
Total | 23696.138 | 149 |
a. Predictors: (Constant), lq2, CautrucTS, g1, Tangtruong, CCVCSH1, Ruiro, g3, qm2, qm1, lq1, g2
b. Dependent Variable: Cautrucvon
Coefficientsa
Unstandardized Coefficients | Standardized Coefficients | t | Sig. | |||
B | Std. Error | Beta | ||||
1 | (Constant) | .282 | 2.792 | .101 | .92 | |
Tangtruong | .537 | .090 | .421 | 5.992 | .00 | |
qm1 | .3197 | 5.479 | .537 | 5.836 | .00 | |
qm2 | .805 | 2.181 | .027 | .369 | .71 | |
Ruiro | -.009 | .002 | -.363 | -4.094 | .00 | |
CautrucTS | -2.128 | 3.660 | -.043 | -.581 | .56 | |
CCVCSH1 | 1.754 | 2.236 | .058 | .784 | .43 | |
g1 | -.8269 | 4.289 | -.322 | -1.928 | .05 | |
g2 | -.4477 | 4.128 | -.172 | -1.085 | .28 | |
g3 | -.7675 | 4.437 | -.203 | -1.730 | .08 | |
lq1 | .6002 | 3.675 | .239 | 1.633 | .10 | |
lq2 | .5151 | 3.536 | .195 | 1.457 | .14 |
a. Dependent Variable: Cautrucvon
Như vậy với hàm hồi quy tương quan với biến phụ thuộc là cấu trúc vốn, các biến độc lập như trong mô hình trên ta thấy các biến “tăng trưởng”, “quy mô doanh nghiệp có doanh thu bình quân 5 năm trên 10.000 tỷ”, “rủi ro kinh doanh”, “thói quen không thích sử dụng vốn vay của CEO” và “mức độ liên quan đến lĩnh vực kinh doanh chính của ngành” là các biến có mối tương quan chặt chẽ với biến phụ thuộc (cấu trúc vốn) với độ tin cậy lớn hơn 90% (sig = < 0.1).
Như vậy, các nhân tố tác động tới cấu trúc vốn của các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam được thể hiện qua mô hình sau:
Cấu trúc vốn = 0.282 + 0.537* Gi + 0.3197 * qmii - 0.009*Ri -0.8269* g1i+ 0.6002 lq1i
Các yếu tố tăng trưởng, quy mô, mức độ liên quan đến lĩnh vực kinh doanh chính của ngành có tác động thuận chiều tới cấu trúc vốn tức là khi doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao, có quy mô càng lớn và ở lĩnh vực kinh doanh chính của ngành Dầu khí thì tỷ lệ vốn vay so với vốn chủ sở hữu càng cao hơn (doanh nghiệp sử dụng nhiều vốn vay hơn). Ngược lại, các yếu tố là mức độ rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp, và thái độ không thích sử dụng vốn vay của CEO có quan hệ ngược chiều với cấu trúc vốn của doanh nghiệp, tức là khi doanh nghiệp càng có mức độ rủi ro cao hơn, người điều hành doanh nghiệp có thái độ không sẵn sàng chấp nhận rủi ro của việc sử dụng vốn vay (không thích vay vốn) thì tỷ lệ giữa vốn vay trên vốn chủ sở hữu trong cấu trúc vốn của doanh nghiệp đó lại càng giảm.
Qua chạy mô hình hàm hồi quy tương quan ta thấy hai biến độc lập là “cấu trúc tài sản” và “cấu trúc vốn chủ sở hữu – hay tỷ trong vốn Nhà nước trong tổng vốn chủ sở hữu” về mặt lý thuyết có quan hệ tác động tới cấu trúc vốn của doanh nghiệp, tuy nhiên mối tương quan này lại không có độ tin cậy khi chạy mô hình, nó phản ánh điểm “bất thường” trong cấu trúc vốn của các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dầu khí khi mà cấu trúc vốn không dựa trên cấu trúc tài sản (tỷ trọng tài sản dài hạn trong tổng tài sản) cũng như tỷ trọng vốn Nhà nước trong tổng nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.
3.3. Đánh giá cấu trúc vốn tại các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam
Trên cơ sở phân tích thực trạng cấu trúc vốn tại các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam trong đó đi sâu vào phân tích các yếu tố cấu thành cấu trúc vốn của doanh nghiệp, chi phí vốn của các doanh nghiệp và đặc biệt là phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp, có thể thấy cấu trúc vốn tại các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam có một số ưu điểm nhưng cũng tồn tại khá nhiều tồn tại và bất cập.
3.3.1. Những ưu điểm của cấu trúc vốn tại các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam
3.3.1.1. Cấu trúc vốn tại các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn nhìn chung hiện đang ở mức an toàn
Nhìn chung tại các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dầu khí cho đến nay việc sử dụng nợ vay vẫn còn ở mức độ rất hạn chế. Trong khi quy mô vốn chủ sở hữu, quy mô tổng nguồn vốn, tổng tài sản hầu hết các doanh nghiệp ở mức cao so với mặt bằng quy mô chung của các doanh nghiệp Việt Nam thì quy mô vốn vay lại ở mức thấp. Trong tổng số 151 doanh nghiệp gồm Công ty mẹ Tập đoàn – PVN, các doanh nghiệp thành viên cấp 1 và 2 chỉ có 8 doanh nghiệp (chiếm tỷ lệ 5,3%) có nợ dài hạn gấp hơn 2 lần vốn chủ sở hữu, trong khi đó có tới 91,4% số doanh nghiệp vốn vay dài hạn thấp hơn vốn chủ sở hữu, điều này cho thấy các doanh nghiệp khá thận trọng khi sử dụng vốn vay dài hạn và mức độ an toàn trong việc sử dụng vốn vay tại các doanh nghiệp là khá cao. Mức trung bình của hệ số nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu của toàn Tập đoàn chỉ ở mức 40%, do vậy nguy cơ rủi ro do sử dụng vốn vay quá mức cần thiết không xảy ra ở Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. Đặc biệt trong bối cảnh chung tình hình nợ của các Tập đoànNhà nước khác hiện đang ở tình trạng báo động với quy mô nợ quá lớn, các khoản nợ xấu nhiều dẫn đến nguy cơ gây đổ vỡ hệ thống tài chính khi mà các doanh nghiệp/ các Tập đoàn không còn khả năng thanh toán. Điều này sẽ gây bất ổn rất nghiêm trọng cho thị trường tài chính đồng thời dẫn đến những hậu quả tồi tệ cho kinh tế vĩ mô. Đây là lý do khiến cho tỷ trọng nợ thấp trong cấu trúc vốn là một ưu điểm lớn trong cấu trúc vốn của các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.
3.3.1.2. Quy mô vốn của các doanh nghiệp tăng trưởng ở mức độ cao
Hầu hết các doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng về quy mô vốn rất cao. Tốc độ tăng trưởng bình quân của các doanh nghiệp về quy mô vốn trong giai đoạn 2007 – 2012 đều ở mức từ 15% đến 40% mỗi năm (cá biệt ở một số doanh nghiệp đang trong giai đoạn mới đầu tư lớn như Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn, Tổng công ty Điện lực Dầu khí... có năm quy mô vốn năm sau gấp tới trên 150 lần so với năm trước). Xét trên các số liệu báo cáo hợp nhất toàn Tập đoàn thì tổng nguồn vốn hợp nhất toàn Tập đoàn giai đoạn 2007 – 2011 có tốc độ tăng trưởng khá nhanh, trên 24% mỗi năm cho cả giai đoạn, tương tự tốc độ tăng vốn chủ sở hữu và vốn vay cùng có tốc độ tăng khá cao (vốn chủ sở hữu có tốc độ tăng khoảng trên 20% mỗi năm trừ năm 2011 so với 2010 là khoảng 14%; vốn vay có tốc độ tăng nhanh hơn, bình quân trên 30% mỗi năm và cá biệt năm 2009 so với 2008 tốc độ tăng vốn vay toàn Tập đoàn lên đến gần 60%). Quy mô vốn gia tăng chứng tỏ các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn ngày càng mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngoài việc gia tăng nguồn vốn vay với tốc độ lớn chứng minh khả năng tiếp cận nguồn vốn vay cũng như năng lực, độ tín nhiệm tín dụng của các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dầu khí đã ngày càng được nâng cao, điểm quan trọng là sự tăng trưởng về quy mô vốn chủ sở hữu tuy tốc độ không cao bằng nguồn vốn vay nhưng cũng có tốc độ đáng khích lệ đã góp phần quan trọng nâng cao tính tự chủ tài chính và năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dầu khí.
Đơn vị tỷ đồng
700,000
600,000
Quy mô vốn Vốn CSH
Vốn vay
500,000
400,000
300,000
200,000
100,000
-
2007 2008 2009 2010 2011 2102
Đồ thị 3.6. Tốc độ tăng quy mô vốn, quy mô vốn chủ sở hữu và quy mô vốn vay của toàn Tập đoàn giai đoạn 2007 – 2012
(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất toàn Tập đoàn)
3.3.1.3. Chi phí trả lãi cho vốn vay ở mức độ hợp lý
Trong khi giai đoạn 2007 – 2012 là giai đoạn rất khó khăn cho các doanh nghiệp xét trên giác độ chi phí sản xuất kinh doanh trong đó yếu tố gây khó khăn không nhỏ là chi phí vốn quá cao, thì đối với các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dầu khí chi phí vốn ở mức thấp hơn rất nhiều so với mức bình quân của các doanh nghiệp nói chung là một ưu thế rất lớn cho các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dầu khí. Ngoài chi phí vốn chủ sở hữu ở mức thấp (vốn Nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng lớn) thì chi phí vốn vay của các doanh nghiệp Dầu khí có thể nói đã ở mức thấp nhất trên thị trường. Trừ các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực hoạt động ngoài ngành nghề sản xuất kinh doanh chính như xây dựng, đóng tàu… có chi phí lãi vay dài hạn bình quân trên 15%/năm còn lại ở 5 nhóm doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính và các lĩnh vực liên quan lãi suất vay dài hạn bình quân chỉ ở mức từ 5% đến 7%/năm (đây có thể nói là mức lãi suất thấp lý tưởng của các doanh nghiệp trong điều kiện khó khăn của nền kinh tế nói riêng và hệ thống tài chính ngân hàng nói riêng).
3.3.1.4. Khả năng tiếp cận nguồn vốn vay cả trong và ngoài nước tốt
Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn nói riêng hầu hết đều là các doanh nghiệp có khả năng tiếp cận các nguồn vốn vay trong và ngoài nước rất tốt. Bởi với uy tín, thương hiệu… của ngành Dầu khí các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn là những khách hàng được các tổ chức tài chính khá quan tâm. Với lợi thế về doanh thu lớn, dòng tiền ổn định, hoạt động hiệu quả…đa số các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn rất có ưu thế khi đi vay vốn trên thị trường tài chính trong nước và quốc tế. Với việc xếp hạng tín nhiệm tín dụng của Tập đoànngang bằng mức tín nhiệm quốc gia, và lĩnh vực dầu khí cùng là một lĩnh vực có khả năng sinh lời cao, hấp dẫn những nhà tài trợ vốn, nên hầu hết các doanh nghiệp có quan hệ tín dụng tốt với các tổ chức tài chính trong nước và quốc tế, thuận tiện cho việc huy động vốn. Mặt khác trong quan hệ với các tổ chức tài chính các dịch vụ tài chính đi kèm mà các ngân hàng
có thể cung cấp cho các doanh nghiệp dầu khí là rất phong phú như các dịch vụ tiền gửi, quản lý dòng tiền, thanh toán quốc tế, bảo lãnh, các nghiệp vụ ngoại hối…do vậy các ngân hàng cũng sẵn sàng hỗ trợ các doanh nghiệp Dầu khí trong hoạt động tín dụng thậm trí với lãi suất ưu đãi.
3.3.1.5. Các doanh nghiệp của Tập đoàn có ưu thế trong việc gia tăng nguồn vốn chủ sở hữu từ nguồn vốn Nhà nước
Trong điều kiện thị trường chứng khoán có quá nhiều khó khăn làm hạn chế khả năng huy động vốn của các doanh nghiệp thì một ưu thế lớn của các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dầu khí là những ưu đãi từ nguồn vốn Nhà nước trong việc tăng vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu. Ngoài toàn bộ lợi nhuận được chia theo vốn thuộc chủ sở hữu (là lợi nhuận sau khi được phân phối theo tỷ lệ giữa vốn thuộc chủ sở hữu đầu tư tại công ty và vốn công ty tự huy động) sẽ được dùng để đầu tư bổ sung vốn điều lệ của doanh nghiệp, theo Nghị định 142/2007/NĐ-CP, ngày 05/9/2007 của Chính phủ về ban hành quy chế quản lý tài chính của Công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam thì 50% tiền lãi dầu nước chủ nhà được chia từ Xí nghiệp liên doanh Dầu khí Vietsovpetro và 50% tiền lãi dầu, khí nước chủ nhà được chia từ các Hợp đồng phân chia sản phẩm (Hợp đồng Dầu khí) khác sẽ được để lại cho Tập đoàn để tái đầu tư.
3.3.2. Những hạn chế trong cấu trúc vốn tại các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam
Cấu trúc vốn của các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam còn tồn tại nhiều bất hợp lý thể hiện trên một số điểm sau đây:
3.3.2.1. Cấu trúc vốn chưa tối ưu thể hiện ở hiệu quả hoạt động của nhiều doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam thấp