Kết Quả Nghiên Cứu Về Thực Trạng Và Đánh Giá Về Sự Hữu Hiệu Của Htksnb Của Các Nhtm Việt Nam


CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN


Nội dung của chương này sẽ trình bày kết quả nghiên cứu đã thực hiện bao gồm: (i) Thực trạng và đánh giá sự hữu hiệu của HTKSNB trong các NHTM Việt Nam; (ii) Kết quả nghiên cứu định tính; (iii) Kết quả nghiên cứu định lượng về các nhân tố tác động đến sự hữu hiệu của HTKSNB trong các NHTM Việt Nam và đưa ra các bàn luận về kết quả đã thực hiện.

4.1. Kết quả nghiên cứu về thực trạng và đánh giá về sự hữu hiệu của HTKSNB của các NHTM Việt Nam

4.1.1. Thực trạng về hoạt động các NHTM Việt Nam

Năm 2012, chính phủ đã phê duyệt đề án số 254 về tái cấu trúc các TCTD mà trọng tâm là các NHTM sau một thời gian dài phát triển nóng về số lượng ngân hàng và các loại hình dịch vụ. Sau gần 3 năm thực hiện, một số các NHTM yếu kém đã được sáp nhập với nhau, hoặc sáp nhập vào các NHTM lớn; một số NHTM hoạt động yếu kém, nợ khách hàng lớn hơn nhiều lần vốn chủ sở hữu, NHNN đã mua với giá 0 VND và nhận nợ thay, chuyển sang mô hình Ngân hàng TNHH một thành viên, sau đó giao cho Vietcombank và Vietinbank quản lý, điều hành. Đối với một số chi nhánh NHTM nước ngoài, ngân hàng liên doanh hoạt động yếu kém, NHNN đã yêu cầu ngân hàng mẹ phải xử lý hoặc cho phép ngân hàng nước ngoài mua lại. Đến nay, tại thị trường Việt Nam đã có 06 NHTM 100% vốn nước ngoài hoạt động gồm: ANZVL, Hong Leong, HSBC, Shinhan Vietnam, Standard Chartered, Public Bank Berhad. Riêng Citibank đã nhận được thư chấp thuận về nguyên tắc của NHNN vào ngày 09/7/2015 và sẽ thành lập ngân hàng vốn nước ngoài 100%. Đồng thời với quá trình tự sáp nhập của các ngân hàng, NHNN tiếp tục hoàn thiện một số văn bản pháp lý để xử lý vấn đề sở hữu chéo, rà soát lại hoạt động của ngân hàng, mở rộng mạng lưới gắn với việc tăng vốn điều lệ thực chất và hiệu quả kinh doanh của các chi nhánh, phòng giao dịch hiện có của từng ngân hàng. Trong 6 tháng đầu năm 2015, nhóm ngân hàng


yếu kém đã được xử lý nhưng không xảy ra hiện tượng rút tiền gửi đột biến, quyền lợi của khách hàng tại các ngân hàng bị sáp nhập, hoặc mua lại được đảm bảo, uy tín một số ngân hàng sau tái cấu trúc được cải thiện, không có xáo trộn trên thị trường tài chính.

Bảng 4.1. Số lượng các loại hình ngân hàng


Năm


Loại hình ngân hàng


2011


2012


2013


2014


2015

NHTM nhà nước và ngân hàng cổ phần

nhà nước có cổ phần chi phối

05

05

05

05

04

NHTM cổ phần

37

34

34

30

25

Ngân hàng TNHH 1 thành viên

-

-

-

01

03

NHTM liên doanh

04

04

04

04

02

Chi nhánh NHTM nước ngoài

50

50

48

46

47

NHTM 100% vốn nước ngoài

05

05

05

05

06

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các ngân hàng thương mại Việt Nam - 9

(Nguồn: Ngân hàng nhà nước và tác giả tự tổng hợp)

Với quy định về mức vốn điều lệ phải đạt mức tối thiểu theo lộ trình, một số ngân hàng đã có sự bứt phá thông qua huy động vốn của các cổ đông, trong đó có các cổ đông chiến lược trong và ngoài nước. Một số ngân hàng đã có 30% vốn góp từ nhà đầu tư chiến lược. Đến nay, vốn điều lệ của một số ngân hàng đã tăng khá, phản ánh thực lực của mỗi ngân hàng cũng như phát triển các dịch vụ ngân hàng đáp ứng nhu cầu của khách hàng.


Đơn vị tính: tỷ đồng


Hình 4.1. Vốn điều lệ của một số ngân hàng sau sáp nhập

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ Báo cáo tài chính của các ngân hàng)


Khi vốn điều lệ tăng, tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của từng ngân hàng cũng như cả hệ thống được cải thiện. Năm 2010, hệ số an toàn vốn bình quân của các NHTM Việt Nam là 10,98%, năm 2012 là 13,75%, sau đó giảm tương ứng xuống 13,25% năm 2013 và 12,75% năm 2014, nguyên nhân cơ bản là do vốn điều lệ không tăng, trong khi tổng tài sản tăng rất nhanh, một số khoản cho vay, đầu tư trước đây không tính vào tổng dư nợ, thì nay NHNN yêu cầu bắt buộc các ngân hàng phải tính cả các khoản tín dụng dưới dạng ủy thác đầu tư, bảo lãnh,...

Đơn vị tính: %


Hình 4.2. Tỷ lệ an toàn vốn của hệ thống ngân hàng

(Nguồn: Báo cáo thường niên của ngân hàng nhà nước)


Tuy nhiên, nếu tính đúng, tính đủ các loại rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường… và xác định chính xác vốn tự có thực (loại bỏ vốn ảo do sở hữu chéo) của một số NHTM theo yêu cầu của Basel II, thì hệ số CAR của các NHTM thấp hơn so với số liệu công bố trên. Điều này cho thấy sự phát triển của các ngân hàng nước ta chưa thực sự bền vững.

Có ba loại tài sản chính chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các NHTM, đó là: (i) Cho vay và ứng trước cho khách hàng; (ii) Tiền gửi, cho vay các TCTD khác;

(iii) Chứng khoán đầu tư. Sự tăng trưởng số dư tiền gửi của khách hàng càng cao (thị trường 1), thì sự phụ thuộc vào thị trường liên ngân hàng (thị trường 2) trong các hoạt động cho vay sẽ thấp và ngược lại. Ở Việt Nam, khoản mục cho vay có tỷ trọng lớn nhất, rủi ro nảy sinh ở khoản mục này cũng là nhiều nhất. Giai đoạn 2007-2010, tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân khoảng 35%/năm, nhưng giai đoạn 2012-2014 chỉ khoảng 10-11%/năm. Xét quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng kinh tế cho thấy giai đoạn 2007-2010, tăng trưởng tín dụng thường gấp 5-6 lần tốc độ tăng GDP, đó là điều không hợp lý, thể hiện hiệu quả đồng vốn thấp, tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào tăng vốn. Từ năm 2012 đến nay, tăng trưởng tín dụng thường cao hơn 2 lần tốc độ tăng GDP.

Đơn vị tính: %


Hình 4.3. Tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng GDP

(Nguồn: Báo cáo thường niên của ngân hàng nhà nước)


Việc sử dụng nhiều biện pháp xử lý nợ xấu, hạn chế nợ xấu mới phát sinh là việc làm cấp thiết cho ngành ngân hàng Việt Nam phát triển với xư hướng bền vững. Cùng với công tác lãnh đạo quyết liệt của chính phủ và NHNN, sự nỗ lực xử lý nợ xấu của từng NHTM, tỷ lệ nợ xấu đã giảm từ 17% năm 2012 xuống 3,8% vào ngày 31/12/2014. Một số NHTM luôn có tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp dưới 2%/năm như BIDV, Vietcombank, Vietinbank... Hai trong số ba ngân hàng này được đánh giá là tuân thủ tương đối chặt chẽ các quy định và hướng đến chuẩn mực quốc tế. Từ năm 2014 đến nay, với sự ổn định của hệ thống chính trị và kinh tế, thanh khoản được đảm bảo, tiền gửi của dân cư vẫn tăng mặc dù lãi suất huy động đã giảm mạnh. Chất lượng nợ của hệ thống ngân hàng bước đầu được cải thiện, áp lực về suy giảm năng lực tài chính cũng giảm, tín dụng cho nền kinh tế có xu hướng tăng. Sáu tháng đầu năm 2015, tín dụng tăng trưởng 7,83% so với cuối năm 2014, tăng 18,98% so với cùng kỳ. Vừa qua, thống đốc NHNN đã chấp thuận cho 18 NHTM điều chỉnh tăng trưởng tín dụng, một số NHTM nhỏ được điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng 35%/năm.

Mặc dù, lợi nhuận sau thuế của ngành ngân hàng từ năm 2012 đến nay đã giảm do sự khó khăn của nền kinh tế, các đơn vị vay vốn cũng đối mặt với nhiều thách thức, nhiều doanh nghiệp không trả được nợ vay đến hạn, dẫn đến danh mục khoản vay bị suy giảm, nợ xấu gia tăng, các ngân hàng phải trích dự phòng rủi ro nhiều hơn, trong khi chi phí hoạt động và chi phí quản lý tăng, dẫn đến thu nhập ròng từ lãi giảm. Điều này cũng phản ánh đúng thực trạng của nền kinh tế, của hệ thống ngân hàng. Các chỉ số hiệu quả kinh doanh ROE, ROA từ năm 2012 đến 2014 đều thấp hơn giai đoạn 2008-2012. Đặc biệt khối NHTM cổ phần, tại thời điểm 31/12/2012 ROA, ROE lần lượt chỉ đạt 0,22% và 1,36%. Năm 2014, khối này có cải thiện chút ít, chỉ số ROA, ROE lần lượt là 0,43% và 4,01%. Nhưng đi sâu phân tích chỉ tiêu này ở một số ngân hàng có giá trị vốn hóa lớn thì tỷ lệ này vẫn ở mức cao trong giai đoạn 2012 - 2014, đặc biệt 3 NHTM cổ phần có yếu tố Nhà nước chi phối. Đơn cử như, Vietinbank, tại thời điểm 2012, chỉ số ROA, ROE là 1,7% và 19,9%; năm 2013 là 1,4% và 13,7%; năm 2014 là 1,2% và


10,4%. Chỉ số ROA, ROE của NHTM cổ phần Quân Đội là 1,97% và 27,5% năm 2012; 1,28% và 16,3% năm 2013; 1,3 và 14,7% năm 2014... Như vậy, nếu xem xét chỉ số hiệu quả kinh doanh của một số NHTM Việt Nam còn cao hơn cả các ngân hàng liên doanh và chi nhánh NHTM nước ngoài. Qua đó, có thể thấy, năng lực cạnh tranh và khả năng chiếm giữ thị phần của một số NHTM Việt Nam không thua kém các ngân hàng liên doanh và NHTM 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam.

Đơn vị tính: %


Hình 4.4. ROA của hệ thống ngân hàng Việt Nam

(Nguồn: Báo cáo thường niên của ngân hàng nhà nước và tác giả tự tổng hợp)

Đơn vị tính: %


Hình 4.5. ROE của hệ thống ngân hàng Việt Nam

(Nguồn: Báo cáo thường niên của ngân hàng nhà nước và tác giả tự tổng hợp)


4.1.2. Thực trạng về HTKSNB của các NHTM Việt Nam

Qua kết quả khảo sát ý kiến của các chuyên gia và báo cáo tổng kết công tác ngân hàng giai đoạn 2010- 2015, tác giả tổng hợp về thực trạng về HTKSNB của các NHTM Việt Nam như sau:

- Công tác KSNB không theo kịp sự phát triển của các hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng.

Về quy mô KSNB, sự phát triển của hoạt động ngân hàng (nhất là dạng tập đoàn ngân hàng, tài chính, doanh nghiệp theo mô hình: ngân hàng+công ty chứng khoán +công ty tài chính+công ty vàng+công ty bất động sản hay địa ốc) thực sự đang là thách thức đối với quản lý nói chung và KSNB nói riêng trong các NHTM. Ngoài ra, các công cụ tài chính được sử dụng mới tại Việt Nam cũng là thách thức lớn đối với KSNB của ngân hàng. Thực tế cho thấy, có rất nhiều kiểm soát viên còn khá non kém hoặc rất mơ hồ về các sản phẩm mới của thị trường tài chính như: “chứng khoán hóa”, “công cụ phái sinh”, “nghiệp vụ ký quỹ”… Tình trạng các ngân hàng với mạng lưới các công ty con (sở hữu chéo, cùng lợi ích) sử dụng các công cụ tài chính kết hợp rất phức tạp (như phát hành trái phiếu doanh nghiệp, ủy thác đầu tư qua các công ty con…) thời gian qua đã xuất hiện khá nhiều ở Việt Nam. Tình trạng này từng làm vô hiệu hóa hoạt động giám sát và KSNB ngân hàng.

- Thiếu hụt về nguồn nhân lực trong công tác KSNB ngân hàng.

Bên cạnh sự yếu kém và không theo kịp về chất lượng của cán bộ làm công tác KSNB, số lượng cán bộ làm công tác này cũng đang có dấu hiệu thiếu hụt trầm trọng. Thực tế hoạt động ngân hàng thời gian 2010-2015 cho thấy, số lượng các định chế và số lượng chi nhánh cũng tăng rất mạnh, nhất là các NHTM cổ phần. Sự gia tăng về tài sản, cho vay và số lượng như vậy đã có thời kỳ dẫn đến khả năng giám sát, quản lý của các cơ quan và bản thân ngân hàng cũng không theo kịp. Tình trạng ngân hàng thiếu cán bộ nói chung, nhất là cán bộ thực hiện công tác KSNB ở các NHTM là một vấn đề đáng quan tâm trong hệ thống tài chính vừa qua.


- HTKSNB và các định chế giám sát khác tại một số ngân hàng có dấu hiệu bị “vô hiệu hóa”.

Thời gian qua, nổi lên vấn đề đáng quan tâm liên quan đến mô hình quản trị tại các ngân hàng. Có khá nhiều dấu hiệu thể hiện sự yếu kém của hệ thống quản trị. Tình hình sở hữu chéo trong các NHTM cổ phần là tình trạng được dư luận hết sức quan tâm và là tình trạng đáng quan ngại. Điều này đã phản ánh phần nào về tính kém hiệu quả của hoạt động KSNB ở các NHTM thời gian vừa qua.

Các dấu hiệu khác về sự yếu kém trong quản trị tại các ngân hàng có thể đã làm hạn chế vai trò của KSNB. Việc không đảm bảo tính độc lập tương đối của KSNB trong các ngân hàng, như vấn đề mô hình “công ty gia đình” (bao gồm những người thân trong gia đình nắm giữ các chức vụ quan trọng) trong các ngân hàng rất có thể đã đưa đến các rủi ro rất lớn trong các ngân hàng. Hiện tượng sở hữu chéo mà dư luận đề cập gần đây, trước tiên làm cho các cơ quan giám sát khó có thể đánh giá và định lượng được mức độ an toàn vốn thực tế là bao nhiêu (cho dù theo báo cáo là khá cao). Các nguyên tắc về giới hạn cho vay cổ đông tại các ngân hàng đang bị mô hình quản trị tại các ngân hàng hiện nay làm vô hiệu hóa qua phương thức đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp (không được định mức tín nhiệm) và thêm vào đó là việc sở hữu chéo vốn giữa các NHTM cổ phần hiện nay... Tình trạng này cũng đã phản ánh phần nào chức năng của HTKSNB bộ trong ngân hàng (cùng với các cơ chế giám sát khác) là kém hiệu quả hay trầm trọng hơn là đang bị vô hiệu hóa.

Một vấn đề hiện được dư luận đang quan tâm đó là sự khác biệt giữ tỷ lệ nợ xấu do các NHTM báo cáo ở mức quá thấp so với số liệu công bố của thanh tra NHNN. Có thể có nhiều lý do để giải thích về sự khác biệt này; tuy nhiên từ góc độ kiểm soát rủi ro, tình trạng này cũng đã phản ánh răng vai trò, chức năng KSNB tại các NHTM kém hiệu quả.

- KSNB mâu thuẫn và xung đột lợi ích.

Ngay tại các NHTM Nhà nước mới thực hiện cổ phần, nhà nước nắm tỷ lệ vốn chi phối, nhưng lại hoạt động theo cơ chế NHTM cổ phần có thể dẫn đến rủi


ro về “vấn đề chủ sở hữu và người điều hành”. Người điều hành ngân hàng thường lạm quyền và hành động vì lợi ích của mình hơn là lợi ích của chủ sở hữu. Hiện tại cơ chế thẩm quyền của người đại diện phần vốn góp của nhà nước tại NHTM cổ phần này đang tỏ ra không phù hợp. Với vai trò quyết định, người đại diện phần vốn góp thường có thiên hướng tăng chi tiêu hoạt động. Tình trạng này có thể thấy ở các doanh nghiệp nhà nước nói chung, khi mới cổ phần hóa một phần, chủ tịch HĐQT thường có quyền hạn rất lớn (giữ rất nhiều chức quan trọng cùng một lúc). Tình trạng này dễ dẫn tới sự “lũng đoạn” về mặt tổ chức (trong cả ban điều hành và bộ phận KSNB) trong doanh nghiệp. Thực tế cho thấy, cơ chế này phần nào làm giảm vai trò KSNB tại các NHTM. Do vậy, vấn đề cần kiểm soát tại các ngân hàng là cần KSNB các vấn đề mâu thuẫn, xung đột lợi ích; KSNB ngân hàng trong điều kiện sở hữu chéo, trong điều kiện hiện tượng "tập trung kinh tế cao” hay vấn đề “lợi ích nhóm”…

4.2. Kết quả nghiên cứu định tính khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của hệ thống KSNB trong các NHTM Việt Nam

4.2.1. Phương pháp và quy trình thực hiện

4.2.1.1. Phương pháp thực hiện

Nghiên cứu định tính được tác giả thực hiện thông qua phương pháp phỏng vấn sâu với các chuyên gia trên cơ sở dàn bài thảo luận với các câu hỏi cụ thể. Mục đích phỏng vấn sâu nhằm định hình các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của HTKSNB trong các NHTM Việt Nam. Cuộc phỏng vấn được tiến hành lần lượt đối với từng đối tượng tại các thời điểm khác nhau. Nếu người được phỏng vấn tiếp theo không bổ sung được nhân tố mới nào khác so với người đã phỏng vấn trước thì tác giả có thể dừng lại và sử dụng các nhân tố khám phá để đề xuất mô hình nghiên cứu cho những phát hiện mới này.

Đối tượng khảo sát, phỏng vấn là các chuyên gia có trình độ và nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm toán, ngân hàng thuộc 4 nhóm đối tượng: Nhà quản lý ngân hàng, cơ quan quản lý nhà nước về ngân hàng, hiệp hội nghề nghiệp, Các nhà nghiên cứu và giảng dạy trong lĩnh vực kiểm toán, ngân hàng. (Xem


phụ lục 6: Danh sách chuyên gia được phỏng vấn trong nghiên cứu định tính). Câu trả lời của chuyên gia được ghi chép hoặc ghi âm sau đó được sắp xếp lại, lập thành phiếu phỏng vấn chuyên gia được đánh số thứ tự và mã hóa theo từng nhóm, và gửi cho chuyên gia xác nhận. Các bảng phỏng vấn chuyên gia được tổng hợp theo nhóm để sử dụng vào việc rút trích nhân tố và được lưu hồ sơ. Có 16 chuyên gia đồng ý tham gia phỏng vấn. Nhưng khi phỏng vấn đến chuyên gia thứ 9, tác giả thu được đ ầ y đủ dữ liệu cho việc phân tích đối với các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của HTKSNB. Vì vậy, không tiếp tục phỏng vấn các chuyên gia còn lại.

Các dữ liệu thu được từ các cuộc thảo luận tay đôi được ghi chép, mã hóa theo 2 cấp độ từ thấp đến cao: Các yếu tố cấu thành nhân tố (cấp độ 2), nhân tố (cấp độ 1).

4.2.1.2. Quy trình thực hiện

Trên cơ sở danh sách 40 chuyên gia có trình độ và nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng và kiểm toán đã được lựa chọn, sau khi trao đổi qua điện thoại về mục tiêu, phương pháp nghiên cứu và mục đích của cuộc phỏng vấn. Có 16 chuyên gia đồng ý tham gia việc khảo sát qua việc phỏng vấn tay đôi theo thời gian và địa điểm thích hợp.

-Đề cương và câu hỏi khảo sát sâu Chuyên gia

Đề cương thảo luận với chuyên gia, được tác giả đã tiến hành hiệu chỉnh sau khi được góp ý của các chuyên gia và xây dựng thành câu hỏi thảo luận sâu nhằm mục đích tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của HTKSNB, (Xem phụ lục 2: Nội dung thảo luận với các chuyên gia).

Các câu hỏi cụ thể bao gồm:

1. Ông/ Bà nhận xét như thế nào về hoạt động của ngân hàng nói chung và các NHTM Việt Nam nói riêng?

2. Ông/Bà nhận xét như thế nào về thực trạng về sự hữu hiệu của HTKSNB các NHTM Việt Nam hiện nay?


3. Theo Ông/Bà, các nhân tố nào ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của HTKSNB trong các NHTM Việt Nam?

4. Theo Ông/Bà, tiêu chí nào dùng để đo lường sự hữu hiệu của HTKSNB trong các NHTM Việt Nam?

-Thực hiện khảo sát

Việc khảo sát được thực hiện qua các bước sau:

Bước 1: Đối với nhóm đối tượng khảo sát đầu tiên là lãnh đạo các NHTM (được ký hiệu CG1), thông qua thảo luận với 3 chuyên gia trong nhóm này (Ký hiệu từ CG1.1 đến CG1.3). Tác giả tìm được 4 nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của HTKSSNB và một số gợi ý về đặc điểm giúp đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của HTKSNB.

Bước 2: Tác giả tiến hành thảo luận với nhóm đối tượng nghiên cứu thứ hai là các chuyên gia thuộc cơ quan quản lý nhà nước về ngân hàng (được ký hiệu CG2). Qua phỏng vấn với 2 chuyên gia thuộc nhóm này (được ký hiệu CG2.1 và CG2.2), Tác giả ghi nhận thêm được 1 nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của HTKSNB và nhiều tiêu chí cần thiết cho việc đo lường các nhân tố.

Bước 3: Tác giả tiếp tục thảo luận với nhóm nghiên cứu thứ ba là các chuyên gia thuộc hiệp hội hành nghề (được ký hiệu CG3). Qua thảo luận với 2 chuyên gia (được ký hiệu CG3.1 và CG3.2), ở bước này, các chuyên gia đã giúp bổ sung thêm được 1 nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của HTKSNB và thu thập thêm nhiều tiêu chí mới để đo lường nhân tố.

Bước 4: Tác giả thu được thêm 1 nhân tố tác động đến sự hữu hiệu của HTKSNB từ 3 chuyên gia (được ký hiệu từ CG4.1 đến CG4.3) thuộc nhóm đối tượng khảo sát thứ tư (được ký hiệu CG4) là những nhà nghiên cứu, giảng viên các trường đại học. Tuy nhiên, đến chuyên gia thứ 9, được ký hiệu CG4.2, Tác giả đã không thu được ý kiến bổ sung về nhân tố mới.

Quá trình khảo sát chuyên gia được thể hiện qua hình



Chuyên gia

Hình 4.6. Tiến trình khám phá nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của HTKSNB qua nghiên cứu định tính

4.2.2. Kết quả nghiên cứu định tính

Thông qua phỏng vấn các chuyên gia thuộc 4 nhóm đối tượng như: lãnh đạo các NHTM, cơ quan quản lý nhà nước về ngân hàng, hiệp hội hành nghề, các nhà nghiên cứu và giảng dạy lĩnh vực ngân hàng và kiểm toán, tác giả đã thu được các dữ liệu đáp ứng mục tiêu nghiên cứu định tính theo phương pháp phân tích dạng thức của King (2004) và quy trình phân tích của Cresswell (2003). Qua đó, các biến rút trích được hình thành qua việc tổng hợp kết quả của các nghiên cứu trước và quá trình rút trích từ ý kiến thảo luận với các Chuyên gia. Các khái niệm và các yếu tố rút trích đạt được sự thống nhất theo các nhóm đối tượng được khảo sát. Nội dung các nhân tố và các yếu tố đo lường từ kết quả nghiên cứu định tính các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của HTKSNB được thể hiện trong bảng 4.2

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/04/2022