Tình Cảm Gắn Bó Với Lãnh Tụ Và Quê Hương Cách Mạng


Hữu không xây dựng họ lên như một đại diện cho một thế hệ. Nhưng ở họ luôn có một tình yêu nước sâu sắc, khi cần họ không quản khó khăn gian khổ, sẵn sàng gác công việc riêng vì mục đích chung của cuộc kháng chiến với niềm vui say vô bờ, từ trong suy nghĩ, lời nói, hành động, ước mơ, đều hết sức giản dị, nhưng chính sự giản dị này đã làm nên lịch sử đáng ghi nhớ cho dân tộc.

2.3. Tình yêu quê hương đất nước

1. Tập thơ Việt Bắcxây dựng trên một tình yêu lớn: Tình yêu nước. Yêu nước với Tố Hữu trước hết là yêu những người lao động và chiến đấu cho đất nước. Yêu nước cũng là yêu quê hương đất nước, yêu tất cả những cảnh vật gắn liền với đời sống của nhân dân. Có thể nói tình yêu đối với con người và yêu cảnh quan thiên nhiên trong tập thơ Việt Bắc luôn đan cài vào nhau tạo nên một vẻ đẹp độc đáo của con người và núi rừng Việt Bắc.

Trong tập thơ Việt Bắc, cũng như trong ca dao, trong Truyện Kiều và trong nhiều áng thơ xưa, cảnh luôn gắn bó mật thiết với con người.

Trong câu ca dao:

Trăm năm vì lỗi hẹn hò Cây đa bến cũ, con đò khác đưa

Cây đa và bến đò là những "nhân vật" cần thiết trong câu chuyện trăm năm lỗi hẹn. Nhà thơ Tố Hữu cũng vậy, ông không nói cảnh để mà nói cảnh, mà gợi cảnh là để gắn nó với người. Từ cái "bóng tre trùm mát rượi" trên câu chuyện thân thiết giữa hai người đến cái hình ảnh:

Xa xôi đầu xóm tre xanh

Có bà ru cháu nằm khoanh lòng già

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

( Cá nước, 1947)

Cảnh với người luôn hoà quyện, đi đôi với nhau. Nhà thơ đã lồng hình ảnh anh bộ đội :"mồm nở tươi, mặt vàng thắm" vào cái khung cảnh:

Giá trị và vị trí tập thơ Việt Bắc trong hành trình thơ Tố Hữu - 8


Cánh đồng quê tháng mười Thơm nức mùa gặt hái.

( Cá nước, 1947)

Tạo nên một không gian rất quen thuộc, rất đầm ấm trong tâm trí mọi người Việt Nam, hình ảnh" Chú bé loắt choắt, cái xắc xinh xinh..." mà chúng ta đều nhớ cũng hiện lên trong nền cảnh những đồng lúa:

Đường quê vắng vẻ Lúa trổ đòng đòng Ca-lô chú bé

Nhấp nhô trên đồng.

(Lượm, 1949)

Em bị một viên đạn của quân thù giết chết. Trong phút chốc, tưởng chừng như quân giặc đã thắng. Nhưng mà không:

Cháu nằm trên lúa Tay nắm chặt bông Lúa thơm mùi sữa Hồn bay giữa đồng

(Lượm, 1949)

Hình ảnh em Lượm hy sinh giản dị mà anh dũng tuyệt vời, trên cánh đồng ngát mùi hương lúa cũng là hình ảnh chính nghĩa thắng phi nghĩa, cái sống thắng cái chết ngay giữa lúc chính nghĩa và sự sống đang bị quân thù đe doạ và chà đạp. Cho nên liền sau đó hình ảnh "chú bé loắt choắt, cái xắc xinh xinh..." lại hiện lên trong bài thơ và sẽ ghi mãi trong lòng người, không một viên đạn nào giết nổi. Cũng như không một sức mạnh tàn bạo nào ngăn được những cánh đồng lúa của ta mỗi mùa lại một lần thơm mùi sữa và mãi mãi còn xanh.

Cảnh gắn bó với người. Người đi xa, cảnh nhắn lời chờ đợi. Mấy câu sau đây là của nhà thơ Liên Xô Xi- mô- nốp nhưng cũng là thơ Tố Hữu, vì nhà thơ đã chuyển nó thành những câu thơ rất Tố Hữu và cũng rất Việt Nam:


Chúng tôi đợi các anh về

Rừng xanh vọng tiếng đồng quê nhắn lời Rừng xưa quê cũ xa rồi

Đêm đêm còn vọng giọng lời thiết tha.

( A-liêu-sa nhớ chăng?, 1949)

Người về, cảnh vui mừng rộn rã. Anh bộ đội "lên Tây Bắc” mỗi bước anh đi là:

Mỗi bước vàng theo đồng lúa chín Lửa vui từng mái nứa tươi xanh

( Lên Tây Bắc, 1948)

Tố Hữu lấy cảnh tả người, thật là đẹp. Anh bộ đội được dựng lên như một nhân vật thần thoại, mỗi bước đi là trăm hoa đua nở. Anh đi tới đâu cũng đem lại niềm vui cho mọi người, cảnh vật. Hình ảnh ấy tuyệt nhiên không có gì là huyền hoặc. Nó hoàn toàn đúng với sự thực vĩ đại trong thời đại chúng ta:

Anh về, cối lại vang rừng

Chim reo quanh mái, gà mừng dưới sân Anh về, sáo lại ái ân

Đêm trăng hò hẹn trong ngần tiếng ca...

(Lên Tây Bắc, 1948)

Nhưng trong tập thơ Việt Bắc không phải chỉ có những cảnh đầm ấm tươi vui. Tố Hữu còn gợi lên những cảnh cơ cực trước đây ít biết đến. Từ cái cảnh ngô khoai bề bộn, con bế con bồng của chị dân công phá đường, cái cảnh" phên nan gió lọt lạnh lùng" của bà mẹ Việt Bắc, cái "ổ chuối khô" của bà bủ trằn trọc nhớ con đến cảnh bà bầm"vừa cấy, vừa run" giữa mưa phùn gió núi, ướt dầm manh áo tứ thân, tất cả những cảnh cơ cực ấy đã nói lên cái thực tế nông thôn trước đây và tấm lòng yêu mến lo lắng của nhà thơ đối với người nông dân lao động.


2. Cảnh sắc miền núi Việt Bắc, vẫn là sự khăng khít giữa người và cảnh. Những năm kháng chiến chống Pháp đã khiến cho chúng ta thấy gần gũi, gắn bó với núi rừng Việt Bắc, chính nơi rừng thiêng, nước độc này lại là nơi chở che cho bộ đội của ta, Tố Hữu đã nói lên được sự thống nhất giữa người và cảnh:

Núi giăng thành luỹ sắt dày Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù

Mênh mông bốn mặt sương mù Đất trời ta cả chiến khu một lòng

(Việt Bắc, 1954)

Việt Bắc- quê hương cách mạng, đầu não kháng chiến - cố nhiên hình ảnh trung tâm, nổi bật sẽ là hình ảnh “Trung ương, Chính phủ luận bàn việc công”. Và trung tâm của trung tâm, ở vị trí nổi bật nhất là hình ảnh Lãnh tụ. Do vậy mà nỗi nhớ sâu đậm nhất là nhớ Bác.

Nhớ Ông cụ mắt sáng ngời

Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường

(Việt Bắc, 1954)

Người đi qua rồi mà rừng núi vẫn chưa hết ngạc nhiên sung sướng, vẫn tha thiết trông theo. Bức tranh hiện lên như một câu chuyện thần tiên mà vẫn rất thật, vì nó nói lên được một sự thực rất lớn là lòng nhân dân tha thiết hướng về lãnh tụ.

Nhớ Người những sáng tinh sương Ung dung yên ngựa trên đường suối reo

Nhớ chân Người bước lên đèo Người đi, rừng núi trông theo bóng Người

( Việt Bắc, 1954)

Những câu thơ nói cảnh trong tập Việt Bắc không nhiều. Cảnh gợi lên cũng chỉ gợi bằng một vài nét. Nhưng chỉ vài nét mà rất đậm đà, rất phong phú và chan chứa tình người. Cảnh in dấu bàn tay người, do sức lao động, sức chiến đấu


của con người sáng tạo ra. Tố Hữu miêu tả cánh đồng Điện Biên sau chiến thắng, một cảnh thật đẹp.

Mường Thanh, Hồng Cúm, Him Lam Hoa mơ lại trắng, vườn cam lại vàng

( Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, 1954)

Phải vượt qua bao nhiêu gian khổ, hy sinh, mới lại có được cảnh tươi sáng ấy:

Đêm lịch sử, Điện Biên sáng rực

Trên đất nước, như huân chương trên ngực Dân tộc ta, dân tộc anh hùng.

(Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, 1954)

Nói đến cái đẹp vô cùng của Tổ quốc, những cảnh Tố Hữu nghĩ đến nhiều nhất cũng là những cảnh do sức người xây dựng:

Rừng cọ, đồi chè, đồng xanh ngào ngạt.

(Ta đi tới, 1954)

Ngay trên bến nước Bình Ca, cái phần đẹp nhất cũng là những chuyến phà dào dạt tình người kháng chiến:

Nắng chói Sông Lô hò ô tiếng hát Chuyến phà dào dạt bến nước Bình Ca.

(Ta đi tới, 1954)

Kháng chiến thắng lợi, Trung ương Đảng và Bác Hồ về lại thủ đô, Tố Hữu viết về Việt Bắc như là cái nôi của quê hương cách mạng. Nhà thơ nói ngay đến mười lăm năm gắn bó, đến ngọn nguồn tình nghĩa:

Mười lăm năm ấy ai quên

Quê hương cách mạng dựng nên cộng hoà Mình về mình lại nhớ ta

Mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào.

(Việt Bắc, 1954)


Càng thân thiết gấp bội là những hình ảnh đặc sắc của Việt Bắc. Bên cạnh cảnh thiên nhiên rực rỡ: "Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi" là con người đẹp: "Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng”. Bên cái cảnh đầm ấm:" Ngày xuân mơ nở trắng rừng", gắn liền với cái hình ảnh đậm đà: "Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang", "Ve kêu rừng phách đổ vàng". Cùng với hình ảnh "Nhớ cô em gái hái măng một mình", là cảnh nên thơ" Rừng thu trăng rọi hoà bình", "Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung"... Những câu thơ viết tự nhiên, như tuôn chảy từ tấm lòng, có nỗi nhớ của bốn mùa, lúc vắng lặng, hiu hắt, lúc rộn ràng tươi xanh. Nhà thơ phải có cái tình thiết tha với con người và thiên nhiên Việt Bắc mới ghi được những hình ảnh ấm áp ngời sáng như vậy.

Thiên nhiên nếu có lúc kém phần tươi tắn, thì tình người lại càng thắm thiết hơn để bù đắp và hoà quyện với thiên nhiên:

Mình đi có nhớ những nhà Hắt hiu lau xám đậm đà lòng son.

( Việt Bắc, 1954)

Cảnh gắn với người, cùng với người là một cơ thể không thể phân chia. Chúng ta không chỉ là chúng ta, chúng ta còn là nhà cửa, ruộng đồng, sông núi, trời biển của chúng ta. Cái chân lý ấy, tập thơ Việt Bắc nêu rất rõ, đất nước chúng ta là một phần của chúng ta. Cái ý thức chủ nhân luôn luôn thấm nhuần trong câu thơ Tố Hữu. Cái tự hào về dân tộc bao gồm cả cái tự hào về đất nước:

Ngẩng đầu lên: trong sáng tuyệt trần Tháng Tám mùa thu xanh thắm

Mây nhởn nhơ bay Hôm nay ngày đẹp lắm

Mây của ta, trời thắm của ta.

( Ta đi tới, 1954)


Niềm vui chiến thắng là niềm vui đến nghẹn ngào. Ta đi tới là một bài thơ nói lên rất đúng nguồn phấn khởi của quần chúng nhân dân sau khi hoà bình đã được lập lại. Đó là được "đi giữa ban ngày", được bước ung dung “trên đường cái", được nhìn ngắm ôm trọn tất cả trời mây, sông biển của mình:

Mây của ta, trời thắm của ta

Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà !

( Ta đi tới, 1954)

Những câu thơ như thế, đọc lên ai mà không cảm thấy mênh mông một niềm vui vừa ấm áp vừa hào sảng. Đó là niềm vui của con người làm chủ đất nước.

Bức tranh quê hương đất nước trong Việt Bắc thật đa dạng, cảnh sắc quê hương có lúc đầm ấm, rực rỡ tươi vui, có lúc u ám, xót xa, nhưng tất cả đều đáng yêu, đáng quý. Vì nó luôn gắn với những hình ảnh thân yêu nhất của chúng ta, đó là: hình ảnh lãnh tụ, anh bộ đội, nhân dân ta. Đó là bóng tre trên đèo, ánh sao đầu súng, cánh đồng lúa thơm, rừng nứa, bờ tre, gió ngàn lồng lộng... đến cả cái hắt hiu lau xám, đáy nước bóng thông, tất cả cảnh sắc quê hương gắn bó với con người như "hình với bóng", luôn đan cài, hoà quyện với nhau không có gì có thể tách chia ra được.

2.4. Tình cảm gắn bó với lãnh tụ và quê hương cách mạng

1. Ca ngợi Hồ Chủ tịch là một trong những chủ đề lớn và thân thiết nhất của Tố Hữu. Từ Cách mạng tháng Tám đến nay, nhà thơ đã nhiều lần viết về Bác với tất cả tấm lòng yêu kính, biết ơn, và như là để nói hộ hoặc nói cùng chúng ta những tình cảm mãnh liệt không nén nổi của toàn thể dân tộc ta đối với lãnh tụ vĩ đại của mình.

Có thể nói gắn với từng mốc thời gian quan trọng của lịch sử, Tố Hữu luôn dõi theo hình bóng lãnh tụ để ghi lại những nét đẹp của Bác. Hình ảnh Hồ Chí


Minh- 1945 để khép lại Từ ấy, và Việt Bắc là sự tiếp nối của Từ ấy. để có những hình ảnh mới về Bác càng thân thiết và gần gũi hơn.

*Hồ Chí Minh - 1945

Bài thơ Hồ Chí Minh được viết vào tháng Tám năm 1945, chưa hẳn là một bài thơ xuất sắc. Nhưng đó là viên gạch đầu tiên đặt nền móng xây dựng lâu đài thi ca Việt Nam ca ngợi lãnh tụ:

Hồ Chí Minh Người lính già

Đã quyết chiến hy sinh Cho Việt Nam độc lập Cho thế giới hoà bình...

( Hồ Chí Minh, 1945 )

Bác Hồ đi vào lòng người Việt Nam trước hết trong tư cách người chiến sĩ đấu tranh cho độc lập dân tộc và hoà bình cho nhân loại. Lịch sử yêu nước, chống ngoại xâm ròng rã của dân tộc đã quy định cảm xúc thẩm mỹ này. Suốt chặng đường dài nửa đầu thế kỷ, dân tộc ta rên xiết trong đau thương đòi hỏi cấp thiết một con đường đúng đắn để cứu nước, cứu nòi. Chính vì vậy, sự đáp ứng nhu cầu cấp thiết ấy của Người, tấm lòng của Người, ý chí và nhiệt tình cứu nước của Người, cũng như tên gọi của Người làm xúc động không chỉ toàn thể dân tộc, mà còn là cả một phần nhân loại đang chìm đắm trong nghèo khổ:

Hồ Chí Minh

Hỡi ngọn đuốc thiêng liêng Trên đầu ta, ngọn cờ dân tộc

Trăm thế kỷ trọng tên người: Ái Quốc Bạn muôn đời của thế giới đau thương.

(Hồ chí Minh, 1945)

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/10/2023