Tính Chất Của Hình Ảnh Ẩn Dụ Trong Thơ Tố Hữu


Gọi thơ về, nhắn nhủ thơ hãy mang đôi cánh lửa - đôi cánh rực lửa của lý tưởng cách mạng, của miền Nam trong lửa đạn chiến tranh. Phải chăng, những vần thơ "lửa cháy"đã thôi thúc lòng người ra trận. Lại một lần nữa, hình ảnh nhân hóa đi liền với ẩn dụ trong câu thơ làm nên sức nóng và tỏa sáng trang thơ. Tố Hữu say sưa viết, say sưa chở những niềm vui hạnh phúc bất tận cho con người, thơ mang đôi cánh lửa, thơ cất cao tiếng hát, mang chất thép, phơi phới chất tình:

Thơ ta ơi ! Hãy cất cao tiếng hót

Ca ngợi trăm lần Tổ quốc chúng ta Mùa thu đó đã bắt đầu trái ngọt Và bắt đầu nở rộ những vườn hoa

(Mùa thu tới)

Biện pháp nhân hóa với lời gọi tha thiết thơ ta ơi! trong câu thơ cầu khiến hãy cất cao tiếng hót được kết hợp với ẩn dụ mùa thu, trái ngọt và vườn hoa trong đoạn thơ trên nhằm khẳng định sự nhiệm mầu mà cuộc sống đem lại cho thơ ca. Đó là những chất liệu vô cùng quý giá, là chất muối mặn kết tinh trong biển cả nhân dân. Mùa thu là ẩn dụ chỉ mùa thu cách mạng nối những bờ vui. Hình ảnh trái ngọt và vườn hoa là những cách nói đẹp chỉ thành quả của cuộc sống mới. Tất cả đều căng tràn, viên mãn, ngọt ngào, ngời sắc và ngát hương. Tố Hữu coi thiên nhiên, vạn vật là bầu bạn, là người thương, là tình nhân…nên ông đã tạo ra được một thế giới đầy xuân sắc với bao hoa thơm, trái ngọt và nắng hồng.

* Vật hóa

Ngược lại với nhân hóa, vật hóa cũng là biến thể của ẩn dụ. Biện pháp tu từ này có mặt khá nhiều trong thơ Tố Hữu. Đó là những ẩn dụ lấy từ ngữ chỉ các sự vật không phải người để chỉ người hay đặc điểm, tính chất của con người. Ẩn dụ vật hóa đã giúp cho thơ Tố Hữu mang đậm màu sắc dân tộc.


Cách nói hóm hỉnh mà sâu cay của người Á Đông được nhà thơ vận dụng một cách sáng tạo. Xuất hiện 43 lần trong các tập thơ, ẩn dụ vật hóa góp phần thể hiện thái độ của nhà thơ và nhân dân ta đối với bọn đế quốc xâm lược và những điều xấu xa trong xã hội.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Nói về bọn cướp nước, cha ông ta đã chỉ mặt, vạch tên chúng bằng cách sử dụng ẩn dụ vật hóa: Uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ (Hịch tướng sĩ - Trần Quốc Tuấn). Tiếp tục mạch ngầm ngàn xưa ấy, Tố Hữu gọi lũ giặc là quỷ dữ, mèo hoang, chó và dê. Ông coi chúng như một bầy súc sinh bẩn thỉu, tanh hôi:

Một toán quỷ rầm rầm rộ rộ Mắt mèo hoang, mũi chó, râu dê

ẨN DỤ TU TỪ TRONG THƠ TỐ HỮU - 7

(Bà má Hậu Giang)

Biện pháp vật hóa được sử dụng trong hai câu thơ bằng cách lấy đặc điểm tiêu biểu của từng loài như mắt mèo, mũi chó và râu dê để chỉ lũ giặc. Cũng ở bài thơ trên, tác giả còn gọi lũ giặc là hùm sói một cách ghê sợ:

Rồi lặng lặng bước chân hùm sói Tiến dần lên tia khói vây quanh

(Bà má Hậu Giang)

Ở một bài thơ khác, ông còn gọi lũ cướp nước là:

Đàn tép mà ép biển khơi

Quạ đen mà chiếm một trời được chăng ?

(Vinh quang tổ quốc chúng ta)

Qua cách gọi tên như trên, tác giả đã thể hiện sự coi thường, khinh bỉ của mình đối với bè lũ cướp nước.

Tố Hữu còn dùng cách nói vật hóa để chỉ bọn người cơ hội, đục nước béo cò trong xã hội mới. Ở một bài thơ khác, ông đã viết:


Quét sạch bầy sâu bọ tanh hôi

Cho nhựa sống mùa xuân này nảy lộc

(Cho xuân hạnh phúc đến muôn người)

Hình ảnh bầy sâu bọ tanh hôi là cách nói chỉ bọn người có tâm địa xấu xa, đê hèn. Biện pháp vật hóa lại một lần nữa phát huy được sức mạnh ngôn từ của nó trong việc thể hiện sự coi thường, khinh bỉ của nhà thơ đối với kẻ thù của dân, của nước. Đó là những rác rưởi, vật cản trong cuộc sống mà chúng ta phải có trách nhiệm "quét dọn", đẩy lùi.

Nhà thơ dùng những tên gọi khác nhau như: bầy chó dữ, bầy sói tanh hôi, quỷ dữ, thằng dạ chó, hùm sói, lũ diều hâu, lũ sói beo, quạ đen, lũ chó đê hèn và lũ vật tanh hôi…để gọi tên, vạch mặt bản chất xấu xa và đê tiện của bè lũ xâm lăng. Chúng hiện lên là một lũ mặt người dạ thú uống máu người không tanh… Thậm chí, lũ giặc ấy chẳng cần đội lốt người mà chúng hiện nguyên hình là bầy quỷ dữ.

Cách dùng ẩn dụ vật hóa của Tố Hữu vừa có sự gặp gỡ truyền thống vừa có tính hiện đại. Nó góp phần thể hiện thái độ coi thường, khinh bỉ và lòng căm thù cao độ của người chiến sĩ cách mạng đối với kẻ thù.

Nhìn chung, khảo sát các kiểu hình ảnh ẩn dụ trong thơ Tố Hữu, chúng tôi nhận thấy có hai điểm chung như sau:

1) Dùng một hình ảnh ẩn dụ tu từ để biểu hiện nhiều đối tượng khác nhau.

Sử dụng một hình ảnh ẩn dụ để biểu thị nhiều đối tượng khác nhau là cách dùng số lượng ngôn từ ít nhất để nói được nhiều nhất lượng thông tin mà nhà thơ biểu đạt. Cách sử dụng này buộc người đọc phải hình dung, liên tưởng, suy luận rất nhiều mới thấy được cái hay, cái tài của người dùng chữ. Bề sâu, bề xa của ngôn từ được phát hiện càng làm cho từ ngữ có nhiều chiều ẩn hiện và đó chính là vẻ đẹp trong cách dùng từ của người nghệ sĩ.


Chẳng hạn, hình ảnh mùa xuân được Tố Hữu sử dụng làm ẩn dụ với các nghĩa chuyển: buổi xuân đào, vườn đầy xuân, đào xuân thắm, bạc xuân rắc, mùa xuân lại nhà, xuân của chúng ta, xuân của lòng dũng cảm, xuân đang vẽ, một khúc ca xuân, ta vẫn là xuân, xuân ơi!

Hay hình ảnh mặt trời cũng được dùng để chỉ nhiều đối tượng khác nhau như: Chỉ lý tưởng cách mạng (Mặt trời chân lí chói qua tim"); chỉ Đảng thân yêu (Mặt trời kia cờ Đảng giương cao); hay để chỉ Bác Hồ (Người rực rỡ một mặt trời cách mạng). Có khi, Tố Hữu còn trò chuyện cùng "mặt trời" như với một người bạn lớn:

Mặt trời đỏ dậy Có vui không?

Nhìn nam bắc tây đông Hỏi cả hai mươi thế kỷ

(Chào xuân 67)

2) Dùng nhiều hình ảnh ẩn dụ tu từ khác nhau để biểu thị một đối tượng cụ thể.

Ngược lại với cách thức dùng một hình ảnh để biểu thị nhiều đối tượng là cách sử dụng nhiều hình ảnh ẩn dụ để biểu thị cho một đối tượng. Cách thức này cho thấy sự giàu có của thế giới ngôn từ mà nhà thơ sở hữu. Đồng thời, sự phong phú và tính đa chiều trong liên tưởng của Tố Hữu cũng được phát huy cao độ. Bằng tài năng của mình, người nghệ sĩ ấy đã tạo nên những con chữ phập phồng sự sống, tinh kết những gì đẹp nhất, tinh túy nhất để tạo nên những ẩn dụ đẹp, những cách nói hay về một đối tượng nào đó.

Chẳng hạn như, nói về lý tưởng và con đường cách mạng, Tố Hữu có nhiều cách thể hiện phong phú và tinh tế. Những ẩn dụ nắng hạ, mặt trời chân lí xuất hiện nhiều lần trong thơ ông:


Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lí chói qua tim

(Từ ấy)

Chất men say lý tưởng còn được thể hiện trong cách nói đầy ấn tượng như mùi hương chân lí, hương tự do. Lý tưởng cách mạng còn được ví như con thuyền trên sóng nước đại dương.

Con thuyền rời bến sông Hiên

Xuôi dòng sông Cái, ngược triền sông Bung Chập chùng thác Lửa, thác Chông

Thác Dài, thác Khó, thác Ông, thác Bà… Thác, bao nhiêu thác cũng qua

Thênh thênh là chiếc thuyền ta trên đời

(Nước non ngàn dặm)

Hình ảnh con thuyền cách mạng, con thuyền của Đảng là ẩn dụ thể hiện sự sáng tạo của Tố Hữu trong mạch nguồn vô tận của thơ ca truyền thống.

Hay khi viết về lãnh tụ Hồ Chí Minh, Tố Hữu sử dụng rất nhiều ẩn dụ đẹp. Sự xuất hiện của các ẩn dụ đó vừa tránh việc trùng lặp vừa phù hợp với hoàn cảnh và mục đích sử dụng ngôn từ của nhà thơ. Có lúc Bác hiện lên qua hình ảnh ngọn đuốc thiêng soi đường cho cả dân tộc vượt qua đêm đen, có khi Người lại chiếu sáng qua hình ảnh cây hải đăng dẫn lối cho con thuyền cách mạng cập bến vinh quang. Và hàng loạt các hình ảnh ẩn dụ khác nữa như: cánh chim không mỏi, người thủy thủ, hồn thơm, ngôi sao…Nhưng lớn lao nhất, kỳ vĩ nhất là hình ảnh vị lãnh tụ vĩ đại kết tinh trong hình ảnh mặt trời cách mạng (Người rực rỡ một mặt trời cách mạng).

2.2. TÍNH CHẤT CỦA HÌNH ẢNH ẨN DỤ TRONG THƠ TỐ HỮU


Từ kết quả thống kê ẩn dụ tu từ trong thơ Tố Hữu ở mục trên, chúng tôi nhận thấy, những cơ chế tạo lập ẩn dụ để tạo ra những kiểu ẩn dụ trong thơ


Tố Hữu là hết sức phong phú, đa dạng và phổ biến. Tuy nhiên bên cạnh những điểm chung, các kiểu ẩn dụ trong thơ Tố Hữu lại có những nét riêng biệt. Đó là cách lựa chọn hình ảnh ẩn dụ mang tính chất đặc thù riêng của thế giới nghệ thuật thơ Tố Hữu. Qua phân tích kết quả khảo sát, chúng tôi rút ra một số những tính chất điển hình của hình ảnh ẩn dụ trong thơ Tố Hữu.

2.2.1. Tạo lập ẩn dụ với những hình ảnh thuộc về thế giới tự nhiên có tầm vóc lớn lao, kỳ vĩ, mang màu sắc sử thi, huyền thoại

Khi xem xét các hình ảnh ẩn dụ trong thơ Tố Hữu, ta nhận thấy số lượng lớn các ẩn dụ được xây dựng trên liên tưởng vể thế giới tự nhiên có tầm vóc kỳ vĩ, đậm màu sắc sử thi. Đó cũng là những hình ảnh thuộc về thế giới huyền thoại, lung linh kì diệu. Có thể kể ra một số những dẫn dụ sau đây:

Chân Trường Sơn, biển máu, sóng cách mạng, hồn biển lớn, con đường máu, lòng Đất nước, cánh đồng thơ, đầu sóng gió, biển đời, vườn đầy xuân,, đoàn chim quyết thắng, ngọn đuốc thiêng, sóng Thái Bình, mặt trời chân lí, gió mới ngàn phương, sao lấp lánh, mùa xuân,, vườn hoa, ngực lép bốn nghìn năm, trưa nay cơn gió mạnh/ Thổi phồng lên. Tim bỗng hóa mặt trời, gió bốn phương, mùa bất tuyệt, đường vàng, cây đại thọ, mặt trời cách mạng, đuốc người, đôi hài vạn dặm, đôi cánh thần tiên, vịnh bạc, trời hồng, thiên đường sao lấp lánh, phong ba dữ dội, trăm tay nghìn mắt, xương sắt da đồng, tự do đã nở hoa hồng, cánh chim không mỏi, đường nở ngực, dòng thơ tươi xanh, dòng thơ lửa cháy, con tàu, bão dập mưa chan, gan sắt dạ vàng, ánh sao trí tuệ, con thuyền, máu và hoa, phượng hoàng

Những hình ảnh ẩn dụ trên trong ngữ cảnh nghệ thuật khác nhau, có thể có những sắc thái tu từ khác nhau, song chúng cùng tạo ra trong suy tưởng của người đọc những trường liên tưởng về cái lớn lao, mang kích thước vũ trụ, mang tầm thời đại như các hình ảnh: biển, sóng, gió, mặt trời, sao, trời hồng, mùa xuân, vườn hoa, cánh đồng, ngọn hải đăng, con tàu, cánh chim không mỏi…chỉ lý tưởng cách mạng, chỉ những tình cảm lớn, những hành


động phi thường của con người và đất nước trong một thời đại hào hùng của lịch sử. Hoặc những hình ảnh mang tính huyền thoại như: đôi hài vạn dặm, đôi cánh thần tiên, thiên đường, trăm tay nghìn mắt, xương sắt da đồng, gan sắt dạ vàng, vịnh bạc,…gợi thế giới nhiệm mầu của những điều kì diệu từ cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc.

Trong những hình ảnh ẩn dụ được tạo lập từ cơ sở hình ảnh tự nhiên mang kích thước vũ trụ của thơ Tố Hữu, có lẽ hình ảnh có sức hút và gây ấn tượng lớn lao nhất với người đọc là hình ảnh mặt trời chân lí xuất hiện trong bài thơ đầu của tập thơ đầu tay và cũng là bài thơ "tuyên ngôn" của hồn thơ Tố Hữu.

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lí chói qua tim

(Từ ấy)

Hình ảnh ẩn dụ mặt trời chân lí chói qua tim khẳng định lý tưởng cách mạng như một nguồn sáng mới làm bừng sáng tâm hồn nhà thơ. Nguồn sáng ấy không phải là ánh thu vàng nhẹ hay ánh xuân dịu dàng mà là ánh sáng rực rỡ của nắng hạ. Hơn thế, nguồn sáng ấy còn là mặt trời, và là mặt trời khác thường, mặt trời chân lí - một sự liên kết sáng tạo giữa hình ảnh và ngữ nghĩa: nếu Đèn pha bật sáng như ngày mai lên, làm cho mọi vật hiện lên rõ ràng trong từng chi tiết. Liên tưởng tương đồng ở trên đã khẳng định sự bừng sáng từ bên trong, bừng sáng về trí tuệ, lý tưởng, làm cho thi sĩ sáng mắt, sáng lòng. Có phải, ánh nắng mặt trời chói chang rực rỡ ấy sẽ theo sát người chiến sĩ - thi sĩ trên mọi nẻo đường cách mạng? Hình ảnh mặt trời cũng được dùng để chỉ nhiều đối tượng khác nhau trong thơ Tố Hữu: chỉ Đảng thân yêu Mặt trời kia cờ Đảng giương cao hay để chỉ Bác Hồ Người rực rỡ một mặt trời cách mạng. Có khi, Tố Hữu trò chuyện cùng mặt trời như một người bạn lớn một cách thi vị:


Mặt trời đỏ dậy Có vui không?

Nhìn nam bắc tây đông Hỏi cả hai mươi thế kỷ

(Chào xuân 67)

2.2.2. Tạo lập ẩn dụ với những hình ảnh mang thuộc tính bền vững, có giá trị vĩnh cửu

Bên cạnh những hình ảnh ẩn dụ mang tầm vóc vũ trụ, sử thi hùng tráng, trong thơ Tố Hữu, còn thường xuyên xuất hiện những hình ảnh ẩn dụ biểu tượng cho những giá trị vĩnh cửu, vững bền như: vàng nhân phẩm, lòng son, ngọc long lanh, hạt kim cương, máu hoa, sen thơm ngát giữa đầm, ngôi sao chân lí, mặt trời chân lí... Đó là những ẩn dụ đẹp được xây dựng trên trường liên tưởng tương đồng với vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách của con người cách mạng.

Chẳng hạn, vàng vốn là thứ kim loại quý hiếm, biểu tượng của sự giàu có, sang trọng. Từ cơ sở ấy, nhà thơ liên tưởng tới nhân phẩm của con người cách mạng. Bên cạnh ẩn dụ vàng nhân phẩm, hạt kim cương, hồng ngọc, còn phải kể đến hình ảnh hoa như hoa lài, hoa hồng, hoa mơ, hoa dừa… và đặc biệt là hoa sen, loài hoa mọc lên từ chốn đầm lầy mà tỏa hương thơm ngát. Sen thơm ngát giữa đầm là biểu tượng cho vẻ đẹp tâm hồn của những người mộc mạc, chân quê nhưng anh dũng, kiên cường, không chịu khuất phục trước những thế lực hắc ám.

Rồi từ những loài hoa cụ thể, Tố Hữu đã mở rộng trường liên tưởng tới những hoa của tâm hồn của cảm xúc, niềm vui hân hoan, chiến thắng: Trong lòng con chim múa hoa cười, Việt Nam ơi, máu và hoa ấy/ Có đủ mai sau, thắm những ngày…Vượt qua phạm trù của những hình ảnh thực, hình ảnh hoa được gợi ra ở đây đã thuộc về những giá trị của vẻ đẹp vĩnh cửu, của vầng hào quang trên tượng đài chiến thắng.

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 26/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí