Thống Kê, Phân Loại Ẩn Dụ Tu Từ Trong Thơ Tố Hữu


tạo riêng của cá nhân nghệ sĩ. Người đọc muốn tiếp nhận được nghĩa đó phải dựa vào một số yếu tố như: ngữ cảnh, tính lô gích và thói quen thẩm mỹ.

Ẩn dụ không chỉ là một phương thức diễn đạt ý nghĩ bằng ngôn ngữ mà còn là một phương thức để tư duy về sự vật. Các nhà ngôn ngữ học tri nhận cho rằng ẩn dụ còn là một công cụ tri nhận hữu hiệu để con người ý niệm hóa các loại trừu tượng. Trong bài Ẩn dụ ý niệm, tác giả Phan Thế Hưng đã viết: "Ẩn dụ không chỉ thuộc phạm trù ngôn ngữ mà còn thuộc phạm trù tri nhận, giải thích được ý nghĩ và hành động của chúng ta qua ngôn ngữ hàng ngày" [31, tr. 18].

Ẩn dụ tu từ không chỉ xuất hiện ở cấp độ từ vựng mà còn xuất hiện ở cấp độ cao hơn (cú pháp, văn bản). Trong cuốn Phân tích phong cách ngôn ngữ trong tác phẩm văn học, các tác giả Đỗ Việt Hùng, Nguyễn Thị Ngân Hoa có viết: "Hoán dụ hay ẩn dụ không phải chỉ là thủ pháp chuyển nghĩa các tín hiệu thẩm mỹ ở cấp độ từ vựng mà có thể chi phối toàn bộ cấu trúc văn bản" [29, tr. 69]. Đặc biệt gần đây, tác giả Phan Thế Hưng đã trình bày quan niệm của mình về ẩn dụ: "Chúng ta không hiểu ẩn dụ bằng chuyển ẩn dụ thành phép so sánh. Thay vì vậy, câu ẩn dụ là câu bao hàm xếp loại và do vậy hiểu ẩn dụ qua câu bao hàm xếp loại"[31, tr. 12]. Như vậy, ẩn dụ không đơn giản là phép so sánh ngầm mà chính là câu bao hàm xếp loại thuộc cấu trúc bề sâu của tư duy.

Trong phạm vi luận văn này, người viết chỉ tìm hiểu hiện tượng ẩn dụ tu từ ở cấp độ từ vựng (bao gồm từ và cụm từ) còn các đơn vị khác lớn hơn thuộc cấp độ ngữ pháp không thuộc đối tượng nghiên cứu của hiện tượng chuyển nghĩa của từ.


1.4. MỘT SỐ NÉT KHÁI QUÁT VỀ NHÀ THƠ TỐ HỮU


1.4.1. Cuộc đời

Tố Hữu (1920 - 2002) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, sinh tại Hội An, tỉnh Quảng Nam, quê ở làng Phù Lai, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Tuy là một vùng đất nghèo nhưng phong cảnh thiên nhiên, núi


sông lại rất nên thơ, xứ Huế còn nổi tiếng là một vùng văn hóa phong phú, độc đáo, đậm bản sắc văn hóa dân tộc, bao gồm cả văn hóa cung đình và văn hóa dân gian mà nổi tiếng nhất là những điệu ca, hò như Nam ai, Nam bình, mái nhì, mái đẩy. Tố Hữu đã từng được sống trong bầu không khí của văn hóa của quê hương mình. Từ nhỏ, ông đã được cha dạy làm thơ theo lối cổ; được mẹ "ấp ủ và ru bằng tiếng hát ngọt êm của người đàn bà xứ Huế" [32, tr. 60]. Truyền thống gia đình cùng với quê hương xứ Huế đã góp phần quan trọng vào sự hình thành hồn thơ Tố Hữu.

Tố Hữu bước vào tuổi thanh niên đúng vào những năm phong trào Mặt trận Dân chủ do Đảng cộng sản lãnh đạo đang dấy lên sôi nổi trong cả nước, mà Huế là một trong những trung tâm sôi động nhất. Tuổi trẻ của Tố Hữu có sự gặp gỡ may mắn và đẹp đẽ với lý tưởng cách mạng. Ngay từ những ngày đầu tiên ấy, chất men say lý tưởng đã giúp cho Tố Hữu say mê trên mọi nẻo đường cách mạng. Ngay cả những lúc bị bắt giam trong lao ngục, ông vẫn một lòng hi sinh cho lý tưởng. Tố Hữu từng trải qua những giây phút cam go, khốc liệt nhất của dân tộc và cả những lúc trên đỉnh cao của chiến thắng, vinh quang. Dù ở thời điểm nào cũng vậy, Tố Hữu vẫn là con người của Đảng, của nhân dân. Ông chưa bao giờ xa rời hay nhạt phai lý tưởng cách mạng. Ông làm thơ vì cách mạng và nhờ cách mạng, những vần thơ của Tố Hữu bay cao và vang xa. Cả cuộc đời mình, ông đã hiến dâng trọn vẹn cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc.

Ở Tố Hữu có sự thống nhất chặt chẽ giữa nhà cách mạng, nhà chính trị và nhà thơ. Thơ và cách mạng - hai trong một ở con người Tố Hữu và đó như một mối tình duyên đẹp đẽ nhất, trong sáng nhất và cao cả nhất trong cuộc đời, sự nghiệp thi ca của ông. Quá trình sáng tác của Tố Hữu gắn bó làm một với quá trình hoạt động cách mạng của ông và các nhiệm vụ của Đảng qua các giai đoạn lịch sử. Vì thế mà Tố Hữu được mệnh danh là người viết sử Việt Nam hiện đại bằng thơ. Tố Hữu được nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996.


1.4.2. Con đường thơ của Tố Hữu

Trong lịch sử văn học nước nhà, thật hiếm thấy nhà thơ nào lại có những tác phẩm mang đậm dấu ấn đặc trưng của mỗi giai đoạn lịch sử và đi vào lòng người như thơ Tố Hữu trong thế kỉ 20 này. Tình yêu lý tưởng, yêu quê hương, đất nước thiết tha, sâu nặng đã hóa thân vào những vần thơ trữ tình chính trị đạt tới đỉnh cao về nghệ thuật thơ ca cách mạng. Nội dung ấy được biểu lộ vừa thầm kín và tinh tế, vừa sâu sắc và đậm đà qua 7 tập thơ nổi tiếng của Tố Hữu. Tố Hữu sôi nổi, say sưa tự hát trong Từ ấy; hát về nhân dân anh hùng và dựng xây với tiếng hát ân tình thủy chung trong kháng chiến trong Việt Bắc Gió lộng; kêu gọi, cổ vũ cuộc kháng chiến hào hùng trong Ra trận, Máu và Hoa; suy tư, trầm lắng trong Một tiếng đờn, Ta với Ta. Tố Hữu đã từng bộc bạch: "Thơ là kết quả của sự "nhập tâm" đời sống, trí tuệ, tài năng của nhân dân (…). Nhập tâm từ tâm hồn, tình cảm, đến dáng đi, giọng nói, tiếng khóc, tiếng cười. Nhập tâm đến một mức độ nào đó thì thơ hình thành. Có thể nói thơ chỉ tràn ra khi trong tim ta cuộc sống đã thật đầy" [38, tr. 54]. Đúng vậy, cả đời thơ của ông đều là những lời gan ruột với lý tưởng, với nhân dân, đất nước và chính mình. Điều đáng trân trọng hơn cả là trước sau thơ Tố Hữu vẫn kiên định niềm tin vào lý tưởng và con đường cách mạng.

1.4.3. Phong cách thơ Tố Hữu

Tố Hữu là nhà thơ của lý tưởng cộng sản, thơ Tố Hữu tiêu biểu cho khuynh hướng thơ trữ tình chính trị. Tố Hữu là một chiến sĩ - thi sĩ. Với ông, làm thơ trước hết là để phục vụ cho sự nghiệp cách mạng, cho lí tưởng của Đảng. Ông có khả năng thơ hóa các vấn đề chính trị. Tố Hữu đã đưa thơ chính trị lên trình độ là thơ rất đỗi trữ tình. Ông là người đầu tiên mang vào thơ Việt Nam một phẩm chất mới: chất trữ tình riêng tư của người cộng sản. Trong thơ ông, dù đề tài và nội dung cảm hứng có đa dạng đến đâu thì vẫn nhất quán ở chỗ lấy lý tưởng cách mạng, quan điểm chính trị làm hệ quy chiếu cách nhìn


nhận và xúc cảm về mọi phương diện, mọi hiện tượng của đời sống, kể cả đời sống riêng tư của chính nhà thơ: "Tả cảnh hay tả tình, kể chuyện mình hay kể chuyện người, viết về câc vấn đề lớn hay về một sự việc nhỏ, đối với anh là để nói cho được cái lý tưởng cộng sản ấy thôi" [66, tr. 193].

Nội dung trữ tình trong thơ Tố Hữu thường tìm đến và gắn với khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn. Cái tôi trữ tình trong thơ Tố Hữu ngay từ đầu đã là cái tôi chiến sĩ, về sau trở thành cái tôi nhân danh cộng đồng, nhân danh Đảng và dân tộc. Nhân vật trữ tình là con người thể hiện tập trung những phẩm chất của giai cấp, dân tộc, mang tầm vóc thời đại và lịch sử, nhiều khi được thể hiện bằng bút pháp thần thoại hóa. Cảm hứng chủ đạo trong thơ ông là cảm hứng lãng mạn. Thơ Tố Hữu hướng vào tương lai, khơi dậy niềm vui, lòng tin tưởng và niềm say mê với con đường cách mạng, ngợi ca nghĩa tình cách mạng và con người cách mạng.

Một nét đặc sắc của thơ Tố Hữu là giọng điệu riêng rất dễ nhận ra. Đó là giọng tâm tình, ngọt ngào tha thiết, giọng của tình thương mến. Cái giọng "hờn dịu ngọt" của người Huế, cái giọng hò man mác thiết tha trên sông Hương và cái giọng thầm thì của chính con sông rất đỗi thơ mộng và trữ tình. Có được giọng điệu ngọt ngào ấy là bởi nhà thơ được thừa hưởng từ điệu tâm hồn con người xứ Huế. Đồng thời, nó còn xuất phát từ quan niệm của Tố Hữu về thơ: "Thơ là tiếng nói đồng ý và đồng tình, tiếng nói đồng chí"[38, tr.51]. Nhà thơ đặc biệt dễ rung động với nghĩa tình cách mạng, luôn hướng đến đồng bào, đồng chí mà giãi bày tâm sự, trò chuyện, kêu gọi, nhắn nhủ.

Kế tục truyền thống thơ ca dân tộc, đặc biệt là thơ ca dân gian và thơ cổ điển, thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc cả trong nội dung và nghệ thuật biểu hiện. Hiện thực đời sống cách mạng, những tình cảm chính trị, đạo lí cách mạng qua sự cảm nhận và thể hiện của Tố Hữu đã gắn bó, hòa nhập với truyền thống tinh thần tình cảm và đạo lí của dân tộc, làm phong phú thêm cho truyền thống ấy. Tố Hữu "tắm đẫm các ý tình cách mạng hiện đại trong


những hình thức tư duy cổ truyền thấm thía, đậm đà" [51, tr. 194]. Ông sử dụng nhuần nhuyễn các thể thơ dân tộc (lục bát, song thất lục bát, bốn chữ, năm chữ, bảy chữ) và có những sáng tạo làm phong phú thêm cho các hình thức thơ ca này. Những lối ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ và cách diễn đạt trong thơ ca dân gian đã trở nên quen thuộc với tâm hồn người Việt được nhà thơ vận dụng một cách sáng tạo.

Trong số các biện pháp nghệ thuật đặc sắc được Tố Hữu sử dụng, có thể nói, biện pháp ẩn dụ là một trong những biện pháp chủ đạo. Điều đó được khẳng định ngay từ nhan đề của mỗi tập thơ: Từ ấy, Việt Bắc, Gió lộng, Ra trận, Máu và Hoa, Một tiếng đờn, Ta với Ta. Mỗi cái tên là một ẩn dụ gợi những ý tưởng sâu xa để người đọc hướng đến nội dung tư tưởng của toàn tập. Và trên mỗi trang thơ ông, ta luôn bắt gặp những hình ảnh ẩn dụ biến ảo. Do đó, việc tìm hiểu ẩn dụ trong thơ Tố Hữu cũng là một cánh cửa để mở ra thế giới nghệ thuật rộng lớn của thơ ông.


TIỂU KẾT


Ở chương này, người viết đã trình bày một số vấn đề lý thuyết cơ bản về ẩn dụ như: khái niệm về ẩn dụ, phân loại ẩn dụ, đặc điểm của ẩn dụ tu từ (so sánh ẩn dụ với một số biện pháp tu từ khác). Ẩn dụ là cách thức chuyển đổi tên gọi dựa trên sự so sánh ngầm giữa hai sự vật có nét tương đồng hay giống nhau. Bản chất của ẩn dụ là sự thay thế tên gọi dựa trên sự đồng nhất hóa cá sự vật, hiện tượng, tính chất khi tư duy liên tưởng của con người phát hiện ra ở chúng ít nhất cùng có một nét hay một đặc điểm nào đó.

Ẩn dụ tu từ không chỉ có giá trị gợi hình, là phương tiện xây dựng hình tượng mà còn hàm chứa sức mạnh biểu cảm. Bởi vậy, nó được sử dụng rộng rãi trong nhiều phong cách ngôn ngữ, đặc biệt là thơ ca nghệ thuật.

Ẩn dụ tu từ thể hiện rõ nét phong cách tác giả, phong cách thời đại và phong cách dân tộc. Ẩn dụ của ca dao khác ẩn dụ của Truyện Kiều, của thơ


Hồ Xuân Hương, của Lục Vân Tiên… ẩn dụ của Huy Cận khác Chế Lan Viên, Chế Lan Viên khác Tố Hữu… Mỗi nhà thơ có một phong cách riêng cũng như mỗi thời đại có cách cảm nhận và phản ánh thế giới theo cách riêng. Thơ trữ tình thực sự là vương quốc của các ẩn dụ. Đây có thể là địa hạt khai phá nghệ thuật không bao giờ cũ mòn của người nghệ sĩ. Bởi mỗi bài thơ là một tâm trạng và có những mã riêng của nó. Nghiên cứu ẩn dụ tu từ trong tác phẩm văn học, ta sẽ có những trường phong cách khác nhau và có thể bao quát được thế giới nghệ thuật của họ. Vì lẽ đó, người viết đã chọn khảo sát ẩn dụ trong thơ Tố Hữu, cây đại thụ của thơ ca cách mạng Việt Nam để từ đó có thể tìm một trong những điểm cốt lõi của phong cách một nhà thơ lớn.


Chương 2

ĐẶC ĐIỂM ẨN DỤ TU TỪ TRONG THƠ TỐ HỮU


2.1. THỐNG KÊ, PHÂN LOẠI ẨN DỤ TU TỪ TRONG THƠ TỐ HỮU


2.1.1. Số lượng ẩn dụ tu từ trong thơ Tố Hữu

Trên cơ sở thống kê qua 6 tập thơ với 284 bài trên 744 trang sách (từ trang 21 đến trang 764), chúng tôi đã xác định được 612 lần xuất hiện ẩn dụ tu từ.

2.1.2. Các kiểu ẩn dụ tu từ thường gặp trong thơ Tố Hữu

Ở chương I, chúng tôi đã trình bày cách phân loại ẩn dụ nói chung và phân loại ẩn dụ tu từ. Khảo sát ẩn dụ tu từ trong thơ Tố Hữu, chúng tôi sử dụng chủ yếu các tiêu chí phân loại của Đinh Trọng Lạc. Kết quả khảo sát như sau:

BẢNG THỐNG KÊ ẨN DỤ TRONG CÁC TẬP THƠ



Tên tập thơ

Ẩn dụ hình tượng


Ẩn dụ bổ sung

Ẩn dụ tượng trưng

116

Biến thể của ẩn dụ


Tổng

Ẩn dụ hình thức

Ẩn dụ tính chất,

đặc điểm

Ẩn dụ cách thức

Nhân hóa


Vật hóa

Từ ấy

3

39

4

18

8

36

8

116

Việt Bắc

2

16

1

5

1

35

3

63

Gió lộng

2

39

4

6

3

34

12

100

Ra trận

3

31

8

9

3

38

8

100

Máu và hoa

9

16

7

6

1

29

5

63

Một tiếng đờn

7

39

6

7

9

33

2

103

Ta với ta

4

35

9

2

3

9

5

67

Tổng

30

215

39

53

28

214

43

612

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

ẨN DỤ TU TỪ TRONG THƠ TỐ HỮU - 4


Nhận xét: Kết quả khảo sát trên cho thấy: Ẩn dụ tu từ xuất hiện nhiều trong thơ Tố Hữu, tần số xuất hiện của nó không đồng đều và hiệu quả biểu


đạt của nó ở những mức độ khác nhau. Có thể nói, số lượng ẩn dụ và số lượng của từng kiểu ẩn dụ trong mỗi tập thơ nhiều ít khác nhau. Kiểu ẩn dụ chỉ đặc điểm, tính chất được sử dụng nhiều hơn cả trong tất cả các tập.

Nhiều ẩn dụ trở đi trở lại đã tạo thành những điểm nhấn nghệ thuật đặc sắc. Chẳng hạn, các hình ảnh: mặt trời, mùa xuân, ngày mai, gió, vườn hoa lá, thiên đường xuất hiện nhiều trong tập Từ ấy. Đó là một thế giới "đầy xuân", "thắm sắc", "đậm hương", "rộn rã âm thanh". Thế giới của ánh sáng và niềm tin, thế giới của yêu thương và tranh đấu. Các hình ảnh: vàng nhân phẩm, sen thơm ngát, ngọn lửa, máu và hoa, trái tim, cây chông, kho mìn nổ trở đi trở lại trong các tập Ra trận, Máu và Hoa. Hình ảnh nắng mưa, dòng đời, cỏ dại, bình minh, hoàng hôn trong sự chiêm nghiệm cuộc sống thì xuất hiện nhiều ở các tập Một tiếng đờn Ta với ta. (Xem thêm bảng thống kê chi tiết ở phần phụ lục).

Những hình ảnh ẩn dụ trở đi trở lại đã lập thành hệ thống tín hiệu thẩm mỹ để tập trung thể hiện vẻ đẹp của lý tưởng cộng sản ở những thời điểm khác nhau trong chặng đường hoạt động cách mạng và sáng tác của Tố Hữu. Nó đã phần nào phản ánh phong cách thơ Tố Hữu.

Sau đây là những phân tích cụ thể về các kiểu loại ẩn dụ trong thơ Tố Hữu.

2.1.2.1. Ẩn dụ hình tượng

Ẩn dụ hình tượng là ẩn dụ sử dụng hình ảnh để thay thế tên gọi của đối tượng. Trong thơ Tố Hữu, ẩn dụ hình tượng xuất hiện 284 lần chiếm trên 50 % tổng số 598 ẩn dụ tu từ đã được sử dụng.

Dựa trên cơ sở mối quan hệ tương đồng giữa đối tượng được thay thế tên gọi với đối tượng được sử dụng làm ẩn dụ, ẩn dụ hình tượng được phân thành ba kiểu: ẩn dụ hình thức; ẩn dụ chỉ đặc điểm, tính chất và ẩn dụ cách thức.

* Ẩn dụ hình thức

Ẩn dụ hình thức được hình thành trên cơ sở nét tương đồng về hình thức giữa các đối tượng. Con đường hình thành ẩn dụ hình thức có thể xuất

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 26/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí