Thay Đổi Về Tỷ Lệ Sở Hữu Cổ Phần Của Nhà Đầu Tư Nước Ngoài So Với Vốn Điều Lệ Tại Một Nhtm Việt Nam


nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của NHTM Việt Nam). Theo đó, nhà đầu tư nước ngoài được mua cổ phần của TCTD Việt Nam và tổng mức sở hữu cổ phần tối đa của các nhà đầu tư nước ngoài, tỷ lệ sở hữu cổ phần tối đa của một nhà đầu tư nước ngoài tại một TCTD Việt Nam, điều kiện đối với TCTD Việt Nam bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài được thực hiện theo quy định của Chính phủ (Điều 16, Luật các TCTD 2010).

Vấn đề tỷ lệ sở hữu đã được cụ thể hóa trong Điều 7 Nghị định số 01/2014/NĐ- CP như sau: tỷ lệ sở hữu cổ phần của một cá nhân nước ngoài không được vượt quá 5%, tỷ lệ sở hữu cổ phần của một nhà đầu tư chiến lược nước ngoài không được vượt quá 20%, tỷ lệ sở hữu cổ phần của một nhà đầu tư nước ngoài và người có liên quan của nhà đầu tư nước ngoài đó không được vượt quá 20%, và tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài không vượt quá 30% vốn điều lệ của một NHTM Việt Nam. Trong trường hợp đặc biệt để thực hiện cơ cấu lại TCTD yếu kém, gặp khó khăn, bảo đảm an toàn hệ thống TCTD, các mức giới hạn sở hữu cổ phần này có thể được vượt quá các mức trên theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Bảng 3.1: Thay đổi về tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài so với vốn điều lệ tại một NHTM Việt Nam

Nghị định số 01/2014/NĐ-CP

Nghị định số 69/2007/NĐ-CP

Một cá nhân nước ngoài

≤ 5%

Một nhà đầu tư nước ngoài không phải là TCTD nước ngoài và người có liên quan của nhà đầu tư nước

ngoài đó

≤ 5%

Một tổ chức nước ngoài

≤ 15%

Một TCTD nước ngoài và người có

liên quan của TCTD nước ngoài đó

≤ 10%

Một nhà đầu tư chiến lược nước ngoài

≤ 20%

Nhà đầu tư chiến lược nước ngoài và người có liên quan của nhà đầu

tư chiến lược nước ngoài đó

≤ 15%

Một nhà đầu tư nước ngoài và người có liên quan của nhà đầu

tư nước ngoài đó

≤ 20%



Tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài

≤ 30%

Tổng mức sở hữu cổ phần của các

nhà đầu tư nước ngoài (bao gồm cả cổ đông nước ngoài hiện hữu) và

≤ 30%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 160 trang tài liệu này.

Cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 7


Nghị định số 01/2014/NĐ-CP

Nghị định số 69/2007/NĐ-CP



người có liên quan của các nhà đầu

tư nước ngoài đó


Trong trường hợp đặc biệt, tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài tại một TCTD cổ phần yếu kém được cơ cấu lại vượt quá các giới hạn quy định

trên.


Trường hợp đặc biệt, mức sở hữu cổ phần của một nhà đầu tư chiến lược nước ngoài và người có liên quan của nhà đầu tư chiến lược nước ngoài đó vượt quá 15%,

nhưng không được vượt quá 20%.


Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Bên cạnh đó, Khoản 6 Điều 10 Nghị định số 01/2014/NĐ-CP cũng quy định một trong những điều kiện đối với tổ chức nước ngoài mua cổ phần và trở thành nhà đầu tư chiến lược nước ngoài là “Không sở hữu từ 10% vốn điều lệ trở lên tại bất kỳ TCTD nào khác tại Việt Nam”. Điều 9 và Điều 10 nghị định này cũng đã quy định rất chặt chẽ điều kiện đối với tổ chức nước ngoài sở hữu 10% vốn điều lệ TCTD cũng như điều kiện trở thành nhà đầu tư chiến lược nước ngoài.

Việc nới lỏng các quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài là xu hướng tất yếu trong quá trình tự do hóa thị trường tài chính hiện nay, tăng giới hạn sở hữu cổ phần sẽ tạo cơ hội nhiều hơn cho các TCTD nước ngoài tham gia vào thị trường Việt Nam khi họ có thể chọn một ngân hàng nhỏ trong nước để đầu tư thay vì phải thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Tuy nhiên, điều này cũng tồn tại những mặt trái nhất định như: làm cho hệ thống tài chính trong nước phụ thuộc nhiều hơn vào nguồn lực bên ngoài, nguồn vốn ngoại đổ vào lớn có thể làm cho thị trường tài chính khó kiểm soát, các nhà đầu tư nước ngoài có thể dễ dàng hơn trong việc lợi dụng kẽ hở của các quy định pháp luật nhằm thâu tóm ngân hàng nội địa,… Vì vậy, việc nới lỏng các quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài cần được thực hiện theo lộ trình, đảm bảo sức cạnh tranh của các NHTM nội địa, tránh những rủi ro của việc nới lỏng sở hữu quá nhanh.

3.1.5. Quy định về lựa chọn cổ đông chiến lược đối với ngân hàng thương mại Nhà nước cổ phần hóa

Hiện nay, việc CPH các NHTMNN tại Việt Nam được thực hiện theo Nghị định số 59/2011/NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thành công ty cổ phần, thay thế cho Nghị định số 109/2007/NĐ-CP. Theo đó, Nghị định này quy


định cụ thể về xử lý tài chính khi CPH, xác định giá trị doanh nghiệp khi CPH, bán cổ phần lần đầu và quản lý, sử dụng tiền thu từ CPH, chính sách đối với doanh nghiệp và người lao động khi CPH.

Căn cứ Nghị định số 109/2007/NĐ-CP và theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 7054/VPCP-ĐMDN ngày 12/10/2009 của Văn phòng Chính phủ về tiêu chí lựa chọn cổ đông chiến lược của NHTMNN CPH, NHNN cũng đã ban hành Thông tư số 10/2011/TT-NHNN ngày 22/4/2011 Quy định tiêu chí lựa chọn cổ đông chiến lược đối với NHTMNN CPH nhằm mục đích lựa chọn được nhà đầu tư có uy tín, có năng lực tài chính và khả năng hỗ trợ NHTMNN CPH. Theo đó, các NHTMNN CPH sẽ xây dựng cụ thể các tiêu chí lựa chọn cổ đông chiến lược trong nước và nước ngoài theo quy định cụ thể trong Điều 3 Thông tư này để đưa vào nội dung đề án CPH NHTMNN (đối với NTHM Nhà nước đang CPH) hoặc phương án lựa chọn cổ đông chiến lược (đối với NHTMNN đã CPH) trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và chỉ được sử dụng tiêu chí lựa chọn cổ đông chiến lược để thực hiện lựa chọn cổ đông chiến lược sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

3.1.6. Quy định về đại diện chủ sở hữu phần vốn Nhà nước tại ngân hàng thương mại

Theo quy định tại Khoản 10 Điều 4 Luật NHNN Việt Nam năm 2010, NHNN “Thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp thực hiện chức năng, nhiệm vụ của NHNN, TCTD có vốn Nhà nước theo quy định của pháp luật”.

Việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu Nhà nước tại các NHTM có sở hữu Nhà nước tại Việt Nam hiện nay (Vietcombank, BIDV, Vietinbank, Agribank) được thực hiện theo Nghị định số 99/2012/NĐ-CP về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu Nhà nước đối với DNNN và vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp có hiệu lực kể từ ngày 30/12/2012.

Đối với Agribank (ngân hàng mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ), NHNN thực hiện đầy đủ các quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của chủ sở hữu Nhà nước tại Agribank từ việc quyết định thành lập, mục tiêu, ngành nghề kinh doanh (sau khi trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án thành lập); phê duyệt điều lệ; thực hiện sắp xếp, đổi mới (sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án tổng thể); quyết định vốn điều lệ, thay đổi vốn điều lệ (sau khi thỏa thuận với Bộ Tài chính); quyết định bổ nhiệm Chủ tịch, thành viên Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc, kiểm soát viên; quyết định lương của các chức danh này; đến việc phê duyệt chiến lược, kế hoạch sản


xuất kinh doanh, đầu tư phát triển 5 năm; phê duyệt danh mục các dự án đầu tư nhóm A, B; phê duyệt chủ trương góp vốn; phê duyệt chủ trương vay, cho vay, mua, bán tài sản có giá trị từ 50% vốn điều lệ trở lên và thực hiện giám sát, kiểm tra, thanh tra.

Còn đối với Vietcombank, BIDV, Vietinbank, và MHB (các NHTM mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ), NHNN sẽ thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu Nhà nước thông qua Người đại diện do mình chỉ định. NHNN quyết định tất cả những vấn đề quan trọng của ngân hàng tương tự như đối với nhóm ngân hàng mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ để Người đại diện thực hiện. Các quy định về Người đại diện được thực hiện theo Thông tư số 21/2014/TT-BTC quy định Quy chế hoạt động của Người đại diện theo ủy quyền đối với phần vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, có hiệu lực từ ngày 1/4/2014 và Quyết định số 931/QĐ- NHNN ban hành Quy chế về người quản lý, người đại diện phần vốn Nhà nước tại NHTMNN và NHTMCP do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ, có hiệu lực từ ngày 15/5/2014. Quyết định số 931/QĐ-NHNN đã cụ thể hóa các quy định chung về người đại diện theo ủy quyền đối với phần vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp theo Thông tư số 21/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính về các nội dung, bao gồm: tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm, cử làm đại diện, thay thế người quản lý, người đại diện vốn Nhà nước tại NHTMNN, NHTMCP do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ, quyền hạn, trách nhiệm và mối quan hệ giữa người đại diện với NHNN trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của cổ đông, chủ sở hữu đối với phần vốn của Nhà nước tại NHTMNN, NHTMCP do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ.

Theo đó, Điều 7 Quyết định số 931/QĐ-NHNN quy định người đại diện phần vốn của Nhà nước tại NHTMCP do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ phải có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện bao gồm: Là công dân Việt Nam, thường trú tại Việt Nam; Có đủ tiêu chuẩn, điều kiện của chức danh dự kiến đảm nhiệm theo quy định tại Điều 50 Luật các TCTD; Tuân thủ các quy định tại Điều 34 Luật các TCTD; Có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao; Hiểu biết pháp luật, có ý thức chấp hành pháp luật; Không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 5 Quy chế này; Tuân theo quy định tại Khoản 2 Điều 48 Luật doanh nghiệp; Có kinh nghiệm công tác 03 năm trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Người đại diện dự kiến đảm nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT, ưu tiên người đã trải qua công tác quản lý Nhà


nước ít nhất 01 năm tại NHNN từ cấp Vụ trưởng hoặc tương đương trở lên. Người đại diện dự kiến đảm nhiệm chức danh Tổng Giám đốc, thành viên HĐQT ưu tiên người đã trải qua công tác quản lý Nhà nước ít nhất 01 năm tại NHNN từ cấp Phó Vụ trưởng hoặc tương đương trở lên; Người đại diện dự kiến đảm nhiệm chức danh Tổng Giám đốc phải là thành viên HĐQT.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng NHNN vừa là cơ quan thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu Nhà nước đối với các NHTM có vốn Nhà nước, vừa là cơ quan quản lý Nhà nước tại các ngân hàng này. Ở góc độ quản lý Nhà nước, NHNN được quy định thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn như chấp thuận thay đổi mức vốn điều lệ của TCTD (Điều 29 Luật các TCTD 2010), chấp thuận danh sách dự kiến người được bầu, bổ nhiệm là thành viên HĐQT, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban Kiểm soát, Tổng Giám đốc của TCTD (Điều 51 Luật các TCTD 2010)… Nhưng ở góc độ thực hiện các quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu Nhà nước theo quy định tại Nghị định số 99/2012/NĐ-CP, NHNN cũng thực hiện nhiệm vụ quyết định mức vốn điều lệ, thay đổi mức vốn điều lệ; quyết định bổ nhiệm thành viên Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc, đề cử người để bầu thành viên HĐQT đối với các NHTM có vốn của Nhà nước.

Như vậy, để bảo đảm phù hợp với các quy định của pháp luật, tránh những thủ tục không cần thiết, nhằm bảo đảm hiệu quả của việc quản lý Nhà nước và thực hiện các quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu Nhà nước tại các NHTM có vốn của Nhà nước, NHNN cần xử lý mối quan hệ giữa hai chức năng này thành một quy trình thống nhất.

3.2. THỰC TRẠNG CẤU TRÚC SỞ HỮU TRONG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

3.2.1. Khái quát cấu trúc sở hữu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam

Trước năm 1988, hệ thống ngân hàng Việt Nam được tổ chức theo mô hình một cấp, thống nhất từ trung ương đến địa phương. Trong mô hình đó, NHNN vừa có chức năng như một ngân hàng trung ương vừa có chức năng như NHTM. Năm 1988, theo Nghị định 53 của Hội đồng Bộ trưởng, các chức năng đã được tách biệt giữa NHNN Việt Nam với các ngân hàng chuyên doanh, đồng thời hệ thống ngân hàng hai cấp đã hình thành và thay thế hệ thống ngân hàng một cấp. Đến đây, vai trò của NHNN đã được thu hẹp lại, tập trung vào việc xây dựng các chính sách tiền tệ, quy định và giám sát của các tổ chức tài chính, trong khi đó bốn ngân hàng chuyên doanh bao gồm Ngân


hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam thực hiện các hoạt động như một NHTM trong từng lĩnh vực cụ thể của thị trường.

Sau 30 năm đổi mới nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng, ngành ngân hàng Việt Nam đã có những thay đổi mạnh mẽ. Trong đó, những thay đổi của hệ thống ngân hàng được bắt nguồn từ một nguyên nhân quan trọng là sự gia tăng quy mô vốn và đa dạng hóa cấu trúc sở hữu trong hệ thống ngân hàng. Từ sự thay đổi trong cơ cấu sở hữu đã dẫn đến thay đổi về mặt quản trị, giám sát, và cuối cùng là hiệu quả hoạt động của các ngân hàng.

Trong quá trình phát triển, một trong những biện pháp và cũng là yêu cầu của cơ quan quản lý đối với hệ thống ngân hàng là các quy định về vốn pháp định của ngân hàng. Theo thống kê của tác giả thì hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có 3 lần thay đổi trong quy định về vấn đề vốn điều lệ theo các quyết định: Quyết định số 67/QĐ-NH5 ngày 27 tháng 3 năm 1996, Nghị định 82/1998/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 1998 và gần đây nhất là Nghị định 141/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2006.

Bảng 3.2: Yêu cầu tăng vốn tối thiểu đối với một số loại hình TCTD


TT

Loại hình

Yêu cầu vồn tối thiểu (tỷ đồng)

1996

1998

2008

20101

1.

NHTM.





a)

NHTM quốc doanh



3.000

3.000


- Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam


2.200




- Các NHTM quốc doanh khác


1.100



b)

NHTMCP



1.000

3.000


- NHTMCP đô thị






+ Tại thành phố Hồ Chí Minh

150

70




+ Tại thành phố Hà Nội

100

70




+ Tại các tỉnh, thành phố khác

50

50




- NHTMCP nông thôn






+ Có chi nhánh

10

5




+ Không có chi nhánh

3

5



2.

Ngân hàng Phát triển


1.000

5.000

5.000

3.

Ngân hàng Đầu tư


500

3.000

3.000

4.

Ngân hàng Chính sách


500

5.000

5.000



1 Sau gia hạn đến 31/12/2011


5.

Ngân hàng hợp tác



1.000

3.000

a)

Ngân hàng hợp tác đô thị


5



b)

Ngân hàng hợp tác nông thôn


3



Theo: Quyết định số 67/QĐ-NH5 ngày 27 tháng 3 năm 1996 Nghị định 82/1998/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 1998

Nghị định 141/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2006

Yêu cầu tăng vốn điều lệ đã được Chính phủ đặt ra năm 2006 theo quy định tại Nghị định 141/2006/NĐ-CP ban hành mức vốn pháp định của các TCTD theo đó các ngân hàng phải có vốn điều lệ ít nhất là 1.000 tỷ VND vào cuối năm 2008 và đến hết năm 2010 là 3.000 tỷ đồng. Thực hiện nhiệm vụ này, ngay từ đầu năm 2010, NHNN đã ban hành Văn bản số 397/NHNN-TTGSNH ngày 14/01/2010 yêu cầu các NHTMNN, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, TCTD phi ngân hàng xây dựng kế hoạch tăng vốn điều lệ năm tài chính 2010 và Văn bản số 398/NHNN-TTGSNH yêu cầu giám đốc chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố chỉ đạo các TCTD có trụ sở chính trên địa bàn triển khai việc báo cáo tình hình tăng vốn điều lệ năm 2009 theo chấp thuận của NHNN, trong đó nêu rõ tiến độ thực hiện tăng vốn và phương án xử lý trong trường hợp TCTD không đạt được mức vốn này. Tiếp sau đó, ngày 10/5/2010, NHNN có Văn bản số 3417/NHNN-TTGSNH yêu cầu TCTD có mức vốn điều lệ trong năm 2010 chưa đảm bảo mức vốn pháp định theo Nghị định trên phải triển khai một số công việc liên quan, chậm nhất ngày 30/6/2010, TCTD phải trình NHNN hồ sơ đề nghị chấp thuận tăng vốn theo quy định hiện hành. Đối với các TCTD không trình NHNN chấp thuận tăng vốn điều lệ hoặc không được chấp thuận tăng vốn điều lệ để đảm bảo mức vốn pháp định tại Nghị định 141/2006/NĐ-CP, chậm nhất ngày 30/9/2010, TCTD phải có phương án chấm dứt hoạt động của mình theo luật định như hợp nhất, sáp nhập, mua lại, tự giải thể... và trình NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố (đối với TCTD cổ phần) hoặc cơ quan Thanh tra giám sát Ngân hàng (đối với TCTD không cổ phần) (Viên Thế Giang, 2013 [30]).

Bảng 3.3: Vốn điều lệ của các ngân hàng thương mại Việt Nam


TT

Ngân hàng

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

1

Á Châu

2,630

6,331

7,814

9,377

9,377

9,377

9,377

9,377

9,377

9,377

2

An Bình

2,300

2,706

3,483

3,831

4,200

4,200

4,797

4,798

4,798

4,798

3

Bắc Á

940

1,016

2,121

3,000

3,000

3,000

3,000

3,700

4,400

5,000

4

Bản Việt

445

1,000

1,000

2,000

3,000

3,000

3,000

3,000

3,000

3,000

5

Bảo Việt

-

-

1,500

1,500

1,500

3,000

3,000

3,150

3,150

3,150


TT

Ngân hàng

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

6

Công

Thương

2,846

7,626

11,253

15,172

20,230

26,218

37,234

37,234

37,234

37,234

7


Đại Chúng

-

-

-

-

-

-

9,000

9,000

9,000

9,000

8


Đại Dương

1,000

1,000

2,000

3,500

4,000

4,000

4,000

4,000

4,000

4,000

9

Đại Tín/Xây

dựng

504

504

1,500

3,000

3,000

3,000

3,000

3,000

3,000

3,000

10

Dầu Khí

Toàn Cầu

1,000

1,000

2,000

3,018

3,018

3,000

3,000

3,018

3,018

3,018

11

Đầu Tư và

Phát triển

7,699

7,699

10,499

14,600

12,948

23,011

23,011

28,112

31,481

34,187

12

Đông Á

1,600

2,880

3,400

4,500

4,500

5,000

5,000

5,000

5,000

5,000

13

Đông Nam

Á

3,000

4,069

5,069

5,334

5,335

5,335

5,465

5,465

5,466

5,466

14

Hàng Hải

1,500

1,500

3,000

5,000

8,000

8,000

8,000

8,000

11,750

11,750

15

Kiên Long

580

1,000

1,000

3,000

3,000

3,000

3,000

3,000

3,000

3,000

16

Kỹ thương

2,521

3,642

5,400

6,932

8,788

8,788

8,788

8,878

8,878

8,878

17

Liên Việt

-

3,300

3,650

3,650

6,010

6,460

6,460

6,460

6,460

6,460

18

Nam Á

576

1,253

1,253

2,000

3,000

3,000

3,000

3,000

3,000

3,021

19

Nam Việt/

Quốc Dân

1,000

1,000

1,000

1,820

3,010

3,010

3,010

3,010

3,010

3,010

20

Ngoại

Thương

4,429

12,101

12,101

13,223

19,698

23,174

23,174

26,650

26,650

26,650

21

Nông nghiệp và

PTNN


10,54


10,924


11,284


20,708


29,606


29,154


29,154


28,840


29,004


29,031

22

Phát triển

TP,HCM

500

1,500

1,550

2,000

3,000

5,000

8,100

8,100

8,100

8,100

23

Phương

Đông

1,111

1,474

2,000

2,635

3,000

3,000

3,000

3,547

3,547

4,000

24

Quân đội

2,000

3,400

5,300

7,300

7,300

10,000

10,625

11,594

16,000

16,311

25

Quốc Tế

2,000

2,000

2,400

3,000

4,250

4,250

4,250

4,250

4,845

4,845

26

Sài Gòn –

Hà Nội (*)

2,000

2,000

2,000

3,498

4,816

8,866

8,865

8,865

8,866

9,485

27

Sài Gòn

(**)

1,970

2,181

3,635

4,185

4,185

10,584

10,583

12,295

14,295

14,295

28

Sài Gòn

Công thương


1,020


1,020


1,500


1,800


2,960


3,040


3,040


3,080


3,080


3,080

29

Sài Gòn Thương Tín


4,449


5,116


6,700


9,179


10,740


10,740


10,740


12,425


18,852


18,852


TT

Ngân hàng

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

30


Tiên Phong

-

1,000

1,250

2,000

3,000

5,550

5,550

5,550

5,550

5,550

31

Việt Nam

Thịnh vượng


2,000


2,117


2,117


2,456


5,050


5,050


5,770


6,347


8,057


9,181

32

Việt Nam Thương tín


500


1,000


1,000


3,000


3,386


3,000


3,000


3,000


3,000


3,000

33

Xăng dầu

Petrolimex

500

1,000

1,000

2,000

2,000

3,000

3,000

3,000

3,000

3,000

34

Xuất Nhập

khẩu

2,800

7,220

8,800

10,560

12,355

12,355

12,355

12,355

12,355

12,355

Nguồn: NHNN Việt Nam và Báo cáo tài chính thường niên của các NHTM

Trước những yêu cầu của cơ quan quản lý, các TCTD đã thực hiện nhiều biện pháp khác nhau nhằm đáp ứng yêu cầu vốn tối thiểu từ năm 2006 đến năm 2010. Để thực hiện tăng vốn điều lệ theo quy định, nhiều NHTMCP cũng xem xét lựa chọn việc phát hành cổ phần tăng vốn điều lệ, song trong bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam bất ổn trong những năm qua, phương án này không thực sự khả thi, chưa kể có rất nhiều cổ phiếu ngân hàng nhỏ đang giao dịch dưới mệnh giá. Ngoài ra, việc bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài cũng là một trong những giải pháp được nhiều NHTM lựa chọn.

Tuy đã có thời gian chuẩn bị ba năm, nhưng yêu cầu tăng vốn pháp định vẫn khiến không ít TCTD gặp khó khăn trong việc đảm bảo quy định này. Theo lộ trình, đến thời hạn 31/12/2010 các NHTM phải đạt được mức vốn pháp định 3000 tỷ đồng. Tuy nhiên tới cuối năm 2010 có 13 NHTM có vốn điều lệ chưa đủ 3.000 tỷ đồng (thời điểm 30/9/2010) và không có khả năng tăng vốn đúng hạn. Trước thực tế đó, ngày 26/01/2011, Chính phủ đã phải ban hành Nghị định số 10/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 141. Theo đó, các NHTM được lùi thời hạn tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ đồng vào ngày 31/12/2011. Sang đến đầu năm 2012, phần lớn các ngân hàng đã hoàn thành tốt yêu cầu vốn pháp định, trong đó không thể không nhắc đến biện pháp “sở hữu chéo” mà nhiều NHTM đã sử dụng nhằm đáp ứng yêu cầu tăng vốn.


Bảng 3.4: Cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam tính đến 30/12/2016


NHTMNN

NHTM nhà nước giữ cổ phần chi phối

- Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank)

- TNHH MTV Dầu khí toàn cầu (GP Bank)

- TNHH MTV Đại Dương (Oceanbank)

- TNHH MTV Xây dựng (CB)

- Công thương Việt Nam (Vietinbank)

- Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

- Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank)

Ngân hàng liên doanh

Ngân hàng 100% vốn nước ngoài

NH liên doanh

Sở hữu

- HSBC

- Standard Chartered

- ANZ

- Shinhan Vietnam

- Hong Leong

- Public Bank VN

Indovina Bank

VietinBank

Cathay United Bank (Đài Loan)

Việt Nga

BIDV

NH Ngoại thương Nga (VTB)

NHTMCP

- Á Châu (ACB)

- An Bình (ABB)

- Bảo Việt

- Bản Việt (Viet Capital)

- Bắc Á

- Bưu điện Liên Việt

- Đại chúng (PVComBank)

- Đông Á (EAB)

- Đông Nam Á (Seabank)

- Hàng hải (MSB)

- Kiên Long (KLB)

- Kỹ thương (TCB)

- Nam Á

- Phương Đông (OCB)

- Quân đội (MBB)

- Quốc tế (VIB)

- Quốc dân (NCB)

- Sài Gòn (SCB)

- Sài Gòn Công Thương (SGB)

- Sài Gòn – Hà Nội (SHB)

- Sài Gòn thương tín (Sacombank)

- Tiên Phong (TPB)

- Việt Á

- VN Thịnh vượng (VPBank)

- VN Thương tín (Vietbank)

- Xăng dầu Petrolimex (PGBank)

- Xuất Nhập khẩu (Eximbank)

- Phát triển Tp.HCM (HDBank)

Nguồn: NHNN

Về cơ bản, có thể nói rằng những thay đổi nhanh chóng của ngành ngân hàng là kết quả của hàng loạt cải cách được thực hiện bởi Chính phủ, đặc biệt là những nỗ lực đa dạng hóa các thành viên tham gia thị trường tài chính. Tổ chức của hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay gồm 6 loại hình thức chính gồm: 4 NHTMNN (Agribank, GP Bank, Oceanbank và CB); 31 NHTMCP (trong đó có 3 NHTM nhà nước nắm cổ phần chi phối); 2 Ngân hàng liên doanh; 6 Ngân hàng 100% vốn nước ngoài cùng 51 chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam; các ngân hàng chính sách.

Trong khoảng thời gian gần 30 năm, khu vực tài chính Việt Nam đã chuyển từ việc hoàn toàn phụ thuộc vào Nhà nước sang tối ưu hóa các công cụ nhằm đạt được mục tiêu của Nhà nước dựa trên nguyên tắc thị trường. Sự chuyển đổi này trong hệ thống ngân hàng rõ ràng có liên quan đến thay đổi trong cấu trúc sở hữu trong hệ thống bao gồm: (i) sự đa dạng hóa đối tượng tham gia trong thị trường ngân hàng, (ii) sự gia tăng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, và (iii) xu hướng suy giảm tỷ lệ sở hữu nhà


nước. Cùng với quá trình đa dạng hóa cấu trúc sở hữu trong hệ thồng NHTM Việt Nam, mối quan hệ chồng chéo giữa các hình thức sở hữu cũng dần xuất hiện.

3.2.2. Sở hữu nhà nước trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam

Do có sự thay đổi về cơ cấu loại hình ngân hàng, đồng thời cùng với chủ trương CPH các NHTMNN, sở hữu Nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng đã giảm đáng kể. Năm 1990, tỷ lệ sở hữu Nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng đạt gần như 100%, thì đến năm 2006 tỷ lệ này chỉ còn 62.5% và giảm chỉ còn 28.8% tính đến 30/12/2016. Năm 2006, tỷ trọng tài sản của các NHTMNN vào khoảng 50% toàn hệ thống và tiếp tục giảm xuống 45.3% vào cuối năm 2016. Thực hiện chủ trương CPH của Nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng, Vietcombank là ngân hàng đầu tiên trong hệ thống các ngân hàng có sở hữu Nhà nước tiến hành CPH; tiếp sau đó là Ngân hàng Vietibank và Ngân hàng BIDV. Tại các NHTMNN được CPH, sở hữu Nhà nước được khuyến nghị có thể giữ vai trò chi phối (trên 50%) mà không cần nắm giữ tỷ lệ cổ phần lớn.

Trong số các NHTMNN, Vietcombank chuyển sang mô hình NHTMCP và chính thức hoạt động với tư cách một NHTMCP vào tháng 5/2008. Trước đó, vào cuối tháng 12/2007, Vietcombank đã chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) với tổng số cổ phần chào bán là 6.5% vốn điều lệ, tương đương 97,500,000 cổ phần thông qua Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM. Năm 2011, Ngân hàng TNHH Mizuho Nhật Bản trở thành cổ đông chiến lược nước ngoài của Vietcombank với tỷ lệ sở hữu 15%, tỷ lệ này vẫn được duy trì cho đến nay. Sau Vietcombank là Vietinbank tiến hành IPO vào cuối năm 2008, tiếp theo đó, đầu năm 2011 công ty tài chính quốc tế IFC thuộc Ngân hàng Thế giới đã trở thành cổ đông chiến lược nước ngoài của ngân hàng này. Cũng trong năm 2011, Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long cũng thực hiện những hoạt động trên và chính thức CPH.

Đối với ngân hàng BIDV, ngày 30/11/2011, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 2124/QĐ-TTg, phê duyệt Phương án CPH Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). Theo đó, BIDV được CPH theo hình thức giữ nguyên vốn Nhà nước hiện có, phát hành thêm cổ phần để tăng vốn điều lệ, trong đó tỷ lệ sở hữu của Nhà nước không thấp hơn 65% (với 2 giai đoạn, tỷ lệ sở hữu của Nhà nước trên 78% trong giai đoạn 1, trên 65% trong giai đoạn 2). Tổng khối lượng cổ phần phát hành trong giai đoạn 1 là 22% vốn điều lệ. Trong đó, 3% vốn điều lệ dành cho IPO; 1% vốn điều lệ bán ưu đãi cho cán bộ, công nhân viên; 3% vốn điều lệ bán cho tổ chức công đoàn và 15% vốn điều lệ bán cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài. Trong giai đoạn 2,


BIDV sẽ phát hành thêm cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài với tổng mức không vượt quá 20% vốn đầu tư và phát hành thêm cổ phần ra công chúng, giảm dần tỷ lệ sở hữu của Nhà nước xuống không thấp hơn 65% vốn điều lệ đến năm 2015.

Việc CPH của các ngân hàng trên đều được thực hiện theo hình thức giữ nguyên vốn Nhà nước hiện có, phát hành thêm cổ phần để tăng vốn điều lệ. Thông qua đó, vốn sở hữu Nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng đã giảm đáng kể. Sau quá trình CPH, hiện nay tỷ lệ vốn sở hữu Nhà nước tại các ngân hàng trên lần lượt là: Vietcombank (77.11%), Vietinbank (64.46%), BIDV (95.76%). Riêng ngân hàng Agribank đã được chuyển đổi thành công ty TNHH một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ. Ngoài ra, một số NHTMCP sau tái cơ cấu được chuyển đổi thành Ngân hàng TNHH một thành viên do Nhà nước sở hữu, gồm GP Bank; Oceanbank và ngân hàng Xây dựng.

Theo Quy chế về người quản lý, người đại diện phần vốn Nhà nước tại NHTMNN và NHTMCP do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ, ban hành kèm theo Quyết định số 931/QĐ-NHNN ngày 15/5/2014, NHTMNN được hiểu là NHTM do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ và hoạt động theo loại hình công ty TNHH một thành viên. Như vậy, theo quy định mới, có 4 ngân hàng là NHTMNN và 3 NHTMCP do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ (gồm BIDV, Vietinbank và Vietcombank). Tuy nhiên, để ngắn gọn khi phân tích, luận án vẫn thống nhất sử dụng cụm từ NHTMNN để chỉ các ngân hàng bao gồm BIDV, Vietinbank và Vietcombank và Agribank (không bao gồm các ngân hàng GP Bank; Oceanbank và ngân hàng Xây dựng vốn là các NHTMCP mới được chuyển thành Ngân hàng TNHH một thành viên do Nhà nước sở hữu, không có tính đại diện cho các NHTMNN).

Bảng 3.5: Sở hữu Nhà nước tại các NHTMNN



2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

Agribank

100%

100%

100%

100%

100%

100%

100%

100%

100%

GPBank

0%

0%

0%

0%

0%

0%

0%

100%

100%

Oceanbank

18%

14%

11%

13%

20%

20%

20%

100%

100%

CB

0%

0%

0%

0%

0%

0%

0%

100%

100%

Vietcombank

91.20%

90.20%

77.00%

77.00%

77.11%

77.11%

77.11%

77.11%

77.11%

Vietinbank

89.92%

89.23%

84.12%

82.47%

64.46%

64.46%

64.46%

64.46%

64.46%

BIDV

100%

100%

100%

100%

95.76%

95.76%

95.76%

95.28%

95.28%

Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTMNN

Xem tất cả 160 trang.

Ngày đăng: 23/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí