Giá trị và vị trí tập thơ Việt Bắc trong hành trình thơ Tố Hữu - 13


Xa xôi đầu xóm tre xanh

Có bà ru cháu nằm khoanh lòng già Cháu ơi cháu lớn với bà

Bố mày đi đánh giặc xa chưa về.

(Cá nước, 1947)

Sử dụng trong cách hiệp vần. Các âm tiết hiệp vần thường có phụ âm đầu khác nhau, phần vần lặp lại và các vần thường mang thanh bằng. Đặt những câu thơ của Tố Hữu bên cạnh những câu ca dao lục bát thì ta khó có thể phân biệt được đâu là thơ Tố Hữu và đâu là câu ca dao.

Nếu ca dao có câu:


Mình về có nhớ ta chăng Ta về ta nhớ hàm răng mình cười

Thì thơ Tố Hữu cũng góp phần vào vốn ca dao ấy những lời thơ thật ngọt ngào, tha thiết:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Mình về mình có nhớ ta Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng

(Việt Bắc, 1954)

Giá trị và vị trí tập thơ Việt Bắc trong hành trình thơ Tố Hữu - 13

Cách hiệp vần không chỉ mang thanh bằng mà còn mang thanh trắc, hoặc phối hợp hai thanh bằng- trắc. Những cách hiệp vần này trong thơ Tố Hữu ít gặp ở những nhà thơ khác. Điều đó ghi nhận nét độc đáo trong thơ ông, khác với Xuân Diệu, Nguyễn Bính sau này.

Trong thơ Nguyễn Bính ta cũng bắt gặp kiểu gieo vần lạ, bất thường:

Trên giời có vẩy tê

Đôi bên ước thề duyên hãy tròn duyên

Nhưng không thể giống với Tố Hữu ở những vần được gieo kết hợp giữa âm tiết mang thanh bằng và âm tiết mang thanh trắc như:


Nhớ sông Lô, nhớ Phố Ràng

Nhớ từ Cao Lạng, nhớ sang Nhị Hà

(Việt Bắc, 1954)

Cách hiệp vần này còn xuất hiện ngay trong câu lục và câu bát, đó chính là dụng ý nghệ thuật của nhà thơ:

bủ nằm chuối khô Bà bủ không ngủ lo bời bời

(Bà bủ, 1948)

Các âm tiết gieo vần với nhau đều mang thanh trắc cũng đã chứa đựng trong nó một nội dung, đó là khát vọng thay đổi quê hương đất nước. Hàng loạt âm tiết mang thanh trắc ấy dường như để diễn tả sự uất ức, hận thù và đầy nước mắt trước cảnh điêu tàn, tan nát của quê hương bị giặc dày xéo. Song bên cạnh đó lại là tiếng hát lên đường, tiếng hát theo vần thơ ngân dài đến tận cuối bài thơ:

Bàn tay đã nắm lời thề

Ra đi quyết phá ngày về sẽ xây Từ trong đổ nát hôm nay

Ngày mai đã đến từng giây, từng giờ...

(Giữa thành phố trụi, 1947 )

Tố Hữu học cách gieo vần trong ca dao, tiếng thứ 6 của câu lục vần với tiếng thứ 6 của câu bát, tiếng thứ 8 của câu bát vần với tiếng thứ 6 của câu lục tiếp sau thường là gieo vần bằng, ở các bài thơ tiêu biểu như: Bà bủ, Bầm ơi, Việt Bắc...

Bà bủ không ngủ bà nằm

Càng lo càng nghĩ, càng căm càng thù

Ngoài phên gió núi ù ù

Mưa đêm mưa tự chiến khu mưa về...

(Bà bủ, 1948)


Tố Hữu là nhà thơ không chỉ dừng lại ở việc học tập những nét tinh hoa của văn học truyền thống, mà ở nhà thơ luôn có sự tìm tòi, phát hiện mới mẻ. Ngoài việc gieo vần ở những vị trí thông thường Tố Hữu còn gieo vần ở những vị trí bất thường. Tố Hữu đã tạo ra một sợi dây liên kết vô hình (qua vần điệu) giữa những địa danh lịch sử để gọi về "chín năm nắng núi mưa ngàn" của Việt Bắc- một thời kỳ gian khổ nhưng oanh liệt.

Ai về có nhớ ai không ?

Ta về ta nhớ Phủ Thông Đèo Giàng

Nhớ sông Lô nhớ Phố Ràng Nhớ từ Cao Lạng nhớ sang Nhị Hà

(Việt Bắc, 1954)

Tố Hữu sử dụng nhiều vần liên tiếp tạo nên âm hưởng ngân vang đồng vọng. Hai câu lục bát trên gieo vần ở vị trí 6-8 thông thường, nhưng đến hai câu sau Tố Hữu gieo vần bất thường, vị trí thứ 6 của câu lục gieo vần với vị trí thứ 4 của câu bát khiến câu thơ đột ngột chuyển giọng như khắc sâu nỗi nhớ, nỗi nhớ theo chiều sâu và lan toả từ vùng này sang vùng khác, từ những hy sinh gian khổ đến những chiến công vang dội ...một nỗi nhớ dào dạt, tha thiết. Tố Hữu đã vận dụng sáng tạo trong đoạn thơ này cách gieo vần bất thường làm cho những câu thơ không chỉ là trang ký sự chiến trường mà còn gợi lên vẻ đẹp thẩm mỹ trong lòng độc giả.

Ngoài ra còn có một số bài thơ Tố Hữu gieo vần ở tiếng thứ 4 của câu tám.

Bầm ra ruộng cấy bầm run

Chân lội dưới bùn tay cấy mạ non.


Hay:


Nhà em phơi lúa chửa khô

Ngô chửa vào bồ sắn thái chưa xong Nhà em con bế con bồng

(Bầm ơi, 1948)

Em cũng theo chồng đi phá đường quan

(Phá đường, 1948)


Có thể nói những bài thơ gieo vần ở tiếng thứ 4 này đều là những bài viết về những người thôn quê mộc mạc dân dã. Đó là một dụng ý nghệ thuật của Tố Hữu mang lại hiệu quả thẩm mỹ cao.

Tố Hữu thường dùng vần Đường luật mềm mại, có nhiều khả năng biểu hiện cái liên tục thích ứng với hơi thở liền mạch.(chữ cuối câu thứ nhất, câu thứ hai, và câu thứ tư, thanh bằng và vần với nhau):

Ai biết trưa nay giữa bụi bờ

Anh nằm sưởi nắng mắt lơ Tôi ngồi, không ngủ nghe anh thở Khe khẽ lòng ngâm lên tiếng thơ

(Lên Tây Bắc, 1948)

Tìm hiểu quá trình sáng tạo nghệ thuật của Tố Hữu, ta thấy ông không bao giờ nô lệ vào câu chữ hay gò ép, khiên cưỡng trong niêm luật và cách gieo vần. Thơ ông vừa mang nét tinh hoa của văn học truyền thống, vừa mang tính hiện đại, nên những bài thơ của ông vừa giàu tính nhạc, vừa mang tính hình tượng cao.

3.2. Sự kết hợp giữa tính dân tộc và âm hưởng hiện đại

Tố Hữu đã lấy dân tộc làm nền tảng cho thơ mình. Ông tiếp thu truyền thống thơ ca dân gian, cổ điển của dân tộc, một sự tiếp nhận sâu và đa diện, tiếp nhận một cách sáng tạo đầy bản lĩnh. "Ông tiếp thu phần hồn, đón lấy cái hương, cái “nhụy” của nó", đúng như Nguyễn Đình Thi nhận xét.

Nhìn lại các bài thơ gắn với truyền thống nhất của Tố Hữu, đều có một sự hài hoà hiếm có giữa tính dân tộc và tính hiện đại. Hiện đại không chỉ nội dung mà cả hình thức thể hiện, hiện đại ngay trong các thể thơ cổ điển của dân tộc, trong cách biểu hiện rất gần với thơ ca dân gian.

Phong vị dân gian đậm đà trong thơ Tố Hữu, đặc biệt trong nhiều bài thơ đặc sắc như hàng loạt các bài thơ Việt Bắc, Bầm ơi, Phá đường...Những câu thơ được ủ chặt giữa hương vị dân gian rất phổ biến. Chính nó là sợi dây bền chặt, kết


bện thơ Tố Hữu với truyền thống thơ ca dân tộc, tạo nên sức hấp dẫn, sức cảm hoá, sức nặng, sức bền của thơ ông trong lòng nhiều thế hệ độc giả.

Tố Hữu đã tiếp thu triệt để khai thác, sử dụng và phát triển một cách sáng tạo những tinh hoa của thơ ca truyền thống, góp phần diễn tả một cách sinh động những tư tưởng tình cảm mới của thời đại. Chính sự tiếp nhận sáng tạo ấy của nhà thơ đã đem lại dáng vẻ và âm hưởng hiện đại cho thơ ca truyền thống." ... làm cho cái hồn dân tộc nhập vào với cái hồn thời đại”,“ Tố Hữu đã giữ được hiện đại ngay trong hình thức biểu hiện tưởng là cổ điển nhất” (Lê Đình Kỵ).

Tố Hữu đã đưa câu thơ lục bát cổ điển đến một hình thức phát triển cao nhất và phong phú nhất, những câu thơ ngọt ngào, uyển chuyển, thướt tha, mà vẫn nói lên được những điều cần nói về hiện thực cách mạng, về tình cảm cách mạng:

Em là con gái Bắc Giang Rét thì mặc rét nước làng em lo

Nhà em phơi lúa chửa khô

Ngô chửa vào bồ sắn thái chưa xong.

(Phá đường, 1948)

Hay bài Bầm ơi với âm điệu gần gũi với ca dao, Tố Hữu đã diễn tả được tình cảm ân tình tha thiết của người con đối với người mẹ, gợi lên được hình ảnh chân thực của bà mẹ nông dân Việt Nam vất vả và tình cảm của mẹ thật cảm động. Nhưng ở đây tình cảm của người mẹ đối với con rất đỗi thiêng liêng khi gắn với tình đồng bào, đồng chí, tình anh em, tình đất nước nó là sản phẩm mới của thời đại:

Bầm ơi liền khúc ruột mềm Có con có mẹ có thêm đồng bào

Con đi mỗi bước gian lao

Xa bầm nhưng lại có bao nhiêu bầm.

(Bầm ơi, 1948 )


Việt Bắc ngọt ngào, đằm thắm như lời ru, lời thủ thỉ đã đưa người đọc vào một thế giới sâu nặng ân tình, rất tiêu biểu cho hồn thơ, cho phong cách của Tố Hữu. Vẫn là tiếng nói của tình cảm, tình yêu nhưng là tình yêu đối với quê hương đất nước, đối với cách mạng, đối với nhân dân. Và tình yêu ấy đã biến thành tình nghĩa, và Việt Bắc trở thành tiếng hát ân tình thuỷ chung của những người kháng chiến, của cả dân tộc trong một thời điểm đáng nhớ.

Mình đi, có nhớ những ngày

Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù Mình về, có nhớ chiến khu

Miếng cơm chấm muố,i mối thù nặng vai?

Mình về, rừng núi nhớ ai

Trám bùi để rụng, măng mai để già...

(Việt Bắc, 1954)

Thuộc trong số câu thơ hay nhất của bài Việt Bắc là:

Mình đi, mình có nhớ mình

Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa?

Trong ca dao, không gặp kiểu đại từ đổi ngôi như vậy. Câu thơ vốn có gốc rễ sâu xa trong ca dao của dân tộc bỗng vụt lớn lên, mới mẻ, hiện đại. Câu hỏi thật sâu nặng, đầy ý nghĩa.

Bên cạnh đó bài Việt Bắc còn có những câu đọc lên như một bài ca dao hiện đại:

Muối Thái Bình ngược Hà Giang Cày bừa Đông Xuất, mía đường tỉnh Thanh

Ai về mua vại Hương Canh Ai lên mình gửi cho anh với nàng

Chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng Vải tơ Nam Định, lụa hàng Hà Đông

(Việt Bắc, 1954)


Ở Tố Hữu cái hơi dân tộc kết hợp khéo léo với màu sắc hiện đại tiếp tục được thể hiện và càng dồi dào, đậm nét hơn trong tập Gió lộng như trong Em ơi...Ba lan, Bài ca mùa xuân 61:

Em ơi, Ba lan, mùa tuyết tan

Đường bạch dương, sương trắng nắng tràn Anh đi, nghe tiếng người xưa gọi

Một giọng thơ ngâm, một giọng đàn

:


Gà gáy sáng. Thơ ơi mang cánh lửa Hãy bay đi. Con chim kêu trước cửa Thêm một ngày xuân đến. Bình minh Cành táo đầu hè quả ngọt rung rinh

Bỏ âm nhạc đi, đó là những câu thơ rất Tây, lồng âm nhạc vào, đó là những câu rất Việt. Âm nhạc như cái hồn dân tộc theo sát các ý của thi sĩ khiến cho mỗi câu thơ; cùng toàn bài thơ vừa ẩn chứa tính dân tộc vừa mang âm hưởng hiện đại.

Gió lộng, là sự rộng mở đến bát ngát, mênh mông của đất trời tự do, với một nửa nước đang bước vào kế hoạch 5 năm đầu tiên xây dựng chủ nghĩa xã hội; với Tổ quốc" dẫu chưa toàn vẹn đã bay cờ hồng"; với "mắt nhìn bốn hướng. Trông lại nghìn xưa, trông tới mai sau"; với tầm cao thời đại "trông Bắc, trông Nam, trông cả địa cầu". Thể thơ tự do được vận dụng linh hoạt, lúc thì rắn rỏi như Tiếng chổi tre, lúc thì rừng rực căm giận như Thù muôn đời muôn kiếp không tan, lúc thì mềm mại uyển chuyển như Em ơi...Ba lan...Những cách gieo vần mới mẻ như "Đường bạch dương, sương trắng, nắng tràn" tạo một bâng khuâng và ngân nga không dứt trong tâm tưởng làm nối dài những liên tưởng giữa truyền thống và hiện đại. So với Việt Bắc, Gió lộng là một bước tiến mới trong quan hệ dân tộc và hiện đại, nhưng vẫn không xa rời ngọn nguồn dân tộc như trong Quê mẹ, Người con gái Việt Nam, Tiếng ru...


KẾT LUẬN


1. Với Tố Hữu, chúng ta có một nhà thơ - chiến sĩ, biết gắn bó đời mình và hoạt động thơ ca của mình với lý tưởng cao cả vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Thơ ông là thơ "mang cánh lửa", "đốt cháy trái tim con người vào ngọn lửa thần của đại nghĩa" (Xuân Diệu). Đã có bao nhiêu người cảm động vì thơ ông và từ thơ ông mà đến với cách mạng. Hơn nửa thế kỷ qua, thơ Tố Hữu trở thành tấm gương phản ánh những lẽ sống lớn của dân tộc, trở thành tiếng hát của thời đại.

2. Tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu thực sự có giá trị và giữ vị trí xứng đáng trong nền thơ ca kháng chiến, bởi nó đã góp phần giải quyết những vấn đề cơ bản đặt ra cho nền văn nghệ mới Việt Nam sau 1945. Đó là vấn đề dân tộc và đại chúng, vấn đề nghệ thuật và tuyên truyền, vấn đề vốn sống và kỹ năng nghề nghiệp, vấn đề hiện thực và lãng mạn, vấn đề nội dung và hình thức…Tố Hữu trong tập thơ Việt Bắc đã góp phần của mình không bằng lý luận mà bằng sáng tác, để giải quyết các vấn đề đó, và trở thành ngọn cờ tiêu biểu, đứng ở hàng đầu nền thơ ca cách mạng sau 1945- Từ Việt Bắc chúng ta có thể rút ra nhiều bài học quý báu về con đường đi của thơ đó là con đường gắn bó với nhân dân phục vụ lợi ích của cách mạng.

3. Giá trị nội dung lớn của Việt Bắc- đó là một tình yêu nước, được thể hiện một cách thiết tha và cụ thể, qua tình yêu những con người đứng ở hàng đầu sự nghiệp kháng chiến - đó là anh bộ đội cụ Hồ, là những bà mẹ, những phụ nữ, những em bé…sẵn sàng hy sinh tất cả để đánh thắng giặc; là sự phát hiện những giá trị nhân văn cao cả trong những con người bình thường, “ nhỏ bé” làm nên g- ương mặt chung của nhân dân, vừa được cách mạng giải phóng, vừa làm nên sức mạnh giải phóng của cách mạng. Là tình cảm gắn bó với quê hương cách mạng mang tên Việt Bắc“ thủ đô gió ngàn” với cây đa Tân Trào, mái đình Hồng Thái- những địa danh đã đi vào lịch sử và bây giờ tiếp tục cuộc kháng chiến chín năm“

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 18/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí