Giá Trị Thực Tế Của Các Tác Phẩm Truyện Dân Gian Nước Ngoài


máu và hi sinh để giành lại đất nước, giành lại độc lập tự do và cho chúng ta có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, đầy đủ như ngày hôm nay. Từng mảnh đất, vùng trời hay viên sỏi, hạt cát những thứ dù lớn hay bé đều được đánh đổi bằng sự hi sinh thầm lặng của ông cha ta, của những thế hệ đi trước để có được. Chính vì vậy, chúng ta cần phải yêu Tổ quốc, yêu quê hương, đất nước - nơi chúng ta được sinh ra và lớn lên, đem đến cho chúng ta cuộc sống hòa bình, hạnh phúc bên cạnh gia đình, người, bạn bè và thầy cô.

Tình yêu của con người dành cho Tổ quốc, cho quê hương đất nước không nhất thiết phải được thể hiện bằng những việc làm to lớn. Ông cha ta đã cùng nhau đấu tranh để giành lại đất nước còn chúng ta cần phải bảo vệ quê hương đất nước. Bảo vệ đất nước không phải là chiến đấu, hi sinh như những thế hệ đi trước mà chỉ cần chúng ta biết yêu quý, trân trọng từng vùng đất, từng cây xanh, ngọn cỏ và từng hạt cát nhỏ. Bởi chính những thứ nhỏ bé ấy đã đem đến cho chúng ta mái nhà bình yên và hạnh phúc. “Đất quý, đất yêu” (Truyện dân gian Ê-ti-ô-pi-a, Tiếng việt 3) là tác phẩm cho ta thấy được tình yêu quê hương đất nước xuất phát từ tình yêu thương, trân trọng những gì nhỏ bé nhất.

Câu chuyện kể về cuộc du ngoạn của hai người khách nước ngoài đến vùng đất Ê-ti-ô-pi-a. Họ đi khắp đất nước và tham quan mọi đường sá, núi đồi, sông ngòi nơi đây. Không chỉ vậy, họ còn được nhà vua mở tiệc chiêu đãi trong cung điện và dành tặng cho họ nhiều vật quý hiếm. Sau cuộc du ngoạn, họ quyết định trở về và vua đã sai viên quan đưa họ hai người khách xuống tàu. Ngay lúc hai người khách định bước chân xuống tàu thì viên quan đã ngăn hai người lại và bảo họ cởi giày ra. Sau đó viên quan đã sai người cạo sạch đất ở đế giày của họ rồi mới trả họ để họ xuống tàu. Hai người thấy hành động kì lạ này bèn thắc mắc và hỏi viên quan. Viên quan đã không ngần ngại trả lời, ông làm như vậy vì đây là mảnh đất yêu quý của họ. Tất cả người dân Ê-ti-ô-pi-a đều sinh ra và lớn lên ở đây, chết cũng ở đây. Trên mảnh đất này, họ đã sống, trồng trọt và chăn nuôi. Đất Ê-ti-ô-pi-a là cha, là mẹ, là những người anh em ruột thịt của họ. Họ có thể tiếp đón những vị khách tới đây thăm quan bằng cách chu đáo nhất, tặng cho mọi người nhiều đồ vật quý giá.


Nhưng mảnh đất này đối với họ và thiêng liêng, cao quý nhất nên họ không thể để hai vị khách mang đi dù chỉ là một hạt cát nhỏ bé nhất. Khi nghe được những lời nói chân tình của viên quan, hai người khách lại càng thêm khâm phục con người, tấm lòng yêu quý mảnh đất quê hương của người Ê-ti-ô-pi-a. Chính nhờ tình yêu chân thành của những người dân Ê-ti-ô-pi-a đã khiến cho hai vị khách cảm động và thêm thấu hiểu được sự thiêng liêng, cao quý của mảnh đất nơi mình sinh ra và lớn lên.

Lòng nhân ái, tình yêu Tổ quốc, quê hương đất nước là phẩm chất nhất định phải có trong mỗi con người. Con người không bao giờ được phép quên cội nguồn, quê hương của mình. Đối với các em - những mầm non, những chủ nhân tương lai của đất nước, tình yêu của các em dành cho đất nước phải được bồi dưỡng hằng ngày. Các em chăm chỉ học tập và rèn luyện để lớn lên trở thành những người có ích cho đất nước, xã hội là điều rất cần thiết và đó cũng chính là cách các em đang thể hiện tình yêu quê hương đất nước của mình. Nhưng đó chưa phải là tất cả những việc các em có thể làm để bảo vệ và xây dựng đất nước. Những việc làm nhỏ nhặt, trân trọng và yêu quý những thứ nhỏ bé như cái cây, hạt cát chính là các em đang thể hiện tình yêu quê hương đất nước, xây dựng và bảo vệ đất nước. Ngay từ bây giờ, các em hãy biết nâng niu, yêu quý và trân trọng mảnh đất quê hương đất nước – nơi các em sinh ra và lớn lên.

Câu chuyện “Đất quý, đất yêu” là câu chuyện ngắn gọn, đơn giản mà nhẹ nhàng, gần gũi với những câu từ dễ đọc, dễ hiểu và giúp các em dễ dàng cảm nhận được nội dung và ý nghĩa mà câu chuyện hướng đến. Một câu chuyện đơn giản, ngắn gọn nhưng lại ẩn chứa trong đó bài học về tình yêu quê hương đất nước, sự trân trọng đối với mảnh đất thiêng liêng cao quý mà mình sống. Và đó cũng chính là lí do mà tác phẩm được đưa vào trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học.


2.6. Giá trị thực tế của các tác phẩm truyện dân gian nước ngoài

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

2.6.1. Bài học rút ra từ các tác phẩm truyện dân gian nước ngoài

Các tác phẩm truyện dân gian nước ngoài trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học chiếm số lượng không ít. Việc dạy các tác phẩm truyện dân gian nước ngoài không chỉ giúp cho các em mở rộng vốn từ, câu và mở rộng sự hiểu biết về các phong tục, tập quán, cách sống và văn hóa của nhiều đất nước trên thế giới mà còn muốn mang đến cho các em nhiều bài học khác nhau. Mỗi câu chuyện lại mang một nội dung, ý nghĩa và bài học riêng, thậm chí có những truyện ẩn chứa nhiều bài học khác nhau.

Giá trị của truyện dân gian nước ngoài với học sinh Tiểu học - 9

Câu chuyện “Cô bé trùm khăn đỏ” (Truyện cổ Pê – rô, Tiếng việt 1) là bài học khuyên chúng ta phải nghe lời cha mẹ dặn, đi đến nơi về đến chốn, không được la cà dọc đường, mải chơi hái hoa bắt bướm, dễ bị kẻ xấu làm hại, không chỉ gây nguy hiểm cho chính chúng ta mà còn gây nguy hiểm cho những người thân của chúng ta. “Bông hoa cúc trắng” (Truyện cổ tích Nhật Bản, Tiếng việt 1) là bài ca về tấm lòng hiếu thảo của cô bé trong truyện đã làm cho trời đất cũng cảm động, giúp cô chữa khỏi bệnh cho mẹ. Phải luôn biết quý trọng tình bạn nếu không thì người ấy sẽ luôn phải sống trong cô độc như cô chủ nhỏ trong truyện “Cô chủ không biết quý trọng tình bạn”. Chúng ta phải biết lễ phép, lịch sự vì như vậy chúng ta sẽ được mọi người yêu quý và giúp đỡ là bài học ẩn chứa bên trong “Hai tiếng kì lạ”. Con người phải luôn phải khám phá, tìm tòi và chiến đấu với thiên nhiên nhưng bên cạnh đó con người cũng phải “kết bạn”, sống hòa hợp với thiên nhiên như nhân vật ông Mạnh trong “Ông Mạnh thắng thần gió”.

Một trí khôn hơn trăm trí khôn” (Truyện cổ Kiếc-ghi-gi, Tiếng việt 2) cho chúng ta biết chỉ khó khăn, hoạn nạn mới thử thách trí thông minh sự bình tĩnh của mỗi người và đừng bao giờ kiêu căng, ngạo mạn mà xem thường người khác. Con người luôn phải biết yêu quý đất đai, chăm chỉ lao động thì mới có cuộc sống ấm no, hạnh phúc chính là điều mà tác phẩm muốn nói đến trong bài “Kho báu” (Ngụ ngôn Ê–dốp, Tiếng việt 2). Câu chuyện khuyên chúng ta biết yêu quý đất đai, Tổ quốc – thứ thiêng liêng, cao quý nhất của con người “Đất quý, đất yêu”. Những


mong muốn tham lam sẽ không bao giờ mang lại hạnh phúc cho con người là bài học mà chúng ta phải khắc sâu, đừng bao giờ tham lam rồi cuối cùng lại tự rước họa vào thân như vị vua của truyện “Điều ước của vua Mi-đát”. Với “Thuần phục sư tử” dạy chúng ta những phẩm chất như kiên nhẫn, dịu dàng, thông minh vì nó chính là những đức tính làm nên sức mạnh của người phụ nữ, giúp họ bảo vệ hạnh phúc gia đình.

Những tác phẩm truyện dân gian nước ngoài đều có nội dung và câu từ dễ hiểu, ngắn gọn, đơn giản, đôi khi nhẹ nhàng nhưng lại ẩn trong đó nhiều bài học gắn liền với đời sống thực tế. Những bài học này vô cùng bổ ích cho cuộc sống của các em, giúp các em phát triển và hoàn thiện nhân cách bản thân một cách tốt hơn.

2.6.2. Ý nghĩa và tác dụng giáo dục của truyện dân gian nước ngoài đối với học sinh Tiểu học

Giáo dục ngay từ khi còn nhỏ là điều cần thiết cho trẻ trong cuộc sống và sự phát triển sau này. Khi các em chưa được đến lớp đến trường, gia đình chính là môi trường giáo dục và cha mẹ chính là người dạy dỗ các em. Những bài học của các em là những kiến thức xã hội đơn giản và được biết đến thông qua lời nói của cha mẹ hay những hình ảnh được xem hoặc chứng kiến. Khi các em đã đủ tuổi đến trường thì trường học chính là môi trường giáo dục và người dạy dỗ, giáo dục và rèn luyện các em chính là các thầy cô giáo. Các em sẽ được học những kiến thức phức tạp và nâng cao hơn mà trước đây các em chưa từng biết đến.

Đặc biệt trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học, các em không chỉ được học những thứ đơn giản như câu từ, đoạn văn mà còn được học để hiểu và biết được về nội dung và ý nghĩa của các câu chuyện. Bên cạnh các tác phẩm văn học Việt Nam, chương trình Tiếng Việt Tiểu học cũng rất chú trọng đến các tác phẩm văn học nước ngoài và đặc biệt là truyện dân gian nước ngoài.

Các tác phẩm truyện dân gian nước ngoài có vai trò vô cùng quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến việc học tập, rèn luyện của các em hiện tại và tương lai sau này. Nó giúp các em mở rộng kiến thức về nhiều lĩnh vực, sự hiểu biết về nhiều đất


nước khác nhau trên thế giới. Các em còn nhỏ nhưng có trí tưởng tượng phong phú, luôn muốn tìm hiểu và khám phá những thức mới lạ trên thế giới. Qua các tác phẩm truyện dân gian nước ngoài, các em có thể biết thêm được những phong tục, tập quán, lối sống và văn hóa của các nước bạn. Mỗi đất nước lại có một truyền thống, phong cách và lối sống khác nhau nhưng đều có những nét đẹp và sự thú vị riêng của nó. Những câu chuyện được chọn lựa dạy trong chương trình Tiểu học đều mang những đặc trưng rõ nét để có thể giúp các em dễ hình dung và dễ hiểu hơn. Hơn nữa trong xã hội ngày nay, việc am hiểu và hội nhập quốc tế là điều rất cần thiết. Để có thể giao tiếp với bạn bè trên thế giới, các em không chỉ cần hiểu được ngôn ngữ nước ngoài và có khả năng gia tiếp mà còn phải biết về con người, cuộc sống, những nét đẹp văn hóa, tư tưởng tình cảm, truyền thống của họ.

Những câu chuyện dân gian nước ngoài chiếm một vị trí không nhỏ trong việc hình thành, giáo dục và hoàn thiện nhân cách của các em. Nó giúp các em bồi dưỡng tâm hồn mà còn giáo dục trí tuệ, giáo dục tình cảm, giáo dục đạo đức. Các tác phẩm truyện dân gian đều là những câu chuyện có nội dung đơn giản, nhẹ nhàng nhưng lại vô cùng hấp dẫn, thú vị. Cùng với những câu từ dễ đọc, dễ hiểu và gần gũi, quen thuộc được sử dụng trong cuộc sống hằng ngày của các em. Tuy đều là những tác phẩm truyện dân gian nước ngoài nhưng lại không thấy có sự lạ lẫm và khó để tiếp thu đối với các em. Tác dụng lớn nhất mà chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học muốn truyện dân gian nước ngoài mang đến cho các em chính là những bài học sâu sắc, bổ ích và cần thiết về cách làm ngươi, cách cử xử và cách để các em phát triển, hoàn thiện bản thân. Mỗi tác phẩm là một bài học, lời khuyên khác nhau hay thậm chí một tác phẩm còn có thể ẩn chứa trong đó nhiều bài học. Những bài học này giáo dục các em về những phẩm chất, đức tính cần có của mỗi con người. Với những điều các em chưa biết, chưa học thì các tác phẩm này sẽ mang đến những bài học để giúp các em hình thành những phẩm chất, đức tính quan trọng. Còn với những điều mà các em đã được dạy thì những câu chuyện này sẽ giúp các em phát triển và hoàn thiện bản thân hơn. Có thể những điều này các em đã được cha mẹ dạy trước khi đến trường nhưng để các em hiểu rõ bản chất và nhận


thức được những phẩm chất, đức tính không phải chuyện dễ dàng. Và đặc biệt khó hơn khi các em phải có đủ những phẩm chất này khi còn nhỏ. Chính vì vậy, chương trình Tiếng Việt đã chọn lọc những truyện dân gian nước ngoài hay, ý nghĩa và mang nhiều bài học khác nhau nhưng vẫn rất thu hút và hấp dẫn các em.

Các tác phẩm truyện dân gian nước ngoài có ý nghĩa và tác dụng rất lớn đối với các em trong việc hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách và con người. Dù các tác phẩm này chỉ chiếm một số lượng không lớn trong chương trình Tiếng Việt nhưng không thể phủ nhận được tác dụng lớn lao mà nó mang lại.


CHƯƠNG 3

BƯỚC ĐẦU SUY NGHĨ VỀ CÁCH DẠY CÁC TÁC PHẨM TRUYỆN DÂN GIAN CHO HỌC SINH TRONG CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC

3.1. Thực nghiệm sư phạm

3.1.1. Đối tượng thực nghiệm

Học sinh lớp 1A8 – trường Tiểu học Wellspring.

3.1.2. Mục đích thực nghiệm

Học sinh nhận biết được sâu sắc giá trị giáo dục của các bài truyện dân gian nước ngoài trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học, đặc biệt là một số bài trong chương trình Tiếng Việt lớp 1.

3.1.3. Thời gian thực nghiệm

Từ ngày 03/01/2017 (tương ứng với tuần 21) đến ngày 27/4/2018 (tương ứng với tuần 37).

3.1.4. Nội dung thực nghiệm

Giáo án: phân môn Kể chuyện và Tập đọc (Phụ lục) Bài: Bông hoa cúc trắng (TV1, trang 90)

Một trí khôn hơn trăm trí khôn (TV2, 31) Kho báu (TV2, 83)

3.1.5. Kết quả thực nghiệm

Với mong muốn giúp học sinh hiểu được nội dung, ý nghĩa, giá trị giáo dục của các tác phẩm truyện dân gian nước ngoài, tôi đã tiến hành dạy thực nghiệm một số bài Kể chuyện cho học sinh lớp 1A8 trường Tiểu học Wellspring. Qua bài dạy, bằng việc kết hợp linh hoạt các phương pháp dạy học như thảo luận nhóm, quan sát, kể chuyện, đóng kịch,…chúng tôi thấy các em thực sự đã nắm được những giá trị giáo dục, bài học mà các tác phẩm truyện dân gian nước ngoài mang lại. Bằng những câu hỏi gợi mở, dẫn dắt của tôi, các em dần tự tìm cho mình những nội dung,


ý nghĩa, lời khuyên và bài học của các tác phẩm. Từ đó, các em nắm được rõ giá trị giáo dục giúp các em có những suy nghĩ, thái độ, hành vi phù hợp trong cuộc sống.

Qua bài học, các em biết luôn phải nghe lời cha mẹ, đi đến nơi về đến chốn, không được mải chơi, la cà dọc đường không chịu về nhà ngay và phải biết đề phòng kẻ xấu, không được tin tưởng và nghe theo lời người lạ (bài Cô bé trùm khăn đỏ). Câu chuyện “Bông hoa cúc trắng” là bài học về lòng hiếu thảo của người con dành cho mẹ, người con sẵn sàng làm mọi việc để chữa khỏi bệnh cho mẹ. Tác phẩm khuyên các em phải biết hiếu thảo, luôn yêu thương, ngoan ngoãn, quan tâm và chăm sóc cha mẹ. Học xong bài Kể chuyện “Cô chủ không biết quý trọng tình bạn”, các em sẽ biết yêu quý những người bạn của mình và trân trọng hơn những tình bạn tốt đẹp đó. Nếu các em không biết trân trọng những người bạn của mình thì sẽ không muốn ai chơi với các em và các em sẽ trở thành người cô đơn, lẻ loi. Sau khi học xong các bài học trên, tôi thấy có một số ưu điểm như sau:

- Học sinh rất hứng thú khi tham gia đóng kịch từng vai các nhân vật nên nội dung, ý nghĩa của bài học được các em nắm rất nhanh và sâu sắc.

- Học sinh hiểu, xúc động trước những bài học có nội dung cảm động, học tập được những tấm gương tốt, biết phê phán những kẻ xấu.

Và nhiều hơn thế các tác phẩm truyện dân gian nước ngoài sẽ đến với các em trong những bài học, giáo viên sẽ là những người trực tiếp dẫn dắt, giúp đỡ các em tìm hiểu ra nhiều bài học bổ ích cho cuộc sống của các em.

3.2. Đề xuất những phương pháp, biện pháp để giảng dạy các tác phẩm truyện dân gian nước ngoài trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học

Hiện tại, Bộ GD&ĐT đã biên soạn bộ tài liệu Chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học ở Tiểu học. Đây là giải pháp cơ bản đảm bảo cho việc dạy và học ở Tiểu học dạt mức chuẩn đề ra, góp phần khắc phục được tình trạng học sinh bị “nhồi nhét” quá tải lượng kiến thức. Góp phần từng bước ổn định và nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.

Xem tất cả 107 trang.

Ngày đăng: 11/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí