Những Chuẩn Mực Đạo Đức Trong Mối Quan Hệ Giữa Người Với Người Trong Cộng Đồng Xã Hội


chuyện này, tác giả muốn gửi gắm lời khuyên dành cho các em: “Tự tin là điều cần thiết nhưng chúng ta không được phép tự tin thái quá mà coi thường người khác và đừng bao giờ nghĩ rằng người khác sẽ luôn luôn thua kém chúng ta. Chỉ cần chúng ta chủ quan và coi thường người khác thì người nhận lấy thất bại chính là chúng ta”. Bên cạnh đó, câu chuyện cũng cho ta thấy được rằng, chỉ cần chúng ta cố gắng, kiên trì, nỗ lực hết sức thì sẽ có ngày chúng ta thành công. “Rùa và Thỏ” là một câu chuyện nhẹ nhàng, gần gũi và còn có phần hài hước nhưng lại mang trong nó những bài học sâu sắc mà chân thực trong cuộc sống của các em.

Với câu chuyện “Cô chủ không biết quý trọng tình bạn” ( Ô–xê–ê–va Va– len–ti-na, Tiếng việt 1) là bài học cho những ai không biết quý trọng tình bạn, điều đó sẽ chỉ khiến cho bản thân trở nên cô độc, lẻ loi. Lúc đầu, cô chủ nhỏ có Gà Trống, sau cô đã đổi Gà Trống để lấy Gà Mái. Rồi cô lại đổi Gà Mái để lấy Vịt. Và cuối cùng cô đã đổi Vịt để lấy chú chó con. Sau đó, chú chó con đã bỏ cô mà đi vì chú không muốn kết bạn với một cô chủ nhỏ không biết quý trọng tình bạn. Đây chính là bài học cho cô chủ nhỏ vì đã không biết chân trọng tình bạn với các loài vật. Và cũng là bài học dành cho các em, nếu các em không biết quý trọng, trân trọng tình bạn thì các em sẽ không còn người bạn nào bên cạnh và trở thành người cô độc.

Cách xử lí hoàn toàn hợp lôgic tư duy, tình cảm của trẻ con, khiến những bài học kín đáo trong tác phẩm truyện dân gian nước ngoài trở nên gần gũi với cuộc sống đời thường hơn. Nhờ vậy, các bài học được các em thích thú tiếp nhận, từng bước định hướng hành động của mình theo chiều hướng tích cực hơn.

2.1.3. Những chuẩn mực đạo đức trong mối quan hệ giữa người với người trong cộng đồng xã hội

Rộng hơn tình yêu thương gia đình, tình cảm trong nhà trường là tình yêu thương giữa con người với con người trong cộng đồng xã hội được biểu hiện rõ nét. Các tác phẩm truyện dân gian nước ngoài trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học cũng đề cập khá nhiều đến những chuẩn mực trong cả một cộng đồng, xã hội. Tinh thần giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau phát triển trở thành một nhu cầu không thể thiếu.


Muốn duy trì cuộc sống của mình, con người phải lao động và hợp tác, có mối quan hệ với người khác vì không ai có thể sống bên ngoài cộng đồng và xã hội. Tinh thần luôn sẵn sàng giúp đỡ và tương trợ lẫn nhau đang dần được đề cao lên thành một trong những chuẩn mực đạo đức trong mối quan hệ giữa cộng đồng và xã hội. Các tác phẩm đã đề cao việc giúp đỡ người khác, đem lại niềm vui, hạnh phúc cho người khó khăn, hoạn nạn,…

Câu chuyện “Sư tử và chuột nhắt” (Truyện cổ tích – Lép-tôn-xtôi, Tiếng việt

1) là câu chuyện giữa hai loài vật trái ngược nhau là sư tử - vua của rừng xanh và chuột nhắt - con vật bé nhỏ. Sư tử đã mủi lòng khi chuột khóc lóc xin tha và hứa sẽ đền ơn sư tử. Và cuối cùng thì chuột cũng đã thực hiện đúng lời hứa của mình khi cắt đứt sợi dây và cứu sư tử khỏi việc bị đưa đến sở thú. Chuột tuy bé nhỏ nhưng vào lúc mà sư tử - vua rừng xanh gặp nguy hiểm thì chính chuột lại là người cứu được sư tử. Tác giả đã đặt hai nhân vật đối lập với nhau trong cùng một câu chuyện để nói rằng người yếu đuối, bé nhỏ cũng có thể giúp đỡ người to khỏe. Không ai hơn ai, sẽ có đôi lúc chúng ta sẽ làm được những việc mà người khác không làm được. Đồng thời, câu chuyện cũng cho chúng ta thấy được nếu giúp đỡ mọi người thì khi chúng ta cần, mọi người cũng sẽ giúp đỡ chúng ta. Và đặc biệt ở nhân vật chuột còn cho ta thấy được rằng đây là người biết giữ lời hứa, chuột không hứa suông để thoát thân mà, khi thấy sư tử bị bắt thì chuột đã thực hiện đúng lời hứa của mình. Chỉ một câu chuyện có dung lượng ngắn gọn, từ ngữ đơn giản, dễ nghe, dễ hiểu nhưng lại mang đến cho các em rất nhiều bài học bổ ích khác nhau.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

Hay như trong câu chuyện “Hai tiếng kỳ lạ”, cậu bé Pao-lích cũng đã được cụ già giúp đỡ để nhận ra một điều là nếu chúng ta lễ phép thì sẽ được mọi người yêu quý và giúp đỡ. Những người thân trong gia đình của Pao-lích rất yêu thương cậu, chính vì yêu thương cậu nên mới muốn dạy cho cậu bé cách lễ phép với người lớn. Câu chuyện rất gần gũi, quen thuộc với các em nhưng bên trong đó lại là bài học đạo đức về cách làm người, cách ứng xử đối với những người thân trong gia đình. Lễ phép với người lớn là việc đơn giản, dễ làm nhưng lại là một trong những chuẩn mực đạo đức không thể thiếu đối với mỗi con người.


Giá trị của truyện dân gian nước ngoài với học sinh Tiểu học - 7

Câu chuyện “Một trí khôn hơn trăm trí khôn” (Truyện cổ Kiếc-ghi-gi, Tiếng việt 2) khuyên chúng ta chớ kiêu căng và xem thường người khác bởi sẽ có những lúc chúng ta cần đến sự giúp đỡ của họ. Trong truyện, Chồn luôn tự khoe mình là người có “trăm trí khôn ” và tỏ vẻ coi thường Gà Rừng khi bạn chỉ có “một trí khôn”. Nhưng đến khi gặp phải nguy hiểm thì chính “ một trí khôn” của Gà Rừng đã nghĩ ra kế và cứu cả hai cùng thoát nạn. Tác phẩm đã nói lên việc chúng ta không nên quá tự tin và kiêu căng, coi thường người khác. Và đồng thời cũng khuyên chúng ta phải biết khiêm tốn, bởi khi chúng ta khiêm tốn không đồng nghĩa với việc chúng ta kém cỏi hơn người khác. Chính vì vậy mà khiêm tốn luôn là đức tính được con người đề cao trong những chuẩn mực đạo đức.

Trong cuộc sống, sẽ có lúc các em phải rời xa gia đình, nhà trường để tự bước đi trên chính đôi chân của mình. Chính vì vậy sự giúp đỡ, tương trợ của những người trong cùng một cộng đồng là vô cùng quý giá và cần thiết. Các em cần hiểu rằng, tình yêu thương, sự đồng cảm, giúp đỡ lẫn nhau giữa con người với con người là hết sức thiêng liêng và cao quý. Những bài học về những chuẩn mực đạo đức đã được khắc họa rõ nét trong các tác phẩm truyện dân gian nước ngoài trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học. Đây sẽ là những bài học bổ ích và hành trang vững chắc cho các em trong cuộc sống sau này.

2.2. Truyện dân gian nước ngoài phản ánh mối quan hệ giữa người – môi trường sống

2.2.1. Giáo dục về tình yêu quê hương đất nước

Các tác phẩm truyện dân gian nước ngoài đã hướng trẻ đến một tình cảm thiêng liêng trừu tượng hơn là tình yêu quê hương, đất nước và cộng đồng, dân tộc. Có thể nói tình yêu quê hương đất nước, tình yêu thương đồng loại là tình cảm thiêng liêng, cao quý nhất của loài người. Tình cảm ấy đôi khi nó còn được thể hiện bằng hành động rất đỗi bình thường mà tự nhiên của con người. Nó có thể chỉ là sự trân trọng, nâng niu từng hạt cát nhỏ bé của quê hương đất nước như truyện “Đất quý, đất yêu” (Truyện dân gian Ê-ti-ô-pi-a, Tiếng việt 3). Hình ảnh người dân Ê-ti- ô-pi-a trân trọng từng hạt cát nhỏ của quê hương đất nước thiêng liêng yêu quý. Đó


là những tình cảm cao quý, thiêng liêng, đẹp đẽ. Nếu như thiếu đi tình yêu ấy, cuộc sống sẽ trở nên nhàm chán, vô vị, nhạt nhẽo và con người sẽ trở nên nhỏ bé, yếu đuối, thậm chí là hèn nhát.

Hay như câu chuyện “Một nhà thơ chân chính” (Truyện dân gian Nga, Tiếng việt 4) đã ca ngợi một nhà thơ chân chính, có khí phách cao đẹp, thà chết trên giàn lửa thiêu chứ nhất định không chịu khuất phục trước cường quyền. Chính lòng dũng, dám hi sinh thân mình vì quê hương đất nước đã cho thấy tình yêu quê hương đất nước sâu đậm của nhà thơ. Việc nâng niu, yêu quý từng hạt cát của vùng đất quê hương mình hay thà chết trên giàn lửa thiêu chứ không chịu khuất phục cường quyền đã nói lên rằng tình yêu quê hương đất nước được thể hiện rõ qua những việc làm dù nhỏ hay lớn. Chỉ cần việc làm đó là vì quê hương đất nước thì dù hơn hay nhỏ những việc làm đó đều trở nên cao cả.

Truyện dân gian Nga với “Một nhà thơ chân chính”(Tiếng việt 4), truyện cổ dân gian Ê-ti-ô-pi-a với “Đất quý, đất yêu” (Tiếng việt 3) đã góp phần tô đậm chủ điểm giáo dục về quê hương đất nước cho các em học sinh Tiểu học bên cạnh nhiều bài thơ, truyện của truyện dân gian Việt Nam.

2.2.2. Giáo dục tình yêu đối với thiên nhiên.

Từ bao đời nay giữa thiên nhiên và con người luôn có mối giao hòa với nhau. Thiên nhiên bao gồm những thứ xung quanh chúng ta có ảnh hưởng lớn đến đời sống con người, con người không thể sống nếu không có thiên nhiên. Con người luôn không ngừng khám phá, tìm kiếm, khai thác và giải thích thiên nhiên để từ đó con người biết chế ngự, chinh phục thiên nhiên vĩ đại vì sự sinh tồn và phát triển của giống nòi. Tài nguyên thiên nhiên không phải là vô hạn, chính vì vậy con người phải biết giữ gìn, có ý thức trong việc bảo vệ môi trường thiên nhiên. Thiên nhiên được thể hiện đậm nét trong những chủ điểm: Cây cối, Muông thú, Sông biển. Nhiều tác phẩm đã giáo dục các em ý thức bảo vệ môi trường ngay từ những việc bé nhỏ, gần gũi xung quanh mình. Các tác phẩm truyện dân gian nước ngoài trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học đã cho ta thấy được tầm quan trọng của thiên nhiên trong cuộc sống của con người.


Truyện “Ông Mạnh thắng thần gió” (Tiếng việt 2) mang một ý nghĩa thật đáng suy ngẫm: Ngoài việc bảo vệ môi trường sống, con người còn phải luôn dũng cảm chống chọi lại các thế lực tự nhiên hung hãn trong vũ trụ để giành chiến thắng, giành lấy cuộc sống hạnh phúc của mình. Ông Mạnh tượng trưng cho con người, Thần Gió tượng trưng cho thiên nhiên. Con người chiến thắng Thần Gió, chiến thắng thiên nhiên nhờ sự quyết tâm và lao động chăm chỉ. Chỉ có sự nỗ lực và cố gắng, con người sẽ chinh phục và chiến thắng được thiên nhiên. Nhưng con người không chỉ phải chinh phục, khám phá hay chế ngự mà cũng cần phải “kết bạn” với thiên nhiên, sống thân ái, chan hòa với thiên nhiên.

Các tác phẩm truyện dân gian nước ngoài muốn gửi gắm đến các em rằng: “Hãy bảo vệ thiên nhiên – môi trường sống của chúng ta”. Đặc biệt là ngày nay khi cuộc sống đang ngày càng phát triển, đời sống con người càng cao thì thiên nhiên lại hoàn toàn trái ngược. Môi trường, thiên nhiên ngày càng bị ô nhiễm, phá hoại mà ý thức của con người lại càng xuống thấp hơn. Chính bản thân chúng ta đang tự tay phá hoại môi trường, thiên nhiên tươi đẹp của chúng ta. Với những giá trị giáo dục sâu sắc của các tác phẩm truyện dân gian nước ngoài, mong rằng sẽ giúp các em có ý thức và cái nhìn đúng đắn hơn trong việc bảo vệ thiên nhiên, môi trường sống của mình.

2.3. Truyện dân gian nước ngoài phản ánh mối quan hệ giữa người – công việc

Trong xã hội, tuy các em còn nhỏ, nhưng các em cũng vẫn cần được chuẩn bị những chuẩn mực đạo đức của người công dân tương lai. Dù hiện tại các em còn nhỏ nhưng chính các em lại là những chủ nhân tương lai của đất nước, những người sẽ giúp cho đất nước và xã hội ngày càng trở nên phát triển và vững mạnh hơn.

2.3.1.Thái độ của con người đối với lao động

Trong cuộc sống, để tồn tại và phát triển, con người ai cũng cần phải lao động. Lao động chính là nguồn sống, là hạnh phúc đồng thời cũng là thước giá trị của con người. Ý nghĩa của lao động trong cuộc sống vô cùng thiêng liêng cao quý, do đó nhiều tác phẩm truyện dân gian nước ngoài trong chương trình Tiểu học đã


thể hiện rõ chuẩn mực đạo đức của con người qua việc đề cao giá trị của lao động. Lao động sáng tạo là niềm say mê, là phẩm chất tốt đẹp, cao quý nhất của con người.

Trong truyện “Kho báu” (Ngụ ngôn Ê–dốp, Tiếng việt 2) là bài học nhắc nhở những ai biết chăm chỉ lao động thì người đó sẽ có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Bằng một câu chuyện giản dị, nhẹ nhàng mà gần gũi nhưng ẩn trong đó là bài học về cuộc sống. Sự giàu sang, hạnh phúc và ấm no không phải tự nhiên mà có được. Con người cần phải trải qua một thời gian tự làm việc, lao động bằng chính sức lực của mình thì mới có được sự no đủ, hạnh phúc.

Ngoài ra cũng có những câu chuyện phê phán những kẻ lười biếng, trân trọng những người lao động chăm chỉ, cần cù, chịu khó như câu chuyện ngụ ngôn quen thuộc đối với các tất cả các em của La-phông-ten “Rùa và Thỏ” (Tiếng vệt 2). Không ỷ lại vào của cải của cha mẹ như cách dạy con của người cha trong truyện “Kho báu” (Ngụ ngôn Ê–dốp, Tiếng việt 2).

2.3.2. Ca ngợi sức lao động sáng tạo và trí thông minh của con người

Ở mảng đề tài này, có một số câu chuyện nói về tài năng của các nhà khoa học thiên tài. Nội dung chính của những truyện này không ngoài việc ca ngợi trí óc thông minh, biết tìm tòi, suy nghĩ, phát minh ra những điều có ích cho con người như “Nhà bác học và bà cụ” (Tiếng việt 3). Câu chuyện ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê-đi-xơn rất giàu sáng kiến luôn mong muốn đem khoa học phục vụ con người. Nhà bác học Ê-đi-xơn đã chế ra đèn điện khiến cho mọi người đều kéo tới xem. Sau khi nghe bà cụ phàn nàn về việc phải đi xa để xem đèn điện của ông và bà muốn có xe mà không cần ngựa lại thật êm thì nhà bác học đã ngay lập tức nảy ra ý định và không lâu sau đó ông đã tiếp tục chế tạo thành công xe điện. Câu chuyện ca ngợi sự thông minh, sáng tạo, luôn tìm tòi và phát minh ra những vật dụng có ích cho cuộc sống con người của nhà bác học Ê-đi-xơn.

Hay như trong truyện “Bác đánh cá và gã hung thần” (Truyện dân gian Ả- rập, Tiếng việt 4), sự thông minh, mưu trí của bác đánh cá đã khiến con quỷ chui lại


vào cái bình và chiến thắng gã hung thần vô ơn, bạc nghĩa. Trong một lần đi đánh cá, bác đánh cá đã vô tình câu được một cái bình. Vì tò mò nên bác đã mở ra và đã giải thoát cho gã hung thần bị nhốt trong cái bình nằm dưới biển hàng trăm năm. Thế nhưng sau khi được cứu ra, gã hung thần không những không biết ơn mà còn đòi giết bác đánh cá. Bằng sự bình tĩnh và thông minh của mình, bác đánh cá đã lừa được gã hung thần chui lại vào bình và ném chiếc bình đấy xuống dưới đáy biển sâu. Câu chuyện đề cao trí thông minh của con người. Nhờ có trí thông minh, con người có thể giải quyết được nhiều khó khăn, nguy hiểm.

Được học những tác phẩm giàu ý nghĩa giáo dục, những câu chuyện hay, bay bổng và thú vị như vậy sẽ giúp trí tưởng tượng của các em được mở rộng, tâm hồn non nớt của các em sẽ được chắp thêm đôi cánh ước mơ, để mai này vươn cao, bay xa hơn nữa trong cuộc sống, lao động sáng tạo giữa bầu trời khoa học bao la và rộng lớn không cùng để khám phá và chinh phục chúng. Đồng thời cũng rèn luyện cho các em tính kiên trì, lòng dũng cảm, trí thông minh, sự nhanh trí trong học tập và lao động. Khuyến khích các em học hỏi, tìm tòi và khám phá những thứ mới lạ, đưa ra những ý kiến và sáng tạo của mình.

2.4. Truyện dân gian nước ngoài phản ánh mối quan hệ giữa cá nhân – sự phát triển của xã hội

2.4.1. Giáo dục những phẩm chất của con người mới để hòa nhập với xã hội

Mối quan hệ giữa cá nhân và sự phát triển của xã hội thể hiện ở sự tác động và thích ứng của mỗi con người đối với xã hội. Thế hệ trẻ cần được giáo dục tinh thần trách nhiệm xây dựng xã hội ngày càng tốt đẹp hơn. Đây là một nội dung mà truyện dân gian nước ngoài trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học đặt ra một cách khá rõ rệt. Mối quan hệ cá nhân – xã hội vốn có sự tác động hai chiều và thể hiện qua khả năng thích ứng của mỗi con người đối với xã hội. Ở lứa tuổi thơ ngây của các em, nhà trường chính là nơi nhân cách của các em được hình thành và phát triển. Những bước đi đầu tiên này là chặng đường vô cùng quan trọng có khả năng tác động sâu sắc, gây những ấn tượng khó quên trong nhận thức của các em trong suốt cuộc đời. Cái tốt, cái xấu, cái thiện, cái ác hay cao cả, thấp hèn,…đến với các


em bằng những câu chuyện nho nhỏ, nhẹ nhàng, đơn giản mà gần gũi, những tấm gương sống động, muôn màu muôn vẻ trong cái thế giới thu nhỏ ấy từng ngày, từng ngày… như những giọt nước thấm dần vào mảnh đất hoang vu, khô cằn.

Một xã hội lành mạnh, văn minh trọng lễ nghĩa và đề cao những giá trị thực, những giá trị chân chính của con người sẽ là mảnh đất tốt để nhân cách các em có cơ hội nảy mầm, xanh tốt và phát triển. Thế hệ tương lai cần được giáo dục tinh thần trách nhiệm để mai này chung tay cùng mọi người xây dựng xã hội ngày một tốt đẹp hơn. Muốn được như vậy, trước hết các em cần có ý thức tự tu dưỡng rèn luyện, tự hoàn hoàn thiện mình, tự vượt lên chính mình để trở thành một con người hữu ích cho sự phát triển của xã hội. Các em chính là những người sẽ tác động trực tiếp đến xã hội, chính vậy chỉ khi các em cố gắng phát triển và hoàn thiện thì xã hội mới có thể phát triển. Để có thể làm được điều đó cần phải có những bài học những kinh nghiệm, những lời khuyên hữu ích có từ những bài học nhỏ trong sách vở. Những tác phẩm truyện dân gian nước ngoài nằm trong chương Tiếng Việt ở Tiểu học đã và đang mang đến cho các em những bài học bổ ích mỗi ngày. Mỗi ngày một bài học sẽ làm các em hiểu và thấm dần những bài học hơn.

2.4.2. Những bài học về việc tu thân

Giáo dục những phẩm chất tốt: Trung thực, chân thành, lễ độ của cậu bé Pao-lích đã khiến mọi người thêm yêu quý và giúp đỡ em “Hai tiếng kì lạ ”( truyện dân gian, Tiếng việt 1). Không nên bội bạc, vô ơn, không có tình nghĩa trước sau như gã hung thần trong “Bác đánh cá và gã hung thần” (Truyện dân gian A-rập, Tiếng việt 4) phải trở lại số phận lưu đày vĩnh viễn trong chiếc chai. Không nên chủ quan kiêu ngạo, nếu biết kiên trì, nhẫn nại ắt sẽ thành công, giỏi giang chưa chắc đã chiến thắng “Rùa và Thỏ” (Truyện cổ tích, Tiếng việt 1), chớ kiêu căng, xem thường người khác, chỉ khi hoạn nạn, khó khăn ta mới thấy được sự thông minh và lòng tốt của mỗi người “Một trí khôn hơn trăm trí khôn” (Truyện cổ Kiếc-ghi-gi, Tiếng việt 2). Không tham lam, ích kỷ, chỉ muốn sống sung sướng, giàu sang nhưng lại không muốn làm gì “Điều ước của vua Mi-Đát, Tiếng việt 4). Chăm chỉ lao động, biết yêu quý đất đai và ruộng đồng thì sẽ được hưởng cuộc sống ấm no, hạnh

Xem tất cả 107 trang.

Ngày đăng: 11/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí