Giáo viên là một trong các nhân tố quan trọng quyết định sức hấp dẫn của môn học đối với học sinh. Chính vì vậy, các giáo viên nên cố gắng tìm đọc những tài liệu tham khảo để bổ sung thông tin, kiến thức về những tác phẩm truyện dân gian nước ngoài để việc truyền đạt kiến thức đến với học sinh được phong phú và hấp dẫn hơn. Điều này cũng phần nào khiến cho việc giảng dạy và học các tác phẩm truyện dân gian nước ngoài đạt được hiệu quả cao hơn. Giáo viên có thể cung cấp thêm cho học sinh một số thông tin khác ngoài sách giáo khoa, cho học sinh đọc thêm nhiều tác phẩm truyện dân gian nước ngoài khác trong các giờ thư viện hoặc sinh hoạt lớp. Điều này giúp học sinh không chỉ được mở rộng kiến thức, hiểu biết mà còn thay đổi không khí lớp học, tránh gây nhàm chán.
Không chỉ dừng lại ở việc giảng dạy truyền thống khô khan có phần gây nhàm chán đối với học sinh, người giáo viên có thể mở rộng kiến thức cho học sinh bằng cách cho học sinh xem các đoạn phim về những câu chuyện dân gian nước ngoài. Học sinh sẽ cảm thấy thú vị và lôi cuốn nếu được xem những đoạn phim về các tác phẩm truyện dân gian nước ngoài hơn là việc ngồi nghe giáo viên kể chuyện
. Khi học sinh yêu thích và bị thu hút bởi những đoạn phim đó thì học sinh cũng sẽ tiếp thu nội dung, ý nghĩa và bài học của các tác phẩm nhanh và sâu sắc hơn. Bên cạnh đó, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh các cuộc thi nhỏ trong lớp để tìm hiểu thêm về các tác phẩm truyện dân gian của nhiều nước trên thế giới giúp học sinh vừa mở rộng kiến thức mà không cảm thấy quá khó và áp lực.
Bên cạnh đó, sự hiểu biết, khả năng cảm thụ văn học chính là chiếc cầu nối gắn kết học sinh với tác phẩm văn học. Khi giáo viên hiểu được tác phẩm thì kiến thức giáo viên truyền tải đến học sinh cũng sâu sắc và gây được hứng thú cho học sinh. Giáo viên là người góp phần tạo nên quá trình cảm thụ văn học đi từ các tác phẩm đến với học sinh và tác động tích cực trở lại đối với nhân cách, tâm hồn của chính các em.
Dạy học truyện dân gian nước ngoài trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học thường là sự tích hợp của 2 phân môn Tập đọc và Kể chuyện. Trong quá trình dạy, người giáo viên nên chú trọng, quan tâm đến việc xây dựng hệ thống câu hỏi gợi
mở cho học sinh. Hệ thống câu hỏi vừa đủ, phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh, tránh những câu hỏi khó hay những câu hỏi không có ý nghĩa tường minh, rõ ràng. Hệ thống các câu hỏi sẽ giúp định hướng và giúp đỡ học sinh trong quá trình tìm hiểu, phân tích các giá trị của các tác phẩm truyện dân gian nước ngoài trong chương trình. Giáo viên nên chú trọng hơn vào các câu hỏi so sánh, gợi cảm xúc, tưởng tượng, những bài tập nhỏ, ngắn gọn để có thể kiểm tra được học sinh nắm bắt kiến thức đến đâu. Ví dụ trong bài tập đọc “Đất quý, đất yêu” (Truyện dân gian Ê- ti-ô-pi-a, Tiếng việt 3), học sinh sẽ cảm thấy rất ngạc nhiên, thích thú trước tục lệ có phần kì lạ của người dân xứ Ê-ti-ô-pi-a đó là tục lệ khi người khách rời khỏi đất nước của họ thì những người khách phải cạo sạch đất ở đế giày rồi mới được trở về nước. Thông qua hành động này, người dân ở đây đã thể hiện tình yêu đối với đất đai quê hương đất nước mình. Thông qua đó, giáo viên có thể liên hệ, so sánh với con người Việt Nam, chúng ta cũng luôn quý trọng đất đai, coi tấc đất là tấc vàng, luôn cố gắng giữ gìn và bảo vệ quê hương đất nước. Học sinh sẽ nhận ra được rằng, con người dù sống ở các đất nước khác nhau, có những lối sống, truyền thống văn hóa và phong tục tập quán khác nhau nhưng lúc nào cũng mang trong mình tình yêu quê hương đất nước tha thiết.
Trong quá trình soạn bài, giáo viên chú ý đúng mức các hoạt động cũng như các mục tiêu, yêu cầu đặt ra sau tiết học để tránh việc truyền tải quá nhiều kiến thức khiến học sinh dễ “bội thực”, hoặc gây ra nhàm chán. Bên cạnh những từ ngữ phiên âm, nếu có thể giáo viên hãy giới thiệu cho học sinh cách viết các từ ngữ nước người chính xác để góp phần thuận tiện hơn cho các em học sinh trong việc tìm kiếm thêm thông tin. Với học sinh lớp 1, 2, 3 việc giới thiệu chính xác tên nước ngoài có thể chưa cần chú trọng nhưng đối với học sinh lớp 4, 5 thì các em thường xuyên được gặp tên nước ngoài trong chương trình Tiếng Việt. Đặc biệt học sinh lớp 4 còn được học bài “Cách viết tên người, tên địa lí nước ngoài” trong phân môn Luyện từ và câu nên việc giáo viên giới thiệu cho học sinh về cách viết các từ ngữ nước ngoài chính xác là điều cần thiết. Giáo viên cung cấp chính xác tên nước ngoài để học sinh có thể tự tìm kiếm, mở rộng kiến thức cho bản thân. Cố gắng tìm hiểu
Có thể bạn quan tâm!
- Những Chuẩn Mực Đạo Đức Trong Mối Quan Hệ Giữa Người Với Người Trong Cộng Đồng Xã Hội
- Giáo Dục Lòng Nhân Ái Qua Một Số Tác Phẩm Truyện Dân Gian Nước Ngoài Tiêu Biểu
- Giá Trị Thực Tế Của Các Tác Phẩm Truyện Dân Gian Nước Ngoài
- Giá trị của truyện dân gian nước ngoài với học sinh Tiểu học - 11
- Giá trị của truyện dân gian nước ngoài với học sinh Tiểu học - 12
- Giá trị của truyện dân gian nước ngoài với học sinh Tiểu học - 13
Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.
trước các từ khó để giải thích đầy đủ, cặn kẽ cho học sinh, tránh tình trạng hời hợt, dẫn đến việc dần dần học sinh thấy việc học văn bản nước ngoài quá khó khăn và nhàm chán.
Để thể hiện rõ hơn cách dạy các tác phẩm truyện dân gian nước ngoài trong chương trình Tiểu học, em xin được đưa ra 2 giáo án phân môn Tập đọc bài Một trí khôn hơn trăm trí khôn (TV2); Kho báu (TV2) và 1 giáo án phân môn Kể chuyện bài Bông hoa cúc trắng (TV1) để minh họa (phần phụ lục). Khi soạn những giáo án này, tôi nhận thấy ngoài việc nghiên cứu cách dạy, cách truyền đạt kiến thức đến học sinh sao cho dễ hiểu, không gây nhàm chán thì bên cạnh đó, bản thân em cũng phải tìm hiểu thêm thông tin về những tác phẩm truyện dân gian nước ngoài. Thông qua việc tìm hiểu, chọn lọc các thông tin để truyền tải đến các em học sinh, em cũng học hỏi và tích lũy thêm được nhiều kiến thức cho bản thân.
Trong quá trình thực nghiệm, cùng với sự giúp đỡ của trường Tiểu học, em đã được dự giờ 3 tiết dạy học tác phẩm truyện dân gian nước ngoài bài tập đọc “Ông Mạnh thắng thần gió” (Tiếng việt 2), bài tập đọc “Đất quý, đất yêu” (Tiếng việt 3) và bài tập đọc “Điều ước của vua Mi-Đát” (Tiếng việt 4). Trong quá trình dự giờ để học hỏi kinh nghiệm, bản thân em đã thấy trong lúc giảng dạy, giáo viên đã mở rộng thêm kiến thức cho học sinh về một vài câu chuyện dân gian nước ngoài trên thế giới. Những câu chuyện có nội dung ngắn gọn, đơn giản và nhẹ nhàng cùng với những câu từ dễ hiểu giúp học sinh nhanh chóng hiểu và nắm bắt được ý nghĩa và bài học mà chuyện muốn đem đến.
Trong quá trình dự giờ, chúng tôi quan sát về mặt hứng thú học tập của học sinh trong giờ học. Học sinh chăm chú nghe giảng, hăng hái phát biểu xây dựng bài, tích cực tham gia các câu hỏi để tìm hiểu bài, tìm từ khó,… của giáo viên. Vì mục đích chính khi dạy phân môn Tập đọc của các lớp 1, 2, 3 là chú trọng việc rèn luyện đọc của học sinh hơn việc tìm hiểu bài nên các kiến thức mở rộng được giáo viên đưa vào một cách ngắn gọn và nhẹ nhàng phù hợp với nhận thức của học sinh. Trong tiết học tập đọc “Điều ước của vua Mi-Đát” ở cuối bài học, giáo viên nhấn mạnh về ý nghĩa của tác phẩm để khắc sâu hơn đối với học sinh: Những mong
muốn tham lam sẽ không bao giờ mang lại hạnh phúc cho con người. Kết quả sau tiết học, học sinh hứng thú và nắm bắt được nội dung chính của bài và ý nghĩa của câu chuyện.
Quá trình tiếp nhận và cảm thụ truyện dân gian nước ngoài là một quá trình liên tục, lâu dài và gian khổ. Điều đó không chỉ đòi hỏi người giáo viên phải có những hiểu biết nhất định về mảng văn học này mà còn đòi hỏi sự tâm huyết với nghề, hết lòng mong muốn đem lại cho học sinh một thế giới truyện dân gian mới mẻ, thú vị, đầy màu sắc, lí thú cùng với những chiêm nghiệm trong cuộc sống. Trước khi dạy học sinh biết cảm thụ cái đẹp, cái hay của mỗi tác phẩm, người giáo viên phải là người trước tiên rung động thực sự với những tác phẩm truyện dân gian nước ngoài đó. Có như vạy, người giáo viên mới có thể thắp sáng ngọn lửa ham học hỏi, ưa khám phá và luôn muốn mở rộng hiểu biết trong tâm hồn của học sinh.
KẾT LUẬN
Truyện dân gian nước ngoài vẫn luôn khẳng định được vị trí của mình trong giáo dục nhân cách cho học sinh ở lứa tuổi Tiểu học. Có thể nói truyện dân gian nước ngoài là một mảng không thể thiếu trong chương trình giáo dục phổ thông nói chung và chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học nói riêng. Truyện dân gian nước ngoài đến với các em học sinh như món ăn tinh thần mới bước đầu giúp các em nhìn ra thế giới với bao điều mới lạ và kì thú. Nhưng một điều quan trọng hơn hết khiến các nhà giáo dục muốn đưa mảng văn học này vào nhà trường ngay từ các cấp nhỏ nhất là ở giá trị của các tác phẩm đó đối với việc giáo dục nhằm hình thành những phẩm chất tốt đẹp cho các em ngay từ khi còn nhỏ. Truyện dân gian nước ngoài không chỉ giúp học sinh mở rộng kiến thức mà còn đóng góp không nhỏ trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh, giáo dục học sinh trở thành những người có ích cho gia đình và xã hội.
Truyện dân gian nước ngoài trong chương trình Tiểu học đã đem đến cho các em nhỏ những cốt truyện, những hình tượng đẹp, làm giàu cho trí tưởng tượng của các em, bồi đắp thêm tình cảm, những ước mơ mới mẻ, giàu tính nhân văn. Bên cạnh đó, các tác phẩm còn xây dựng những hình tượng nhân vật đẹp xứng đáng để các em học tập và noi theo. Những câu chuyện này còn có giá trị nhân văn sâu sắc, giúp các em nhận ra cái đúng, cái sai, những điều hay lẽ phải trong cuộc sống. Dựa vào các tác phẩm truyện dân gian nước ngoài được chọn đưa vào chương trình Tiểu học có thể nhận thấy nội dung giáo dục cho lứa tuổi này được đặt ở vị trí hàng đầu.
Trước tiên, các tác phẩm truyện dân gian nước ngoài ca ngợi, giáo dục các em tình yêu quê hương, đất nước – là cội nguồn của mọi sức mạnh và phẩm chất của con người, có ý thức xây dựng và bảo vệ đất nước. Biểu hiện cụ thể, đầu tiên cho tình yêu quê hương đất nước là giáo dục, đề cao tình cảm gia đình, giúp các em biết yêu thương, chăm sóc những người thân thiết, ruột thịt, lòng hiếu thảo với cha mẹ. Hơn thế nữa, các em còn được giáo dục cách cư xử, tình cảm, thái độ đúng mực với bạn bè. Sống có tình yêu thương, giúp đỡ mọi người trong cộng đồng. Biết yêu quý, bảo vệ và sống hài hòa với thiên nhiên, có tình yêu lao động và ý thức tự rèn
luyện bản thân, khát vọng hiểu biết và khám phá những thứ mới lạ, vươn lên cố gắng không ngừng cũng chính là những giá trị giáo dục của các tác phẩm truyện dân gian nước ngoài hướng tới. Đặc biệt, giáo dục về lòng nhân ái, sự bao dung là một chủ đề lớn, xuyên suốt chương trình Tiếng Việt Tiểu học. Tóm lại, các tác phẩm truyện dân gian nước ngoài mang lại rất nhiều giá trị giáo dục cho trẻ em ở mọi lứa tuổi.
Thông qua các tác phẩm trong chương trình, học sinh nhận ra rằng lòng nhân ái, tình yêu thương là tình cảm tốt đẹp giữa con người với con người. Đó có thể là tình cảm gia đình, tình cảm bạn bè cũng có thể là tình cảm giữa những người xa lạ, chưa từng quen biết dành cho nhau. Tình cảm ấy có thể được vun đắp trong một thời gian dài những cũng có thể là tình cảm bất chợt nảy sinh, bất chợt xuất hiện và trào dâng.
Có một số tác phẩm truyện dân gian nước ngoài trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học thể hiện sâu sắc và ca ngợi lòng nhân ái của con người. Chính các tác phẩm với nội dung về lòng nhân ái đã giúp học sinh hiểu được rằng lòng nhân ái, tình yêu thương không ở đâu xa xôi mà nó xuất hiện ngay trong cuộc sống hằng ngày của mỗi người. Lòng nhân ái được thể hiện ở từng cử chỉ, ánh mắt, lời nói hay đơn giản là cảm xúc của con người dành cho nhau. Những điều tưởng chừng như đơn giản, bé nhỏ đấy cũng đủ để sưởi ấm trái tim của một con người.
Mỗi con người sống trong xã hội, tuy là những cá thể riêng biệt độc lập những nếu có lòng nhân ái thì mọi người có thể gần gũi, xích lại gần nhau hơn. Ai cũng cần có trách nhiệm và thái độ sống tích cực để xây dựng và phát triển xã hội. Sống trên đời mọi người đều cần có lòng nhân ái, cần yêu thương và được yêu thương. Không chỉ vậy mà còn nên sẵn sàng giúp đỡ mọi người khi mình có thể. Bởi những việc làm như vậy sẽ giúp cho chúng ta cảm thấy cuộc sống của mình có tươi đẹp và ý nghĩa hơn.
Các nhà giáo cần phải giúp cho các em học sinh nhận thức được rằng các em cần nỗ lực học tập, không ngừng rèn luyện bản thân để có thể trở thành người có ích sau này lớn lên có thể đem sức mình xây dựng quê hương đất nước ngày càng phát
triển và giàu mạnh. Góp phần giữ gìn và phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp, truyền thống giàu lòng nhân ái của nhân dân ta.
Nhìn thấy tầm quan trọng của các tác phẩm truyện dân gian nước ngoài trong việc phát triển tư duy, mở mang tri thức, giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học trong quá trình thực hiện đề tài, khảo sát tình hình thực tế, tôi xin đưa ra một số đề xuất để thuận tiện hơn trong quá trình giảng dạy, các tiết dạy có thể đạt được hiệu quả cao hơn và học sinh nhận thức rõ được giá trị giáo dục của các tác phẩm truyện dân gian nước ngoài:
1. Trước hết, giáo viên nên tìm đọc các tác phẩm truyện dân gian nước ngoài có chứa các câu chuyện nhỏ được dạy để nắm rõ nội dung, ý nghĩa của tác phẩm.
2. Giáo viên cần có hệ thống câu hỏi gợi mở vấn đề một cách hợp lí, phù hợp với nội dung để chuẩn bị cho tiết dạy để dẫn dắt học sinh tự mình tìm ra được ý nghĩa của câu chuyện.
3. Giáo viên nên thay đổi các hình thức, vận dụng linh hoạt các hoạt động học tập khác nhau như: tổ chức đóng kịch tạo sự hấp dẫn, truyền tải tính giáo dục cao; tổ chức các cuộc thi kể chuyện về những truyện dân gian nước ngoài mà các em học sinh tự tìm kiếm; hay chơi trò chơi nối tên tác phẩm với ý nghĩa, bài học giáo dục tương ứng.
4. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài thật kĩ, khuyến khích các em tìm đọc các tác phẩm truyện dân gian nước ngoài.
5. Thư viện nhà trường cần có phong phú thêm nhiều loại sách, truyện đọc, tài liệu cho học sinh và giáo viên tìm đọc.
Quá trình giảng dạy các tác phẩm truyện dân gian nước ngoài trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học nhìn chung có nhiều nét tương đồng với khi dạy các tác phẩm truyện dân gian trong nước. Tuy nhiên sự khác biệt về ngôn ngữ, cách diễn đạt của các tác phẩm đôi khi lại mang đến khó khăn cho giáo viên trong việc tìm hiểu để có thể truyền đạt lại cho học sinh những giá trị giáo dục của các tác phẩm đó. Nhưng tôi tin chắc rằng với lòng nhiệt huyết và tinh thần cầu tiến của các giáo
viên Tiểu học, việc dạy các tác phẩm truyện dân gian nước ngoài trong chương trình Tiểu học sẽ gây được hứng thú học tập, phần nào thỏa mãn trí tò mò, ham học hỏi của học sinh và góp phần quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh bên cạnh mảng truyện dân gian trong nước.
Qua sự thể nghiệm trên, tôi mong rằng những cố gắng, suy nghĩ, tìm tòi của mình sẽ giúp một phần nhỏ bé trong việc nâng cao năng lực cảm thụ truyện dân gian nước ngoài cho học sinh để các em nhận thức sâu sắc những giá trị giáo dục trong đó.
Với trình độ còn hạn chế, những ý kiến đưa ra trong đề tài không tránh khỏi sự thiếu sót. Nhưng với lòng mong muốn được học hỏi để trau dồi kiến thức cũng như năng lực sư phạm, tôi mong nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của quý thầy cô giáo cùng bạn bè.