Truyện Dân Gian Nước Ngoài Phản Ánh Những Quan Hệ Đạo Đức Giữa Con Người Với Con Người


Afsān (Nghĩa là: Một ngàn truyện) mà đến lượt chúng lại dựa một phần vào những yếu tố Ấn Độ.

* Lịch sử:

Những câu chuyện trong này thường là những câu chuyện dân gian truyền khẩu. Ở đâu cũng vậy, các chuyện kể dân gian không bao giờ là công trình sáng tạo của một người và có dạng hoàn chỉnh ngay từ đầu hay trong một thời gian ngắn. Cho đến một lúc nào đấy nó được những tài năng kiệt xuất chỉnh lý, định hình lần cuối cùng, rồi được nhân dân chấp nhận coi như dạng bản cuối cùng. Những người kể chuyện rong mang những truyện đó kể khắp nơi. Trong quá trình ấy họ gọt đẽo cách diễn tả cho thích hợp và hấp dẫn người nghe. Người ta cho rằng chính những người Ai Cập kể chuyện rong thế kỷ 12 và 13 đã làm cho các chuyện trong Nghìn lẻ một đêm thêm phong phú về nội dung, linh hoạt về hình thức và sáng sủa về từ ngữ. Ngôn ngữ dùng trong tập truyện này gắn với tiếng nói của các tầng lớp bình dân A Rập hơn là ngôn ngữ kinh viện thời bấy giờ.

* Tóm tắt:

Kho tàng truyện cổ vô cùng đa dạng của Nghìn lẻ một đêm được kết nối xoay quanh một trục đơn giản: Xưa kia ở miền Đông A-rập, thời Sassanid có một vị vua Ba Tư Shahriyar. Vị vua ngự trị trên một hòn đảo không rõ tên “ở giữa Ấn Độ và Trung Quốc” (trong các bản dịch tiếng Ả Rập hiện nay thì ông ta là vua của Ấn Độ và Trung Quốc). Vì hoàng hậu ngoại tình nên đâm ra chán ghét tất cả đàn bà, tính nết trở nên hung bạo. Để thỏa cơn thịnh nộ điên loạn, cứ mỗi ngày ông ta cưới một cô gái và sau một đêm mặn nồng lại sai lính đem giết (trong một số bản: ba đêm một lần). Thấy đất nước lâm nguy, Sheherazade xin cha cho mình được một đêm hưởng ân sủng của hoàng thượng. Viên tể tướng rất đau lòng khi thấy con mình như vậy vì ông biết sau đêm đó nàng sẽ chết. Nhưng trước sự quyết tâm của con ông đành phải đem con dâng cho vua Shahriyar. Là cô gái thông minh, tài trí lại giàu nghị lực, nên sau nàng đã tìm được cách để thoát khỏi cái chết. Nàng cùng với sự giúp đỡ của em gái nàng là Dinarzade, nàng nhờ em đánh thức mình dậy khi trời sắp sáng và yêu cầu nàng kể chuyện. Những câu chuyện được sắp xếp khéo léo để


đúng khi mặt trời mọc là lúc hấp dẫn nhất, nàng kín đáo dừng lại khi chuyện chưa chấm dứt khiến vua còn nóng lòng muốn nghe đoạn tiếp, không thể ra lệnh xử tử nàng.

Trong suốt một nghìn lẻ một đêm, nàng Sheherazade đã liên tục kể những chuyện về tình yêu, chiến tranh và pháp thuật, về những vị vua cũng như bọn ăn mày, về những xứ sở mà kim cương nhiều hơn đá sỏi, về những cô gái đẹp, về cả những mưu toan diễn ra trong các ngõ hẻm hay các khu chợ tại các thành phố phương Đông. Hai nàng cũng kể về những thị trấn, sa mạc, hải đảo xa xôi, nơi các vị phù thủy sử dụng pháp thuật, về các loài ngựa biết bay, chó biết nói, người hóa cá, cá lớn hơn cá voi, chim khổng lồ. Nàng kể về những cặp tình nhân trong các túp lều tồi tàn, họ có thể là người gan dạ hoặc hèn nhát, nhưng tất cả đều đa tình và biết hy sinh vì người yêu. Bối cảnh của các chuyện của nàng ở phương Đông, phần lớn xoay quanh các thành phố huyền thoại Bagdad, Cairo và Damascus. Hàng ngàn đêm trôi qua, cuối cùng nhà vua bị cảm hóa, tình yêu cuộc sống và con người trỗi dậy khiến ông ta đã quên khuấy việc giết người. Cảm phục nàng Sheherazade, vua đã bãi bỏ lệnh bắt con gái để giết một cách tàn nhẫn và đồng ý cưới nàng làm vợ bằng một đám cưới linh đình, sau đó cùng nhau sống hạnh phúc đến bạc đầu và họ có với nhau ba người con trai.

* Ý nghĩa:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

Cũng như truyện dân gian của các nước khác, những câu chuyện trong Nghìn lẻ một đêm phản ánh nguyện vọng và ước mơ của quần chúng nhân dân trong xã hội bị áp bức, đè nén. Họ luôn luôn mong muốn được sống trong cảnh thái bình yên vui, được gặp nhiều may mắn, hạnh phúc ấm no. Khát vọng này thể hiện qua những truyện nổi tiếng nhất của tập truyện, chẳng hạn truyện Aladdin và cây đèn thần kể về chàng trai Aladdin, con của một người thợ may. Bị một phù thủy dẫn dụ xuống hang ngầm, tại đây chàng tìm thấy một cây đèn, trong đó có nhốt vị thần đèn có thể biến mọi ước mơ thành hiện thực, nhờ đó chàng trở nên giàu có và được cưới công chúa Badroulboudour. Nhiều truyện phản ánh bản chất tốt đẹp của nhân dân lao động cần cù, chăm chỉ, kiên cường dũng cảm và thông minh tài trí, giàu lòng


Giá trị của truyện dân gian nước ngoài với học sinh Tiểu học - 6

thương người đồng thời vạch trần bản chất tàn ác của bọn vua chúa, quan lại, phú thương, phù thủy,... thể hiện chân lý thiện thắng ác, chính thắng tà, ở hiền gặp lành, và mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Cuộc hành trình trên mặt biển của thủy thủ Sinbad là một ví dụ, với những cuộc phiêu lưu kỳ thú của chàng Sinbad lên một hòn đảo nhưng thực chất là một con cá khổng lồ, lạc đến một thung lũng đầy đá quý và chàng đã mưu trí trốn ra được, đâm mù mắt gã khổng lồ ăn thịt người và giết chết chúa tể của biển cả. Truyện Ali Baba và 40 tên cướp ca ngợi tài trí thông minh và dũng cảm của cô gái Morgiana đã cứu sống gia đình bác tiều phu Ali Baba khỏi những tên cướp. Câu chuyện Người câu cá với vị thần kể về một ngư phủ vớt chiếc lọ có nhốt một vị thần, nhờ tài trí mà gã ta đã khiến vị thần khuất phục và trung thành phục vụ cho mình. Với sự giúp đỡ của vị thần, gã đã cứu hoàng tử khỏi pháp thuật và được tưởng thưởng xứng đáng.

Với hàng trăm câu chuyện hoàn chỉnh, bao gồm truyện lịch sử, truyện tình, bi kịch, hài kịch, thơ, truyện hài và truyền thuyết Hồi giáo cấu thành tác phẩm, Nghìn lẻ một đêm có một giá trị hết sức to lớn trong việc phản ánh một thế giới muôn mặt trong đời sống hiện thực xã hội Arap thời Trung cổ, thông qua sự tưởng tượng cực kỳ phong phú, chủ đề vô cùng khác lạ, nhân vật đủ mọi loại vẻ, với những khung cảnh vừa rộng lớn vừa luôn luôn thay đổi. Về nghệ thuật, Nghìn lẻ một đêm hết sức hoàn chỉnh về kết cấu, bất ngờ trong việc dẫn dắt mạch truyện, phức tạp mà rất chặt chẽ trong các tình tiết và cũng rất điêu luyện trong việc sử dụng ngôn ngữ, mặc dù có một số truyện qua tay nhiều người, được nhiều thế hệ ghi chép nên đã ít nhiều bị pha tạp hoặc bị hiện đại hóa.


CHƯƠNG 2

GIÁ TRỊ CỦA CÁC TÁC PHẨM TRUYỆN DÂN GIAN NƯỚC NGOÀI Ở TIỂU HỌC

Những tác phẩm truyện dân gian nước được dạy trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học được chọn lựa kĩ càng để phù hợp với học sinh. Vì các em trong độ tuổi từ 6 đến 10 nên những tác phẩm truyện dân nước ngoài thường có dung lượng ngắn, nội dung đơn giản, gần gũi với cuộc sống hằng ngày của trẻ nhưng ẩn sau trong mỗi tác phẩm lại là một bài học sâu sắc. Qua những bài học và những kiến thức phong phú về đời sống, các em được giáo dục những phẩm chất cần thiết để trở thành một người hữu ích cho gia đình và xã hội.

Các tác phẩm truyện dân gian nước ngoài được đưa vào chương trình Tiểu học được tổng hợp từ nhiều nền văn học trên thế giới. Tuy chỉ chiếm một phần trong toàn bộ chương trình bậc Tiểu học nhưng kết quả mà nó mang lại trong quá trình giáo dục đối với trẻ rất lớn. Nó không chỉ phù hợp với những chủ điểm giáo dục và giúp các em rèn luyện những kĩ năng cần có trong môn Tiếng Việt như nghe, đọc, hiểu mà còn giúp các em mở rộng nguồn kiến thức đa dạng, gợi mở trí óc tưởng tượng, đưa các em đến những đất nước xa xôi nhưng lại vô cùng gần gũi, quen thuộc. Chính những tác phẩm truyện dân gian nước ngoài đã góp phần không nhỏ trong việc khơi gợi hứng thú học tập và tìm hiểu của các em. Bên cạnh đó, những tác phẩm truyện dân gian nước ngoài đã làm giàu thêm cho tâm hồn và tình cảm của các em, giúp các em biết yêu thương, trân trọng và chia sẻ.

Những tác phẩm truyện dân gian nước ngoài trong chương Tiếng Việt ở Tiểu học mang nhiều giá trị nội dung. Mỗi một câu chuyện lại mang đến một nội dung, ý nghĩa khác nhau và cũng phản ánh những mối quan hệ khác nhau.

2.1. Truyện dân gian nước ngoài phản ánh những quan hệ đạo đức giữa con người với con người

Con người không chỉ sống với thiên nhiên mà còn sống với nhau trong một cộng đồng, một xã hội, một dân tộc hay một gia đình. Những mối quan hệ này


không ngừng phát triển và thay đổi theo thời gian, tùy vào sự phong phú, đa dạng cuộc sống. Con người cũng luôn cần thay đổi và phát triển để hòa nhập vào những mối quan hệ đấy. Thế nhưng có để tồn tại và phát triển, con người trong bất kì xã hội nào cũng cần phải có những chuẩn mực về đạo đức nhất định. Những tác phẩm truyện dân gian nước ngoài đại diện cho từng bản sắc văn hóa của từng dân tộc, phản ánh chính xác và gắn liền với các chuẩn mực đạo đức truyền thống của con người cần có trong các mối quan hệ khác nhau.

2.1.1. Những chuẩn mực đạo đức trong phạm vi gia đình

Gia đình là một tế bào của xã hội hay cũng chính là một xã hội thu nhỏ. Gia đình không chỉ là nơi giúp duy trì giống nòi mà còn là môi trường hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người. Nhiều gia đình cộng lại mới tạo thành xã hội, chính vì vậy chỉ khi gia đình tốt mới tạo nên xã hội mới tốt và xã hội tốt thì gia đình lại càng tốt hơn. Sống trong cùng một xã hội, con người cần phải tuân theo những chuẩn mực đạo đức nhất định. Và trong gia đình cũng vậy, con người phải ràng buộc nhau không chỉ về vật chất, đảm bảo sự sống của bản thân mà còn bằng những sợi dây tình cảm, nghĩa vụ vừa cụ thể nhưng lại vừa rất thiêng liêng. Gia đình chính là nơi mà trẻ được sinh ra và cũng là môi trường giáo dục đầu tiên trẻ cách sống yêu thương. Đó là một tình yêu rộng lớn, gắn liền với sự sẻ chia, nhường nhịn, lo lắng, giúp đỡ, yêu thương lẫn nhau giữa những người trong gia đình. Các thành viên trong gia đình đều có những mối quan hệ gắn bó với nhau giữa ông bà – cha mẹ - con cháu – anh chị - em. Tất cả những mối quan hệ này đều mang tính chất hai chiều, tác động qua lại lẫn nhau. Tình cảm của gia đình được hình thành từ quan hệ tình cảm, trách nhiệm tương trợ lẫn nhau cùng gánh vác công việc.

Trong mối quan hệ giữa cha mẹ với con cái, cha mẹ là những người đã sinh ra, yêu thương, quan tâm và nuôi nấng con cái. Và con cái phải biết nghe lời, ngoan ngoãn, yêu thương và làm cha mẹ vui lòng bằng kết quả học tập và sự cố gắng, tiến bộ của bản thân, phải biết giúp đỡ, chăm sóc và đền đáp công ơn của cha mẹ. Tình yêu thương của cha mẹ dành cho con cái luôn là cao cả, to lớn nhất và tình cảm mà


con cái dành cho cha mẹ cũng luôn tràn đầy. Trong tình cảm gia đình không thể không nhắc đến tình yêu thương bao la, mênh mông của cha mẹ dành cho con cái.

Truyện “Kho báu” (Truyện ngụ ngôn Ê-dốp, Tiếng việt 2) là bài ca về tình yêu thương, sự quan tâm, lo lắng cho con cái của hai vợ chồng người nông dân. Vì lo lắng cho tương lai cuộc sống của hai người con trai lười biếng, không chịu lao động mà chỉ suốt ngày mơ tưởng hão huyền nên ông lão đã nói dối với hai người con rằng bên dưới ruộng nhà có kho báu và bảo hai con hãy đào lên mà dùng. Ông lão biết nếu bảo các con chăm chỉ lao động, cày cấy ruộng vườn thì hai người con sẽ không nghe theo nên người cha đành phải nói dối các con có kho báu ở ruộng để hai anh em chăm chỉ đào đất và trồng lúa. Và kết quả đã đúng như người cha mong muốn, hai anh em chăm chỉ đào bới đất và khi không tìm thấy kho báu, họ đành trồng lúa. Cứ từ mùa lúa này đến mùa lúa khác, cuối cùng hai người có của ăn của để, cuộc sống ấm no, giàu sang và hạnh phúc. Tình yêu thương, tấm lòng của hai vợ chồng dành cho hai người con đã giúp cho con của họ có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc mà họ mong muốn. Trên đời này, không có gì quý giá hơn tình yêu của cha mẹ dành cho con cái. Những người được sống trong tình yêu thương của cha mẹ, có cha mẹ ở bên cạnh chính là những người hạnh phúc nhất.

Trong các tác phẩm truyện dân gian nước ngoài được dạy trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học không khó để thấy được tình yêu thương, lòng hiếu thảo của con cái dành cho cha mẹ. Câu chuyện “Bông hoa cúc trắng” (Truyện cổ tích Nhật Bản, Tiếng việt 1) là bài ca về lòng hiếu thảo của một cô bé. Vì thương mẹ, muốn mẹ nhanh chóng khỏi bệnh mà cô bé không quản ngại đường xá xa xôi một mình đi tìm thầy thuốc để chữa khỏi bệnh cho mẹ chỉ với một manh áo mỏng manh. Tình yêu thương và lòng hiếu thảo của cô bé đã làm cảm động trời đất và giúp cho mẹ cô bé khỏi bệnh. Lòng hiếu thảo ấy được kết tinh trong loài hoa cúc trắng – loài hoa bé nhỏ, mong manh nhưng lại vô cùng kiên cường. Cô bé trong truyện “Bông hoa cúc trắng” là một cô bé có nhiều phẩm chất đáng quý. Nhưng có lẽ đáng quý nhất chính là tình yêu thương, sự quan tâm và lòng hiếu thảo của cô bé đối với mẹ.


Cô bé trùm khăn đỏ” (Truyện cổ Pê-rô, Tiếng việt 1) là một câu chuyện có tính giáo dục cao. Câu chuyện dạy chúng ta phải biết vâng lời ông bà, cha mẹ. Khi đi đâu cũng phải chú ý đi đến nơi, về đến chốn, không được la cà dọc đường vì dễ bị kẻ xấu xâm hại. Câu chuyện là bài học rất thiết thực để các em nhỏ nhận ra rằng nếu như không nghe theo lời của người lớn thì sẽ gặp nguy hiểm, không chỉ nguy hiểm cho chính các em mà còn nguy hiểm đối với người thân yêu của mình.

Trong gia đình, ngoài mối quan hệ huyết thống giữa ông bà - cha mẹ - con cháu – anh chị - em thì còn phải nhắc đến mối quan hệ vợ chồng. Trong câu chuyện “Thuần phục sư tử” (Truyện dân gian Ả-rập, Tiếng việt 5) cho chúng ta thấy rõ được hình ảnh người vợ bất chấp nguy hiểm đến tính mạng để nhổ được ba sợi lông của một con sư tử sống theo lời của người giáo sĩ già để làm cho chồng mình không còn cau có, gắt gỏng nữa. Bằng sự thông minh, dịu dàng, kiên nhẫn – những đức tính làm nên sức mạnh của người phụ nữ, người vợ đã thuần phục được con sư tử và có thể tự bảo vệ lấy hạnh phúc gia đình của mình. Câu chuyện mang đến cho các em một bài học nhẹ nhàng nhưng lại đầy ý nghĩa. Chính các em mới là những người làm cho bản thân mình hạnh phúc và đạt được những điều mình mong muốn. Và chỉ khi các em cố gắng, kiên nhẫn thì các em mới có thể làm được những điều đó.

Trong mối quan hệ gia đình, điều cốt lõi nhất chính là tình cảm yêu thương giữa các thành viên trong gia đình. Gia đình là nơi gắn bó với chúng ta suốt cả cuộc đời, là nơi trao truyền thống những giá trị đạo đức để điều chỉnh suy nghĩ, hành vi và phát triển nhân cách cho mỗi người. Gia đình chính là nơi chúng ta được sinh ra, nuôi lớn và dạy dỗ chúng ta từ những điều nhỏ nhất đến những điều lớn hay cao cả nhất mà con người cần phải có trong những chuẩn mực đạo đức của riêng mình. Dù trong bất cứ gia đình nào thì những chuẩn mực là một trong những yếu tố căn bản để tạo nên sự ổn định, ấm no, hạnh phúc. Chính vì vậy, hãy yêu quý những người thân yêu nhất trong gia đình của chúng ta, các em sẽ thành người tốt, sẽ được hưởng tình yêu thương và hạnh phúc. Đó cũng chính là những lời nhắn gửi của tất cả các nhà văn trên khắp thế giới và các nhà văn nước mình muốn gửi tới các em.


2.1.2. Những chuẩn mực đạo đức trong phạm vi nhà trường

Khi các em đến độ tuổi từ 6 – 10 tuổi, phần lớn thời gian hằng ngày của các em đều là ở trường Tiểu học. Trường học là nơi góp sức không nhỏ trong việc nuôi dưỡng và giáo dục để các em phát triển hoàn thiện cả về con người, nhân cách lẫn tâm hồn. Và có lẽ, trường học chính là xã hội ngoài phạm vi gia đình đầu tiên mà các em được tiếp xúc. Cũng như gia đình, trong trường học các em có nhiều mối quan hệ khác nhau như mối quan hệ với bạn bè, mối quan hệ với thầy cô và mối quan hệ với những cán bộ công nhân viên trong nhà trường. Tại trường học, các em được học hỏi và tìm hiểu nhiều kiến thức mới lạ và bổ ích thông qua các hoạt động học tập, sinh hoạt, vui chơi.

Bên cạnh các tác phẩm truyện dân gian trong nước, ở Tiểu học cũng có nhiều tác phẩm truyện dân gian nước ngoài nói về mối quan hệ tình bạn. Mối quan hệ trong nhà trường đối với học sinh lứa tuổi Tiểu học cũng thường xuyên và gần gũi giống với những mối quan hệ trong gia đình. Chính vì vậy, giữa các thành viên với nhau cũng luôn cần có tình yêu thương và sự quan tâm, chăm sóc lẫn nhau.

Trong trường học, mối quan hệ giữa bạn bè luôn rất quan trọng và cần thiết. Những tác phẩm truyện dân gian nước ngoài chú trọng đặc biệt đến quan hệ ứng xử giữa các em trong nhà trường. Trong mối quan hệ này, các em học sinh có độ tuổi bằng nhau hay gần bằng nhau nên các em luôn yêu thương, gần gũi và thoải mái với nhau ngay từ cách xưng hô, học tập và vui chơi cùng nhau. Nhưng trong mối quan hệ ấy, các em cũng cần có những chuẩn mực đạo đức nhất định trong cách ứng xử.

Truyện “Rùa và Thỏ” (Truyện ngụ ngôn La-phông-ten, Tiếng việt 1) là câu chuyện kể về cuộc chạy đua của hai người bạn Rùa và Thỏ. Thỏ coi khinh Rùa khi thấy Rùa đang tập chạy nên Thỏ đã đưa ra lời thách đấu với Rùa. Nhưng cũng chính sự tự tin thái quá cũng như coi thường Rùa sẽ không bao giờ chạy nhanh bằng mình nên Thỏ đã thua trong chính cuộc thi chạy do mình đưa ra. Tác giả đã khắc họa chân thực hình ảnh và đặc điểm nổi bật của hai nhân vật Thỏ và Rùa. Câu chuyện nhẹ nhàng, đơn giản, gần gũi từ nội dung đến những câu từ, dễ hiểu, dễ đọc nhưng ẩn sâu bên trong đó vẫn là một bài học bổ ích và cần thiết đối với các em. Qua câu

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/09/2023