Một Số Đặc Điểm Về Chương Trình Vật Lí Lớp 10 Ban Cơ Bản. 2.1.1- Mục Tiêu : Môn Vật Lí Lớp 10 Ban Cơ Bản Nhằm Giúp Học Sinh: 2.1.1.1- Về Kiến Thức

bảo toàn” cùng với việc phân tích những khó khăn của GV trong quá trình giảng dạy, những khó khăn và sai lầm phổ biến của HS trong quá trình lĩnh hội kiến thức. Sau khi phân tích đưa ra những nhận định sơ bộ về nguyên nhân của những khó khăn, sai lầm, chúng tôi nhận thấy rằng có thể khắc phục được những khó khăn, sai lầm nêu trên theo những hướng sau:

- Đổi mới phương pháp dạy - học theo hướng tích cực là một yêu cầu cấp bách hiện nay để góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Vật lí.

- Việc trang bị những phương tiện dạy học hiện đại để hỗ trợ trong giảng dạy Vật lí là cần thiết, đặc biệt trong chương “Các định luật bảo toàn ”.

- Soạn thảo tiến trình dạy học một số kiến thức cụ thể trong chương “Cácđịnh luật bảo toàn ” theo hướng: Định hướng tìm tòi giải quyết vấn đề nhằm nâng cao tính tích cục, tự lực của HS

- Tăng cường tính trực quan, khắc phục sự trừu tượng trong các thí nghiệm, giúp HS hiểu bản chất kiến thức đó một cách sâu sắc và tổng thể.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1


Qua nghiên cứu lí luận và thực tiễn dạy học theo hướng định hướng tìm tòi giải quyết vấn đề có thể rút ra những kết luận sau:

- Phân tích và làm sáng tỏ lí luận về định hướng tìm tòi giải quyết vấn đề nhằm phát huy tính tích cực tự lực nhận thức của HS trong dạy học vật lí.

- Dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực chiếm lĩnh kiến thức cho học sinh là một biện pháp hữu hiệu để người học hoạt động tự giác, tích cực, độc lập sáng tạo trong suốt quá trình học tập.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.

- Dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực chiếm lĩnh kiến thức là một trong những hướng ưu tiên trong định hướng về đổi mới về phương pháp dạy học.

- Với cách dạy học này, người học chiếm lĩnh và nắm vững kiến thức một cách hoàn toàn chủ động bên cạnh sự định hướng của người thầy.Với cách dạy trên thì người học có điều kiện phát huy những khả năng tư duy, làm việc độc lập của mình, đó là một đức tính rất cần thiết cho công tác sau này.

Định hướng tìm tòi giải quyết vấn đề khi dạy học một số kiến thức chương “ các định luật bảo toàn” lớp 10 ban cơ bản cho học sinh dân tộc nội trú - 4

- Định hướng tìm tòi giải quyết vấn đề phù hợp với trình độ, năng lực nhận thức của học sinh dân tộc nội trú.


Chương2: XÂY DỰNG TIẾN TRÌNH DẠY HỌC MỘT SỐ KIẾN THỨC VẬT LÍ DỰA TRÊN SỰ ĐỊNH HƯỚNG TÌM TÒI KIẾN THỨC CHO HỌC SINH DÂN TỘC NỘI TRÚ

2.1- Một số đặc điểm về chương trình Vật lí lớp 10 ban cơ bản. 2.1.1- Mục tiêu: Môn Vật lí lớp 10 ban cơ bản nhằm giúp học sinh: 2.1.1.1- Về kiến thức

Đạt được một hệ thống kiến thức Vật lí phổ thông, cơ bản phù hợp với những quan điểm hiện đại, bao gồm:

- Các khái niệm về sự vật, hiện tượng và quá trình Vật lí thường gặp trong đời sống và trong sản xuất.

- Các đại lượng, các định luật, nguyên lí Vật lí cơ bản.

- Những nội dung chính của một số thuyết Vật lí quan trọng nhất.

- Những úng dụng phổ biến của Vật lí trong đời sống và trong sản xuất.

- Các phương pháp chung của nhận thức khoa học và những phương pháp đặc thù của Vật lí, trước hết là phương pháp thực nghiệm và phương pháp mô hình. 2.1.1.2- Về kĩ năng

- Biết quan sát các hiện tượng và các quá trình Vật lí trong tự nhiên, trong đời sống hàng ngày hoặc trong các thí nghiệm; Biết điều tra sưu tầm, tra cứu tài liệu từ các nguồn khác nhau để thu thập thông tin cần thiết cho việc học tập môn Vật lí.

- Sử dụng được các dụng cụ đo phổ biến của Vật lí, có kĩ năng lắp ráp và tiến hành một số thí nghiệm Vật lí đơn giản.

- Biết phân tích, tổng hợp và sử lí các thông tin thu được để rút ra kết luận, đề ra các dự đoán đơn giản về các mối quan hệ hay về bản chất Vật lí của các hiện tượng hoặc các quá trình Vật lí, cũng như đề suất phương án thí nghiệm để kiểm tra dự đoán đã đề ra.

- Vận dụng được kiến thức để mô tả và giải thích cáchiện tượng vcà quá trình vật lí, giải các bài tập Vật lí và giải quyết các vấn đề đơn giản trong đời sống và trong sản xuất ở mức độ phổ thông.

- Sử dụng được các thuật ngữ Vật lí, các biểu, bảng,đồ thị để trình bày rõ ràng, chính xác những hiểu biết, cũng như những kết quả thu được qua thu thập và sử lí thông tin.

2.1.1.3 - Về thái độ

- Có hứng thú học Vật lí, yêu thích tìm tòi khoa học, trân trọng đối với những đóng góp của Vật lí học cho sự tiến bộ của xã hội và đối với công lao của các nhà khoa học.

- Có thái độ khách quan, trung thực, có tác phong cẩn thận, chính xác và có tinh thần hợp tác trong học tập nói chung và trong học môn vật lí nói riêng.

- Có ý thức vận dụng những hiểu biết vật lí vào đời sống nhằm cải thiện điều kiện sống, học tập, cũng như để bảo vệ và giữ gìn môi trường sống tự nhiên.

2.1.2 Nội dung

Chương trình lớp 10 ban cơ bản gồm 70 tiết (2 tiết/ tuần thực hiện trong 35 tuần) được phân bố như sau:

A. Học kì I

+ Phần1: Cơ học 47 tiết.

Chương I: Động học chất điểm 15 tiết

Trong đó có : 10 tiết lí thuyết, 2 tiết bài tập, 2 tiết thực hành, 1 tiết kiểm tra.

- Chương II: Động lực học chất điểm 12 tiết

Trong đó có: 8 tiết lí thuyết, 2 tiết bài tập, 2 tiết thực hành.

- Chương III: Cân bằng và chuyển động của vật rắn 10 tiết

Trong đó có: 8 tiết lí thuyết, 1 tiết bài tập, 1 tiết kiểm tra học kì.

B. Học kì II

- ChươngIV. Các định luật bảo toàn 10 tiết Trong đó có: 8 tiết lí thuyết, 2 tiết bài tập.

+ Phần II: Nhiệt học 23 tiết.

- ChươngV. Chất khí 7 tiết

Trong đó có: 5 tiết lí thuyết, 1 tiết bài tập, 1 tiết kiểm tra.

- ChươngVI. Cơ sở của nhiệt động lực học 4 tiết Trong đó có: 3 tiết lí thuyết, 1 tiết bài tập.

- ChươngVII. Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể 12 tiết

- Trong đó có: 8 tiết lí thuyết, 2 tiết bài tập, 2 tiết thực hành.

Trong đó có: 8 tiết lí thuyết, 1 tiết bài tập, 2 tiết thực hành, 1 tiết kiểm tra học kí II. 2.2-Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động dạy và học Vật lí lớp 10 đối với trường dân tộc nội trú.

2.2.1- Thuận lợi:

Cùng với sự phát triển đi lên của nền giáo dục cả nước nói chung , các trường dân tộc nội trú nói riêng đã có những bước phát triển tích cực. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn so với các trường ở đồng bằng và thành phố. Song hiện nay các trường dân tộc nội trú có những mặt thuận lợi sau:

- Được sự quan tâm đặc biệt của Đảng và nhà nước các trường đã có cơ sở vật chất khang trang, hiện đại , có đủ lớp cho học một ca.

- Có đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm, nhiều giáo viên đạt giáo viên giỏi cấp trường, cấp tỉnh, trình độ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn.

- Nội dung chương trình SGK mới phù hợp với khả năng nhận thức của học

sinh.

2.2.2- Khó khăn:

- Cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học còn nhiều thiếu thốn, phòng thí nghiệm còn nghèo nàn, thiết bị chưa đồng bộ, chưa có phòng học bộ môn.

- Học sinh là người dân tộc thiểu số, vốn tiếng việt còn nghèo nàn gây khó khăn cho việc giao tiếp và học hỏi kinh nghiệm.

- Còn nhiều học sinh chưa tự giác trong học tập, kiến thức lớp dưới còn nhiều khiếm khuyết.

- Còn nhiều giáo viên chưa cập nhật được phương pháp giảng dạy mới.

2.3- Các giai đoạn của tiến trình dạy học Vật lí.

Để phát huy đầy đủ vai trò của học sinh trong việc tự lực chiếm lĩnh kiến thức và vai trò của giáo viên trong việc tổ chức và định hướng hành động học tập sao cho học sinh tích cực, tự lực đến mức cao nhất trong quá trình học tập, cũng như phát huy được vai trò tương tác xã hội ( của tập thể học sinh) đối với quá trình nhận thức khoa học của mỗi cá nhân, tiến trình dạy học có thể tiến hành theo các bước sau:

- Phân tích cấu trúc nội dung kiến thức cần dạy cho một tiết học.

- Xác định các bước trong tiến trình dạy học một tiết học.

- Soạn thảo tiến trình dạy học cụ thể cho một tiết học.

2.3.1- Phân tích cấu trúc nội dung kiến thức cần dạy cho một tiết học.

Để tổ chức và định hướng hành động nhận thức cho học sinh, hướng dẫn học sinh tích cực, tích cực tự lực chiếm lĩnh kiến thức, thì giáo viên cần phải phân tích cấu trúc nội dung kiến thức mà học sinh cần phải nắm vững trong một tiết học. Việc phân tích nội dung kiến thức một tiết học cho thấy rõ hơn lôgic dạy học, mục đích và cơ sở để định hướng hành động nhận thức của học sinh.

Việc phân tích cấu trúc nội dung kiến thức cần dạy của giáo viên cho một tiết học bao gồm:

2.3.1.1- Nghiên cứu tài liệu dưới góc độ khoa học luận: Lịch sử của vấn đề được dạy học, vai trò của kiến thức cần dạy trong khoa học Vật lí, cũng như vai trò của nó đối với các môn học, đối với đời sống và khoa học kỹ thuật.

2.3.1.2- Nghiên cứu chương trình : Vị trí của kiến thức trong chương trình Vật lí phổ thông, sự phân bố thời gian dành cho dạy – học kiến thức đó và tương quan của nó với các nội dung khác trong chương trình Vật lí phổ thông.

2.3.1.3- Tìm hiểu và làm rõ:

- Vốn kiến thức đã có của học sinh liên quan đến kiến thức cần dạy.

- Những lỗi thường mắc, những khó khăn chủ yếu và nguyên nhân gây trở ngại cho học sinh trong việc chiếm lĩnh kiến thức mới.

- Xác định những kiến thức học sinh cần phải đạt được , các kiến thức đó có thể là các hiện tượng Vật lí, các định luật, thuyết Vật lí , các nguyên tắc, qui tắc ... Sự vận dụng các kiến thức đã học vào cuợc sống và khoa học, kĩ thuật.

2.3.1.4 – Phân tích, tiên nghiệm hành động học tập đề ra, dự đoán phản ứng của học sinh trước các câu hỏi định hướng đề ra, học sinh sẽ suy nghĩ gì? Biểu đạt thành lời như thế nào trong việc đáp ứng câu hỏi nhận thức. Họ có bị lôi cuốn và sẵn sàng vào cuộc để giải quyết vấn đề không? Những câu hỏi định hướng giáo viên đưa ra đã đủ mức đưa học sinh đến các bước giải quyết vấn đề tiếp theo hay chưa và họ có theo được sự định hướng đó hay không?

2.3.1.5 – Tổ chức và quản lí lớp học.

- Giáo viên tổ chức hoạt động học tập của học sinh như thế nào, đưa ra cho học sinh những câu hỏi định hướng ra sao? và vào lúc nào?

- Vai trò của giáo viên trong các “ pha” của tiến trình dạy học sẽ như thế nào và sẽ sử lí ra sao trong trường hợp học sinh gặp khó khăn.

2.3.1.6-Xác định những tiêu chí cần đánh giá nào?

- Giáo viên cần đánh giá theo các chuẩn kiến thức, kĩ năng nào?

- Công cụ và cách đánh giá.

Sự gia công đúng mức cho việc phân tích nội dung kiến thức cần dạy quyết định thành công của việc tổ chức và định hướng hành động học tập và hiệu quả việc hướng dẫn học sinh tích cực, tự lực chiếm lĩnh kiến thức. Việc phân tích cấu trúc

nội dung các kiến thức cần dạy, cần được xây dựng bằng sơ đồ cấu trúc lôgic tri thức và đi trước một bước khi soạn thảo tiến trình dạy học cụ thể.

2.3.2- Xác định các bước trong tiến trình dạy học một tiết học.

Tiết học được hiểu là khoảng thời gian lên lớp trong đó diễn ra các hoạt động dạy – học. Đó là quá trình giáo viên tổ chức và định hướng cho học sinh hành động theo các bước nhất định nhằm chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng, kĩ xảo trong thời gian xác định ở một trình độ phát triển nhất định. Mỗi kiểu tiết học sẽ có mục tiêu, cấu trúc các bước khác nhau và do đó, cách thức tổ chức tổ chức và định hướng hành động nhận thức của học sinh sẽ khác nhau. Tuy nhiên tiến trình dạy học các kiểu tiết học đó đều diễn ra theo các bước sau:

2.3.2.1 - Định hướng vấn đề cần dạy (giao nhiệm vụ nhận thức)

Căn cứ vào mục tiêu tiết học, trình độ học sinh, trên cơ sở phân tích những nội dung cơ bản cần dạy, giáo viên lựa chọn các sự kiện khởi đầu, từ đó làm xuất hiện vấn đề học tập. Việc phân tích tình huống vấn đề dẫn học sinh phải trả lời các câu hỏi: “ Đó là cái gì? Vì sao lại thế? ....hoặc sẽ như thế nào, nếu...? hoặc phải thế nào? để....”.

Từ đây sẽ làm bộc lộ quan niệm sẵn có của học sinh, quan niệm và giải pháp ban đầu của họ được thử thách. Học sinh ý thức được khó khăn, thấy tự tin và sẵn sàng nhận và giải quyết nhiệm vụ học tập, dưới sự hướng dẫn của giáo viên, vấn đề cần nghiên cứu chính thức được diễn đạt.

2.3.2.2 - Định hướng giải quyết vấn đề ( học sinh tự chủ, trao đổi, tìm tòi giải quyết vấn đề).

Học sinh tự lực xoay sở vượt qua khó khăn, có sự định hướng của giáo viên khi cần thiết.

Học sinh diễn đạt, trao đổi, tranh luận với người khác trong nhóm, trong lớp về cách giải quyết vấn đề và kết quả thu được, qua đó có thể chỉnh lí, hoàn thiện tiếp.

Mỗi hành động học tập đều bao gồm các thành phần chủ yếu là: Tri thức Vật lí đã được chủ thể lĩnh hội, tri thức Vật lí phải lĩnh hội, quá trình lĩnh hội đều nhằm

giải quyết một vấn đề hoặc giải đáp các câu hỏi cụ thể. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh tranh luận, trao đổi và bảo vệ cái xây dựng được. Giáo viên chính xác hoá, khái quát hoá kiến thức mới và nêu lên thành các khái niệm, định luật, định lí ...Học sinh chính thức ghi nhận kiến thức mới.

2.3.2.3 - Định hướng vận dụng kiến thức mới.

ở đây giáo viên có thể yêu cầu học sinh phân tích vai trò, tác dụng cũng như ý nghĩa Vật lí của kiến thức mới. Học sinh vận dụng kến thức, kĩ năng mới để giải quyết vấn đề thực tế, nêu các ứng dụng trong đời sống và trong kĩ thuật, luyện tập trong những trình huống mới... Mặt khác để mở rộng phạm vi hiểu biết , chuẩn bị cho những bước tiến đến những vấn đề mới xa hơn.

2.3.3- Soạn thảo tiến trình dạy học cho một tiết học. 2.3.3.1- Cơ sở khoa học và yêu cầu của bài soạn.

Để có thể thiết kế phương án tổ chức và định hướng hành động học tập cho học sinh trong một tiết học có hiệu quả, giáo viên phải dựa trên các cơ sở sau:

- Hiểu rõ lôgic khoa học, yêu cầu của chương trình, cấu trúc lôgic nội dung kiến thức trong tài liệu giáo khoa.

- Điều kiện cơ sở vật chất và thời gian dành cho tiết học.

- Trình độ nhận thức và đặc điểm cụ thể của học sinh. Đây là cơ sở cần thiết để người giáo viên suy nghĩ xác định phương án tổ chức và định hướng hành động nhận thức cho học sinh.

Cụ thể khi soạn bài giáo viên phải tự trả lời các câu hỏi sau:

- Cần cho học sinh lĩnh hội kiến thức, kĩ năng gì?

- Con đường dẫn tới sự chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng đó như thế nào?

- Phải chỉ đạo hành động nào ở học sinh và chỉ đạo như thế nào để học sinh tự lực chiếm lĩnh được kiến thức, kĩ năng đó một cách sâu xắc và vững trắc.

- Kết quả sau khi học thì học sinh cần thể hiện ra được là gì?

Như vậy, khi soạn bài cho một tiết học Vật lí, cần phải xác định rõ mục tiêu cần đạt ( dạy ai? dạy cái gì? cần làm như thế nào) các bước cụ thể của giáo viên, của học sinh, thì tiết học mới có hiệu quả.

2.3.3.2– Xác định tiến trình hoạt động của giáo viên và học sinh.

Xác định tiến trình hoạt động cụ thể tương ứng với từng yếu tố nội dung tri thức Vật lí cần dạy là khâu trung tâm của việc soạn bài cho từng tiết học, nó đòi hỏi suy nghĩ tìm cách giải quyết tốt nhất các vấn đề sau:

- Kiểm tra, ôn tập hay bồi bổ thêm cái gì và như thế nào để cho học sinh có đủ trình độ, kiến thức xuất phát cần thiết.

- Làm thế nào để giác ngộ vấn đề, định hướng nhiệm vụ nhận thức của học

sinh?

- Định hướng hành động nhận thức của học sinh như thế nnào?

- Có phương pháp nào tốt hơn không?

Việc xác định tiến trình hoạt động (phương pháp dạy học) cụ thể đòi hỏi phải xác định rõ:

- Nguồn truyền đạt thông tin (lời nói, sách, thí nghiệm.. )

- Mức độ tự lực của học sinh trong việc chiếm lĩnh tri thức .

- Trình tự lôgic của các hành động phù hợp với giáo viên và học sinh là câu hỏi, do đó đòi hỏi giáo viên một sự chuẩn bị công phu, xác lập hệ thống câu hỏi định hướng đáp ứng mục tiêu và nhiệm vụ dạy học.

Vận dụng những lí luận nghiên cứu về sự tổ chức và định hướng hành động học tập cho học sinh, chúng tôi soạn thảo tiến trình dạy học một số kiến thức cụ thể sau đây:

Bài 1: ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐỘNG LƯỢNG ( tiết2)

Bài 2: CƠ NĂNG

Bài 3: BÀI TẬP ÔN TẬP ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN CƠ NĂNG

2.4. SƠ ĐỒ LÔGIC HÌNH THÀNH KIẾN THỨC CHƯƠNG “CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ”

Hệ cô lập

2.4.1. SƠ ĐỒ LÔGIC HÌNH THÀNH KIẾN THỨC “ ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐỘNG LƯỢNG ”

Động lượng

ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐỘNG LƯỢNG

Va chạm mềm


Thế năng

Thế năng

đàn hi

Chuyển động bằng phản lực

Thế năng trọng trường

Động năng

2.4.2. SƠ ĐỒ LÔGIC HÌNH THÀNH KIẾN THỨC “ ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN CƠ NĂNG”


Công cơ học

Công suất


Cơ năng của vật chuyển động trong trọng trường

ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN CƠ NĂNG

Cơ năng của vật chịu tác dụng của lực đàn hồi

2.5 – SOẠN THẢO TIẾN TRÌNH DẠY HỌC MỘT SỐ KIẾN THỨC VẬT LÍ CỤ THỂ DỰA TRÊN SỰ ĐỊNH HƯỚNG TÌM TÒI KIẾN THỨC CHO HỌC SINH DÂN TỘC NỘI TRÚ.

Kí hiệu : Biểu diễn hoạt động trình diễn của giáo viên để xác lập một yếu tố nội dung nào đó.

Biểu đạt sự yêu cầu của giáo viên để học sinh tự lực hành động xây dựng kiến thức.

2.5.1- SOẠN THẢO TIẾN TRÍNH DẠY HỌC BÀI:

“ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐỘNG LƯỢNG”

I. Mục tiêu tiết học

1. Về kiến thức:

- Hệ cô lập, hệ được coi là cô lập.

- Nội dung và biểu thức của định luật bảo toàn động lượng.

2. Về kĩ năng:

- Vận dụng định luật bảo toàn động lượng để giải bài toán va chạm mềm.

- Giải thích được nguyên tắc chuyển động bằng phản lực.

3. Thái độ , tình cảm:

- Hình thành thái độ hào hứng, say mê học tập.

- Tích cực tự lực trong học tập.

- Chủ động, mạnh dạn bày tỏ ý kiến, quan điểm của bản thân.

II. Chuẩn bị bài học.

1. Giáo viên

- Phương tiện, đồ dùng dạy học.

- Sách GK, phiếu kiểm tra trắc nghiệm.

- Bộ thí nghiệm minh họa định luật bảo toàn động lượng dùng đệm khí

2. Học sinh

Ôn lại các định luật NiuTơn, Hệ kín, động lượng.

III. Sơ đồ tiến trình dạy học.



Có hệ thức nào liên hệ giữa vận tốc của các vật trước và sau va chạm với các khối lượng của chúng không?

Trong tương tác giữa hai vật, mỗi vật đều thu được gia tốc nghĩa là vận tốc của hai vật ấy thay đổi.

* Từ mối liên hệ giữa lực tương tác giữa các vật theo định luật III NiuTơn.

* Từ biểu thức định luật II NiuTơn dưới dạng 2.

Mối quan hệ giữa các vận tốc của các vật trước và sau tương tác với các khối lượng của chúng.


* Từ Định luật III NiuTơn: F1 = - F2

* Định luật II NiuTơn dưới dạng:

p F

t

p -

1

p

2

m (v -v ) -m (v -v )

'

'

1 1 1

2 2 2

m v m v m v m v

1 1

2 2

1 1

'

2 2

'

Ta có thể kiểm nghiệm kết luận này như thế nào?

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

http://www.lrc-tnu.edu.vn

m v m v m v

1 1

2 2

1 1

'

m v

2 2

'

Tổng của hai tích khối lượng và vận tốc của các vật trước và sau tương tác là một số không đổi.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/04/2022