TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cao Đức Tiến (chủ biên) – Dương Thị Hương (2007), Giáo trình Văn học (Tài liệu đào tạo giáo viên tiểu học trình độ Cao đẳng và Đại học Sư phạm), NXB Giáo dục, hà Nội.
2. Phạm Thị Phương Liên, Vẻ đẹp của các tác phẩm văn học nước ngoài trong chương trình Tiếng Việt 1, 2, 3, Trường Cao đẳng sư phạm Hà Nội.
3. Đỗ Việt Nga (2010), Tiếp cận và giảng dạy các tác phẩm văn học nước ngoài ở trường Tiểu học, Luận văn tốt nghiệp, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
4. Nguyễn Văn Đường (1999), Giáo trình Văn học nước ngoài (dùng cho hẹ CĐTH & Tại chức), NXB Trường CĐSP Hà Nội.
5. Lưu Đức Trung (chủ biên) (1998), Văn học nước ngoài (Dành cho các trường CĐSP đào tạo giáo viên Tiểu học), NXB Giáo dục, Hà Nội.
6. Phạm Thị Hồng Vân (2002), Bước đầu suy nghĩ về cách tiếp cận các bài tập đọc văn học nước ngoài trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học – 2002, lớp 2, 3, Luận văn tốt nghiệp, Trường Cao Đẳng Sư phạm Hà Nội.
7. Nguyễn Thị Oanh (2015), Đặc trưng một số thể loại truyện dân gian trong chương trình tiểu họ , Luận văn tốt nghiệp, Trường Đại học Quảng Bình.
8. Bùi Thị Hải Yến (2014), Giá trị giáo dục của văn học nước ngoài đối với học sinh Tiểu học, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Thủ Đô Hà Nội.
9. Chu Ngọc Anh (2017), Vẻ đẹp của lòng nhân ái qua các tác phẩm văn học thiếu nhi nước ngoài trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Thủ Đô Hà Nội.
10. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 – 5(tập 1, 2), NXB Giáo dục Việt Nam.
11. Trang Web: www.tailieuvan.net
Lớp dạy: 1
PHỤ LỤC THIẾT KẾ BÀI GIẢNG
KỂ CHUYỆN BÔNG HOA CÚC TRẮNG
Người soạn: Nguyễn Minh Thu
A. Mục đích
- HS biết kể lại được câu chuyện “Bông hoa cúc trắng” theo tranh minh họa, các câu hỏi gợi ý của GV và các câu hoi gợi ý dưới tranh.
- HS biết kể từng đoạn của câu chuyện “Bông hoa cúc trắng”.
- Hiểu được ý nghĩa của câu chuyện: Lòng hiếu thảo của cô bé làm cho đất trời cũng phải cảm động, giúp mẹ cô bé khỏi bệnh. Thông qua câu chuyện HS thêm yêu thương, hiếu thảo với cha mẹ.
B. Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên
- Tranh minh họa bài học, giáo án điện tử
2. Học sinh
- Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1
C. Hoạt động dạy – học
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh | |
I. Ổn định tổ chức (1p) | - GV cho HS hát để ổn định tổ chức. | - HS hát |
II. Kiểm tra bài cũ (4-5p ) | - Yêu cầu 1 HS kể lại đoạn mà mình thích trong bài “Trí khôn của ta đây”. - GV yêu cầu HS nhận xét về phần kể của bạn. | - HS kể 1 đoạn chuyện mà mình thích. - HS nhận xét |
Có thể bạn quan tâm!
- Giáo Dục Lòng Nhân Ái Qua Một Số Tác Phẩm Truyện Dân Gian Nước Ngoài Tiêu Biểu
- Giá Trị Thực Tế Của Các Tác Phẩm Truyện Dân Gian Nước Ngoài
- Giá trị của truyện dân gian nước ngoài với học sinh Tiểu học - 10
- Giá trị của truyện dân gian nước ngoài với học sinh Tiểu học - 12
- Giá trị của truyện dân gian nước ngoài với học sinh Tiểu học - 13
Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.
- GV nhận xét phần kể của HS | - HS lắng nghe | |
III. Dạy bài mới (20-25p) 1. Giới thiệu bài: | - GV: “Trong thế giới các loài hoa, có vô vàn các loài hoa cùng với vô số các màu sắc, kích thước khác nhau. Hôm nay, cô sẽ kể cho các con nghe sự tích về một loài hoa tượng trưng cho tấm lòng hiếu thảo của người con gái đối với mẹ của mình. Điều đó sẽ được thể hiện qua câu chuyện “Bông hoa cúc trắng” – một câu chuyện cổ tích Nhật Bản.” | - HS lắng nghe |
2. Hướng dẫn học sinh kể chuyện. Mục tiêu: HS kể lại được từng đoạn của câu chuyện. 2.1. GV kể mẫu câu chuyện. | - GV kể toàn câu chuyện 1 lần. - GV treo tranh minh họa câu chuyện “Bông hoa cúc trắng” - GV: Bây giờ các con hãy nghe cô kể câu chuyện một lần nữa, các con chú ý quan sát tranh khi nghe cô kể. - GV kể toàn câu chuyện lần 2 kết hợp với tranh. | - HS lắng nghe GV kể mẫu - HS theo dõi - HS lắng nghe - HS lắng nghe kết hợp với quan sát tranh |
- GV đưa ra câu hỏi: Câu chuyện cô vừa kể có những nhân vật nào? - GV mời HS nhận xét - GV nhận xét và chú ý HS: Ngoài giọng của 3 nhân vật mà các con đã kể ra chúng ta còn có giọng của người dẫn truyện. - GV lưu ý HS giọng kể khi kể chuyện: + Giọng người dẫn truyện: cảm động, chậm rãi + Giọng người mẹ: yếu ớt, mệt mỏi + Giọng cô bé: lễ phép khi nói chuyện với ông cụ, buồn khi nhắc tới bệnh tình của mẹ, hốt hoảng khi biết mẹ không còn sống được bao lâu nữa. + Giọng ông cụ: chậm rãi, ôn tồn | - HS trả lời: có các nhân vật: người mẹ, cô bé, ông cụ. - HS nhận xét - HS lắng nghe | |
2.2. Hướng dẫn HS kể chuyện theo tranh | - GV hướng dẫn HS kể chuyện theo từng tranh * Tranh 1: - Cuộc sống của hai mẹ con cô bé như thế nào? - Chuyện gì đã xảy ra với mẹ cô bé? - Người mẹ bị ốm đã nói gì với con? | - HS trả lời: + Cuộc sống của hai mẹ con rất nghèo, sống trong túp lều nhỏ + Mẹ cô bé không may bị ốm nặng + Con ơi! Mẹ ốm lắm, |
- GV yêu cầu HS nhận xét - GV nhận xét - GV cho HS kể lại trong nhóm bức tranh 1 (2 phút) - GV gọi đại diện 2 nhóm lên kể bức tranh 1 - GV yêu cầu HS nhận xét - GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS nếu cần thiết. * Tranh 2: - Trên đường đi mời thầy thuốc về, cô bé gặp ai? - Khi khám bệnh cho mẹ cô bé xong, ông cụ đã nói gì? - GV yêu cầu HS nhận xét - GV nhận xét - GV yêu cầu HS kể lại bức tranh 2 trong nhóm - GV gọi 2 đại diện của 2 nhóm lên | con hãy đi tìm thầy thuốc về cho mẹ - HS nhận xét - HS lắng nghe - HS kể chuyện - Đại diện 2 nhóm lên trình bày - HS nhận xét - HS lắng nghe + Cô bé gặp một ông cụ + Bệnh mẹ cháu nặng lắm, cháu hãy đi tới gốc đa đầu rừng hái cho ta bông hoa trắng thật đẹp về đây cho ta làm thuốc. - HS nhận xét - HS lắng nghe - HS tập kể |
trình bày, kể lại bức tranh 2 của câu chuyện. - GV yêu cầu HS nhận xét - GV nhận xét phần kể của HS * Tranh 3: - Nghe theo lời ông cụ, cô bé vào rừng và hái được bông hoa, lúc đó cô gái nghe thấy điều gì? - Cô bé đã làm gì sau khi hái được bông hoa? - GV yêu cầu HS nhận xét - GV nhận xét câu trả lời của HS - GV yêu cầu HS kể trong nhóm bức tranh 3 - GV gọi 2 đại diện 2 nhóm lên kể lại bức tranh 3 - GV mời HS nhận xét - GV nhận xét * Tranh 4: - Tranh thứ tư vẽ về cảnh gì? - Câu chuyện đã kết thúc như thế nào? | - Đại diện kể trước lớp - HS nhận xét - HS lắng nghe - Mỗi cánh hoa sẽ là một ngày mẹ cháu được sống thêm. - Cô bé đếm và xé nhỏ mỗi cánh hoa thành nhiều sợi nhỏ, dài. - HS nhận xét - HS lắng nghe - HS kể tranh 3 theo nhóm - 2 HS đại diện kể lại bức tranh 3 - HS nhận xét - HS lắng nghe + Cô bé cầm bông hoa cúc trắng về nhà, ông cụ chờ đón cô bé ở cửa |
- GV mời HS nhận xét - GV nhận xét - GV mời 2 HS kể lại bức tranh 4 - GV yêu cầu HS nhận xét - GV nhận xét - GV cho HS tập kể trong nhóm cả câu chuyện (nhóm 4), mỗi HS kể một đoạn lần lượt nối tiếp - Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì? - Qua đây ta học tập được điều gì ở cô bé? - GV nhấn mạnh ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi tấm lòng hiếu thảo của cô bé, đã làm cho trời đất cảm động, giúp chữa khỏi bệnh cho mẹ của cô bé | + Mẹ cô bé đã khỏi bệnh - HS nhận xét - HS lắng nghe - HS kể lại - HS nhận xét - HS lắng nghe - HS tập kể trong nhóm + Phải hết lòng yêu thương, chăm sóc cha mẹ. Lòng hiếu thảo của cô bé trong chuyện đã làm rung động đất trời. + Cô bé là người con hiếu thảo, hết lòng chăm sóc người mẹ của mình. - HS lắng nghe | |
IV. Củng cố và dặn dò (3-4p) 1. Củng cố | - GV hỏi HS: Hôm nay chúng ta học bài kể chuyện gì? | - HS trả lời: Bông hoa cúc trắng |
- Nhắc lại ý nghĩa của câu chuyện - GV nhận xét, tuyên dương HS - GV yêu cầu HS về tập kể và kể lại câu chuyện cho cả nhà cùng nghe. | - HS trả lời: Câu chuyện ca ngơi tấm lòng hiếu thảo của cô bé đối với mẹ của mình, khiến cho trời đất cảm động, giúp mẹ cố bé được chữa khỏi bệnh. - HS lắng nghe - HS lắng nghe |