Những Thuận Lợi, Khó Khăn Khi Dạy Các Tác Phẩm Truyện Dân Gian Nước Ngoài Trong Chương Trình Tiếng Việt Tiểu Học


ảnh thiên nhiên, non sông đất nước, con người và vật. Mọi thứ đều hiện lên một cách trong sáng, sinh động, giàu cảm xúc, gần gũi với sự cảm nhận ngây thơ, hồn nhiên của các em. Bên cạnh đó cũng góp phần vào việc phát huy tư duy sáng tạo, óc tưởng tượng phong phú, mới mẻ của trẻ em.

Điều đặc biệt quan trọng là ngôn ngữ truyện dân gian nước ngoài giúp các em có thể mở rộng vốn từ vựng, cách viết các câu văn sao cho hay, sinh động hơn. Tất cả các ý của bài văn đều được gắn kết với nhau, ngôn từ tuy đơn giản, ngắn gọn nhưng lại vô cùng hay và ấn tượng. Cách sử dụng ngôn ngữ, cách viết các câu văn, cách sắp xếp các ý văn sao cho hay và phù hợp đều được các em phát triển qua những đề tài phong phú, đa dạng và luôn gắn liền với cuộc sống hằng ngày của các em.

Ngôn ngữ là thành phần quan trọng nhất để cấu tạo nên những bài văn, những câu chuyện dân gian nước ngoài. Chính vì vậy việc sử dụng đúng, hay và phù hợp là điều kiện chính để các tác phẩm truyện dân gian nước ngoài trở nên hay và nổi tiếng hơn.

1.3. Những thuận lợi, khó khăn khi dạy các tác phẩm truyện dân gian nước ngoài trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học

Các tác phẩm truyện dân gian nước ngoài trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học đang ngày càng được quan tâm và chú trọng nhiều hơn. Đối với mỗi phần văn học hay các môn học khác cũng vậy, đều có những thuận lợi và khó khăn trong việc giảng dạy, giảng dạy phần truyện dân gian nước ngoài cũng không ngoại lệ. Bên cạnh những thuận lợi, thành công đạt được thì cũng không thể tránh khỏi những thiếu sót, gặp phải không ít những khó khăn còn tồn tại khi giảng dạy.

1.3.1. Những thuận lợi

Trong việc giảng dạy các tác phẩm truyện dân gian nước ngoài thì phần lớn mọi người đều đã có nhận thức trong việc tiếp nhận. Việc các nhà giáo dục chú trọng vào mảng truyện dân gian nước ngoài đã tạo điều kiện thuận lợi cho các thầy, cô giáo trực tiếp giảng dạy có thể dễ dàng truyền đạt được kiến thức truyện dân gian


nước ngoài đến với các em. Không chỉ vậy, hệ thống mạng thông tin cùng với những quyển sách nói về toàn bộ thế giới ngày nay ngày càng nhiều và đa dạng. Chúng ta có thể tiếp cận với nhiều thể loại truyện dân gian trên thế giới. Điều này khiến cho việc tìm kiếm thông tin, chọn lọc thông tin để dạy học sinh ngày càng dễ dàng hơn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

Chương trình truyện dân gian nước ngoài được tuyển chọn, chọn lọc khá tiêu biểu, toàn diện, tăng cường giá trị nhân văn, thẩm mĩ, phù hợp trình độ nhận thức, tâm sinh lí của học sinh. Chính vì vậy, việc đem lại cảm giác hứng thú, yêu thích các giờ học phần truyện dân gian nước ngoài là điều rất cần thiết, là cơ sở đầu tiên của quá trình dạy học truyện dân gian nước ngoài.

Hầu hết tất cả các giáo viên Tiểu học hiện nay đều tốt nghiệp từ các trường Cao đẳng, Đại học chuyên ngành sư phạm nên đội ngũ giáo viên đã được đào tạo, được trang bị đầy đủ các vấn đề truyện dân gian Việt Nam, truyện dân gian nước ngoài,… để có thể dạy tốt phần truyện dân gian nước ngoài và đem đến cho các em những kiến thức bổ ích và phù hợp nhất.

Giá trị của truyện dân gian nước ngoài với học sinh Tiểu học - 5

Xã hội và con người đang ngày càng phát triển, nhu cầu hội nhập và giao lưu quốc tế ngày càng cần thiết. Chính vì vậy so với những năm trước đây thì sẽ lượng các tác phẩm nước được dịch sang Tiếng Việt ngày càng nhiều hơn, phổ biến hơn, rộng rãi khắp cả nước, đặc biệt là truyện dân gian nước ngoài được in ấn và xuất hiện rất nhiều trong hiệu sách với các loại hình thức đa dạng khác nhau nên việc tìm kiếm truyện dân gian nước ngoài để đọc là khá thuận lợi. Không chỉ tăng số lượng mà chất lượng cũng được nâng cao đáng kể, mỗi bản dịch đều được kiểm tra chặt chẽ với mong muốn mang lại cho người đọc những kiến thức bổ ích và chuẩn chỉnh nhất về các tác phẩm truyện dân gian nước ngoài.

Các trường Tiểu học ngày nay cũng trang bị cho trường học thư viện dành cho giáo viên để giáo viên có thể thường xuyên nâng cao và bồi dưỡng tri thức. Không chỉ vậy, các trường học cũng trang bị thư viện dành cho học sinh để các em có thể mở rộng kiến thức, lĩnh hội nền văn hóa của các nước khác nhau.


Phong trào đổi mới phương pháp dạy học văn học nói chung và dạy học truyện dân gian nước ngoài trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học nói riêng đang được đẩy mạnh và nâng cao hơn. Việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy học sinh làm trung tâm đã và đang khiến cho giáo viên chủ động hơn trong việc tìm tòi và suy nghĩ. Thông qua việc đổi mới phương pháp dạy học, người giáo viên luôn mong muốn tìm ra những phương pháp dạy học truyện dân gian nước ngoài hiệu quả để không chỉ trong mảng truyện dân gian nước ngoài mà trong mảng truyện dân gian Việt Nam, văn học nước ngoài, văn học Việt Nam cũng đem đến những thành công, những hiểu quả tốt và nhất định đối với lứa tuổi của học sinh Tiểu học.

Về phía học sinh Tiểu học, các em với lứa tuổi ngây thơ, hồn nhiên, tràn đầy cảm xúc, luôn có tâm lí muốn thỏa sức tìm hiểu, mở mang những kiến thức, điều mới lạ. Truyện dân gian nước ngoài đã góp phần mở ra một thế giới mới rộng lớn để các em có thể thỏa sức tìm hiểu, khám phá. Chính vì vậy, học sinh dễ nhập thân vào các tác phẩm, tưởng tượng sinh động bức tranh tác phẩm, dễ xúc động với sự kiện, sự việc của tác phẩm và tâm trạng của nhân vật. Cảm thụ của các em mang tính trực tiếp, ngây thơ nhưng rất ít khi nhầm lẫn giữa thiện – ác, không bao giờ đồng tình với những hành động tàn nhẫn, việc làm sai trái, luôn xúc động trước tình người nhân ái và tinh thần nhân đạo của tác phẩm. Trẻ em thường thích tiếp nhận những truyện dân gian nước ngoài có cốt truyện rõ ràng, có thể nhớ và kể lại một cách dễ dàng, hấp dẫn, thú vị và li kì, các nhân vật có sự phân chia rõ ràng về tính cách, suy nghĩ,…

1.3.2. Những khó khăn

Đối với mỗi mảng văn học đều có những khó khăn nhất định trong việc giảng dạy. Người giáo viên luôn mong muốn có thể đem đến cho học sinh những bài học hay qua những phương pháp dạy học hiệu quả. Nhưng tâm lí vừa ngại vừa sợ, vừa thích thú khi dạy các tác phẩm truyện dân gian nước ngoài là khá phổ biến trong đội ngũ giáo viên Tiểu học bởi truyện dân gian nước ngoài mới mẻ, xa lạ mặc dù rất hay nhưng lại không dễ tiếp nhận.


Giáo viên Tiểu học đã được học Tiếng Anh chuyên ngành khi còn trong trường nhưng chỉ đủ để giao tiếp hay dạy những tiết học đơn giản cho học sinh Tiểu học. Chính vì vậy trình độ ngoại ngữ của giáo viên vẫn còn rất nhiều hạn chế nên để có thể hiểu hết được những tác phẩm truyện dân gian nước ngoài là điều không dễ. Những tác phẩm truyện dân gian nước ngoài đã được dịch, các nguồn tài liệu tham khảo rất thiếu thốn, nghèo nàn. Điều này đòi hỏi người giáo viên phải có vốn hiểu biết về văn học nhất định.

Giáo viên chưa có khả năng đọc nguyên bản những quyển sách về truyện dân gian nước ngoài bằng tiếng nước ngoài. Hiện nay, khi dạy các bài Tập đọc là một tác phẩm truyện dân gian nước ngoài, các giáo viên thường dạy theo cách dạy cũ, phương pháp không đổi mới, vẫn là những phương pháp dạy cũ như dạy các tác phẩm văn học Việt Nam. Người giáo viên chưa nắm rõ được hết các đặc trưng riêng của truyện dân gian nước ngoài nên khi trong các tiết học dạy những tác phẩm truyện dân gian nước ngoài chưa thực sự gây được hứng thú, thú hút cho học sinh. Các em học sinh với lứa tuổi còn nhỏ nên nhiều em chưa đọc tốt mà các tác phẩm truyện dân gian nước ngoài lại được phân bố dạy nhiều nhất ở lớp 1 và lớp 2 nên việc các em chưa nhớ hết tên các nhân vật, các địa danh nước ngoài là điều bình thường.

Sự phân bố giảng dạy các tác phẩm truyện dân gian nước ngoài chưa được phù hợp. Lớp 1 các em mới bắt đầu học viết và đọc chữ nên việc xếp các truyện dân gian nước ngoài nhiều ở lớp 1 là chưa hợp lí. Với lứa tuổi lớp 1 các em chỉ có thể đọc được hết các truyện dân gian nước ngoài nhưng các em chưa có nhiều suy nghĩ, cảm nhận nên không thể thấy hết được cái hay, cái đẹp của các tác phẩm. Trong khi đó, lớp 4 và lớp 5 là các em đang ở lứa tuổi đang phát triển rất nhiều về suy nghĩ, cảm nhận, nhận thức. Đây là lúc phù hợp để các em có thể tiếp nhận những kiến thức khó, có thể hiểu biết gần như trọn vẹn các tác phẩm. Nhưng các tác phẩm truyện dân gian nước ngoài được dạy ở lớp 4 và lớp 5 là rất ít, đặc biệt là lớp 5 chỉ có duy nhất 1 truyện (Thuần phục sư tử).


Phần lớn tên các tác giả nước ngoài được trích dẫn đều được phiên âm ra tiếng Việt. Điều này tạo sự thuận lợi để các em học sinh có thể dễ đọc, dễ viết nhưng lại gây khó khăn cho cả giáo viên và học sinh trong việc tìm lại đúng tên gốc của tác giả.

Học sinh ít cảm thụ, tiếp nhận các tác phẩm văn học bằng thể hiện cá nhân, chưa biết lí giải các cung bậc, trạng thái tình cảm của mình. Đầy mơ ước, mơ mộng, tưởng tượng phong phú nên nhiều em học sinh dễ tin tưởng những điều xảy ra trong tác phẩm là có thật. Vì vậy các em sẽ rất dễ nhầm lẫn giữa thế giới trong truyện với thế giới đời thực. Việc nhầm lẫn này sẽ làm cho các em hay mơ mộng, tưởng tượng nhiều điều, tin rằng trong cuộc sống hiện tại có những vị thần tiên sẽ luôn bên cạnh và bảo vệ các em. Sự yêu thích, hứng thú của trẻ đối với các tác phẩm truyện dân gian nước ngoài thường xuất phát từ những con người, sự việc tốt đẹp, các loài vật có nhiều tình tiết li kì, nhiều yếu tố gây cười, nhẹ nhàng, gần gũi với học sinh.

Các em không hiểu và không thích những nhân vật mâu thuẫn, phức tạp, giàu suy tư. Các em ít đánh giá với sự phê phán tác phẩm và tác giả, thường chỉ nhận xét về nhân vật. Những truyện kết thúc với cách để ngỏ, kết mở thì cũng không được các em ưa thích vì các em luôn mong muốn mọi chuyện phải đi đến cái kết rõ ràng, kết thúc có hậu với những người tốt để các em có thêm niềm tin vào việc làm việc tốt, việc thiện sẽ nhận lại được nhiều tốt đẹp, có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Còn những người xấu thì phải bị trừng phạt thích đáng để làm bài học răn đe cho những người khác.

Hiện tại, ở các trường Tiểu học, các giáo viên sử dụng phương pháp dạy học lấy người học làm trung tâm nhưng thực tế đó chỉ hình thức bên ngoài. Người giáo viên vẫn thực hiện dạy học theo hình thức lấy người dạy làm trung tâm chính vì người giáo viên vẫn chưa biết cách tạo ra nhiều hoạt động để học sinh tham gia và tự nói lên những suy nghĩ của mình . Điều này đang hạn chế đi sự phát triển, tư duy, sáng tạo của học sinh. Ngày nay, thế giới xung quanh chúng ta ngày càng phát triển, các em được tiếp xúc với những thông tin, công nghệ rất tốt nên các em có thêm nhiều những ý tưởng, sáng tạo và suy nghĩ riêng. Chính vì vậy các trường Tiểu học


cũng như giáo viên nên sử dụng phương pháp dạy học lấy học sinh là trung tâm để các em có thể thỏa sức sáng tạo và phát triển mà vẫn đạt được những mục tiêu giáo dục.

1.4. Giới thiệu một vài tác phẩm truyện dân gian nước ngoài.

1.4.1. Truyện dân gian Nga.

Truyện dân gian Nga gắn với hiện thực đời sống, dung nạp, đồng hóa nhiều yếu tố của các thể loại văn học đặc trưng khác: buwlina, xatutxca, sự tích các Thánh,…Truyện dân gian Nga đã trở thành “hình mẫu cổ điển” của văn học dân gian Nga.

Nội dung mang đậm tính chất giáo huấn thấm vào toàn bộ cấu trúc truyện, thể hiện qua những xung đột nghệ thuật: giữa thiện - ác, cái thật - cái giả, cái sống - cái chết; qua tưởng tượng rõ ràng và triệt để về sự tất thắng của chính nghĩa xã hội và đạo lí nhân dân; qua niềm khát vọng về một cuộc sống tự do trong lao động, sáng tạo, trong tình yêu, hôn nhân và hạnh phúc.

Truyện dân gian Nga đa dạng về đề tài, phong phú về thể loại, được chia thành 3 loại lớn:

a) Truyện về các loài vật:

Có khoảng 50 cốt truyện về các loài vật, các truyện này thường hướng tới lí giải nguồn gốc, đặc điểm các loài vật, quan hệ giữa chúng và với con người. Hình ảnh con vật mang ý nghĩa biểu trưng: con cáo - sự tinh ranh, con sói - thói tham lam, con hổ - tính hung bạo, con thỏ - sự khôn ngoan…Chủ đề: sự đối lập giữa trí tuệ và sức mạnh thô bạo. Trí tuệ được đề cao và chiến thắng luôn thuộc về trí tuệ. Cốt truyện thường không phức tạp, ít biến cố. Khai thác theo môtíp “gặp gỡ”.

b) Truyện cổ tích thần kì:

Các môtíp của truyện cổ tích thần kì hết sức đa dạng: Thuộc môtíp thần thoại có môtíp người đội lốt vật (Nàng công chúa ếch, nàng công chúa rắn), môtíp tìm vợ hoặc chồng mất tích…đóng vai trò, nền tảng cốt lõi. Thuộc môtíp sinh hoạt xã hội


có môtíp chia gia tài, xử kiện đã tạo thành đường viền cốt truyện, biến đổi theo yêu cầu của sự phát triển xã hội. Nhân vật chia làm 2 loại: chính diện và phản diện.

Nhân vật chính diện: là những con người hoàn hảo mang phẩm chất tốt đẹp như hoàng tử Ivan trẻ đẹp, dũng cảm, thông minh. Hay nàng Vacvara xinh đẹp, dịu hiền, đức hạnh… Nhân vật phản diện: Là những lực lượng siêu nhiên hắc ám, tàn bạo, quỷ quyệt, thù địch với con người như phù thủy già Baba Iaga hay thù oán, ăn thịt người, hay là lão Cô sây bất tử keo kiệt, nham hiểm…

Cuộc chiến đấu kéo dài nhưng chiến thắng bao giờ cũng thuộc về chính nghĩa. Cốt truyện chồng chất những biến cố, kết thúc thường có hậu, xung đột được giải quyết do các nhân vật được sự trợ giúp của các phương tiện thần kì.

c) Truyện kể về sinh hoạt gia đình và xã hội

Truyện mang tính hiện thực rõ nét. Xung đột được triển khai trên bình diện xã hội. Truyện ít biến cố. Hành động phát triển nhanh. Truyện thường ngắn gọn. Chủ đề: ngợi ca trí thông minh, sự khôn ngoan, lòng dũng cảm, sự tài hoa của con người lao động. Đồng thời phê phán thói hư tật xấu của con người, tố cáo sự bất công trong xã hội. Nhân vật có tính tích cực chủ động: người nông dân, người lính bình thường…Truyện cổ tích sinh hoạt dân gian Nga giàu yếu tố phiêu lưu, hài hước, châm biếm. Tạo ra tiếng cười vui vẻ sảng khoái, kích thích trí tưởng tượng ở người đọc.

* Một số tác phẩm truyện dân gian Nga:

Ông già Tuyết: là một nhân vật trong kho tàng văn học dân gian các dân tộc Slav, đóng một vai trò tương tự như Ông già Noel trong văn hóa phương Tây (dựa trên nguyên mẫu Thánh Nicolaus). Khác Ông già Noel thường tặng quà cách bí mật, Ông già Tuyết lại tặng quà trực tiếp cho trẻ em. Ông có người cháu gái đồng hành để trợ giúp trong việc tặng quà là Công chúa Tuyết. Ông được Giáo hội Chính thống giáo Nga miêu tả như một nhân vật tốt bụng đem niềm vui ấm áp tới giữa mùa đông. Gần đây, đôi khi ông già Tuyết cũng được biết đến giống với Ông già Noel với bộ áo khoác đỏ và đem quà đến đặt dưới cây thông trước khi năm mới đến.


Nhổ củ cải: Ngày xửa ngày xưa, có hai ông bà già và một cô cháu gái sống trong ngôi nhà bằng gỗ bên cạnh mảnh vườn xinh xắn. Trong nhà còn có một con Chó, một con Mèo và một chú Chuột Nhắt. Vào mùa thu, ông già mang về một cây củ cải nhỏ và trồng trong vườn. Ngày ngày, ông ra sức chăm chút cho cây. Sáng nào ông cũng cho cây cải uống một gáo nước. Chiều nào ông cũng bắt sâu, nhổ cỏ cho cây. Cây cải cũng không phụ lòng tốt của ông, nó lớn nhanh như thổi. Chẳng bao lâu nó trở thành một cây cải khổng lồ, to chưa từng thấy. Một buổi sáng, ông già ra vườn định nhổ củ cải về cho bà cháu và cháu gái. Ông nhổ mãi, nhổ mãi mà cây cải vẫn không hề nhúc nhích. Ông gọi bà già: Bà già chạy ra túm áo ông, ông nắm cây cải nhổ mãi, nhổ mãi vẫn không được. Bà già gọi cháu gái: Cháu gái liền chạy lại kéo áo bà, bà túm áo ông, ông nắm cây cải nhổ mãi, nhổ mãi chẳng ăn thua gì. Cháu gái gọi Chó con. Chó con chạy lại ngậm lấy bím tóc của cháu gái. Cháu gái kéo áo bà, bà túm áo ông, ông nắm cây cải. Kéo mãi, nhổ mãi mà cây cải vẫn trơ trơ. Chó con gọi mèo con. Mèo con chạy lại cắn đuôi Chó con, Chó con ngậm bím tóc cháu gái, cháu gái kéo áo bà, bà túm áo ông, ông nắm cây cải. Kéo mãi, nhổ mãi mà cây cải vẫn ì ra. Mèo con gọi Chuột nhắt: Chuột nhắt chạy lại bắm đuôi Mèo, Mèo cắn đuôi Chó, Chó ngậm bím tóc cháu gái, cháu gái kéo áo bà, bà túm áo ông, ông nắm cây cải. Một, hai, ba… Cây cải gan lì đã bị kéo lên khỏi mặt đất. Tất cả sung sướng, nhảy múa quanh cây cải: “Nhổ cải lên! Nhổ cải lên! Ái chà chà! Ái chà chà! Lên được rồi!”.

1.4.2. Truyện dân gian A – rập.

Truyện Nghìn lẻ một đêm là bộ sưu tập các truyện dân gian Trung Đông và Nam Á được biên soạn bằng tiếng Ả Rập trong thời đại hoàng kim Hồi giáo. Tác phẩm này được sưu tập qua nhiều thế kỷ bởi nhiều tác giả, dịch giả và học giả khắp Tây Á, Trung Á, Nam Á và Bắc Phi. Bản thân các câu truyện được truy tìm nguồn gốc ngược về nền văn chương và truyện kể dân gian Ả Rập, Ba Tư, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Do Thái và Ai Cập. Đặc biệt, nhiều truyện ban đầu là truyện dân gian từ thời đại Khalifah, trong khi đó một số truyện khác, đặc biệt là truyện nền, phần lớn có thể đã được lấy từ tác phẩm văn chương Ba Tư là Hazār

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/09/2023