Gia Định tam gia thi trong tiến trình văn học Hán Nôm Nam bộ - 23


tử… hoặc phản ánh, giải thích, chứng minh những triết lý tự nhiên, xã hội, những quy luật của cuộc sống” [148, tr.573].

Bên cạnh những hình ảnh hoa sen, hoa mai, cội tùng… tượng trưng cho người quân tử với phẩm chất tốt đẹp, sự tu dưỡng thâm hậu, tấm lòng chân thành, son sắt… còn có những hình ảnh tôm càng xanh (Thanh hà), cá rô (Quá sơn ngư), cá vàng (Kim ngân ngư), chiếc kính mắt (Mục kính), cây ráy tai (Nhĩ bả)… cũng đều là những ẩn dụ về kẻ sĩ. Hình ảnh con tôm càng xanh với tài nhảy sóng cao, càng lớn, râu dài, áo giáp đỏ (vỏ) là biểu trưng cho người anh hùng kẻ sĩ:

占斷江湖起大家

才高躍浪羨青蝦恩加內相清綃印俸食長鬚綠稻花鉗刺薔薇兵可衛甲裝琬琰富堪誇

Chiếm đoạn giang hồ khởi đại gia,

Tài cao dược lãng tiện thanh hà. Ân gia nội tướng thanh tiêu ấn, Bổng thực trường tu lục đạo hoa. Kiềm thích tường vi binh khả vệ,

Giáp trang uyển diễm phú kham khoa.

(Trịnh Hoài Đức, Thanh hà)

(Chiếm lấy một khúc sông hồ, làm bậc đại gia,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 409 trang tài liệu này.

Tài cao vượt sóng, ngưỡng mộ thay tôm càng xanh. Được ban ơn, tướng mạo như dải lụa sống trong suốt, Được bổng, râu dài như lá lúa xanh.

Hai càng trông như gai hồng, có thể phòng vệ, Vỏ giáp như ngọc, thật là kẻ giàu có.)

Gia Định tam gia thi trong tiến trình văn học Hán Nôm Nam bộ - 23

Cá kim ngân (cá vàng) với hình ảnh đuôi lớn, thân như vàng ngọc, miệng có

màu thư hoàng (chỉ tài biện luận) cũng là những ẩn dụ về kẻ sĩ có tài biện luận:

雌黄1全在口金玉重於身

物情憎尾大尾大世憐君

Thư hoàng toàn tại khẩu, Kim ngọc trọng ư thân.

… Vật tình tăng vĩ đại, Vĩ đại thế liên quân.

(Trịnh Hoài Đức, Kim ngân ngư)



1 Thư hoàng: là loại khoáng vật, dạng tinh thể, có màu vàng chanh, có thể chế làm màu. Ngày xưa, người ta thường dùng nó để xoá sửa chữ nghĩa, vì thế người ta gọi việc thay đổi chữ nghĩa, bàn tán xôn xao, bất chấp sự thật, cưỡng từ đoạt lý là “tín khẩu thư hoàng”. Miễn học thiên trong sách Nhan thị gia huấn có câu: “Quan thiên hạ thư vị biến, bất đắc vọng hạ thư hoàng” (xem chưa hết sách trong thiên hạ, không được mở miệng nói càn).


(Sắc vàng (nói năng nghị bàn) toàn ở miệng, Vàng ngọc khắp ở thân hình.

… Loài vật thường ghét có đuôi lớn, Có đuôi lớn thì đời thương xót ngươi.)

Hay hình ảnh cá rô là ẩn dụ về những phẩm chất của người quân tử, của kẻ sĩ gánh vác việc nước:

江湖浪跡逐鯸鮐

雨澤偏多興致催越嶺爲逃頳尾政食田既慰逆鱗才漦遺不産王家孼骨鯁長爲水國推似爾山川經苦節天門何日化龍囘

Giang hồ lãng tích trục hầu thai, Vũ trạch thiên đa hứng trí thôi. Việt lĩnh vi đào trinh vĩ chính,1 Thực điền ký uỷ nghịch lân tài.2 Ly di bất sản vương gia nghiệt,

Cốt ngạnh trường vi thuỷ quốc suy. Tự nhĩ sơn xuyên kinh khổ tiết, Thiên môn hà nhật hoá long hồi.

(Trịnh Hoài Đức, Quá sơn ngư)

(Nơi sóng nước sông hồ đuổi theo cá nược,

Thường được ơn mưa, nên hứng trí thường thúc giục. Trốn nơi núi Việt, đuôi đỏ vì gánh vác nền chính,

Được ban ruộng làm thực điền để an ủi tài can ngăn thẳng thắn.

Nước dãi không sản sinh, nỗi nghiệt của nhà vua,

Xương cứng thẳng (người ngay thẳng) dài, được suy tôn nơi thuỷ

quốc.

Ta cũng như ngươi có nỗi khổ vượt sông núi,

Chốn cửa trời biết bao giờ mới hoá rồng quay trở về.)

Hình ảnh chim cốc (lô tư) là ẩn dụ của những người lao động cần cù và trung thành với chủ:

能 言 鸚 鵡 古 來 珍 Năng ngôn anh vũ cổ lai trân,


1 Trinh vĩ: đuôi đỏ, xuất xứ từ thơ Nhữ phần, chương Thiệu Nam, trong kinh Thi: Phương hầu trinh vĩ, vương thất như huỷ” “ 魴 魚 頳 尾 , 王 室 如 燬 。 ” (Cá phương đỏ đuôi, vương thất sắp cháy) (Chu Hy chú:

đuôi cá phương vốn màu trắng nay chuyển sang đỏ, tức lao khổ lắm vậy). Về sau dùng điển này để nói về người vì mệt nhọc lao khổ quá độ vì gánh vác nhiều trọng vụ).

2 Nghịch lân: vảy ngược dưới cổ rồng. Nghịch lân tài: ý nói người có tài can ngăn thẳng thắn, không sợ chạm vào cái vảy ngược của con rồng (tức chỉ nhà vua).


誰愛鸕鷀事主人

日爲漁家生計足時驚水族業寃頻

Thuỳ ái lô tư sự chủ nhân. Nhật vị ngư gia sinh kế túc,

Thời kinh thuỷ tộc nghiệp oan tần.

(Lê Quang Định, Lô tư)

(Chim vẹt có thể nói chuyện, xưa nay quý,

Có ai thích loài chim cốc biết phụng sự chủ nhân? Mỗi ngày làm việc giúp nhà chài, nên sinh kế đủ ăn,

Thường thường làm loài cá nước hoảng sợ, oan nghiệp kết thêm.)

Hình ảnh hoa mai với thân gầy dáng gộc, hương thoảng thanh tao, vị chua là những ẩn dụ về nhà Nho quân tử hết lòng lo đời:

月下俱憐影

山中近耐寒憂天應骨瘦覺世定心酸潔白畱人愛幽情欲話難

Nguyệt hạ câu liên ảnh, Sơn trung cộng nại hàn. Ưu thiên ưng cốt sấu, Giác thế định tâm toan. Khiết bạch lưu nhân ái, U tình dục thoại nan.

(Ngô Nhân Tĩnh, Hoạ Hương Sơn thi xã đối mai nguyên vận)

(Dưới trăng cùng thương bóng,

Trong núi non cùng chịu cảnh giá rét. Buồn lo đất trời, xương xẩu gầy guộc, Biết chuyện cuộc đời, lòng mai chua. Tính trong sạch, được người yêu quý, Mối tình sâu muốn nói nhưng khó tỏ bày.)

Không những thế, hình ảnh thanh kiếm xưa nay vẫn là ẩn dụ của hùng tâm dũng khí trong con người kẻ sĩ phương xa:

勇負凌雲氣

雄懷報國身射星知有分彈鋏笑無因

Dũng phụ lăng vân khí, Hùng hoài báo quốc thân. Xạ tinh tri hữu phận,

Đàn giáp tiếu vô nhân.

(Ngô Nhân Tĩnh, Đối kiếm)

(Lòng mang dũng khí ngút trời, Thân ôm ấp hùng tâm đền ơn nước.


Khí kiếm chiếu lên sao trời, biết có duyên phận, Gõ kiếm cười, mà chẳng có lý do.)

Hình ảnh con thuyền, cánh buồm, mái chèo trong thơ Gia Định tam gia đã vượt qua những ẩn dụ của cuộc sống thôn dã thanh nhàn như trong thơ xưa thường thấy để mang biểu tượng của sự xông pha, xê dịch và lưu lạc đúng với bản chất của nó:

湖海三生客

乾坤一葉舟

Hồ hải tam sinh khách, Càn khôn nhất diệp chu.

(Trịnh Hoài Đức, Giang nguyệt đồng Ngô Nhữ Sơn thư hoài) (Khách ba đời trong hồ biển,

Một chiếc thuyền nhỏ giữa đất trời.)

Với Lê Quang Định, con thuyền hay cánh buồm giúp ông xông pha mau chóng hoàn thành việc sứ đáp đền ơn chúa:

錦帆高挂挹清飊

晚趂平灘聽水潮

Cẩm phàm cao quải ấp thanh tiêu, Vãn nhĩ bình than thính thuỷ triều.

(Lê Quang Định, Quế Lâm giải lãm thứ vận)

(Buồm gấm giương cao lộng gió mát, Bến lặng chiều tà, nghe thuỷ triều lên.)

Con thuyền trong thơ Gia Định tam gia được gọi theo nhiều kiểu: tiên tra, tinh tra, chu, thuyền, tiểu đĩnh… đều ám chỉ thuyền sứ, nhưng khi thì diễn tả những vất vả, gian khổ trên đường đi, khi thì chỉ sự lưu lạc nơi đất khách. Khi con thuyền đỗ lại thì nó tượng trưng cho sự tạm lắng, những bôn ba gian nan tạm nhường chỗ cho sự nhàn nhã, yên bình.

Ánh trăng cũng là hình ảnh thường xuất hiện trong thơ Gia Định tam gia cũng như trong thơ ca. Ngoài ý nghĩa chỉ thời gian, hay chỉ sự tiêu trưởng của vũ trụ, trăng còn là biểu tượng cho sự thuần khiết, hay có khi là hình ảnh gợi nhớ đến bè bạn:

同吟顏色孤篷月

故國音書萬里程

Đồng ngâm nhan sắc cô bồng nguyệt, Cố quốc âm thư vạn lý trình.

(Trịnh Hoài Đức, Khách Cao Miên quốc ký hoài Diệp Minh Phụng Kỳ Sơn) (Dung mạo bạn thơ như vầng trăng trên mái thuyền lẻ loi,

Tin tức quê hương, xa xôi vạn dặm.)


Ánh trăng giãi sáng cả sân cũng khiến Ngô Nhân Tĩnh nhớ anh em bè bạn, ánh

trăng là mối chân tình trọn vẹn:

溶溶明月院漠漠暮雲城萬里同爲客天涯一片情

Dung dung minh nguyệt viện, Mạc mạc mộ vân thành.

Vạn lý đồng vi khách, Thiên nhai nhất phiến tình.

(Ngô Nhân Tĩnh, Khách trung tạp cảm, 9)

(Bóng trăng vành vạnh sáng đầy sân, Mây chiều mờ mịt phủ trên thành.

Vạn dặm cùng làm khách,

Nơi chân trời một tấm chân tình.)

Ánh trăng còn là biểu tượng quê hương. Nếu Lý Bạch từng ngẩng đầu nhìn

trăng sáng, cúi đầu nhớ quê hương thì Trịnh Hoài Đức:

語言人客相左明月猶如故鄉

Ngữ ngôn nhân khách tương tả, Minh nguyệt do như cố hương.

(Trịnh Hoài Đức, Hồ Nam đạo trung chu hành tạp vịnh, 5) (Ngôn ngữ ta với người trái nhau,

Vầng trăng sáng vẫn như ở quê hương.)

Hình ảnh núi sông rất thường thấy trong thơ xưa cũng tràn đầy trong thơ Gia Định tam gia. Trần Bích San từng nói rất chí lý “文 非 山 水 無 奇 氣 , 人 不 風 霜未 老 材 Văn phi sơn thuỷ vô kỳ khí, Nhân bất phong sương vị lão tài” (Trong văn

chương, không có cảnh núi sông thì không có khí kỳ lạ, người không dãi dầu sương gió, thì chưa phải có tài già dặn). Do vậy, hình ảnh núi sông không những khiến thơ mở rộng độ kỳ vĩ của không gian thơ, mà còn biểu hiện khí độ của nhân vật trữ tình. Đỗ Phủ từng dùng hình ảnh núi non để bày tỏ tài năng, còn với Ngô Nhân Tĩnh núi là biểu tượng của đức nhân:

水無凝滯長懷智

山不遷移靜養仁

Thuỷ vô ngưng trệ trường hoài trí,

Sơn bất thiên di tĩnh dưỡng nhân.

(Ngô Nhân Tĩnh, Hồ Quảng quy chu đồ trung tác tam thập vận, 11)

(Nước chẳng ngừng trôi, luôn mong trí, Núi chẳng đổi dời, lặng dưỡng nhân.)


Núi là biểu tượng của đức nhân, sông là biểu tượng của trí, cái kiểu “nhân giả nhạo sơn, trí giả nhạo thuỷ” (bậc nhân vui với cảnh núi non, bậc trí vui với cảnh sông nước) của nhà nho hẳn chưa có gì đặc biệt, nhưng núi sông là đối tượng để so sánh với tình cảm nhớ người thân thì đã có chút biến hoá:

水長親友念

山重故鄉愁

Thuỷ trường thân hữu niệm,

Sơn trọng cố hương sầu.

(Ngô Nhân Tĩnh, Khách trung tạp cảm, 9)

(Sông dài như nỗi nhớ bè bạn, Núi nặng tựa nỗi sầu nhớ quê.)

Trong cách nhìn của một hoạ sĩ thuỷ mặc, Lê Quang Định thấy ở núi sông những hình ảnh của giá bút lô nhô, thấy dòng nước lăn tăn như những con chữ cuộn trào:

筆架高低山八畫

文瀾蕩漾水催詩

Bút giá cao đê sơn nhập hoạ,

Văn lan đãng dạng thuỷ thôi thi.

(Lê Quang Định, Hoa Sơn đường ký kiến)

(Giá bút cao thấp lô nhô, núi non vào tranh vẽ, Làn sóng lăn tăn, con nước giục làm thơ.)

Hình ảnh người đẹp (mỹ nhân) xuất hiện trong Sở từ với biểu tượng người quân tử cũng đã xuất hiện trong thơ Gia Định tam gia. Trịnh Hoài Đức dùng hình ảnh người đẹp để tự dụ tài năng và phẩm chất của người quân tử (Kính trung mỹ nhân, Mỹ nhân lý tranh, Mỹ nhân hiểu khởi, Mỹ nhân bệnh khởi, …), Ngô Nhân Tĩnh trong bài Hữu sở hoài, Kính trung mỹ nhân… cũng vậy:

玉瓶閒插一枝梅

分付芳心莫盡開無限先天春色好含情且待美人來

Ngọc bình nhàn sáp nhất chi mai, Phân phó phương tâm mạc tận khai. Vô hạn tiên thiên xuân sắc hảo, Hàm tình thả đãi mỹ nhân lai.

(Ngô Nhân Tĩnh, Hữu sở hoài)

(Bình ngọc nhàn cắm một nhành mai, Dặn dò lòng hoa thơm đừng nở hết.

Trời đất bao la đẹp vô hạn,

Ngậm tình để chờ người đẹp đến.)


Trong thơ của Ngô Nhân Tĩnh và Lê Quang Định những hình ảnh sự vật dân dã ít xuất hiện hơn trong thơ Trịnh Hoài Đức. Khoan nói đến thơ Nôm, chỉ trong thơ chữ Hán Trịnh Hoài Đức, những hình ảnh, sự vật dân dã hiếm thấy trong thơ chữ Hán của ta trước đây, nay đã xuất hiện khá nhiều như chúng tôi đã có dịp đề cập ở trên: mắt kính, cây ráy tai, tôm càng xanh, cá rô, ổi, lê, thơm, xoài… trong loạt bài vịnh vật ở phần Thoái thực truy biên Khả dĩ tập. Thông thường những hình ảnh dân dã bình dân chỉ xuất hiện trong thơ chữ Nôm. Thơ Nôm Trịnh Hoài Đức hẳn nhiên không nằm ngoài điểm chung ấy.

Hình ảnh con cua chỉ việc ngang ngược, như người ta vẫn thường nói “ngang như cua”, “ngang như ghẹ”, chỉ sự ngang trái, cách nói ví von của người bình dân, mà sau này hình ảnh con cua sẽ đi vào thơ của Phan Văn Trị trở thành biểu tượng của những kẻ vô tâm, vô sỉ cũng vào thơ:

Đo lường lại giận sự con cua,

Tưởng đến càng thêm nỗi đắng chua.

(Gặp bạn trên đường đi sứ, bài 6)

Thơ Đường luật, kể cả Trung Quốc lẫn Việt Nam, hầu như chưa hề thấy “kẹo” xuất hiện, chỉ có Trịnh Hoài Đức là đưa hình ảnh kẹo (kẹo kéo, một sản phẩm xuất hiện từ khi người Hoa đến cư trú) vào thơ: Kẹo kéo lăng nhăng nhai chẳng đứt (Gặp bạn trên đường đi sứ, bài 1) để ẩn dụ một sự việc dằng dai chẳng xong…

Việc đưa ngôn ngữ đời thường và hình ảnh dân dã vào tác phẩm thơ chữ Nôm của Trịnh Hoài Đức là bước đi thừa tiếp những nhà thơ dân tộc trước như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhưng là bước đi mới mẻ ở khu vực Nam Bộ. Hầu như những tác giả đương thời ở Nam Bộ hiếm khi sáng tác thơ bằng chữ Nôm. Hai bạn của ông Lê Quang Định và Ngô Nhân Tĩnh là một minh chứng.

Để trình bày hết những hình ảnh thơ trong thơ Gia Định tam gia hẳn phải làm một chuyên đề riêng. Chúng tôi không tham vọng liệt kê hết những hình ảnh nghệ thuật trong thơ của Gia Định tam gia mà chỉ nêu lên một vài hình ảnh tiêu biểu để thấy, không những các tác giả tìm kiếm xây dựng những hình ảnh mới (trong thơ chữ Hán) mà còn cho thấy cách sử dụng hình ảnh nghệ thuật dân dã để ẩn dụ những vấn đề khá nghiêm túc như phẩm chất của quân tử, kẻ sĩ… Cách làm này của các ông mặc dù còn những hạn chế nhưng cũng đã bắt đầu tiếp cận mạch nguồn văn học chung của dân tộc, đồng thời khơi mở văn mạch miền Nam và sẽ hoà mình trong


dòng chảy thơ ca của cả nước. Hình ảnh dân dã đời thường này sẽ được các nhà thơ Hán Nôm ở Gia Định trong giai đoạn tiếp theo khai thác và tạo nên hình ảnh đặc sắc trào lộng trong thơ Nôm.


3.2. GIỌNG ĐIỆU VÀ PHONG CÁCH

Kể về nguồn gốc xuất thân của Gia Định tam gia nói riêng của đội ngũ sáng tác ở Nam Bộ nói chung, dường như không có ai xuất thân từ truyền thống đỗ đạt nhiều đời như dòng họ Nguyễn Tiên Điền, họ Ngô Thì ở Bắc Hà.

Do tính chất đặc thù của vùng đất mới, vùng đất còn hoang sơ đầy lau lách, đầm lầy, những người lưu dân Việt và những di thần Hoa Nam Trung Quốc đến vùng đất này đem theo tinh thần vỡ đất khai hoang hơn là tinh thần ca ngâm xướng hoạ. Tính chất thực dụng hiện rõ trong tinh thần của họ ngay từ buổi đầu này chi phối đến đời sống tinh thần của họ. Ca ngâm xướng hoạ ban đầu chỉ nảy sinh từ việc muốn giải toả những cực nhọc gian khổ trong đời sống lao động của họ, hoàn toàn chưa xuất phát từ sự thưởng thức nghệ thuật như một món ăn tinh thần. Bởi phải khởi đầu cuộc sống với nhiều khó khăn, phải luôn chống trả với thiên nhiên đầy thử thách như ở vùng Nam Bộ nhiều đầm lầy, cọp sấu hung dữ này, họ phải dựa vào nhau để tồn tại. Sau thời gian khai hoang cải tạo thiên nhiên theo đời sống của mình, họ mới bắt đầu chú ý đến đời sống tinh thần như ghi lại những kỷ niệm trên mảnh đất đã gắn kết nhiều thành phần dân tộc, đa văn hoá này.

Ngay cả việc vào Nam của Lê Quang Định, ban đầu cũng do hoàn cảnh gia đình rơi vào chỗ túng khó từ khi cha ông mất, ông theo chân anh vào Nam mưu sinh. Tại mảnh đất mới này ông đã gặp Trịnh Hoài Đức và Ngô Nhân Tĩnh, cùng dùi mài kinh sử. Việc các ông ra ứng thí vào năm 1788 hẳn mang tính chất đầy thực dụng, khi mà Gia Long đang cần những người trí thức để làm đầy đặn lực lượng quan văn giúp việc văn thư, cũng như cần một đội ngũ để xây dựng thiết chế thống trị.

Do vậy, chúng ta không ngạc nhiên khi các ông được giao nhiều việc, từ việc khuyến nông, tham gia việc quân, điều tiếp quân lương, cho đến việc dạy dỗ hoàng tử, bang giao nước ngoài… Thế nhưng, các ông đều làm tròn nhiệm vụ được giao, cho thấy tính linh hoạt thích ứng với mọi hoàn cảnh vốn có của người Nam Bộ. Với bản chất như vậy, sự học của các ông, theo như lời ông nói hoàn toàn không phải là kiểu từ chương. Tuy vẫn học kinh sử tử tập, nhưng chú trọng về nghĩa lý hơn là câu

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/02/2023