Cách Dùng Điển Cố Theo Kiểu “Ám Dụng” Và “Phản Dụng”, “Tân Dụng”, “Tá Dụng”


thuật của các ông. Cách chính dụng dễ khiến cho thơ trở nên cứng nhắc, đôi khi khô khan nhạt nhẽo, mất cảm xúc. Thơ của Gia Định tam gia, đặc biệt là Trịnh Hoài Đức tuy dùng điển khá nhiều nhưng không vì thế làm mất đi sức sống vốn có của thơ. Điển cố vào thơ theo cảnh tình mà thành, lời lẽ cũng tự nhiên, có phong cách của nhà thơ lớn.

3.1.2.3.1. Cách dùng điển cố theo kiểu “ám dụng” và “phản dụng”, “tân dụng”, “tá dụng”

Trong cách phân loại phương thức dụng điển của Chúc Đĩnh Dân có những kiểu gần như trùng nhau, do đó chúng tôi xin được trình bày chung trong một mục mà không chia ra. Vì ranh giới của ba phương thức dụng điển sau khá nhỏ, trong cách dùng điển phản dụng có cả cách tân dụng và tá dụng.

Các tác giả Gia Định tam gia từng làm thơ theo vần trong sách Bội văn vận phủ (sách này vừa kê các bộ vần, vừa kê các điển cố điển tích, rất tiện cho người làm thơ) do vậy việc dụng điển trong thơ là điều tất yếu. Nhiều điển cố đi vào thơ hết sức tự nhiên, ý vị:

春思無涯隨處樂

人生適意幾時逢解闌爲問纓塵客五斗如何酒一鍾

Xuân tứ vô nhai tuỳ xứ lạc, Nhân sinh thích ý kỷ thời phùng? Giải lan vị vấn anh trần khách: Ngũ đấu như hà tửu nhất chung?

(Trịnh Hoài Đức, Tửu điếm xuân du)

(Ý chơi xuân vô bờ, cứ vui chơi mọi lúc,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 409 trang tài liệu này.

Đời người thoả ý được bao lâu? Cuộc tàn xin hỏi khách danh lợi, Năm đấu gạo sao bằng một li rượu?)

Câu chuyện Huyện lệnh Bành Trạch Đào Tiềm từ quan về ẩn đi vào thơ Trịnh Hoài Đức bằng một lời nói của Đào Tiềm. Cả bài thơ là bức tranh chơi xuân, độc đáo hơn là chơi xuân nơi quán rượu. Hình ảnh tươi mới, lời lẽ thanh tân, dùng điển tự nhiên như không. Nếu người thưởng thức không biết câu chuyện này cũng không ảnh hưởng gì đến việc tiếp nhận bài thơ, nhưng nếu biết câu chuyện này, thì việc tiếp nhận càng sâu sắc và thú vị hơn.

Gia Định tam gia thi trong tiến trình văn học Hán Nôm Nam bộ - 22

Lên gò Cây Mai thưởng thức nam mai cùng Võ Trường Ôn người Quảng

Đông, ông lại vận dụng câu trong bài Lậu thất minh của Lưu Vũ Tích: “Sơn bất tại


cao, hữu tiên tắc danh” (Núi chẳng cần cao, có tiên ở thì nổi tiếng) vào thơ của mình:

名山何必在高求

雅致豪情稱遠遊

Danh sơn hà tất tại cao cầu, Nhã trí hào tình xứng viễn du.

(Trịnh Hoài Đức, Đồng Quảng Đông Võ Trường Ôn

đăng Mai Khâu thưởng nam mai)

(Núi nổi tiếng đâu cần phải cao,

Cảnh sắc u nhã, tình phóng khoáng, xứng với cuộc chơi xa.) Những bài thơ tứ tuyệt Trịnh Hoài Đức làm trong thời gian tránh loạn ở Chân

Lạp cũng được ông lồng ghép ý thơ của người xưa. Từ thơ thời Tấn, đến thơ thời Đường và cả điển hoá bướm của Trang Tử vào thơ ông cũng hết sức nhẹ nhàng, khiến nỗi nhớ quê hương của tác giả thêm nồng nàn, đồng thời bộc lộ sự vận dụng thi liệu cổ một cách thành thục:

春歸尚作他鄉客

香信憑誰寄驛梅

Xuân quy thượng tác tha hương khách, Hương tín bằng thuỳ ký dịch mai.

(Trịnh Hoài Đức, Cửu khách Chân Lạp, 1)

(Mùa xuân về, ta vẫn làm khách nơi tha hương,

Tin thơm biết nhờ ai gởi một cành mai nơi dịch trạm?)

Câu cuối được tác giả vận dụng từ ý bài thơ của Lục Khải gửi mai cho một người bạn ở Trường An: “Chiết mai phùng dịch sứ, Ký dữ Lũng Đầu nhân, Giang Nam vô sở hữu, Liêu tặng nhất chi xuân” (Bẻ nhành mai gặp người chạy ngựa trạm, gửi cho người đang ở Lũng Đầu, Giang Nam không có gì, xin tặng bạn một cành xuân). Dùng ý thơ người xưa để làm chất liệu cho thơ của mình, nhưng Trịnh Hoài Đức không dùng nguyên vẹn mà lại dùng với một ý nghĩa mới, ngược với ý xưa. Trong thơ xưa, Lục Khải may mắn gặp người chạy trạm để gửi một nhành mai cho bạn, còn Trịnh Hoài Đức thì muốn gửi cành mai nhưng không biết nhờ ai. Đây phải chăng là cách dùng điển vừa “ám dụng” lại vừa “phản dụng” mà Chúc Đỉnh Dân nói đến trong cách phân loại trên?

陶朱慣逐五湖遊

薤簟涼囘不覺秋

Đào Chu quán trục Ngũ hồ du, Giới điệm lương hồi bất giác thu.

(Trịnh Hoài Đức, Thu nhật khách trung tác)

(Đào Chu quen rong thuyền chơi suốt Ngũ hồ,


Nằm chiếu trúc mát, nên chẳng biết thu sang.)

Với câu chuyện Phạm Lãi dạo chơi Ngũ hồ, độc giả ngỡ rằng tác giả cũng thanh thản như Phạm Lãi, thế nhưng ngược lại, tác giả đang ở đất khách trong tình trạng lánh nạn bất đắc dĩ và không ngoại trừ trường hợp tác giả đi buôn như trong bài Tự tự nhắc đến, từ đó bộc lộ tình cảm nhớ quê. Đây là cách phản dụng (dụng điển nhưng mang ý nghĩa ngược với ý nghĩa ban đầu) mà Chúc Đỉnh Dân đã nói, khiến câu thơ trong bài thơ trên mang ý nghĩa mới, sắc thái mới.

Lê Quang Định là người ít dùng điển trong Tam gia, nếu có dùng thì thường dùng theo lối chính dụng. Tuy nhiên cũng có những bài ám dụng điển tài tình:

雲送鄉心纔出岫

椏迎行輅半開晴

Vân tống hương tâm tài xuất tụ,

Liễu nghênh hành lược bán khai tình.

(Lê Quang Định, Tín Dương hiểu hành)

(Mây tiễn lòng quê vừa khỏi núi, Liễu mời xe sứ hé trời quang.)

Thơ Trịnh Hoài Đức cũng có ý tương tự:

雲飛有意留連久鶴是知音眷戀多

Vân phi hữu ý lưu liên cửu, Hạc thị tri âm quyến luyến đa.

(Trịnh Hoài Đức, Lộc Động tiều ca)

(Mây bay có ý, luyến lưu mãi, Hạc là tri âm, quyến luyến hoài.)

Cả hai ông đều sử dụng câu “vân vô tâm nhi xuất tụ” (mây vô tâm bay ra khỏi núi) trong bài Quy khứ lai từ của Đào Tiềm, nhưng đều khác hẳn so với nguyên ý. Với Ngô Nhân Tĩnh, mây ra khỏi núi như đưa tiễn nỗi nhớ của ông về quê hương, còn mây trong thơ Trịnh Hoài Đức thì có ý lưu luyến bởi tiếng hát của người chài. Đám mây trong thơ của hai ông đã không còn vô tâm, tức mất đi biểu trưng của người quân tử, mà trở thành những đám mây thực thể có hồn.

Cùng viết về chân tích Lữ (Lã) Động Tân, tương truyền ông tu tiên đắc đạo, nhưng Trịnh Hoài Đức có ý muốn mượn gối để được như chàng họ Lư, bởi cám cảnh bản thân:

廿年烽火歷艱屯

我亦廬生夢後身

Chấp niên phong hoả lịch gian truân, Ngã diệc Lư sinh mộng hậu thân.

(Trịnh Hoài Đức, Lặc thạch đề Hàm Đan


Lữ Tiên từ hoàng lương chân tích, 2) (Hai chục năm khói lửa chiến tranh, trải nhiều gian truân,

Ta cũng như chàng họ Lư sau giấc mộng.)

欲向真人前借枕盧生今尚抱頭眠

Dục hướng chân nhân tiền tá chẩm,

Lư sinh kim thượng bão đầu miên.

(Trịnh Hoài Đức, Lặc thạch đề Hàm Đan Lữ Tiên từ

hoàng lương chân tích, 1)

(Muốn mượn chân nhân chiếc gối trước, Nhưng chàng Lư vẫn còn ôm đầu ngủ say.)

Ngô Nhân Tĩnh mặc dầu thừa nhận mình cũng giống gã Lư sinh, nhưng ông chưa muốn mượn gối ngủ:

我 亦 盧 生 未 欲 睡 Ngã diệc Lư sinh vị dục thuỵ,

(Ngô Nhân Tĩnh, Yết Lữ Tiên từ) (Ta cũng là Lư sinh, nhưng chưa muốn ngủ)

Ngược lại, Lê Quang Định tuy dùng điển nhưng phản điển:

岳陽醉後話歸程路入邯鄲草樹晴

寧靜也知僊不遠何須借枕臥盧生

Nhạc Dương tuý hậu thoại quy trình, Lộ nhập Hàm Đan thảo thụ tình.

… Ninh tĩnh dã tri tiên bất viễn, Hà tu tá chẩm ngoạ Lư sinh.

(Lê Quang Định, Quá Hàm Đan Lữ Tiên ông từ)

(Sau cơn say ở Nhạc Dương, lại nói chuyện ngày về,

Đường vào Hàm Đan, cỏ cây quang tạnh.

… Yên lặng cũng đã biết tiên không còn xa, Cần gì như Lư sinh mượn gối để nằm mơ.)

Lê Quang Định vừa phản ý chuyện xưa, vừa phản ý với thơ của Trịnh Hoài

Đức. Do đó, Nguyễn Du mới hạ bút khen 意 見 超 邁 (ý tứ siêu thoát cao vời) cũng không phải không thoả đáng.

Nếu cách dụng điển kiểu “ám dụng” khiến người đọc cảm thấy thơ tự nhiên, thì cách “tân dụng” “phản dụng” hay “tá dụng” khiến ý thơ được nâng thêm một tầng. Vì vậy, tuy dụng điển khá nhiều, nhưng thơ của Gia Định tam gia vẫn có những ý tứ mới mẻ, linh hoạt.


3.1.2.3.2. Cách dùng điển theo kiểu “đối dụng”

Dùng điển theo kiểu đối dụng tức là dùng điển cố để tạo phép đối ngẫu. Với cách dùng này, điển cố thường xuất hiện ở hai cặp luận và thực trong thơ thất ngôn bát cú Đường luật.

Trong Cấn Trai thi tập, chúng tôi thấy, có những bài thơ Trịnh Hoài Đức sử dụng đến 4, 5 điển cố như Chân Lạp ký hoài Hứa Hoa Phong, Thu nhật khách trung tác, Hoài nội, Ký hoài Huỳnh Ngọc Uẩn Hối Sơn Chân Lạp hành,… nhưng cũng có những bài ông không dùng điển như Mỹ nhân lý tranh, Mỹ nhân hiểu khởi, Mỹ nhân bệnh khởi, Giang thôn hiểu thị, Điền gia thu vũ, Hồ Nam đạo trung chu hành tạp vịnh… Việc dùng điển nhiều trong một bài rất ít thấy trong thơ của Lê Quang Định và Ngô Nhân Tĩnh. Một điểm đáng chú ý là, với những bài thơ tả cảnh, hầu như các tác giả không dùng điển cố, cứ theo cảnh tình mà viết, lời lẽ phóng khoáng; còn những bài thơ vịnh cổ tích, hoài cổ, chất chứa tâm sự thì dùng điển khá phong phú. Tuy nhiên không phải vì thế mà làm giảm chất thanh tân mới mẻ vốn được xem trọng trong thơ, như:

將蕪松菊空來月

正美蓴鱸尚繫舟虛負家庄重九約棉花狂絮亂撩愁

… Tương vu tùng cúc không lai nguyệt, Chính mỹ thuần lư thượng hệ chu.

Hư phụ gia trang trùng cửu ước, Miên hoa cuồng nhứ loạn liêu sầu.

(Trịnh Hoài Đức, Thu nhật khách trung tác)

(... Tùng cúc sắp hoang vu, chỉ có trăng soi bóng,

Canh rau thuần cá lư đang mùa ngon, thuyền còn buộc.

Đành lỗi hẹn cùng gia đình trong ngày mồng chín tháng chín, Hoa gòn bay tung làm rối nỗi sầu.)

Khóm cúc Đào Tiềm, canh thuần cá vược của Trương Hàn, hẹn ước trùng cửu của Vương Duy… đều bộc lộ lòng sầu nhớ quê hương của tác giả, khiến người đọc đi từ cảm xúc này đến cảm xúc khác. Câu cuối, không dụng điển nhưng bằng hình ảnh vô cùng sinh động làm người đọc hình dung mối sầu thương nhớ quê hương của tác giả: hoa gòn bay tứ phía làm rối thêm nỗi sầu của chủ thể trữ tình. Hoa gòn, cây gòn còn là hình ảnh, một biểu tượng quê hương miền Nam. Dụng điển như thế có thể nói là tự nhiên và hữu hiệu.


Trong bài thơ khác, tác giả lại trải lòng nhớ quê da diết khi ông “đối dụng”,

nhưng người đọc không hề thấy có sự khiên cưỡng:

三徑陶花開午夜五更莊蝶逐東風

Tam kính Đào hoa khai ngọ dạ,

Ngũ canh Trang điệp trục đông phong.

(Trịnh Hoài Đức, Cửu khách Chân Lạp, 2)

(Ba luống hoa Đào Tiềm (cúc), hôm đêm nở, Năm canh, bướm Trang Chu đuổi theo gió xuân.)

Nhớ quê nhà có khi ông dùng từ cố viên, cố quốc, hương quan, hương lư, hương lý… cũng có khi chỉ cần nói “tương vu tùng cúc” hay “tam kính Đào hoa”, người đọc cũng cảm nhận được tâm trạng nhớ quê nhà của tác giả. Nhớ quê, không về được trong đời thật thì về trong mơ, thế nên, tác giả năm canh vùi trong giấc mộng, mơ hoá bướm để được rong ruổi cùng gió xuân.

Hoặc trong bài thơ nhớ vợ của ông được dùng điển theo lối đối dụng:

非是白蘋投楚客何當青草怨王孫揚州騎鶴成虛望悔不陳卿樂灌園

Phi thị bạch tần đầu Sở khách,

Hà đương thanh thảo oán Vương tôn. Dương Châu kỵ hạc thành hư vọng, Hối bất Trần Khanh lạc quán viên.

(Trịnh Hoài Đức, Hoài nội)

(Ta chẳng phải là người khách đất Sở trôi dạt vào bãi tần trắng,

Mà nàng từ bao giờ trở thành người oán Vương tôn khi nhìn thấy cỏ xanh?

Giấc mộng cỡi hạc ở Dương Châu nay thành ước hão,

Hối tiếc mình không bằng Trần Khanh vui việc tưới vườn.)

Bốn câu đầu tả cảnh và nói lên lòng nhớ quê hương của tác giả, bốn câu thơ sau, mỗi câu tác giả dùng mỗi điển để nói đến lòng nhớ thương vợ. Dùng điển tích về Khuất Nguyên nhưng tác giả hoàn toàn không phải bị vua ruồng bỏ như Khuất Nguyên, mà mình chỉ đi tránh loạn, do đó mới viết là “phi thị… Sở khách”. Câu tiếp theo lấy ý từ câu trong bài Chiêu ẩn sĩ: “Vương tôn du hề bất quy, xuân thảo sinh hề thê thê” (Kẻ vương tôn đi chơi chừ chưa về, cỏ xuân mọc chừ tươi tốt), câu thơ có ý nói người mãi bôn ba nơi đất xa, cỏ xuân tốt rờn rờn đẹp thế kia, sao chưa chịu về ở ẩn? Ở đây, Trịnh Hoài Đức cũng dùng với nghĩa đó, nhưng hoàn cảnh của ông không phải là đi chơi như gã vương tôn trong thơ cổ Trung Hoa.


Câu tiếp theo lại dùng điển “kỵ hạc thướng Dương Châu” xuất từ Thương Vân tiểu thuyết: “Có mấy người cùng dắt nhau đi chơi, mỗi người đều tự nói chí nguyện của mình. Có người nói muốn được làm thứ sử Dương Châu, có người nói muốn có nhiều tiền, có kẻ nói muốn được cưỡi hạc thành tiên. Trong đó có một người nói rằng, “ước lưng đeo mười vạn quan tiền, cưỡi hạc lên thành Dương Châu”, tức muốn cả ba điều ước của ba người trước”. Chính những mơ ước không thực hiện được như vậy, nên câu cuối tác giả dụng điển Trần Trọng Tử, người thời Chiến Quốc, được mời ra làm quan nhưng ông bàn với vợ cùng nhau bỏ trốn đi nơi khác, vui việc trồng vườn.

Trong bài thơ này, Trịnh Hoài Đức ý nói đến mơ ước cuộc đời giàu có, công danh thành tựu đều trở thành ước hão. Việc dùng điển trong bài thơ này, rõ ràng làm tăng thêm sắc thái của lòng nhớ thương vợ của Trịnh Hoài Đức, đồng thời, bộc lộ sự suy tư về cuộc đời.

Ngoài ra, cũng có những lần, tác giả dụng điển khá hiểm.

盈罍有酒卿逾畢彈鋏無魚我類馮

Doanh lôi hữu tửu khanh du Tất,

Đàn giáp vô ngư ngã loại Phùng.

(Trịnh Hoài Đức, Đông nhật Quảng Nghĩa chiến trường ký Phú

Xuân kinh Lại bộ tham tri Phạm Ngọc Uẩn) Từ câu sau “đàn giáp vô ngư ngã loại Phùng” (Gõ kiếm hát ca rằng cơm không cá, tôi thật giống Phùng Hoan) ta dễ dàng biết câu chuyện Phùng Hoan làm thực khách của Mạnh Thường Quân. Mượn điển cố Phùng Hoan, nhưng tác giả hoàn toàn không dùng nguyên vẹn ý nghĩa của điển cố đó, mà ở đây ông chỉ nói đến sự gian nan nơi chiến trường, không có rượu thịt, gõ kiếm hát ca, có điều tác giả gõ kiếm ca không phải vì mong đãi ngộ, trong cảnh huống ấy ông vẫn một lòng ra sức

phò vua giúp nước.

Nhưng câu trước, “doanh lôi hữu tửu khanh du Tất” (có rượu đầy chung, anh hơn ông Tất) thì mượn chuyện Tất Trác, người vùng Đồng Dương, đời Tấn, lúc trẻ tính tình phóng khoáng, làm quan đến chức Lại bộ lang, thường uống rượu đến quên cả chức vị, nhà bên cạnh của ông nấu rượu, ông thường lén vào để uống, người canh gác bắt được trói lại, sáng mai nhìn lại mới thấy là Tất Trác, liền cởi trói cho ông. Ở đây, Trịnh Hoài Đức muốn mượn hình ảnh Tất Trác để ví von với Phạm Ngọc Uẩn, nhưng cũng không hoàn toàn chỉ Phạm Ngọc Uẩn ham rượu đến độ bỏ


bê việc quan, mà chỉ muốn nói đến tình cảnh ẩm thực ở kinh đô đầy đủ so với tác giả ở chiến trường. Cách dụng điển vừa tá dụng vừa hợp dụng như vậy quả thật là thú vị vô cùng.

Ngô Nhân Tĩnh và Lê Quang Định cũng có cách dùng điển đối dụng này:

萬點聲何細一聞爾思長洞庭悲舜帝巫峽怨襄王

Vạn điểm thanh hà tế, Nhất văn nhĩ tứ trường. Động Đình bi Thuấn Đế,

Vu Giáp oán Tương Vương.

(Ngô Nhân Tĩnh, Thính vũ)

(Vạn giọt mưa tiếng nhẹ sao, Vừa nghe ý mưa miên man.

Động Đình buồn thương vua Thuấn, Non Vu oán trách Sở Tương vương.

漢傅文章遺古樹

楚臣忠憤逐蒼浪

Hán phó văn chương di cổ thụ,

Sở thần trung phẫn trục thương lang.

(Lê Quang Định, Đăng Củng Cực lâu)

(Văn chương của Thái phó nhà Hán, còn lưu với ngàn cây, Nỗi trung phẫn của bầy tôi nước Sở, còn trôi với sóng xanh.)

Chúng tôi khảo sát trong hai tập đầu của Cấn Trai thi tập thấy có 58 trường hợp (trong 158 bài có dùng điển), được tác giả dùng theo cách “đối dụng” chiếm khoảng 36,7%. Trong khi đó, thơ Ngô Nhân Tĩnh có 52 bài dùng điển cố thì có 17 trường hợp theo kiểu đối dụng, chiếm khoảng 32,6%; và thơ Lê Quang Định có 6 trường hợp dùng theo kiểu đối dụng trong 25 bài có dùng điển, chiếm 24% . Cách đối dụng thường nằm ở vị trí hai câu thực, và hai câu luận mục đích làm tăng tính tự sự và suy ngẫm của tác phẩm. Kiểu đối dụng này mặc dù hiệu quả không bằng lối tá dụng, phản dụng hay tân dụng nhưng nhờ cách đối dụng điển cố, ý thơ được hàm súc và sâu sắc hơn.

3.1.2.4. Hình ảnh

Chịu ảnh hưởng nghệ thuật thơ trung đại, trong thơ của Gia Định tam gia nhiều hình ảnh mang tính ước lệ nghệ thuật. Những hình ảnh này “thường biểu đạt những quan niệm Nho giáo về đạo đức xã hội, về lý tưởng, phẩm chất người quân

Xem tất cả 409 trang.

Ngày đăng: 02/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí