Hội Phủ Giày Và Một Số Sinh Hoạt Văn Hóa Liên Quan Đến Tín Ngưỡng Thờ Mẫu Liễu Hạnh Qua Tư Liệu Hán Nôm


(1857), trong số các đền bên Vân Cát vẫn có ngôi đền gồm 2 tòa, thờ Tiền Lý Nam đế Tôn thần, bên tả (trái) thờ quan Thám hoa (người Vân Cát), bên hữu (phải) thờ quan Giáo thụ [186]… Khi ấy, bên xã Vân Cát vì đinh thưa, dân ít không lo được việc thờ Mẫu đã đem nguyên lệ chuyển giao cho Tiên Hương. Phải chăng, trong cuộc chuyển giao nguyên lệ này, linh vị hoặc linh tượng các Mẫu (nếu có), sắc phong, cùng một số đồ thờ tự liên quan cũng được chuyển giao lại cho bên Tiên Hương thờ tự? Thần nữ (Thánh Mẫu Liễu Hạnh) vốn ở vân Cát, vì vậy, các sắc phong cho Tam vị/Ba ngôi Thánh Mẫu đang đề cập có niên đại trước khi Vân Cát tách khỏi xã An Thái (mới) tái lập xã Vân Cát ắt hẳn vốn hoặc thuộc về xã Vân Cát hoặc thuộc về xã An Thái (mới) (trong đó có Vân Cát). Chính vì vậy mà số sắc triều đình phong cho các Mẫu hiện còn, nay đều thuộc về bên Tiên Hương. Những ghi chép Hán Nôm về sắc phong hoặc kê khai sắc phong của Vân Cát và Tiên Hương cũng phần nào cho thấy điều này (bản chép sắc phong của xã Vân Cát chỉ có các sắc thời Lê dù tính chân xác về nội dung có nhiều điểm nghi vấn như đã đề cập ở trên, bản kê sắc phong xã Tiên Hương chỉ có các sắc thời Nguyễn)…

Qua đây có thể tạm khẳng định, từ khoảng thế kỷ XVI tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh đã được định hình. Tương ứng với khoảng thời gian này, ở khu vực Kẻ Giầy đã tồn tại một ngôi đền riêng thờ Mẫu Liễu Hạnh với quy mô tưng xứng nhưng ít nhất từ thế kỷ XVII, phủ Vân Cát/đền Cố Trạch đã được xây dựng tương đối quy mô. Sau đó, vào năm Thành Thái thứ 10 (1898), đền này được đại trùng tu, với sự trợ duyên của Hiệp biện Đại học sĩ, Phó Tổng tài Quốc sử quán kiêm quản Quốc giám, An Xuân nam, Cổ Hoan Cao Long Cương, Cao Xuân Dục, dân xã, cùng thiện tín thập phương. Diện mạo kiến trúc của phủ hiện nay, cơ bản là sản phẩm của các đợt trùng tu vào cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX trở về sau.

Với phủ Giày Tiên Hương, Thư lâu phả ký (Gia phả họ Trần Lê ở xã An Thái, huyện Thiên Bản, phủ Nghĩa Hưng), phần chép về Tổ cô húy Thắng, tự Liễu Hạnh Công chúa, cho biết: Giờ Dần ngày mùng Ba tháng Ba năm Vĩnh Tộ thứ 10 (1628), Mẫu Liễu Hạnh không bệnh mà hóa, hưởng thọ 21 tuổi, tôn lăng tại xứ Cây Đa... Từ đó u hồn tịch mịch, cha mẹ sớm tối thương nhớ không nguôi bèn lập ban thờ trong nhà, đèn nhang thờ phụng phảng phất như lúc sinh thời. Bỗng một đêm,


mẫu hiện về trước ban thờ tự thuật lại duyên cớ (sự tích có chép). Trong xóm, ngoài làng đều cảm thấy kinh hãi, tác yêu, tác quái khiến nhà chồng ngày càng khánh kiệt, ra sức trấn trị nhưng người tin theo ngày càng tôn kính, tiếng tăm ngày một lẫy lừng, gần thì truyền tai trong xóm, xa thì thiên hạ vang danh. Tiếng đồn đến kinh thành, dưới thời Lê, năm Dương Hòa thứ 8 (1642), phụng lệnh chỉ dựng đền thờ lợp ngói. Năm Chính Hòa thứ 4 (1683) được tặng sắc phong. Từ đó về sau, đền thiêng hiển hách, được triều đình nhiều lần phong tặng, thực là chuyện kỳ lạ nhất huyện Thiên Bản dưới quốc triều.

Cũng theo Thư lâu phả ký, phần chép về Hiển khảo húy Đức, tự Huyền Nhân, lại có tên húy khác là Mạn, cho biết, sinh thời, vào năm Quý Mùi (1703) niên hiệu Chính Hòa (1680 - 1705), ông đã tiến hành cải tạo phủ từ bố cục 1 tòa thành 3 tòa, mỗi tòa 3 gian, lợp cỏ tranh, đúc tượng Tiên Thánh bằng đồng, sau lại cùng thập phương cung tiến đúc thêm hai vị - thành ba vị...

Ngoài ra, văn bia tại phủ khắc tháng Giêng năm Duy Tân thứ 9 (1915), do Hiệp biện Đại học sỹ Tổng đốc tỉnh Nam Định Thanh Oai Đoàn Triển soạn cho biết: Mùa thu năm Nhâm Tý (1912), ông về nhận việc Đốc học Nam Đinh, được người trong làng, trong họ và thân hào trong huyện bàn việc tập hợp tiền của tu sửa đền... Ông đã ủy thác cho huyện đoãn Vũ Duy Đê đứng ra đốc công. Mùa đông năm ấy bắt tay vào việc xây dựng, từ nội phủ đến bái đường, gồm bốn tòa làm theo kiểu mới, phía trước thì các lầu tả hữu giải vũ gồm chín tòa, đều nhân theo nếp cũ, rồi xây rộng tường vây đắp hoa trên đầu cột, xây nguyệt hồ, khuôn khổ rộng rãi, so với trước có mở mang… Đến tháng Tám năm Quý Sửu (1913) thì hoàn công. Diện mạo kiến trúc của phủ hiện nay, cơ bản là sản phẩm của các đợt trùng tu từ đầu thế kỷ XX trở về sau.

Như vậy, theo lịch sử địa chính và văn hóa khu vực phủ Giày, đặc biệt là nguồn địa bạ thì có thể tạm coi những ghi chép về phủ Giày thuộc xã Tiên Hương dưới thời Lê, như Thư lâu phả ký phản ánh là ảnh ảnh xạ của phủ Giày An Thái khi chưa phân tách. Về diện mạo của phủ này trong khoảng đầu thế kỷ XX, Khảo đồng sự ký cho biết như sau: Đền chính thờ Thánh Mẫu không gọi là đền mà tôn trọng Thánh Mẫu gọi là phủ Chính. Phủ này gồm bốn cung. Cung Đệ nhất thờ Thánh


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 312 trang tài liệu này.

Mẫu, có một long ngai. Cung này đóng kín không cho người nào trông vào. Cung Đệ nhị giáp cung Đệ nhất, trong cung này cũng có một long ngai thờ Thánh Mẫu và một long ngai thờ con trai của Thánh Mẫu. Ở cung Đệ nhị, mọi người có thể dâng sớ cúng tại đây nhưng không được ngồi đồng. Cung Đệ tam cũng có một long ngai thờ Thánh Mẫu, mọi người thường mang xôi, gà, trầu, rượu, vàng mã, oản quả cúng và ngồi đồng tại đây. Cung Đệ tứ cũng có một tòa long ngai thờ Thánh Mẫu cùng các cô hầu Thánh Mẫu. Tại cung Đệ tam, mọi người ngồi đồng rất đông, nếu hết chỗ sẽ ra ngồi đồng ở cung Đệ tứ [152].

Ngoài ra, liên quan tới địa điển và sinh hoạt văn hóa (hội, lệ) gắn với Mẫu Liễu Hạnh tại khu vực Kẻ Giày trước năm 1945, không thể bỏ qua lăng Mẫu Liễu Hạnh và phủ Tổ (Thánh tổ từ) thờ Thánh phụ và Thánh Mẫu bên Vân Cát và Tiên Hương và phủ Bóng (Nguyệt Du cung)…

Tín ngưỡng thờ mẫu Liễu Hạnh ở Phủ Giày qua tư liệu Hán Nôm - 16

3.4. Hội phủ Giày và một số sinh hoạt văn hóa liên quan đến tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh qua tư liệu Hán Nôm

Qua ghi chép của tư liệu Hán Nôm, tại khu vực phủ Giày Nam Định xưa, các sinh hoạt văn hóa liên quan đến tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh, thường được tổ chức theo thông lệ định kỳ và gắn với các dịp lễ tiết, cơ bản gồm, lễ kỵ đức Khải thánh (tháng Giêng); lễ tế trong ngày hóa của Thánh Mẫu Liễu Hạnh (Mùng Ba tháng Ba) và mở hội đến hết Rằm tháng Ba; tế hạ điền mùa hạ, lễ khánh đản (Rằm tháng Tám)… Tuy nhiên, vì lý do tư liệu (Hán Nôm) ghi chép rất giản lược nên chưa thể hình dung được diện mạo cụ thể các lễ tiết và sinh hoạt văn hóa liên quan được tổ chức như thế nào kể từ khi tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh được xã lập ở khu vực kẻ Giầy (khoảng thế kỷ XVI) đến trước thời điểm thôn Vân Cát được tách khỏi xã An Thái (mới) để tái lập xã Vân Cát và xã An Thái (mới) được đổi tên thành xã Tiên Hương vào khoảng những năm 1844 - 1850 (cuối thời Thiệu Trị - đầu thời Tự Đức), tức thời điểm phủ Giầy ở Kẻ Giầy chính thức được “nhân đôi” và thờ tự độc lập, với một bên là phủ Giầy Vân Cát (đền Cố Trạch), thuộc xã Vân Cát và một bên là phủ Giầy Tiên Hương, thuộc xã Tiên Hương.

Trong điều kiện tư liệu có thể khảo, dưới đây, nghiên cứu sinh xin giới thiệu sơ lược về hội phủ Giầy Vân Cát và hội phủ Giầy Tiên Hương cùng một số sinh


hoạt văn hóa liên quan từ khoảng nửa cuối thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX.

3.4.1. Hội phủ Giày Vân Cát và một số sinh hoạt văn hóa liên quan đến tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh qua tư liệu Hán Nôm

Tục lệ xã Vân Cát do quan viên, chức sắc, kỳ lão, hương thôn, giáp trưởng toàn xã Vân Cát lập ngày mồng Một (1) tháng Mười một (11) năm Tự Đức thứ 10 (1857) cho biết: Đương thời, các cơ sở sinh hoạt văn hóa tôn giáo, tín ngưỡng của bản xã gồm, chùa: 1 ngôi; phủ từ phụng thờ Tiên Chúa: Trong ngoài 4 tòa, cùng hành lang, lầu gác; điện từ: 2 tòa, thờ Tiền Lý Nam đế Tôn thần, bên tả (trái) thờ quan Thám hoa, bên hữu (phải) thờ quan Giáo thụ. Đất và vườn trong khuôn viên ước khoảng 1 mẫu, giao cho các thủ từ canh tác lấy tiền lo hương đèn, bao xái, trông nom, qoét dọn; đền: 1 tòa, thờ Cẩn Hoa Công chúa; đền thờ Bản Cảnh Thành hoàng: 1 tòa [186]. Các lễ tiết chính và sinh hoạt văn hóa trực tiếp liên quan tới việc thờ Mẫu Liễu Hạnh được liệt kê như sau:

Hằng năm vào dịp tháng Ba, dịp giỗ Tiên Thánh, mở hội 10 ngày theo tuần tự:

- Ngày mùng Một: Thân hào trong bản huyện đến tế, cỗ gồm: trâu 1 con, bánh 100 đấu, cùng trầu rượu, ước khoảng 50 nguyên.

- Ngày mùng Hai: Chánh phó quan và viên chức Đội Biền binh trong bản huyện đến tế. Lễ gồm: lợn1 con, bánh 50 đấu, cùng trầu rượu, giá khoảng 30 nguyên.

- Ngày mùng Ba: Bản xã cúng giỗ, lễ gồm: 1 trâu, bánh 100 đấu và trầu, rượu, ước khoảng 40 nguyên.

- Ngày mùng Bốn: Quan bản huyện và chánh phó tổng mới, cũ đến tế. Lễ gồm: 1 trâu, bánh 100 đấu, cùng trầu, rượu, giá khoảng 60 nguyên.

- Ngày mùng 5 thỉnh kinh tại chùa Bảo Ngũ.

- Ngày mùng Sáu, mùng Bảy: Chánh phó tổng, lý dịch trong bản tổng đem dân phu cùng gậy hoa, chiêng, cờ, trống, kéo chữ trước cửa phủ.

- Ngày mùng Tám: Tân cựu chánh phó tổng, lý dịch trong bản huyện đem dân phu cùng gậy hoa, cờ, trống, chiêng xếp chữ trước cửa phủ.

- Ngày mùng Chín, mùng Mười: Mở hội cờ có thưởng tại trước phủ.

Từ mùng Một đến mùng Mười, khách thập phương đến bày đồ mua bán. Bản xã cúng tạ lễ vào ngày rằm (tháng Ba) [186].


Hồi cố về nguồn gốc của hội phủ Giầy Vân Cát, Tân Biên Nam Định tỉnh Dư địa chí lược cho biết như sau: “Truyền rằng Trịnh Thái phi đến cầu ở đền Mẫu, được ứng nghiệm rõ rệt, lúc ấy xã dân đang đắp đê, khơi nước kinh thành, Phi muốn tạ ơn bèn miễn sưu dịch cho dân về hết, bỏ mai cuốc dùng gậy dương biển kéo chữ “Thánh cung vạn tuế, Mã Vàng Công chúa, thái bình ca xướng, quốc thái dân an, sở cầu như ý, vạn thế phúc thần, dân lại dĩ an” để đáp lễ đang trong ngày kị. Từ đó thành lệ của đền Vân Cát, đến thời Tự Đức thì Vân Cát ít người không lo được bèn giao cho đền Tiên Hương, đến nay Tiên Hương vẫn giữ lệ này” [80, tr. 101]. Bên cạnh đó, còn có một thuyết khác cũng được văn bản Hán Nôm Khảo đồng sự ký ghi lại sự tích của hội phủ Giầy gắn với tích truyện một cô gái xấu xí được Mẫu thương Mẫu độ sau khi Mẫu cảm thông lời thỉnh cầu của cha mẹ cô gái, Mẫu đã phù hộ. Sau khi lấy được vua Lý/chúa Trịnh, cô đã về lập ra hội hoa trượng để tạo ơn Mẫu như đã đề cập ở trên [152]. Về tính chân xác lịch sử và các lớp chồng văn hóa trong hai thuyết này, hiện nghiên cứu sinh chưa có điều kiện để khảo, xin được hẹn trở lại vào một dịp khác.

Tuy nhiên, một điểm đặc biệt cần lưu ý rằng, sau khi tái lập vào khoảng những năm 1844 - 1850 (cuối thời Thiệu Trị - đầu thời Tự Đức), không lâu sau, cũng vào đầu thời Tự Đức, bên xã Vân Cát khi này ít người không lo được hội lệ đành chuyển giao nguyên lệ cho bên Tiên Hương và đến khoảng năm 1918- 1919, hội Vân Cát lại được phép phục hồi, tiếp tục được duy trì sau khi bị gián đoạn hơn 60 năm. Sau khi được phép mở lại hội, diện mạo hội Vân Cát được Vân Cát hàng hội bi ký, khắc năm Khải Định thứ 10 (1925) phản ánh như sau: Theo lệ, hằng năm vào dịp tháng Ba, dân của 12 tổng trong huyện (Vụ Bản), gồm: Vụ Bản, La Xá, Phú Lão, Hiển Khánh, Đồng Đội, Vân Côi, Bảo Ngũ, An Cự, Trình Thượng, Trình Hạ, Hào Kiệt, Hổ Sơn cùng tham gia hội kéo chữ (hội hoa trượng). Sáu tổng miền thượng tham gia kéo chữ ở Tiên hương, vào ngày mùng Bảy, sáu tổng thuộc miền hạ tham gia kéo chữ ở Vân Cát vào ngày mùng Tám. Lý dịch các địa phương có trách nhiệm lo phu hội và gậy hoa, rước về Tiên Hương và Vân Cát.

Trên đây là những nét cơ bản nhất có thể hình dung về hội phủ Vân Cát cùng một số lễ tiết, sinh hoạt văn hóa liên quan đến tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh qua tư liệu Hán Nôm.


3.4.2. Hội phủ Giày Tiên Hương và một số sinh hoạt văn hóa liên quan đến tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh qua tư liệu Hán Nôm

Tục lệ xã Tiên Hương do tiên thứ chỉ, kỳ mục, quan viên chức dịch lập ngày ngày Hai mươi nhăm tháng Giêng năm Tự Đức thứ 3 (1850) ghi nhận, đương thời, các lễ tiết, sinh hoạt văn hóa gắn với việc phụng thờ Thánh Mẫu tại phủ Tiên Hương được phản ánh như sau:

Xã Tiên Hương có một chợ, tục gọi là chợ Thiên Tiên hay chợ Trời, hằng năm chỉ họp duy nhất một phiên vào ngày mùng Tám tháng Giêng. Người trong vùng và các vùng khác, cùng khách thập phương đến đây mua bán hoặc lễ bái rất đông. Lý dịch đi tuần tại chợ kiểm soát, tùy theo hàng hóa, thu mỗi người 10 văn thanh tiền. Thu được bao nhiêu thì giao cho lý trưởng để đến ngày Ba mươi (30) tháng Mười hai (12) làm lễ tất niên. Lễ sắm 2 con gà, giá tiền khoảng 3 quan, 50 oản, 50 quả chuối, 1 vò rượu, cùng tiền vàng, hoa, trầu cau 30 quả. Sắm lễ xong rước ra đền tề tựu lễ bái, sau cùng hưởng lộc. Bản xã biếu thủ từ một phần thịt, 1 oản, 1 quả chuối, 2 quả cau; biếu tiên chỉ 1 oản, 1 chân gà, 1 quả chuối, 1 quả cau; biếu thứ chỉ 1 oản, 1 quả chuối, 1 quả cau; biếu lý trưởng 1 oản, 1 quả chuối, 1 quả cau. Số còn lại chia đều.

Hằng năm, vào dịp mùng Ba tháng Ba là ngày giỗ Tiên Thánh, dân xã luân phiên cắt cử 13 người, mỗi người chuẩn bị một lễ, gồm bánh chay, mỗi người một mâm, mỗi mâm 60 chiếc, mỗi chiếc giá tiền 2 mạch, lợn 1 con, giá 5 quan hoặc cỗ trâu, hoa quả, tùy theo điều kiện. Những người đến phiên sắm lễ đưa đến đền tế bái. Tế xong thì cùng hưởng lộc. Biếu các chánh phó tổng trong bản huyện: Chánh tổng biếu thủ, phó tổng biếu một đoạn cổ, lý trưởng biếu chân giò, phó lý trưởng biếu thịt, các tiên thứ chỉ biếu thịt và biếu biền binh trong khắp huyện.

Ngày Bảy tháng Ba, toàn dân trong xã mặc quần áo chỉnh tề, mang theo cờ, trống, tán, lọng đến Côi Sơn rước kinh. Nếu người nào chậm trễ hoặc không tham gia thì bị phạt tiền 5 quan và 1 vò rượu, trầu cau 50 miếng. Cũng trong ngày mồng Bảy tháng Ba, các chánh phó tổng, lý dịch trong bản huyện cắt cử dân phu mỗi xã 1 người, mỗi người mang theo 1 gậy hoa. Các lý trưởng đích thân đốc suất dân phu dẫn đến đền nhập hội. Chánh phó tổng kiểm soát, nếu xã nào không tham gia thì sau tróc tiền lý trưởng, số tiền 5 quan, trầu cau 100 miếng. Sau khi đã tập hợp đầy đủ,


kiểm soát xong thì tổ chức xếp chữ. Lễ xong, biếu lý dịch 5 tổng thượng 100 oản. Các lý dịch căn cứ theo cơ cấu từng xã mà chia nhau. Biếu dân phu mỗi người một oản, một quả chuối (trong ngày này có 500 gậy hoa).

Ngày mùng Tám tháng Ba, lý dịch 6 tổng thượng đích thân dẫn dân phu, mỗi xã 1 người đến đền nhập hội. Mỗi người phải cầm theo một gậy hoa để tham gia xếp chữ. Lễ xong, cũng kính biếu lý dịch và dân phu oản quả như lệ.

Ngày mùng Bảy và ngày mùng Tám tháng Ba, việc hội xếp chữ, bản xã đã bố trí 3 mẫu ruộng thuộc địa phận của bản xã giao cho nhân dân, lý dịch và các dòng họ thay phiên nhau canh tác. Hằng năm, đến dịp thì chuẩn bị oản, quả để cúng trong hai ngày này theo lệ. Phần tô thuế do người canh tác phải nộp do toàn dân cùng đóng góp.

Ngày mùng Bảy tháng Ba, dân phu trong bản xã, mỗi người 1 gậy hoa tổ chức xếp chữ. Trong ngày này, bản xã bố trí 300 gậy. Dân phu các ấp tham gia xếp chữ xong thì vào đền lễ tạ.

Trong ngày Mười hai tháng Ba, toàn dân mở tiệc đánh chén. Số tiền thu được trong hội giao cho lý trưởng mua một con lợn - giá 15 quan, xôi 1 mâm - tương đương 30 đấu, rượu 1 vò - giá 1 quan, trầu cau 100 miếng, tiền vàng 500. Sau khi tạ lễ cùng hưởng lộc thần. Biếu tiên chỉ 1 thủ lợn, biếu thứ chỉ một đoạn cổ lợn, biếu lý trưởng, phó lý trưởng mỗi người 1 chân giò, biếu thủ bạ một miếng thịt, còn lại thì làm cỗ, dành cho đội nhạc một hai cỗ, còn lại cùng nhau hưởng lộc.

Ngày Rằm tháng Ba, bản xã luân phiên cắt cử hai người làm lễ. Lễ dùng bánh giầy 80 chiếc - mỗi chiếc giá tiền 3 mạch, lợn 1 con - giá 10 quan, rượu 1 vò - giá tiền 5 mạch, trầu cau 50 miếng và tiền vàng, hoa rước đến đền yết tế. Tế xong cùng hưởng lộc thần. Mang đến nhà tiên chỉ biếu tiên chỉ 1 bánh giầy, 1 đoạn cổ lợn, 3 miếng trầu; biếu thứ chỉ 1 chân giò, 1 bánh giày, 2 miếng trầu; biếu lý trưởng và phó lý trưởng mỗi người 1 miếng thịt, 1 bánh giầy; biếu thủ từ 1 bánh giầy, 1 miếng trầu, một miếng thịt, còn lại chia đều cho trên dưới.

Ngoài ra, cũng qua tư liệu Hán Nôm, hội Tiên Hương vào cuối thời Nguyễn còn được ghi nhận như sau:

… Hội rước thần thì xã Tiên Hương là vui nhất. Hằng năm vào ngày 7,


8, 9 tháng Ba, nhân dân lại tụ họp tế lễ. Đồng bóng bốn phương kéo về làm lễ. Người hàng tổng hàng xã đều cầm gập dán giấy hoa, sắp thành hàng chữ. Dân các làng mặc đẹp đến xem, tạo ra không khí vui tuơi, náo nhiệt ở địa phương. Các vị Đệ nhị muội Quỳnh cung Hoài Tiên Phu nhân, Đệ tam muội Quảng cung Quế Anh Phu nhân đều được phong làm Trung đẳng phúc thần [80, tr. 43].

Hồi cố về nguồn gốc hội phủ Giầy Tiên Hương, dân Tiên hương cũng đồng thời thừa nhận hai thuyết như bên Vân Cát. Chi tiết hơn, Hội hoa trượng vào cuối thời Nguyễn còn được Khảo đồng sự ký mô tả như sau: Huyện Vụ Bản có tục cho người cầm gậy xếp chữ thờ Thánh Mẫu. Trong huyện có 15 tổng, hằng năm, vào ngày mùng Một tháng Ba là dịp hội Thánh Mẫu phủ Chính. Vào ngày mùng Một, xã sở tại (Tiên Hương) mang cờ, trống đến chùa Côi Sơn thỉnh kinh Dược Sư về phủ Thánh Mẫu để cúng tế. Ngày mùng Ba tháng Ba, tổ chức làm các loại bánh tế Thánh Mẫu tại phủ Chính. Đến ngày mùng Sáu, mùng Bảy, mùng Tán tháng Ba thì dùng gậy xếp chữ, mỗi ngày 5 tổng xếp chữ. Mỗi tổng 15 gậy, tổng cộng là 500 gậy. Nếu tổng nào, người nào đến lượt sắm gậy xếp chữ thờ Thánh thì trước đó 5 ngày phải lấy một gậy trúc dài 10 thước, đầu búi tua rua như chổi lông gà, thân gậy quấn giấy ngũ sắc từ đầu đến cuối để làm thành gậy hoa. Đến ngày vào cuộc xếp chữ, người của các tổng cùng mang gậy đến phủ Thánh Mẫu - Ví dụ: Trong ngày mùng 7, vào khoảng 12 giờ, mọi người sẽ đem gậy hội họp trước phủ, chức sắc, lý dịch mặc áo, đội khăn chỉnh tề, tề tịu tại phủ Thánh Mẫu, trước tiên, là để lễ Thánh, mỗi người sẽ vái bốn vái. Vái xong thì thanh niên trai tráng mặc áo đỏ, mỗi người tự cầm gậy của mình xếp thành ba hàng trước phủ. Kỳ mục, chức sắc cùng mọi người tới phủ tập hợp trước nghi môn, ngồi ở gian giữa. Các thanh niên trai tráng cẩm gậy đi nhiễu ba vòng, sau đó cùng đứng trước nghi môn. Một người kỳ mục thông báo cho mọi người cầm gậy biết hôm đó xếp bốn chữ: “Dân hòa thần phúc”. Sau khi mọi người nắm rõ, ông kỳ mục cầm một chiếc cờ lệnh nhỏ đến trước mặt những người cầm gậy. Lát sau, ông phất cờ hướng dẫn mọi người xếp chữ. Xếp xong, ông kỳ mục lại đánh ba hồi trống. Đánh xong, những người cầm gậy lại ngồi xuống. Đánh ba tiếng thì mọi người hạ gậy xếp thành chữ. Như bốn chữ: “Dân hòa thần phúc”. Đầu tiên, xếp chữ Dân sao cho thật ngay ngắn. Sau đó, kỳ mục

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/12/2023