Thống Kê Số Lượt Và Tần Số Từ Hán-Việt Trong Một Số Công Trình Phê Bình Văn Học


Kết quả thống kê so sánh ở bảng trên cho ta thấy rằng, tần số xuất hiện của thuật ngữ khoa học trong các công trình của bốn tác giả không chênh lệch nhau bao nhiêu. Điều này hoàn toàn có thể giải thích được. Những công trình được khảo sát đều thuộc về một lĩnh vực, chúng lại ra đời trong cùng một bối cảnh, đối tượng nghiên cứu có nhiều nét tương đồng (tác giả, tác phẩm thuộc các thể loại, những vấn đề thời sự văn học thời đó...), nên sự huy động vốn từ, trong đó có thuật ngữ khoa học có nhiều điểm giống nhau. Mặt khác, thuật ngữ khoa học vốn là lớp từ chuyên biệt, chúng phải mang tính đơn nghĩa, chính xác, sự xuất hiện của chúng chỉ nhằm biểu đạt các nội dung khoa học, do đó, không có chức năng biểu thị tình thái, không có chỗ cho sự biểu hiện phong cách cá nhân. Người viết phê bình, muốn thể hiện những nét riêng trong cá tính của mình, phải viện đến các biện pháp tu từ hoặc phải có một giọng điệu - những điều hoàn toàn được chấp nhận trong loại văn bản vừa mang tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật là văn bản phê bình văn học.

Trong Nhà văn hiện đại, do đối tượng quan tâm của nhà phê bình tương đối rộng, thuật ngữ khoa học cũng khá phong phú về chủng loại. Ta gặp ở đây các thuật ngữ triết học, sử học, văn hóa học, chẳng hạn: luân lí, triết lí, lễ giáo, phong tục, tập quán, đạo đức, tư tưởng, chủ nghĩa yếm thế, chủ nghĩa phản động, luận thuyết, dân tộc, giao thiệp, cai trị, tiến hóa, niên đại, thời đại, cổ kim thời đại, sử gia, sử thần, quốc sử, sử kí, quan chế, binh chế, khoa cử, phương pháp viết sử, mĩ thuật, học thuyết, trào lưu, ngoại lai... [Khảo sát bài Phạm Quỳnh, tập 1, tr.77-113; Trần Trọng Kim, NVHĐ, tập 1, tr.185- 214]. Dễ nhận thấy, số lượng các thuật ngữ thuộc mảng này có tần số xuất hiện không cao. Chỉ ở những bài viết về những nhà văn - học giả liên quan đến hoạt động chính trị, văn hóa, xã hội như Trần Trọng Kim, Phạm Quỳnh..., tác giả mới phải dùng các thuật ngữ như trên đây để nói về sự nghiệp của họ.


Là một bộ sách phê bình văn học, dĩ nhiên, bộ phận thuật ngữ thuộc ngành Ngữ văn phải được sử dụng rộng rãi. Trong hệ thống thuật ngữ ấy, ta có thể phân biệt từng lĩnh vực được tác giả đề cập. Khảo sát những bài viết về Phạm Quỳnh, tập 1, tr.77-113; Tương Phố, tập 1, tr.161-177; Trần Trọng Kim, tập 1, tr.185-214); Nguyễn Khắc Hiếu (Tản Đà), tập 1, tr.355-382; Thiếu Sơn, tập 2, tr.10-21; Hoài Thanh, tập 2, tr.29-36; Nhất Linh (Nguyễn Tường Tam), tập 2, tr.264-276, chúng tôi nhận thấy sự phân biệt ấy được biểu hiện cụ thể như sau:

Nói về người cầm bút và người thưởng thức văn học: tác giả, nhà văn, văn nhân, văn gia, văn hào, nhà tiểu thuyết, tiểu thuyết gia, nhà thơ, thi nhân, thi sĩ, thi gia, nhà phê bình, biên giả, soạn giả, độc giả, người đọc, bạn đọc...

Nói về hoạt động văn học: chú giải, biên khảo, khảo cứu, khảo luận, biên tập, sáng tác, trước thuật, dịch thuật, xuất bản, tái bản, giải nghĩa, giảng giải, diễn giải, chú thích, nghị luận, bình luận, phê bình,...

Nói về thể loại văn học: văn phẩm, thi phẩm, truyện ngắn, truyện dài, tiểu thuyết, tiểu thuyết xã hội, tiểu thuyết luận đề, tiểu thuyết lí tưởng, tiểu thuyết tình cảm, tiểu thuyết tâm lí, tiểu thuyết ái tình, tiểu thuyết luân lí, tiểu thuyết phong tục, tiểu thuyết xã hội, xã hội tiểu thuyết, tiểu thuyết hoạt kê, tiểu thuyết tả chân, tiểu thuyết trinh thám, tiểu thuyết cổ, đoản thiên tiểu thuyết, kí sự, thơ, phú, nghị luận, phê bình, ca dao, văn xuôi, văn vần, văn du kí, văn đạo đức, văn tư tưởng, văn biên tập, văn dịch thuật, văn giáo khoa, văn bài đàm, tựa, kinh, kịch...

Nói về hình thức văn học: đầu đề, lối văn, thể văn, câu văn, đoạn văn, đoạn, đoạn kết, cốt truyện, nghệ thuật, nhân vật, cử chỉ, tính cách, tâm lí, tâm tình, câu thơ, đoạn thơ, khổ thơ, bài thơ, lối thơ, điệu thơ, âm điệu, thanh âm hưởng ứng, giọng, tỉ, phú, hứng, lục bát, song thất lục bát, thơ Đường luật, thơ cấu đối, hồi kịch, xen, kết cấu, văn từ...


Ngoài ra, trong bộ sách, tác giả còn sử dụng thuật ngữ đề cập đến vấn đề khuynh hướng văn học, ngôn ngữ văn học, lối sáng tác...

Qua tìm hiểu cách sử dụng thuật ngữ trong Nhà văn hiện đại, bước đầu chúng tôi rút ra mấy nhận xét sau đây:

Thứ nhất, phần lớn thuật ngữ ngành ngữ văn được Vũ Ngọc Phan sử dụng trong các bài phê bình đều khá quen thuộc với độc giả ngày nay. Điều đó chứng tỏ rằng, vào những năm 1930 - 1945, ngôn ngữ văn học dân tộc đã có bước hiện đại hóa. Cùng với sự phổ biến các thuật ngữ khoa học tự nhiên (mà cuốn Danh từ khoa học do Hoàng Xuân Hãn biên soạn là một mốc quan trọng), các thuật ngữ khoa học xã hội, trong đó có ngành Ngữ văn cũng đã khá phong phú. Tuy nhiên, cũng có khi người viết phải tự dịch một thuật ngữ từ tiếng nước ngoài để sử dụng lập tức trong một công trình, cũng như có lúc phải chua thêm thuật ngữ tiếng nước ngoài bên cạnh một thuật ngữ tiếng Việt. Thứ hai, trong Nhà văn hiện đại, có một số thuật ngữ khá lạ đối với người đọc ngày nay. Muốn hiểu nội hàm của các thuật ngữ như vậy, nhất thiết phải đặt chúng trong văn cảnh. Chẳng hạn khái niệm biên giả trong câu sau: "Bài dịch sách Phương pháp luận của ông Descartes (N.P từ số 3 - tháng Chín 1917) là một bài có ba tính cách: biên tập, dịch thuật và bình luận; trong đó biên giả tóm tắt từng chương một, rồi mới dịch nguyên văn và sau mỗi chương có phụ lời bàn" [NVHĐ, tập 1, tr.105]. Một ví dụ khác, thuật ngữ học phong được dùng trong trường hợp "Giá phải một nước văn học phồn thịnh, một văn phẩm hay một thi phẩm được nhiều người chú ý như thế, đã gây nên một phong trào mới cho thơ văn rồi. Nhưng cái học phong nước ta xưa nay vốn lặng lẽ, nhưng điệu thơ réo rắt của Tương Phố chỉ được ngâm ngợi trong một thời gian ngắn ngủi, rồi cũng tàn tạ theo với lòng sốt sắng của người Việt Nam, không được tốt số như tập Werther của Goethe, tập truyện đã gây nên phong trào lãng mạn ở Âu Châu" [tr.162]. Tương tự như vậy, những thuật ngữ


như phong dao, tiếng rắp đôi, tiếng hình dung từ, vần chữ chính, chứng dẫn...

ngày nay đã trở nên xa lạ với người đọc.

Thứ ba, tác giả Nhà văn hiện đại sử dụng một số thuật ngữ theo kiểu cấu tạo ngữ pháp Hán, trong khi ở một số trường hợp, những thuật ngữ ấy vẫn được sử dụng theo kiểu ngữ pháp tiếng Việt. Thi văn hợp tuyển được dùng thay cho hợp tuyển thơ văn, nhân quả thuyết thay cho thuyết nhân quả, cận kim thời đại thay cho thời đại cận kim, xã hội tiểu thuyết thay cho tiểu thuyết xã hội... Những cách dùng như vậy mang đậm dấu ấn của thời đại, bởi vì, không riêng gì Vũ Ngọc Phan, nhiều cây bút phê bình giai đoạn 1930 - 1945 sử dụng khá thường xuyên những thuật ngữ có cấu tạo theo kiểu phụ - chính như vậy.

Thứ tư, vốn thuật ngữ của Vũ Ngọc Phan trong Nhà văn hiện đại dù không đến nỗi nghèo nàn, song nếu so với công trình của các tác giả hiện nay, rò ràng đã có một khoảng cách rất xa. Chỉ cần xem vài cuốn từ điển, chẳng hạn Từ điển thuật ngữ văn học của nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi chủ biên, 150 thuật ngữ văn học do Lại Nguyên Ân biên soạn, hoặc Từ điển Tu từ - Phong cách - Thi pháp học của Nguyễn Thái Hòa... cũng đủ thấy rất nhiều thuật ngữ được dùng phổ biến trong khoa học Ngữ văn hiện nay chưa hề có mặt trong Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan cũng như công trình của các nhà phê bình thời đó. Về vấn đề này, GS Lê Quang Thiêm cho rằng: "do tinh đặc thù của văn chương mà phần hệ thống lí luận duy lí lại muộn hơn các khoa học xã hội khác (triết học, tôn giáo). Cho nên, hệ thuật ngữ định hình bằng quốc ngữ đến giai đọan này mới hình thành, và nó là một bộ phận có sớm trong việc góp phần xây dựng nền quốc học mới của nước nhà là như vậy" [38, tr.172]. Theo cái nhìn lịch đại, ta mới thấy bộ phận thuật ngữ trong tiếng Việt đã có sự phát triển vượt bậc, phản ánh sự phát triển tất yếu của khoa học.


2.1.2.2. Từ ngữ Hán-Việt trong Nhà văn hiện đại

Nghiên cứu từ ngữ trong văn bản nghệ thuật, văn bản báo chí hay nghiên cứu phê bình văn học, không thể không chú ý đến lớp từ Hán-Việt, bởi lớp từ vay mượn này có mặt với tỉ lệ rất cao trong vốn từ tiếng Việt, mặt khác, đây cũng là lớp từ thể thiện sắc thái phong cách rò nét nhất.

Do quá trình tiếp xúc lâu dài, với những cách thức khác nhau giữa tiếng Việt và tiếng Hán, trong vốn từ vựng tiếng Việt hiện nay, thành tố Hán-Việt và các từ Hán-Việt chiếm tỉ lệ rất cao. Xét về bình diện sử dụng, lớp từ này đã làm nảy sinh lắm vấn đề. Từng có lúc người ta xem nó như là một trong những nhân tố chủ yếu làm cho tiếng Việt thiếu trong sáng, trong khi thực tế không phải hoàn toàn như vậy. Trong ngôn ngữ khoa học, ngôn ngữ hành chính,... từ Hán-Việt chẳng những chiếm tỉ lệ không nhỏ, mà còn thường là những từ không thể thay thế. Nó đáp ứng yêu cầu về diễn đạt của phong cách chức năng.

Việc sử dụng từ Hán-Việt ở văn bản phê bình văn học có khác với văn bản nghệ thuật. Ngôn ngữ nghệ thuật thực chất là đa phong cách, nghĩa là văn bản nghệ thuật có thể ôm trùm, dung chứa mọi phong cách chức năng. Vì thế, người cầm bút rất rộng đường trong việc lựa chọn ngôn từ cho phù hợp với ý đồ nghệ thuật của mình. Trước mặt nghệ sĩ, mọi lớp từ ngữ đều bình đẳng nhau. Phan Ngọc đã có lí khi cho rằng: “Không có chữ hay, dở mà chỉ có nghệ sĩ tồi chỉ thấy chữ với chữ và nghệ sĩ lớn dùng chữ làm phương tiện để tạo nên các quan hệ kín đáo, thâm trầm nhưng có thật ở con người”. Thế nhưng, trong văn bản phê bình văn học, tỉ lệ từ Hán-Việt sẽ chịu sự qui định không chỉ của cá nhân người viết, mà cả yếu tố thời đại.

Nghiên cứu cách sử dụng từ Hán Việt trong Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan cũng không thể tách khỏi bối cảnh văn học thời đại.


Để có được sự đối sánh cần thiết, trước hết về mặt số lượng, chúng tôi đã khảo sát số lượt từ Hán-Việt trong một số công trình nghiên cứu phê bình. Kết quả được phản ánh trong bảng thống kê sau:

Bảng 2.2. Thống kê số lượt và tần số từ Hán-Việt trong một số công trình phê bình văn học

TÁC GIẢ, TÁC PHẨM

SỐ CÂU VĂN KHẢO SÁT

SỐ LƯỢT TỪ HÁN-VIỆT

SỬ DỤNG

TẤN SỐ

Hoài Thanh

Văn chương và hành động

1279

4092

3,2 lượt từ/câu

Thiếu Sơn

Câu chuyện văn học

1283

5003

3,9 lượt từ/câu

Trương Chính

Tuyển tập Trương Chính

1267

5321

4,2 lượt từ/câu

Vũ Ngọc Phan

Nhà văn hiện đại

1299

6255

4,8 lượt từ/câu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

Ngôn ngữ phê bình văn học trong Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan - 6


Như vậy, tần số xuất hiện của từ Hán-Việt trong Nhà văn hiện đại cao hơn so với các công trình của Hoài Thanh, Thiếu Sơn, Trương Chính.

Quan sát cách sử dụng từ ngữ Hán-Việt trong công trình Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan, chúng tôi rút ra mấy nhận xét sau đây:

- Thứ nhất, từ ngữ Hán-Việt được sử dụng không đồng đều ở các bài nói về các đối tượng khác nhau. Ta biết rằng, bộ sách Nhà văn hiện đại có sự bao quát rất rộng các sự kiện, các tác giả và các giai đoạn. Có những nhà văn thực sự bước vào quĩ đạo hiện đại hóa, thể hiện qua cung cách sinh hoạt, cách viết, đặc biệt là tác phẩm, chẳng hạn, nhóm các nhà thơ trong phong trào Thơ mới, nhóm Tự lực văn đoàn, các nhà văn hiện thực hoặc lãng mạn... Với những đối tượng này, lối viết của Vũ Ngọc Phan cũng khá "hiện đại", nghĩa là ông sử dụng từ Hán-Việt ở mức độ vừa phải, không khác biệt so với những


cây bút cùng thời. Bên cạnh đó, ông còn khảo cứu, phê bình sự nghiệp của không ít tác giả của giai đoạn giao thời, chẳng hạn Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Văn Vĩnh, Trần Trọng Kim, Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu, Phạm Duy Tốn, Phan Kế Bính, Nguyễn Đỗ Mục... Đây là những tác giả còn rất "nặng nợ" với Hán học, vì thế, viết về họ, Vũ Ngọc Phan dùng từ Hán-Việt với số lượng khá lớn. Các từ xuất hiện khá thường xuyên như: thân thoái, nữ lưu, nho học, cựu học, tân học, luận thuyết, văn phẩm, văn tự, văn thể, lệ luật, tham hiệp, kinh nghĩa, hoài cổ, văn khảo, Việt văn, Hán văn, hành văn, lưu thủy, tiên sinh...

Thứ hai, từ ngữ Hán-Việt được dùng đề biểu đạt các thuật ngữ khoa học. Thuật ngữ khoa học chiếm số lượng không nhỏ trong vốn từ của Nhà văn hiện đại cũng như một số công trình nghiên cứu phê bình giai đoạn 1930 - 1945. Những vấn đề cơ bản của lớp từ này đã được tìm hiểu ở mục 2.1.2.1. Xin nêu thêm một khía cạnh: hầu hết thuật ngữ khoa học ngữ văn trong Nhà văn hiện đại nói riêng, các công trình phê bình văn học nói chung đều dùng từ ngữ Hán-Việt để biểu hiện. Như vậy, nếu tính cả thuật ngữ khoa học, số lượng từ ngữ Hán-Việt trong công trình phê bình của Vũ Ngọc Phan sẽ còn nhiều hơn kết quả đã thống kê.

- Thứ ba, trong Nhà văn hiện đại, có không ít từ Hán-Việt thể hiện rò dấu ấn thời đại, có nghĩa, đó là những từ chỉ được dùng phổ biến ở giai đoạn 1930 - 1945, sau này trở nên ít thông dụng hoặc nghĩa của chúng đã có sự biến đổi. Ví dụ: "quan hệ" được dùng với nghĩa là quan trọng: "Lập lấy một nền quốc học là một điều rất quan hệ vì còi học của ta mai sau này thế nào cũng phải nương tựa vào một nền tảng vững vàng, mới mong có đặc sắc và mới có đường sáng suốt để tiến bước điêu hòa" [Lê Dư - biệt hiệu Sở Cuồng, tr.236]. Ngày này, từ "quan hệ" được giải nghĩa: "Sự gắn liền về mặt nào đó giữa hai hay nhiều sự vật khác nhau, khiến sự vật này có biến đổi, thay đổi thì có thể tác động đến sự vật kia" [28, tr.799]. Bên cạnh hiện tượng biến nghĩa


như trên, ta còn gặp những từ Hán-Việt ngày nay ít được dùng trong phê bình văn học, chẳng hạn: biên giả, tiết liệt, tự pháp, chương pháp, từ chương, thiên pháp, ngẫu thuật, bỉnh bút, từ điệu, âm vận, từ lâm, thiên chương, trích lục, sao lục, kê cứu, xuất sáo, trác luyện... Dấu ấn thời đại còn thể hiện rò ở trật tự các thành tố của một số từ Hán-Việt. Ta bắt gặp trong Nhà văn hiện đại những từ, cụm từ cấu tạo theo trật tự phụ - chính kiểu tiếng Hán, chẳng hạn: tâm lí tiểu thuyết, phong tục tiểu thuyết, trinh thám tiểu thuyết, thượng cổ thời đại, Bắc thuộc thời đại, tự chủ thời đại, phân tranh thời đại, cận kim thời đại... Đây là cách nói thường gặp trong các công trình của các tác giả trước 1945. Sau cách mạng tháng Tám, cách nói này không còn thông dụng.

- Thứ tư, lớp từ ngữ Hán Việt thông dụng được sử dụng phổ biến. Ở bộ phận từ Hán-Việt, ngoài lớp từ chuyên dụng còn tồn tại lớp từ thông dụng. Đây là những từ ngữ được dùng rộng rãi trong giao tiếp, có thể tồn tại ở nhiều loại văn bản, nhiều phong cách chức năng khác nhau. Lớp từ thông dụng này chiếm tỉ lệ không nhỏ, ví dụ: thực hành, giải trí, thế kỉ, phạm vi, sự nghiệp, phong phú, vô cùng, phong trần, cố nhiên, nha phiến, quan sát, du lịch, bất thường, bô ích, lợi khí, cố hữu, khôi hài, bình dân, lệ luật, thu thập, phổ thông, linh hoạt, thú vị, đặc tính, công phu, thế giới, sưu tầm, bi quan, di sản, cốt yếu, sáng kiến, ngoại lai, phương diện, xác thực, thiên vị, thuần túy,... Đây là lớp từ hết sức phổ biến, có tính ổn định cao. Cho nên, không chỉ trong giai đoạn trước cách mạng, mà cả sau này, các từ thông dụng như thế vẫn được sử dụng thường xuyên. Trong Nhà văn hiện đại, lớp từ ngữ Hán-Việt thông dụng vẫn có thể góp phần tạo nên âm điệu riêng của câu văn, của giọng điệu phê bình vừa mang dấu ấn cá nhân, vừa mang màu sắc thời đại. Ví dụ: "Trong số những sách dịch thuật, khảo cứu và sáng tác của ông, người ta chỉ thấy những sách khảo cứu của ông là có giá trị hơn cả. Đó là một điều đặc biệt chúng ta đã thấy ở hầu hết các nhà văn đi tiên phong, mà chúng ta có thể gọi chung

Xem tất cả 108 trang.

Ngày đăng: 21/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí