không chú ý về tư tưởng, nghệ thuật; ngược lại họ luôn chú trọng về việc “quan sát cho thấu đáo, lĩnh hội, mô tả cho có phương pháp”; mục đích của tạp văn là lợi ích chung của xã hội, nên văn phong của tạp văn là thứ văn “phê bình đúng đắn, có ý nghĩa xã hội và không ác cảm riêng gì với một người nào”.
Có thể nói, trong hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ, việc nghiên cứu giới thiệu tác giả, tác phẩm văn học nước ngoài một cách chuyên sâu như Đặng Thai Mai là còn rất hiếm. Điều quan trọng hơn, thông qua sự nghiệp văn chương của Lỗ Tấn cũng như giới thiệu tạp văn của văn học Trung Quốc, Đặng Thai Mai nhằm khẳng định giá trị mẫu mực về tinh thần nhân đạo, tính chiến đấu cũng như giá trị nghệ thuật của các tác phẩm, thể loại thuộc khuynh hướng hiện thực. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong hoàn cảnh xã hội lúc này, đã cho thấy sự đóng góp to lớn của Đặng Thai Mai không chỉ trong hoạt động nghiên cứu văn học giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX.
Tóm lại, nếu những bài viết của Phạm Quỳnh về Baudelaire, Guy de Maupassant, Molière…; Hải Triều về Maxime Gorki, Romain Rolland và Henri Barbusse chỉ là những bài viết ngắn gọn mang tính chất giới thiệu thì đến Nguyễn Phi Hoanh với công trình Tolstoi, nghiên cứu văn học nước ngoài đã có một bước tiến đáng kể, đặc biệt là Đặng Thai Mai với hai công trình về Lỗ Tấn và Văn học Trung Quốc hiện đại - tạp văn đã thật sự tạo nên một thành tựu đáng kể trong nghiên cứu văn học ngước ngoài. Chính bước tiến của những thành tựu này đã góp phần không nhỏ vào quá trình hiện đại hóa hoạt động nghiên cứu văn học Việt Nam.
2.2.3. Nghiên cứu lý luận văn học - Thành tựu và hạn chế
Văn học là một trong những hoạt động sáng tạo của con người. Con người tìm đến văn học như tìm đến chỗ dựa tinh thần, như một nỗi khát khao để thỏa mãn nhu cầu vươn tới chân - thiện - mỹ. Do đó, vấn đề đặt ra là cần
phải có một hệ thống lý luận chính xác, chặt chẽ về văn học để giúp nhà văn có hướng tác nghiệp không sai lệch cũng như người đọc có cách tiếp cận văn học đúng đắn.
Trước thế kỷ XX, các ý kiến bàn về văn chương nghệ thuật của các văn nhân, học giả thời phong kiến (sau này được tập hợp trong công trình Từ trong di sản) vẫn còn mang tính tự phát. Những thập kỷ đầu của thế kỷ XX, Việt Hán Văn Khảo (1918) ra đời là cuốn sách đầu tiên trình bày ngắn gọn, súc tích quan niệm văn chương truyền thống và một số thể loại thông dụng của nó. Tuy vậy, đối với hoàn cảnh xã hội đương thời, những quan niệm về văn chương mà Phan Kế Bính đề ra là chưa phù hợp, chẳng hạn, quan niệm xem văn chương là nghề chơi phong nhã, chưa phân biệt văn chương với học thuật, với trước tác chư tử… Bàn về vấn đề văn học, các nhà nghiên cứu như Nguyễn Bá Học, Phan Bội Châu, Tản Đà, Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng cho đến Phạm Quỳnh cũng chưa thoát khỏi quan niệm văn chương cổ điển. Chẳng hạn: Nguyễn Bá Học chủ trương văn chương phải “biết chép sự thực”, đạt được cái hay về tình cảm, hay về lý. Ông phân biệt hai loại văn chương: “văn chương hữu dụng” gồm tiểu thuyết, ký sự, luận thuyết, diễn thuyết; còn thơ, phú, ca dao… chỉ dùng để ngâm nga, không suy ra sự thực chẳng những vô ích mà còn “không đáng một đồng tiền kẽm”; Phạm Quỳnh thì chỉ coi trọng sách giáo khoa truyền bá sự học. Thơ, văn, tiểu thuyết tuy cũng có quyển có giá trị bổ ích cho quốc văn, nhưng đó chỉ là loại “văn chương chơi”. Tản Đà cũng thích xem văn chương là thú chơi: “Văn chương vẫn chỉ cứ là văn chương, nhất là có ích cho xã hội thời càng hay, dẫu không có ích cho ai thời cũng như thanh kiếm, cung đàn, gởi tâm sự tới một vài tri kỷ. Còn như ai muốn có sự nghiệp, thời nên làm riêng cái sự nghiệp vĩ đại khác, không nên cầu sự nghiệp ở văn chương” (Sự nghiệp văn chương, Tản Đà). Vò Liêm Sơn có lẽ là người sớm đưa ra khái niệm văn học mang tính hiện đại khi xem văn
Có thể bạn quan tâm!
- Quá trình hiện đại hóa hoạt động nghiên cứu văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX - 15
- Quá trình hiện đại hóa hoạt động nghiên cứu văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX - 16
- Nghiên Cứu Văn Học Nước Ngoài - Thành Tựu Và Hạn Chế
- Những Đổi Mới Về Phương Pháp Nghiên Cứu
- Quá trình hiện đại hóa hoạt động nghiên cứu văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX - 20
- Quá trình hiện đại hóa hoạt động nghiên cứu văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX - 21
Xem toàn bộ 227 trang tài liệu này.
học vừa có cá tính, có tư tưởng, vừa mang mỹ cảm, vừa mang tính xã hội. Ông nhận rò thực trạng của văn học cổ điển và đề cao văn học mới “mới không chỉ ở hình thức mà cốt mới ở tư tưởng, mới không chỉ mới riêng với người mình, mà phải mới theo với thế giới” (Văn học với xã hội). Tuy nhiên, đây chỉ là một vài tư tưởng mới được giới thiệu chứ chưa thành xu thế.
Trong các quan niệm bàn về văn chương học thuật lúc bấy giờ cũng cần bàn đến “Khảo về tiểu thuyết” đăng trên Nam Phong năm 1921 của Phạm Quỳnh. Bài viết dài 40 trang, bàn về những vấn đề liên quan đến thể loại tiểu thuyết như: lý giải thuật ngữ tiếu thuyết, kết cấu tiểu thuyết, phô diễn, phân loại tiểu thuyết. Ở từng vấn đề, Phạm Quỳnh đi vào lý giải, phân tích một cách cụ thể nhằm giúp người đọc có thể sớm bước vào địa hạt sáng tác hoặc tiếp nhận văn học. Đó chính là những đóng góp xây dựng buổi đầu cho việc hình thành và phát triển văn xuôi tự sự hiện đại ở Việt Nam trong 30 năm đầu thế kỷ XX.
Sau năm 1930, các vấn đề quan niệm văn học tiếp tục được bàn bạc, trao đổi. Đặc biệt, cuộc tranh luận “nghệ thuật vị nghệ thuật” và “nghệ thuật vị nhân sinh” những năm 1935 - 1939, đã đánh dấu sự hình thành các quan niệm mới về văn học. Trong cuộc tranh luận này, lần đầu tiên các khía cạnh của đặc tính nghệ thuật như: chức năng thẩm mỹ, tài năng, tự do sáng tác, hình thức nghệ thuật của phái “nghệ thuật vị nghệ thuật”, và các khía cạnh của mối quan hệ giữa văn học với đời sống như: xã hội, lịch sử, tiến hóa, lập trường giai cấp, nội dung, đề tài của phái “nghệ thuật vị nhân sinh” đã được thảo luận một cách khá thấu đáo. Cuộc tranh luận “nghệ thuật vị nghệ thuật” và “nghệ thuật vị nhân sinh” đã khép lại năm 1939, cùng với việc đề ra những quan niệm văn học tuy mới mẻ, có sức thuyết phục nhưng vẫn còn sơ lược. Vì vậy, Văn học khái luận (1944) của Đặng Thai Mai ra đời có thể xem là công trình nghiên cứu và bổ sung một cách tương đối toàn diện về những vấn đề văn học
qua cuộc tranh luận “nghệ thuật vị nghệ thuật” và “nghệ thuật vị nhân sinh”
trong thời gian qua.
Văn học khái luận, tập lý luận văn học nhưng thực chất cũng là công trình nghiên cứu văn học, bởi tác giả đã nhìn nhận, đánh giá lại một cách đầy đủ và bao quát nhất những nội dung trọng yếu của lý luận văn học theo quan điểm mác-xít mà phái “nghệ thuật vị nhân sinh” đã tranh luận trước đây. Sách gồm 8 chương, lần lượt bàn đến các vấn đề: khái niệm văn học (định nghĩa hai chữ văn học); nguyên tắc văn nghệ (nguyên tắc sáng tác và nghiên cứu), tổng kết cuộc tranh luận nghệ thuật 1935 - 1939 và lý giải mối quan hệ giữa văn học và đời sống, quy luật vận động và phát triển của văn học, nghệ thuật; phương pháp hiện thực chủ nghĩa; mối quan hệ giữa nhà văn với xã hội; vấn đề nội dung và hình thức, điển hình và cá tính; vấn đề tự do và mối quan hệ giữa tính dân tộc và tính quốc tế trong văn nghệ. Tất cả những nội dung vừa nêu được Đặng Thai Mai trình bày một cách chặt chẽ, thuyết phục bằng vốn tri thức phong phú và đặc biệt là với tâm huyết của một trí thức sớm hướng về cách mạng và gắn bó với cách mạng.
So với thành tựu của Hải Triều trong bước đầu vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng để lý giải những vấn đề văn học, Đặng Thai Mai đã có sự tiến bộ rò rệt về trình độ học thuật và lý luận. Nhà nghiên cứu đã trình bày các nguyên lý văn học theo quan điểm mác-xít một cách có hệ thống.
Bắt đầu từ định nghĩa hai chữ văn học, theo nghĩa rộng, gồm cả văn học, triết học, khoa học; đến vấn đề nguyên tắc sáng tác, ông cho rằng “Một nền văn nghệ sung sức, mỹ lệ bao giờ cũng phát triển trên một cơ sở lý luận vững chãi”, vì vậy, ông phê phán chủ trương sáng tác “ỷ thị vào trực cảm”, cho đó là một thái độ kiêu căng, điên rồ và nguy hiểm; không đồng tình với thái độ thoát ly của phái “nghệ thuật vị nghệ thuật”, ông khẳng định: “Văn học chỉ là lối biểu hiện các hình thái ý thức xã hội, là biểu hiện của giai tầng. Ý thức
được tính cách biến thiên của xã hội là một nguyên lý sáng tác của văn nghệ”. Từ đó, ông kết luận: “Trong giai đoạn ngày nay, phương pháp sáng tác cần phải đem nghệ thuật xã hội hiện thực chủ nghĩa mà đánh đổ văn học duy tâm và nghệ thuật lãng mạn, và một mặt nữa phải đánh đổ những tư tưởng đã nhận xét xã hội một cách quá đơn giản theo quan điểm cơ giới” [105,tr.144]; ông đã bàn đến vấn đề nội dung và hình thức, điển hình và cá tính, vấn đề tự do trong văn nghệ, tính dân tộc và tính quốc tế… Sau cùng, ông khẳng định, nhiệm vụ của nhà văn là hành động, nhà văn phải nhận rò vị trí cá nhân trong đoàn thể và địa vị quốc gia trong thế giới.
Có thể nói, bằng một lối văn giàu cá tính và nhiệt huyết, cộng với sự am hiểu cả hai nền văn hóa Đông Tây, Đặng Thai Mai trong Văn học khái luận đã có sự nhận diện và gợi mở hướng đi cho nền văn học đương đại khá hợp lý. Dù có một vài hạn chế nhất định như: chưa thấy rò đặc trưng của nghệ thuật; đồng nhất văn học với biểu hiện giai cấp xã hội… nhưng những vấn đề lý luận văn học mà Đặng Thai Mai đề ra trong Văn học khái luận là có sức thuyết phục, bởi nó ít rơi vào quá khích hoặc bất cập, cực này hoặc cực kia như đã diễn ra một thời. Dù xuất hiện muộn nhưng Đặng Thai Mai với Văn học khái luận đã góp phần làm phong phú hoạt động nghiên cứu văn học trong giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX.
Ngoài các công trình vừa trình bày còn phải kể đến các tác phẩm: Chương dân thi thoại (1936) của Phan Khôi; Việt Nam thi ca luận (1942), Văn học và xã hội (1944), Nghệ thuật thơ ca (1945) của Lương Đức Thiệp; Viết và sống (1944) của Nguyễn Xuân Huy; Tìm nghĩa văn học của Nguyễn Hưng Phấn… Đây là những tác phẩm đã góp phần thúc đẩy hoạt động nghiên cứu lý luận văn học giai đoạn này ngày càng phát triển và nhanh chóng hiện đại hóa.
Nhìn chung, trong hoạt động nghiên cứu lý luận văn học giai đoạn này,
nếu các tác giả: Phan Kế Bính, Nguyễn Bá Học, Phan Bội Châu, Tản Đà, Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng…vẫn còn chịu sự ràng buột khó vượt thoát của các quan niệm văn chương cổ điển (vì dù sao các ông cũng vẫn là những trí thức Nho học trước những biến chuyển của xã hội hiện đại) thì cuộc tranh luận “nghệ thuật vị nghệ thuật” hay “nghệ thuật vị nhân sinh” với sự xuất hiện của Hải Triều đã thổi một luồng gió mới vào đời sống văn học dân tộc với những quan niệm mới về văn học trên quan điểm của chủ nghĩa Mác. Nhưng dẫu sao, những bài bút chiến của Hải Triều cũng chỉ mang tính chất đột phá ban đầu, quan điểm mác-xít về văn học chỉ mới được đề cập từng mảng đơn lẻ… và như là một quy luật của sự phát triển tất yếu, công trình Văn học khái luận của Đặng Thai Mai ra đời đã đánh dấu sự xuất hiện một quan điểm văn học hiện đại mang tính hệ thống cao. Mặc dù đường biên giữa quan điểm giai cấp và quan điểm con người trong văn học chưa được tác giả phân định một cách rạch ròi, nhưng với những luận điểm khá thuyết phục kết hợp cùng với tâm huyết của một nhà nghiên cứu có uy tín và có tâm vì sự phát triển của nền lý luận văn học nước nhà, Văn học khái luận vẫn là một công trình đáng ghi nhận tạo sự chuyển biến tích cực trong tiến trình hiện đại hóa hoạt động nghiên cứu văn học giai đoạn này.
Nhìn một cách khái quát, đầu thế kỷ XX, các phong trào yêu nước chống ngoại xâm đều lần lượt thất bại; thực dân Pháp áp đặt ách thống trị lên đất nước Việt Nam. Hán học bị phế bỏ, quốc văn mới ở buổi đầu gây dựng, các sĩ phu, học giả nước nhà (cả cựu học, Tây học) không ai là không cảm thấy đau đớn, thua thiệt, hẫng hụt. Trong điều kiện đó, tìm lại các giá trị tinh thần quá khứ qua các tấm gương oanh liệt, các tác phẩm sáng giá là tìm chỗ dựa tinh thần cho trí thức Việt Nam. Chính vì vậy, hoạt động nghiên cứu văn học dù chỉ mới thực sự xuất hiện ở giai đoạn này nhưng đã nhanh chóng phát triển và
đạt được những giá trị đáng tự hào, góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy
quá trình hiện đại hóa nền văn học dân tộc.
Trong những thập niên đầu, dù hoạt động nghiên cứu văn học chưa có thành tựu gì nổi bật, bởi hầu hết các công trình ở thời gian này phần nhiều còn sơ lược; cách nhận định, đánh giá vẫn còn mang dư âm của quan niệm văn học cổ điển. Tuy vậy, cũng phải thừa nhận sự đóng góp của các nhà nghiên cứu trong việc giới thiệu đến đông đảo độc giả di sản văn học của dân tộc dưới hình thức chữ quốc ngữ. Từ đó hình thành ý thức độc lập đối với văn học dân tộc về thể loại, ngôn ngữ; về tác giả, về văn bản; về từ ngữ, điển cố, giảng giải…
Trong các tác phẩm văn học trung đại, Truyện Kiều của Nguyễn Du là đối tượng được tập trung tìm hiểu nhiều nhất ở giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX. Các nhà nghiên cứu, bằng nhiều phương pháp khác nhau, đã xoay ngòi bút của mình vào mọi khía cạnh của tác phẩm, từ nội dung đến nghệ thuật. Trong đó, nổi bật nhất là các công trình của Phạm Quỳnh, Vũ Đình Long, Nguyễn Tường Tam, Đào Duy Anh, Nguyễn Bách Khoa…
Ở giai đoạn từ 1900 đến 1930, phong trào tìm hiểu Truyện Kiều được mở rộng mà vai trò tiên phong của Phạm Quỳnh và các đồng sự của ông trong cuộc phát động này là một thành quả đáng được ghi nhận. Lần đầu tiên, tác phẩm Truyện Kiều được các nhà nghiên cứu vừa chủ trương, vừa vận dụng phương pháp nghiên cứu mới học tập của phương Tây để thực hành khảo sát một cách toàn diện từ cội rễ tác phẩm, lịch sử tác giả, văn chương tác phẩm, tâm lý nhân vật…. Tuy nhiều chỗ trong nhận định còn in dấu ấn của lối nghiên cứu trung đại nhưng những giá trị đạt được ở những công trình này là một tiến bộ đáng kể với ý nghĩa tiên phong, mở đầu của quá trình hiện đại hóa hoạt động nghiên cứu văn học giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX.
Sang giai đoạn từ năm 1930 đến 1945, với thành tựu của các công trình
Khảo luận về Kim Vân Kiều của Đào Duy Anh, Nguyễn Du và Truyện Kiều, Văn chương Truyện Kiều của Nguyễn Bách Khoa, ta có thể khẳng định các giá trị mà các nhà nghiên cứu đạt được trong việc vận dụng các phương pháp tiên tiến của nước ngoài vào việc khảo sát Truyện Kiều là không thể phủ nhận. Tuy có đôi lúc, do vận dụng chưa thật thành thục các phương pháp dẫn đến những nhận định chưa hợp lý, nhưng có lẽ đây cũng là một yếu tố tất nhiên trong hoàn cảnh mở đầu của sự tiếp nhận này. Đồng thời, cũng phải nhìn nhận rằng, so với những lời đề từ, đề vịnh, những lời tựa, lời bạt trong các bài nghiên cứu Truyện Kiều trước đây thì việc khảo luận về tác giả, thân thế, quê quán, dòng họ…, khảo về lai lịch Truyện Kiều và đem so sánh Đoạn Trường Tân Thanh với Kim Vân Kiều truyện của Đào Duy Anh; hay nghiên cứu huyết thống, sự di truyền các yếu tố sinh lý, tâm lý; nghiên cứu thời đại, xét thân thế Nguyễn Du, xét cá tính Nguyễn Du… để tìm hiểu Nguyễn Du và Truyện Kiều của Nguyễn Bách Khoa là những phương pháp lần đầu tiên được áp dụng và đạt được những giá trị nhất định đã được nhiều thế hệ ghi nhận và tồn tại cho đến hôm nay.
Trong nghiên cứu tác giả, tác phẩm; Trương Tửu - Nguyễn Bách Khoa với Kinh thi Việt Nam và Tâm lý và tư tưởng Nguyễn Công Trứ cũng đã góp những giá trị nhất định vào sự thành công ban đầu trong việc nghiên cứu các hiện tượng văn học vừa nêu. Thời điểm Kinh thi Việt Nam (1940) ra đời, ngoài công trình sưu tập Tục ngữ phong dao (1928) của Nguyễn Văn Ngọc thì chưa có một công trình tầm cỡ nào bàn về ca dao, dân ca nước nhà. Nguyễn Bách Khoa là người đầu tiên vận dụng phương pháp khoa học phương Tây vào việc cắt nghĩa nền văn chương truyền miệng. Một số giá trị nội dung của ca dao như: phản ánh đời sống nông nghiệp, tinh thần gia tộc phụ hệ, địa vị thấp kém của người phụ nữ, tinh thần chống nam quyền, đời sống tình cảm của người bình dân, nhu cầu bản năng, và kết luận thực trạng xã hội quyết