Ngữ Liệu Văn Hoá Trong Ngôn Ngữ Nghệ Thuật Truyện Nôm Bác Học


Ngoài ra, với tư cách là chất liệu lịch sử, ngôn ngữ đóng vai trò cốt tuỷ trong sáng tạo văn chương, nghệ thuật. Là nguyên liệu, là phương tiện đầu tiên của văn học, nghệ thuật, ngôn ngữ đã giúp cho nhà nghệ sĩ có thể phản ánh, thể hiện và cắt nghĩa cuộc sống thông qua thế giới nghệ thuật một cách phong phú, sinh động. Với tư cách là một công cụ giao tiếp và tư duy, ngôn ngữ đã thể hiện chức năng cơ bản trong sự phát triển tư tưởng, văn hoá tinh thần của con người. Bởi lẽ ngôn ngữ là công cụ giao tiếp quan trọng nhất, là hiện thực trực tiếp của tư tưởng. “Mọi sản phẩm văn hoá dù vật chất hay tinh thần đều có nguồn gốc từ ngôn ngữ” [26, tr.30]. Điều đó cho thấy, sự biến đổi, phát triển ngôn ngữ luôn luôn song hành với biến đổi và phát triển văn hoá. Muốn nghiên cứu sâu về văn hoá, khảo sát hàm nghĩa văn hoá trong lời ăn tiếng nói, tập quán giao tiếp và văn chương nghệ thuật của một dân tộc phải thông qua ngôn ngữ và tất nhiên muốn đi sâu vào ngôn ngữ phải chú tâm đến nội dung văn hoá. Vì thế, ngôn ngữ không chỉ đóng vai trò là chất liệu trực tiếp, cụ thể kiến tạo nên giá trị tinh thần của con người mà còn là “Phương tiện bên trong của quá trình sáng tạo ra các giá trị văn hoá vật chất” [26, tr.30].

Trong lịch sử phát triển tâm lý, các hoạt động nhận thức luôn được tổ chức theo các nguyên lý có tính chất kế thừa và tiếp biến. Trong quá trình ấy, nếu không có sự hỗ trợ của ngôn ngữ, con người khó lòng có thể đúc kết thành các khái quát, kinh nghiệm, kế thừa thành tựu và lưu truyền chúng qua các thế hệ. Về phương diện này, ngôn ngữ không chỉ phát huy chức năng nhận thức, tư duy hay giao tiếp đặc trưng của mình, bản thân nó đã thực sự trở thành một công cụ quan trọng trong việc tiếp tục kế thừa, bảo lưu, sáng tạo văn học, văn hoá dân tộc. Nó thúc đẩy quá trình phát triển văn hoá một cách toàn diện. Nhìn lại hai hệ thống ngôn ngữ văn tự Hán và Nôm trong lịch sử phát triển ngôn ngữ nghệ thuật của văn học cổ điển Việt Nam, chúng ta có thể nhận thấy vai trò của những từ ngữ, ngữ liệu có nguồn gốc xuất xứ văn hoá cụ thể đã đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành nên chiều sâu thẩm mỹ của tác phẩm. Nếu hệ thống từ ngữ có nguồn gốc từ văn hoá, văn chương bác học đã giúp cho các nhà thơ có thể nêu cao, khái quát, và thần thánh hoá các giá trị đạo đức, chính trị, xã hội, trình bày và nêu bật các khái niệm Nho học, Đạo học,


Phật học... thì hệ thống ngữ liệu văn hoá bình dân lại có thể giúp các thi nhân giãi bày tâm can qua những từ ngữ, khái niệm có tính cụ thể, dễ hiểu, chính xác, rò ràng, nặng về tính miêu tả và thể hiện được hồn cốt dân tộc một cách tinh tế nhất. Hai hệ thống này đã tạo nên một diện mạo đặc sắc, phản ánh được một cách uyển chuyển nhất sự hoà quyện chặt chẽ của hai hệ thống ngữ liệu văn hoá bác học và bình dân của văn chương cổ điển Việt Nam.

Có thể nói, ngôn ngữ đã đóng một sứ mạng lịch sử to lớn trong quá trình chuyển biến, thay đổi, kế thừa của văn hoá, nó thúc đẩy văn hoá phát triển ở cả bề nổi lẫn chiều sâu, là sự thể hiện rò nét nhất của chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc. Ở bề nổi, những thay đổi về phương diện ngôn ngữ theo đúng quy luật xã hội, góp phần kiến tạo ra những đột phá đáng kể về mặt văn hoá.

1.2. Ngữ liệu văn hoá trong ngôn ngữ nghệ thuật truyện Nôm bác học

1.2.1. Khái niệm ngữ liệu văn hoá trong ngôn ngữ nghệ thuật truyện Nôm

bác học

Trong phạm vi tư liệu hiện có, theo chúng tôi, ngữ liệu văn hoá trong ngôn ngữ tác phẩm văn học cổ điển Việt Nam là hệ thống từ ngữ có nguồn gốc từ văn hoá bác học, bình dân, có sự biểu hiện sinh động về ngữ nghĩa, góp phần hình thành, phản ánh thế giới nghệ thuật của tác phẩm và đặc trưng tư tưởng, tư duy văn hoá - nghệ thuật của nhà nghệ sĩ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 272 trang tài liệu này.

Truyện Nôm, còn gọi là truyện thơ Nôm, truyện Nôm, truyện thơ… là một thể loại nội sinh trong văn học cổ Việt Nam. Theo các nhà nghiên cứu, cùng với những truyện được sáng tác bằng chữ Hán, truyện Nôm có thể đã xuất hiện từ thế kỉ XVI và phát triển mạnh vào khoảng thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX. Là một thể loại dân tộc, truyện Nôm đã bị chi phối bởi quan niệm đẳng cấp trong các thể loại văn chương thời trung đại và nội dung có phần vượt ra ngoài quy củ, khuôn phép lễ giáo đương thời, vì thế giai cấp thống trị đã có lúc ra lệnh cấm lưu hành thể loại này.

Xét từ góc độ nguồn gốc và tính chất, hệ thống truyện Nôm trong văn học cổ điển Việt Nam được tạm thời được phân thành hai loại cơ bản: truyện Nôm bác học truyện Nôm bình dân. Tuy nhiên, về lực lượng sáng tác, tác giả của truyện Nôm

Ngôn ngữ nghệ thuật Truyện Kiều từ góc nhìn văn hoá - 6


phần lớn là những trí thức xuất thân khoa bảng hoặc sĩ phu ẩn cư lánh đời. Chủ đề, đề tài của truyện Nôm bình dân thường lấy sự tích từ trong truyện dân gian hoặc tự sáng tác. Những truyện thơ này thường khuyết danh, có lẽ tác giả không nghĩ đến lưu danh hoặc vì bị cấm mà giấu tên. Nhưng cũng có truyện hữu danh, tác giả là những nhà trí thức có tên tuổi. Lại cũng có truyện Nôm chắc chắn do những văn nhân, sĩ phu, những nho sĩ học cao hiểu rộng sáng tác, nhưng vì nhiều lý do khác nhau mà trở thành khuyết danh. Phần lớn truyện Nôm bác học là những tác phẩm được diễn quốc âm từ các tác phẩm văn học cổ điển Trung Quốc. Nhiều truyện

Nôm được các nghệ nhân hát rong kể truyện thơ như Hoa Tiên 花箋, Song Tinh Bất

dạ 雙星不夜, Lục Vân Tiên 陸雲僊, Sơ kính tân trang 梳鏡新妝… và đặc biệt là Đoạn trường tân thanh 斷腸新聲 (tục gọi là Truyện Kiều傳翹). Cùng với một số thể loại khác như thơ Nôm Đường luật, khúc ngâm song thất lục bát, thơ Hát nói…

truyện thơ Nôm đã góp phần làm giàu thêm cho di sản văn hoá tinh thần của người Việt. Sử dụng văn tự, thể thơ của người Việt và đề cao quyền sống của con người, truyện thơ Nôm thể hiện xu hướng dân tộc hoá, dân chủ hoá nhờ hình thức diễn đạt độc đáo, có nội dung nhân văn, xã hội tiến bộ.

Cuộc sống quanh ta có bao điều kỳ diệu. Những sự vật, hiện tượng từ đơn giản đến phức tạp đều có cái lý để tồn tại mà không phải ai cũng có thể giải thích được, càng khó khăn hơn nếu đó là hàm nghĩa văn hoá của từ ngữ. Có những lúc, chúng ta phải vò đoán nhưng đôi khi cũng cần phải lý giải tường tận mới có thể hiểu được sự phong phú của chúng trong văn hoá, văn chương cổ điển. Hàm nghĩa của các ngữ liệu văn hoá mà chúng tôi đề cập đến ở đây là những nội dung, ý nghĩa, dấu ấn văn hoá được phản ánh, thể hiện qua các mối quan hệ, sự tác động của những nét nghĩa ấy đối với quá trình giao tiếp, sáng tạo ngôn ngữ văn học của nhà văn trong tác phẩm của họ.

Như đã trình bày, xuất phát từ hoàn cảnh địa lý, lịch sử và điểm loại hình ngôn ngữ, hai đất nước láng giềng Việt Nam – Trung Hoa đã có mối quan hệ, tiếp xúc văn hoá rất lâu đời, những ảnh hưởng của văn hoá Hán trong văn hóa Việt là một đặc điểm rất đáng lưu ý. Tuy nhiên, việc bảo tồn và phát triển những đặc điểm


mang tính đặc thù của văn hoá Việt cũng là một nhu cầu thiết yếu. Trong diễn trình phát triển của văn hoá Việt Nam, việc tiếp nhận văn hoá ngoại lai và phát huy những yếu tố tích cực của văn hoá bản địa, sáng tạo những yếu tố mới phù hợp với đặc trưng của dân tộc luôn luôn được thể hiện trong nhiều lĩnh vực của đời sống nhưng cụ thể nhất là ở ngôn ngữ, cụ thể hơn là ở lớp từ ngữ Hán Việt và thuần Việt.

Trong hệ thống từ Hán Việt, vấn đề giữ lại những nét nghĩa cơ bản trong Hán ngữ (tức nghĩa gốc, nghĩa thực chỉ) là một sự phổ biến. Song, đó không chỉ là một sự ảnh hưởng, tiếp thu hoàn toàn mà trong tập quán sử dụng ngôn ngữ của chúng ta cũng đã có sự sáng tạo, thay đổi (tức là quá trình phái sinh ngữ nghĩa, hay còn gọi là sự vay mượn hình thức biểu đạt để diễn tả những lớp nghĩa mới). Chẳng hạn, từ

phương phi 芳 菲 trong tiếng Hán có nghĩa là “thơm tho”, một từ dùng cho hoa, cỏ

nhưng khi gia nhập vào kho từ vựng Việt ngữ thì nó lại có nghĩa là “mập mạp, tốt béo”, được dùng để chỉ cho sức khoẻ tốt. Từ tử tế 仔 細 trong tiếng Hán có nghĩa là “tỉ mỉ, kĩ lưỡng” nhưng được người Việt sử dụng với ý nghĩa là “đối xử tốt với nhau”. Từ thủ đoạn 手 段 trong Hán ngữ có nghĩa là “phương pháp, cách thức” nhưng ngày nay người Việt lại tường dùng để chỉ cho “những cách thức hay mưu tính không tốt để đạt được mục đích”. Người Việt sử dụng từ mã thượng 馬 上 (anh hùng mã thượng) để chỉ người có chí khí anh hùng, trong tiếng Hán hiện đại, nghĩa của mã thượng là “tức thì”, “ngay lập tức” như bài thơ Lương Châu từ 涼 州 詞 của Vương Hàn 王 翰 (Thịnh Đường) có câu: “Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi, dục ẩm tỳ bà mã thượng thôi”, Nguyễn Tuyết Hạnh đã tạm dịch thành: “Rượu ngon Bồ đào

trong chén dạ quang, toan uống thì tiếng tỳ bà giục lên ngựa” và dịch giả đã khẳng

định: “Từ “mã thượng” trong bài thơ này hầu như đều được dịch là lên ngựa. Lên

ngựa thì phải là “thượng mã” hay “thướng mã” chứ không thể là “mã thượng” là lập tức như mã thượng tẩu 馬上走 (đi ngay lập tức)” [08, tr.91]. Tất nhiên, đây cũng là cách hiểu cũng có tính hợp lý nhất định. Song, khi phân tích ngữ nghĩa của

câu thơ này, chúng tôi hoàn toàn đồng ý với cách biện giải của Thế Anh:

“Mã thượng” không phải là lên ngựa, nhưng hiểu theo nghĩa bạch thoại như tác giả Nguyễn Tuyết Hạnh thì cũng chưa ổn... Vấn đề ở đây thực


ra là có liên quan đến một nét văn hoá đặc trưng của người Hồ ở vùng Tây Vực (nay thuộc khu tự trị Tân Cương) là “ngồi lên trên lưng ngựa để đánh tỳ bà”. Do đó “mã thượng” phải hiểu là “ngồi trên lưng ngựa” và “tỳ bà mã thượng” được coi như một cụm từ cố định để chỉ nét đặc trưng văn hoá đó [08, tr.91].

Qua ví dụ trên chúng ta có thể nhận thấy, muốn hiểu rò ngữ nghĩa của từ ngữ, đặc biệt là từ ngữ trong thơ cổ đòi hỏi người đọc phải có một vốn văn hoá nhất định và từ đó ảnh hưởng đến phong cách ứng xử, tiếp nhận các tác phẩm văn chương cổ điển, nhất là ngôn ngữ văn học cổ điển Việt Nam. Ngoài ra, độc giả cần phải hiểu rò mối tương quan giữa ngôn ngữ văn hoá bình dân, ngôn ngữ văn hoá bác học. Hai hệ thống này luôn giữ một khoảng cách nhất định, luôn đứng thành một lớp riêng mang phong vị cổ kính, trang trọng, uyên bác, tao nhã và cụ thể, chuẩn xác, giàu sức biểu đạt sinh động.

Từ góc nhìn lịch sử, việc nghiên cứu về những nét nghĩa văn hoá và xác định nội hàm khái niệm hàm nghĩa văn hoá của từ ngữ là một việc làm có tính phương pháp luận, giúp chúng ta có được những biện giải chuẩn xác hơn về ngữ nghĩa và phong cách chức năng của từ ngữ. Đặc biệt, trong nghiên cứu tác phẩm văn học thời trung đại, việc sử dụng ngữ liệu văn hoá như một khái niệm có tính công cụ đã mang lại cho người đọc những phương thức tiếp cận có chiều sâu và góp phần gợi mở những nét nghĩa văn hoá biểu trưng trong ngôn ngữ văn học cổ điển.

1.2.2. Hệ thống ngữ liệu văn hoá trong ngôn ngữ nghệ thuật truyện Nôm

bác học

Như đã phân tích, trước sự đổi mới và mở rộng biên độ của đối tượng khảo sát dựa trên các nguyên tắc liên ngành, các nhà nghiên cứu ngôn ngữ đã quan tâm đến những vấn đề thuộc về văn hoá, đối thoại văn hoá giữa các dân tộc thuộc các vùng miền khác nhau, đặc biệt là ở lĩnh vực ngôn ngữ giao tiếp và văn chương. Điều này đã dẫn đến sự ra đời của một ngành khoa học mới, có tính độc lập, đó là ngành Ngôn ngữ học văn hoá, xuất hiện tại điểm giao giữa ngôn ngữ và văn hoá.

Từ trước đến nay, chúng ta vẫn thường sử dụng các khái niệm bản sắc văn

hoá, hành trình văn hoá, tiếp xúc văn hoá như những khái niệm công cụ để đánh giá


về tính văn hoá trong một tác phẩm cụ thể hoặc một giai đoạn văn học nhất định. Ngôn ngữ là “vật dẫn” quan trọng của văn hoá, là một thành tố cấu thành văn hoá, chẳng hạn nghiên cứu về thuật ngữ, quan điểm, tư tưởng triết học Phật giáo mà không nghiên cứu văn hoá Phật giáo cũng giống như “sờ đuốc gò mâm” (Môn chúc

khấu bàn 捫燭扣槃) khó mà nắm bắt được những ý nghĩa minh triết của hệ thống tư

tưởng này. Đây cũng là những khó khăn mà chúng tôi phải giải quyết khi thực hiện đề tài này. Trên thực tế, chưa có một công trình nào định nghĩa về hàm nghĩa văn hoá của từ ngữ một cách hệ thống và đầy đủ, song trong quá trình hành chức của nó, ngữ liệu văn hoá đã đi vào văn học một cách tự nhiên, tạo nên những sắc thái phong phú, đa nghĩa cho ngôn ngữ tác phẩm, đặc biệt là Truyện Kiều.

Trong lịch sử văn học Việt Nam, hệ thống ngữ liệu văn hoá trong tác phẩm văn học cổ điển là những mã nghệ thuật cần có sự phân tích, biện giải. Nó bao gồm một hệ thống những uyển từ, nhã ngữ hoặc hình thức ngôn ngữ ước lệ có nguồn gốc từ trong các thể loại như: Thi từ và phú thời Hán - Nguỵ, Đường - Tống nói riêng và văn học cổ điển Trung Quốc nói chung. Bên cạnh đó, nó còn là lớp từ ngữ thoát thai từ văn hoá, văn học dân gian Việt Nam, từ vốn kinh nghiệm dân gian qua thành ngữ, tục ngữ hay hệ thống hư từ, từ láy trong tiếng Việt. Nó có thể được thể hiện qua những dạng thức, hình thái ngôn ngữ gián tiếp nhưng nó lại yếu tố trực tiếp tham gia kiến tạo nên dáng vẻ đài các, dung dị, tiếng nói đa thanh và khả năng đa nghĩa cho tác phẩm. Đặc biệt, lớp từ ngữ này đã thể hiện một trình độ am tường, tiếp thu văn hoá Trung Hoa và Việt Nam cũng như bề dày của kinh nghiệm sống mà nhà thơ muốn gửi gắm vào trong thi phẩm của mình. Khi thể hiện khả năng khái quát hoá về cuộc sống và thân phận người phụ nữ tài hoa, bạc mệnh, Nguyễn Du đã hạ bút:

Anh hoa phát tiết ra ngoài

Nghìn thu bạc mệnh một đời tài hoa...”

(Câu 415 - 416)

Các ngữ liệu anh hoa, bạc mệnh, tài hoa... trong những câu thơ trên vừa mang màu sắc trang nhã, điển phạm vừa mang tính triết lý khái quát đã giúp cho nhà thơ có thể trình bày những suy ngẫm của bản thân về số phận con người, đặc


biệt là những con người tài hoa. Đó là những từ ngữ đã chịu ảnh hưởng của các học thuyết Nho, Phật, Lão đậm chất siêu hình, phản ánh một số hạn chế về nhận thức về nhân sinh, bản thể của thời đại và tác giả nhưng nó lại thể hiện một chiều kích ngữ nghĩa sâu sắc, tâm thức văn hoá mà một tác gia trung đại cần được trang bị trên con đường nghệ thuật của mình.

Bên cạnh đó, trong ngôn ngữ nghệ thuật truyện Nôm bác học, chức năng biểu đạt của các ngữ liệu đã nêu trong đoạn trích có tính chuyên biệt, diễn tả những khái niệm cụ thể về cuộc sống theo quan điểm của người xưa và những nỗi đau cay đắng mà con người phải chịu trong cuộc sống của mình. Nó không chỉ là những khái quát về văn hoá mà còn là một thủ pháp từ chương làm gia tăng tính hàm súc, trang nhã và thể hiện sự uyên bác của tác giả trước những vấn đề của cuộc sống và nghệ thuật, đảm bảo đúng theo nguyên tắc thi pháp cổ điển. Hay đó cũng có thể là những lời lẽ mang tính bình dân nhưng cũng rất văn hoa của nhà nghệ sĩ, chẳng hạn như trong một số sáng tác của cụ Đồ Chiểu. Đi sâu vào thế giới ngôn từ nghệ thuật của Nguyễn Đình Chiểu nói chung và Lục Vân Tiên nói riêng, chúng ta có thể thấy vốn từ ngữ dân gian của ông rất phong phú. Nhiều thành ngữ, tục ngữ, ca dao được vận dụng một cách khéo léo, tài tình làm cho từ ngữ Đồ Chiểu gần gũi với lời ăn tiếng nói của quần chúng nhân dân. Xen vào những vần thơ Đồ Chiểu là những thành ngữ quen thuộc: phận bạc như vôi, sớm còn tối mất, sống sao thác vậy, đàn gảy tai trâu, nước xao đầu vịt, ếch ngồi đáy giếng, thịt cá ê hề, bảng lảng bơ lơ, bá vơ bá vất, tham đó bỏ đăng, vạch lá tìm sâu, treo dê bán chó, gió thảm mưa sầu… Hoặc có những kiểu định danh được dùng theo cách nói ví của dân gian: nổi như cồn, đau như dần, súng nổ như bắp rang, đạn bắn như mưa vãi, ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ, liến hơn cha khỉ, hai hàng châu lụy như bình nước nghiêng… đều là cách nói rất riêng, rất độc đáo của người dân Nam bộ. Điều này chứng tỏ nhà thơ đã tỏ rò bản lĩnh văn hoá và tinh thần yêu nước khi sử dụng lối nói rất quen thuộc của quần chúng khu vực văn hoá Nam bộ trong sáng tác của mình.

Đọc thơ văn Đồ Chiểu, ta còn bắt gặp những câu thơ được sáng tạo từ ca dao:

Ai ai cũng ở trong đời, Chính chuyên trắc nết chết thời cũng ma (Lục Vân Tiên) rất


giống với ca dao truyền thống: Chính chuyên chết cũng ra ma, Lẳng lơ chết cũng đem ra ngoài đồng. Âm hưởng của làn điệu dân ca như phảng phất trong thơ văn Đồ Chiểu: Sen hỡi là sen tiếng chẳng hèn, Thấy sen lỡ vận tiếc cho sen (Dương Từ Hà

Mậu 楊 徐 - 荷 茂 ) hình ảnh sen tiếng chẳng hèn gợi sự liên tưởng đến câu ca dao

quen thuộc của nhân dân về loài hoa cao quý: Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. Rất nhiều câu thơ Đồ Chiểu: Chiều chiều lại nhớ đến chiều chiều, Cám cảnh giang sơn biết bấy nhiêu (Tự thuật 自述 II), Ví dầu có nhớ tích xưa (Lục Vân Tiên) rất

giống với những lời hát ru quen thuộc của quần chúng trong Nam: Chiều chiều chim vịt kêu chiều; Ví dầu cầu ván đóng đinh; Ví dầu tình bậu muốn thôi… Qua những ví dụ kê dẫn trên, chúng ta có thể cảm nhận được cái phong vị bình dị mộc mạc của ca dao nhưng đồng thời cũng bị lôi cuốn bởi những nét tinh tế đầy hấp dẫn, sâu sắc về câu chữ, lý tưởng thẩm mỹ của hàn nho Nguyễn Đình Chiểu.

Hoặc trong quá trình khảo sát hệ thống ngôn ngữ tác phẩm Sơ kính tân trang 梳 鏡 新 妝 của Phạm Thái 范 彩 , chúng tôi nhận thấy có 86 điển cố được lồng vào trong lời kể, lời tả của tác giả. Điển cố trong lời kể của tác giả rất đa dạng về nội

dung, thích hợp với diễn biến của tình tiết. Có thể nói, đa số nội dung điển cố trong lời kể của tác giả nói về gia thế, sự nghiệp, tài năng, tình yêu lứa đôi, kết duyên vợ chồng… Điển cố nguyên dạng Hán Việt và điển cố đã bị Việt hóa (chuyển dịch) chiếm phần lớn. Chẳng hạn:

“Thềm Trương lan huệ nở chen, Sắt cầm đã biết mấy phen hài hoà. Phạm đường cũng mộng hủy xà, Năm ba thơ ngợi, đào hoa nghi kỳ.

Muộn màng thay giấc điềm bi,

Tinh thành ắt cũng có khi cảm thần.

Sửa sang một cuộc âm phần,

Hàm Thư đan phượng lắm phần tinh hoa…”

(Sơ kính tân trang, câu 53-60)

Xem tất cả 272 trang.

Ngày đăng: 21/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí