Nghiên Cứu Văn Học Nước Ngoài - Thành Tựu Và Hạn Chế


Hưng, Nhất Linh là những Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng... Có lẽ do số lượng trang sách có hạn, nên Dương Quảng Hàm không đề cập đầy đủ tác giả này hay tác giả kia, nhưng rò ràng không thiếu những người tiêu biểu. Nhà nghiên cứu cũng đã tuyển chọn, giới thiệu những tác phẩm không chỉ tiêu biểu lúc bấy giờ, mà cho đến hôm nay vẫn được đánh giá cao như: Mấy vần thơ (Thế Lữ), Thơ Thơ (Xuân Diệu), Kép Tư Bền (Nguyễn Công Hoan), Giông tố (Vũ Trọng Phụng), Lầm than (Lan Khai), Bỉ vỏ (Nguyên Hồng), Đoạn tuyệt, Lạnh lùng (Nhất Linh), Hồn bướm mơ tiên, Nửa chừng xuân (Khái Hưng).

Không chỉ có nhiều quan điểm rất khoa học trong phương pháp nghiên cứu văn học như đã trình bày, tác giả Việt Nam văn học sử yếu còn bộc lộ những tư tưởng rất tiến bộ khi nhận xét về sự xuất hiện chữ quốc ngữ, chính sách ngoại giao, học quy giáo dục; chẳng hạn: về mặt ngoại giao, khi bàn chính sách ngoại giao của triều Nguyễn, Dương Quảng Hàm mạnh dạn chỉ ra những khiếm khuyết, ông viết: “Về mặt ngoại giao thì theo chính sách bế môn tỏa cảng, nghĩa là đóng cửa không cho người ngoại quốc vào và không giao thiệp với nước ngoài”. Đặt vấn đề: Tại sao các nhà cầm quyền nước ta lại theo chính sách ấy, Dương Quảng Hàm cho rằng có hai cớ chính là do lòng tự cao và lòng nghi kỵ của triều Nguyễn lúc ấy [46,tr.330-331]. Lưu ý những chính sách ngoại giao sai lầm của triều Nguyễn như vừa nêu, nhà nghiên cứu đã chỉ ra nguyên nhân như sau:

Sở dĩ… có những ý tưởng sai lầm về việc ngoại giao, chính vì kiến văn hẹp hòi, tri thức khiếm khuyết, chỉ biết đọc sách Tàu, hiểu việc nước Tàu, còn ngoài ra, tình thế thiên hạ, lịch sử, địa dư, văn minh các nước khác trên hoàn cầu đều không rò cả, chỉ chuyên học về văn chương, luân lý, mài miệt về lối văn cử nghiệp mà không hề nghiên cứu đến các khoa học thực dụng, nên không biết rằng cơ khí, binh bị,


kỹ nghệ, thương mại có mật thiết quan hệ đến sự giàu mạnh sinh tồn của một dân tộc, một nước trong thế kỷ thứ mười chín. Mà cái cớ khiến cho kiến văn hẹp hòi, học thức khiếm khuyết thế, là chính vì phép học, phép thi ở nước ta không hề thay đổi [46,tr.331].

Và ông kết luận: “Vì việc học, việc thi ở nước ta không thay đổi cho hợp thời, nên dân trí không mở mang mà các bậc sĩ phu trong nước không hiểu thời thế” [46,tr.332]. Rò ràng những ý kiến về nguyên nhân sai lầm trong phương pháp ngoại giao của triều Nguyễn, những nhận thức về mặt học quy giáo dục ở nước ta trước năm 1945 mà Dương Quảng Hàm nêu ra không chỉ đúng trong hoàn cảnh lúc này mà thực tiễn bao năm qua đã chứng minh là đúng. Hay ngay cả hôm nay, khi vấn đề cải cách giáo dục luôn được quan tâm hàng đầu thì những ý kiến mà tác giả Việt Nam văn học sử yếu đề xuất đáng để chúng ta suy ngẫm.

Nhìn chung, trong nền học thuật còn non trẻ của Việt Nam giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX, công trình Việt Nam văn học sử yếu của Dương Quảng Hàm đã góp một trong những viên gạch đầu tiên vào tòa nhà lịch sử nghiên cứu văn học. Là người đặt bước khai phá ban đầu, nhưng với phương pháp làm việc nghiêm túc, khoa học, lại biết tiếp thu vận dụng phương pháp của phương Tây, Việt Nam văn học sử yếu đã đạt được giá trị về nhiều phương diện, cả học thuật và tư tưởng, cả tư liệu lẫn phương pháp nghiên cứu. Trong sự phát triển của khoa văn học sử Việt Nam hôm nay, chúng ta chưa hoàn toàn bằng lòng với bộ sách của Dương Quảng Hàm bởi có nhiều điều cần được xem xét lại là hiển nhiên. Tuy nhiên, phải đặt tác phẩm vào thời điểm mà nó ra đời trong một hoàn cảnh hết sức khó khăn: nước ta nằm dưới ách thống trị của thực dân Pháp, tư liệu thiếu thốn, hoạt động nghiên cứu văn học mới hình thành, và với công sức của chỉ một người, chúng ta mới thấy hết chân giá trị, sự đóng góp to lớn của Việt Nam văn học sử yếu vào quá trình


hiện đại hoá văn học dân tộc; cũng như thấu hiểu và cảm phục tâm huyết của Dương Quảng Hàm - một con người hết lòng vì sự nghiệp văn hoá, giáo dục của đất nước. Điều này một lần nữa khẳng định sự thành công của tác phẩm Việt Nam văn học sử yếu và công lao của người mở đường - học giả Dương Quảng Hàm.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 227 trang tài liệu này.

Ngoài các công trình vừa trình bày, chúng ta còn phải kể đến các tác phẩm: Ba mươi năm văn học (1941), Cuộc tiến hóa văn học Việt Nam(1943) của Kiều Thanh Quế (Mộc Khuê). Ba mươi năm văn học được chia làm chín mục, lần lượt nói về: báo chí, thơ ca, tiểu thuyết, phóng sự, kịch bản, lịch sử - địa chí, khảo cứu - nghị luận, phê bình, dịch thuật. Trong từng mục, Kiều Thanh Quế đi định nghĩa từng thể loại rồi trình bày quá trình phát sinh, phát triển và các cây bút tiêu biểu của từng thể loại. Cuộc tiến hóa văn học Việt Nam là công trình khảo sát văn học từ thế kỷ XIX trở về trước. Ngoài phần “Phát đoan” mở đầu và kết luận, sách chia làm sáu thiên lần lượt bàn về: văn học chữ Hán, văn học chữ Nôm, văn học chữ quốc ngữ, tại sao văn học quốc ngữ chậm tiến bộ, văn học Đông Tây và tinh thần học thuật Việt Nam, đặc tính của Hoa văn và Pháp văn. Cách phân chia để khảo sát của Kiều Thanh Quế ở đây có điểm tương đồng với cách phân chia của Nguyễn Đổng Chi trong Việt Nam cổ văn học sử và Dương Quảng Hàm trong Việt Nam văn học sử yếu, nhưng có lẽ, sự thành công của tác phẩm chính là sự mạch lạc, cụ thể trong việc phác họa bước đường diễn tiến của văn học.

Có thể nói, từ Việt Nam văn học, Thi văn bình chú của Ngô Tất Tố; Việt Nam cổ văn học sử của Nguyễn Đổng Chi; Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan đến Việt Nam văn học sử yếu của Dương Quảng Hàm..., hoạt động nghiên cứu lịch sử văn học Việt Nam đã có những bước tiến triển đáng ghi nhận. Từ chỗ chỉ sưu tầm, tập hợp tư liệu với những chú giải ngắn gọn, những khảo sát bộ phận đã tiến dần đến cái nhìn hệ thống toàn bộ nền văn học Việt

Quá trình hiện đại hóa hoạt động nghiên cứu văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX - 17


Nam theo một quan điểm rò ràng, sử dụng nhiều phương pháp khoa học trong nghiên cứu. Những công trình nghiên cứu của các tác giả mà chúng tôi vừa trình bày đã góp phần vào việc khẳng định sự có mặt cũng như từng bước trưởng thành của bộ môn nghiên cứu lịch sử văn học trong quá trình hiện đại hoá hoạt động nghiên cứu văn học Việt Nam giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX.

2.2.2. Nghiên cứu văn học nước ngoài - Thành tựu và hạn chế

Một nỗ lực góp phần quan trọng trong quá trình hiện đại hóa hoạt động nghiên cứu văn học giai đoạn này của các nhà nghiên cứu đương thời là việc tìm hiểu, nghiên cứu các tác giả, tác phẩm của văn học phương Tây, văn học Trung Quốc.

Trong giai đoạn từ 1900 đến 1930, vấn đề nghiên cứu văn học nước ngoài chỉ dừng lại ở việc giới thiệu khái quát về tác giả hoặc tác phẩm; chẳng hạn: Phạm Quỳnh với một loạt bài giới thiệu văn học Pháp như: “Thơ ta với thơ Tây”, “Thơ Baudelaire”, “Một nhà văn tả thực: Guy de Maupassant”, “Bàn về hý kịch Molière”…; sau này Hải Triều giới thiệu các khuynh hướng cách mạng tiến bộ trên thế giới như Maxime Gorki, Romain Rolland và Henri Barbusse; nhưng đó chỉ là những bài viết ngắn gọn về một số tác giả tiêu biểu và những nét cơ bản của một số vấn đề văn học nước ngoài.

Nguyễn Phi Hoanh, vốn là một nhà họa sĩ nhưng với lòng say mê văn học, ông đã tích cực nghiên cứu và cho ra đời tác phẩm Tolstoi. Theo như lời đề tựa của Nguyễn Duy Can: “Thấy Tolstoi có ảnh hưởng đến thanh niên ở xứ ta, ông muốn nghiên cứu về Tolstoi để chỉ ra chỗ hại trong tư tưởng của Tolstoi”. Cuốn sách 76 trang, gồm 4 chương, nội dung chủ yếu kể về cuộc đời và những nét tư tưởng của Tolstoi. Trong đó, Nguyễn Phi Hoanh đặc biệt chú ý và phân tích những nét tư tưởng, nhất là những cái lầm “nho nhỏ” của kẻ “chỉ đường dẫn lối” (Tolstoi - DTT), bởi nếu không, biết đâu những tư tưởng ấy “thành mấy cái trở ngại to trong bước tiến hóa của xã hội” [62,tr.1].


Với vốn hiểu biết sâu sắc về văn hóa và văn học Trung Quốc, có thể nói đương thời Đặng Thai Mai đã rất thành công trong việc nghiên cứu văn học Trung Quốc. Hai công trình nổi bật nhất của Đặng Thai Mai nghiên cứu về văn học Trung Quốc trong giai đoạn này phải kể đến là Lỗ Tấn (1881 - 1936) (1944) và Văn học Trung Quốc hiện đại, tạp văn (1945).

Cuốn sách Lỗ Tấn (1881 - 1936) của Đặng Thai Mai gồm có bốn chương, lần lượt giới thiệu về Thân thế; Nhân cách Lỗ Tấn; Địa vị Lỗ Tấn trong văn học Trung Quốc và giới thiệu tác phẩm A.Q. chính truyện.

Là một học giả nghiên cứu khá sâu về các quan điểm lý luận, Đặng Thai Mai cho rằng: “Nghệ thuật tư tưởng một nhà văn cũng như kết cấu, khuynh hướng ảnh hưởng tất cả các tư trào, phải nhận xét theo bối cảnh lịch sử mới có thể giải thích xác đáng” [105,tr.320]. Vì vậy, khi xét về thân thế Lỗ Tấn, Đặng Thai Mai sau khi giới thiệu hoàn cảnh gia đình, xã hội thời Lỗ Tấn, đã khẳng định chính hoàn cảnh ấy đã góp phần nuôi dưỡng trái tim nhân đạo của Lỗ Tấn, làm cho tác phẩm của ông chứa chan tình yêu thương đối với những con người cùng khổ bị lường gạt, dày vò dưới những thế lực của xã hội lúc bấy giờ. Theo Đặng Thai Mai:

Nếu buồng tim nghệ sĩ không thiết tha đập nhịp thiện cảm và đồng tình với “những kẻ khốn nạn”, nếu tâm hồn nghệ sĩ không hấp thụ được những giọng thở dài, những hơi rền rĩ và lời than vãn của đại chúng, thì quyết không thể mô tả được bấy nhiêu tâm tình u uất, bấy nhiêu nét mặt đầm đìa những mồ hôi, nước mắt và máu tươi của kẻ đã bị hắt hủi bị hy sinh trong một vùng sinh hoạt quá vô tình, bấy nhiêu nhân vật đã đội lấy cái tên tiên định như là A-Q, là Khổng Ất Kỷ… [105,tr.325].

Khi bàn về nhân cách một con người, Đặng Thai Mai cho rằng, bên cạnh việc “tìm tòi tâm lý trên những nét đặc biệt của dung nhan”, đối với trí


thức là nhà văn thì phải quan tâm đến “tài nghệ tư tưởng…, xét về cấu tạo, về ảnh hưởng và về thực chất, ngoài những đặc sắc của cá tính, của chủng tộc, còn bao hàm những tính cách điển hình và phổ biến nữa” [105,tr.344]. Trên cơ sở vừa nêu, khi tìm hiểu về nhân cách Lỗ Tấn, Đặng Thai Mai đã căn cứ vào bức chân dung của nhà văn để nhận định ông là một nhà văn giàu kinh nghiệm, tình cảm nhưng điềm đạm, thâm trầm, cho dù giận dữ, bực tức, đau đớn bao nhiêu vẫn không át được tấm lòng bác ái và thái độ khách quan của lý tính. Và sau khi tìm hiểu về văn chương Lỗ Tấn, nhà nghiên cứu nhận xét: văn của Lỗ Tấn không có những câu rền rĩ, khóc than, không có những dấu chấm than dài dằng dặc; nhưng ẩn bên trong cái dáng vẻ lạnh lùng, thản nhiên ấy là cả một biển mênh mông tình cảm. Vì vậy, Đặng Thai Mai đã không đồng ý với ý kiến cho rằng: triết lý Lỗ Tấn là triết lý duy hận, trong tâm hồn Lỗ Tấn chỉ thấy giận, thấy ghét, mà không thấy yêu; ông khẳng định: “Lỗ không hề ghét người, không hề ghét riêng một người nào! Lỗ chỉ ghét cái “ác”. Mà đối với sự ác ta không được phép dung túng!” [105,tr.352].

Bàn về “Địa vị Lỗ Tấn trong văn học Trung Quốc”, Đặng Thai Mai tìm hiểu về nghệ thuật của Lỗ Tấn, tinh thần tư duy của nhà văn để khẳng định vị trí của ông. Khi nghiên cứu về nghệ thuật của Lỗ Tấn, Đặng Thai Mai lưu ý không nên “lấy mấy áng văn dịch làm căn bản” bởi:

Bấy nhiêu đặc sắc là độc quyền của nguyên văn bằng Bạch Thoại. Có đọc theo giọng thì mới có thể thưởng thức được những hứng thú ấy (…) văn chương của Lỗ trong Cuồng nhân nhật ký, A.Q chính truyện, Thương Thệ v.v… quả đã gây nên một lối văn tả chân rất mạnh mẽ, hoặc những đoạn văn trữ tình rất ý nhị nữa. Nhiều thiên “tạp cảm” của Lỗ đã có những cú điệu thâm trầm hoặc bóng bẩy, hùng hồn hay lâm ly, sâu xa và dồi dào, chả kém gì lối văn văn ngôn. Xét theo đại thể thì câu văn của Lỗ bao giờ cũng chú ý về sự phô diễn ý tưởng cho thấu


đáo, chặt chẽ và phân minh sáng sủa. Cũng có lúc ta đọc thấy những câu văn dài dằng dặc, nhưng đem mà phân tách cho đến nơi, đến chốn, thì thấy rằng văn của Lỗ vẫn sáng sủa, mạch lạc, không có gì là nghĩa “lỡm lờ” cả. Nếu như thỉnh thoảng ta gặp một câu nói góc gách, mộc mạc hay líu lăng, là Lỗ đã muốn chép lấy những lời phác thực, chứa chan sinh khí của đời sống dân Trung Quốc [105,tr.363-364].

Đặng Thai Mai còn cho rằng, do “Tư duy của Lỗ vẫn căn bản ở những sự trạng cụ thể trên nền sinh hoạt hằng ngày” nên “Văn chương Lỗ Tấn chú trọng về biểu hiện sự thực; sự thực trong tâm giới, trong vật giới, trong xã hội. Tiểu thuyết của Lỗ là những bức họa tả chân, cốt phô bày hiện tượng của nước nhà để cho độc giả tự tìm lấy con đường chân lý. Trong những bài tạp văn cũng vậy: lý luận của Lỗ Tấn vẫn căn cứ ở lối biện chứng xác đáng, không hề có những lối “cao đàm khoát luận” [105,tr.365]. Theo Đặng Thai Mai, những giá trị đạt được của Lỗ trong văn học là rất quan trọng, vì vậy ông cho rằng Lỗ không chỉ có địa vị trong văn học Trung Hoa, mà “nghệ thuật và tư tưởng của Lỗ cũng là đại biểu cho tư trào thế giới trong thế kỷ thứ XX”.

Giới thiệu A.Q. chính truyện - cuốn tiểu thuyết nổi tiếng của Lỗ Tấn ra đời năm 1921, Đặng Thai Mai bằng ngòi bút tinh tế nhưng hóm hỉnh với vài nét phác họa đã giúp cho người đọc nắm bắt được nội dung cũng như xã hội Trung Quốc đương thời. Chẳng hạn, giới thiệu về nhân vật A.Q, ông viết:

Thân tài va ốm yếu, gầy gò, vì rằng những ngày no say ấm áp trong đời va rất là ít ỏi cũng vì vậy nên bao nhiêu ý nghĩ của va, chỉ có thể liệng đi liệng lại trên hình ảnh những miếng ăn miếng uống… Tình cảm của AQ là một mối tâm duy rất là ấu trĩ, rất thô sơ, là một thứ “tình cảm loài cây” và cái nhân cách của va lắm lúc cũng còn chưa kiềm chế hoàn toàn được cái mà các nhà tư tưởng cao quí vẫn gọi là thú tính! Lúc ngọn gió may thổi, là da thịt va nhớ đến cái áo còn “gởi”


lại nơi cối giã gạo nhà họ Triệu. Khi con tỳ con vị cắn rứt là va mơ màng đến đĩa bánh, khẩu măng mà va ao ước cho có tiền mà mua. Dáng điệu một mụ vú, một cô tiểu non, ám ảnh tâm hồn va, là vì trong xã hội làng Mùi, ái tình là một quả phúc mà những bọn như A.Q không nên dòm dỏ đến [105,tr.372-373].

Nhà nghiên cứu cũng chỉ ra “Lời văn phổ thông, bút pháp tả chân, ấy là hai đặc sắc của văn nghệ của Lỗ Tấn”. Ông còn khẳng định, cuốn tiểu thuyết A.Q chính truyện đã “mở được một kỷ nguyên mới trên nền văn học bạch thoại”. Tóm lại, dù công trình Lỗ Tấn (1944) chưa đi vào trình bày cặn kẻ mọi vấn đề về Lỗ Tấn và tác phẩm của ông, nhưng rò ràng trong điều kiện chung về tư liệu thiếu thốn trong những năm trước 1945 thì tác phẩm này đã vượt hẳn những công trình nghiên cứu về văn học Trung Quốc đương thời. Điều này cho phép ta khẳng định, Lỗ Tấn là một công trình nghiên cứu rất thành công của Đặng Thai Mai về văn học Trung Quốc ở giai đoạn này.

Sau Lỗ Tấn, Đặng Thai Mai viết Văn học Trung Quốc hiện đại - tạp văn (1945), để giới thiệu với bạn đọc đương thời vốn đã quen với nền văn học cổ Trung Quốc trong nhiều thế kỷ, một bộ mặt Trung Hoa khởi sắc, mới mẻ, giàu “tính cách tranh đấu”, “thông cảm nhiệt liệt, chân thật đối với đại chúng”, “khác với văn chính thống, văn hàn lâm, văn đại luận”. Công trình ra đời là một nỗ lực không nhỏ của Đặng Thai Mai đối với việc nghiên cứu văn học hiện đại Trung Quốc, bởi trước đó trong Lỗ Tấn, ông đã từng “lấy làm tiếc” vì “nhiều lẽ riêng” nên không thể giới thiệu thêm một ít tạp văn của Lỗ.

Trong “Lời nói đầu” của công trình vừa nêu, Đặng Thai Mai giới thiệu khái quát về nội dung và đề tài của tạp văn. Theo ông, nội dung của tạp văn là chú ý về tình hình sinh hoạt hiện thời của dân chúng nên nó nhắm đến hai mục đích là “đánh vào tình trạng hủ bại của xã hội cũ và kiến thiết xã hội mới”. Đề tài của tạp văn là đề tài thực tế nhưng không vì vậy mà các tác giả

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/07/2022