Gia Định tam gia thi trong tiến trình văn học Hán Nôm Nam bộ - 21


Đọc xong lệ ướt đầm đìa áo ai.)

Với trường hợp chữ “na”, cũng được tác giả sử dụng khá nhiều với nghĩa: đó, ấy, nào… thay vì trong văn ngôn cổ phải dùng chữ tư, kỳ, bỉ, đương, hà…

“Na” là ấy, kia, đó… dùng thay cho tư, kỳ, bỉ, đương:

煉石那時氣得真 Luyện thạch na thời khí đắc chân” (Lúc thời luyện đá vá

trời (hỗn mang), mới được cái gọi là chân khí) (Thu dạ đồng cố nhân thoại cựu bộ cổ vận).

此身未醒風流夢

那日終諧火棗緣

Thử thân vị tỉnh phong lưu mộng,

Na nhật chung hài hoả táo duyên.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 409 trang tài liệu này.

(Trịnh Hoài Đức, Lặc thạch đề Hàm Đan Lữ tiên từ

hoàng lương chân tích)

Gia Định tam gia thi trong tiến trình văn học Hán Nôm Nam bộ - 21

(Kiếp này chưa tỉnh giấc mộng phong lưu,

Ngày ấy cái duyên ăn quả tiên rốt cuộc vẫn không xong.) “Vô ná” chính là “vô nại hà”:

客 愁 無 那 值 長 年 Khách sầu vô ná trị trường niên” (Khách buồn chẳng

biết thế nào, năm tháng đằng đẵng) (Việt Tây sứ quán nhuận nhị nguyệt khẩu chiếm).

“Na” còn có nghĩa là nào, đâu thay cho “hà”:

久作他鄉客

那堪折柳聲

Cửu tác tha hương khách,

Na kham chiết liễu thanh.

(Trịnh Hoài Đức, Văn địch)

(Đã lâu ngày làm khách nơi quê người, Đâu chịu nổi tiếng sáo thổi điệu chiết liễu.)

國香只許騷人賞

玉珮那容粉蝶汙

Quốc hương chỉ hứa tao nhân thưởng, Ngọc bội na dung phấn điệp ô.

(Trịnh Hoài Đức, Hán Dương phủ huyện nhị mạc tân Nguỵ Kim nhị ký thất các tương hoạ phiến khẩn dư đề vịnh,…)

(Người quốc sắc thiên hương chỉ dành cho bậc tao nhân thưởng thức, Ngọc bội nào chịu để lũ ong bướm làm hoen ố.)

Trong thơ Ngô Nhân Tĩnh có đến sáu trường hợp dùng chữ “na”, tất cả sáu trường hợp đều có với nghĩa là nào, đâu như “na kham” (3 lần), “na năng” (2 lần), “na đắc” (1 lần):


那 堪 遠 塞 雁 啼 聲 Na kham viễn tái nhạn đề thanh.

(Ngô Nhân Tĩnh, Đồng Hà Bình đề hoài Thi Thế Lộc) (Nào chịu nổi tiếng nhạn kêu ở miền ải xa xa.)

端溪不有名千古

片石那能值萬金

Đoan khê bất hữu danh thiên cổ,

Phiến thạch na năng trị vạn câm (kim).

(Ngô Nhân Tĩnh, Mãi thạch nghiên)

(Nếu Đoan Khê không có tiếng tăm ngàn thuở nay, Thì phiến đá này đâu trị giá ngàn vàng.)

Khảo sát trong 400 bài thơ Đường (Lê Anh Minh sưu tuyển, tài liệu điện tử cá nhân) của các tác giả lớn thời Đường, chúng tôi thấy có 8 trường hợp dùng chữ “na”, trong đó, “na kham” (nào chịu nổi, đâu chịu nổi) 3 lần, “na”, “vô na” (không biết làm thế nào), “na văn” (nào nghe, đâu nghe) 2 lần, “na tùng” (nào phải từ, từ đâu), dễ thấy rằng cả 8 lần xuất hiện đều có nghĩa là “nào, đâu”.1

Những từ ngữ mang yếu tố tiếng Hán hiện đại này cho thấy sự ảnh hưởng của văn hoá người Hoa từ những cuộc di dân đến Việt Nam, đồng thời là kết quả của sự giao lưu văn hoá và ngôn ngữ với những nhân sĩ Trung Quốc.

Đặc biệt là trong thơ Trịnh Hoài Đức ta còn thấy sự kết hợp giữa các từ ngữ tạo nên những từ mới mà trước đây rất hiếm gặp.

Trong rất nhiều bài thơ, Trịnh Hoài Đức thường sử dụng kiểu ngôn ngữ này như “thuỵ ma” (ma ngủ), “tửu quỷ” (quỷ rượu), “du nang” (túi giấy dầu)… mặc dù viết chữ bằng chữ Hán nhưng tạm gọi là chữ Hán của dân tộc Việt Nam:

睡魔可却堪持贈

酒鬼能驅已試嘗珍重須尋甘苦味莫教餘瀝入油囊

Thuỵ ma khả khước kham trì tặng,

Tửu quỷ năng khu dĩ thí thường. Trân trọng tu tầm cam khổ vị, Mạc giao dư lịch nhập du nang.

(Trịnh Hoài Đức, Dĩ Vũ Di trà tặng Ngô Nhữ Sơn)

(Ma ngủ có thể đẩy lùi, nên giữ để tặng anh, Quỷ rượu (cơn say) có thể trừ, tôi cũng từng thử.


1邊庭飄颻那可度。絕域蒼茫更何有。(Cao Thích, Yên ca hành tự);但見新人笑。那聞舊人哭 (Đỗ Phủ, Giai nhân); 繼周八代爭戰罷。無人收拾理則那 (Hàn Dũ, Thạch Cổ ca); 那堪把剪刀 (Lý Bạch, Tý dạ tứ thời Đông ca); 人情已厭南中苦。鴻鴈那從北地來 (Vương Bột, Thục trung cửu nhật); 強欲從君無那老 (Vương Duy, Thù Quách cấp sự); 那堪玄鬢影。來對白頭吟 (Lạc Tân Vương, Tại ngục vịnh thiền); 那堪正飄泊 (Thôi Đồ, Ba sơn đạo trung trừ dạ hữu hoài).


Quý trọng nhau nên tìm chút vị ngọt vị đắng, Đừng để một giọt thừa nào rơi vào túi giấy dầu.)

Trong thơ Đường, thông thường khi nói đến khuôn mặt, vẻ mặt thì dùng “nhan”, “nhan sắc”. Trịnh Hoài Đức và Lê Quang Định đều dùng “nhan phạm”:

三年顏範雲千里

五夜神情月一梁

Tam niên nhan phạm vân thiên lý, Ngũ dạ thần tình nguyệt nhất lương.

(Trịnh Hoài Đức, Quế Lâm đông nhật vọng Thỉnh phong chánh sứ Lê Quang Định Binh bộ Thượng thư)

(Gần ba năm chỉ thấy vẻ mặt anh trong màn mây xa ngàn dặm,

Suốt năm canh, tâm tình tôi bồi hồi như ánh trăng chiếu vào xà nhà.)

顏範三年始一親驚催冠劍作陪臣

Nhan phạm tam niên thuỷ nhất thân, Kinh thôi quan kiếm tác bồi thần.

(Lê Quang Định, Lưu biệt Bắc thành Nguyễn Tổng trấn)

(Ba năm mới được gặp mặt một lần,

Mão kiếm mang vội vàng làm bầy tôi bồi tiếp.)

Mua rượu để uống say hay mua cơn say thì dùng “mãi tuý”:

情多不倦看花眼興逸頻拌買醉錢

Tình đa bất quyện khan hoa nhãn, Hứng dật tần phan mãi tuý tiền.

(Trịnh Hoài Đức, Hành Giang hiểu phiếm)

(Vốn đa tình, nên mắt mải xem hoa chẳng thấy mệt, Hứng bay bổng, thường lục tiền để mua cơn say.)

Hoặc khi nói “khác nhau, trái nhau” thì ông lại dùng chữ “tương tả”: “Ngữ ngôn nhân khách tương tả” (ngôn ngữ của ta và người khác nhau) (Hồ Nam đạo trung chu hành tạp vịnh, 5), hoặc “cố gắng, gắng sức” thì dùng “gia tâm”: “Sào ty phụ nữ các gia tâm” (những phụ nữ ươm tơ ai cũng cố gắng làm việc) (Quất xã sào ty), ngưu đao (dao mổ trâu) (Tặng Thánh Duệ thất thập nhị đại tôn, bạt cống thí nhậm Tân Trịnh huyện tri huyện kế bính)….

Những kiểu nói này ít thấy trong thơ của Lê Quang Định và Ngô Nhân Tĩnh. Rõ ràng, Trịnh Hoài Đức rất linh hoạt trong việc vận dụng và kết hợp từ ngữ Hán văn với lời ăn tiếng nói thường ngày của dân tộc tạo nên một loạt từ rất riêng và rất sinh động. Chính điều này góp thêm một phần nhỏ khiến cho ngôn ngữ thơ Trịnh Hoài Đức có thêm những sắc thái mới và mang yếu tố thời đại.


3.1.2.2. Ngôn ngữ thơ chữ Nôm

Kế thừa truyền thống sáng tác thơ Nôm đã có ở Nam Bộ từ thơ của Đào Duy Từ, của Nguyễn Hữu Hào, của Võ Trường Toản, của Tao đàn Chiêu Anh các, Trịnh Hoài Đức cũng sáng tác thơ bằng chữ Nôm. Tuy không nhiều, chỉ là bộ phận rất nhỏ và phụ (không được khắc in trong Cấn Trai thi tập) trong toàn bộ sáng tác của ông, nhưng về mặt nghệ thuật ngôn ngữ trong thơ Nôm Trịnh Hoài Đức cũng khá đặc biệt. Trịnh Hoài Đức làm thơ Nôm là một cố gắng vượt ra những thói quen mang tính hàn lâm, làm dịu bớt những ảnh hưởng bác học của văn tự Hán đồng thời cũng là một kiểu yêu quý và tự thưởng thức tiếng nói dân tộc. Nhưng so với những nhà thơ Nôm ở các miền khác cùng thời đại với Trịnh Hoài Đức thì ngôn ngữ thơ Nôm của Trịnh Hoài Đức mang yếu tố và đặc điểm của một miền đất mới.

Thơ Nôm Trịnh Hoài Đức, ngoài các bản đã công bố chưa đầy đủ của Lê Quang Chiểu, Nguyễn Văn Sâm, Hoài Anh… chúng tôi được nhà nghiên cứu Cao Tự Thanh cung cấp bản phiên âm đầy đủ hơn với 20 bài thơ Nôm của Trịnh Hoài Đức với tựa đề Gặp bạn trên đường đi sứ. Bản thơ Nôm của Trịnh Hoài Đức mà Cao Tự Thanh sưu tầm đã được ông phiên âm và chú thích kỹ càng, so với các bản trước đây sáng nghĩa hơn rất nhiều. Vì vậy trong phần khảo sát này, chúng tôi theo bản phiên âm chú thích của Cao Tự Thanh.

Lớp từ thuần Việt được tác giả sử dụng trong thơ Nôm với tỷ lệ cao, mang lại cho người đọc cảm giác gần gũi dễ hiểu. Ngoài những danh từ riêng (nhân danh, địa danh) có âm tiết Hán Việt như: Quảng Đông (bài 1), Úc Môn (bài 2), Đỗ Phủ, Vương Duy (bài 8), Hán, Hồ, Ngọc Quan, Ban Siêu (bài 9,10), Võ, Thang (bài 11), Sở, Tần (bài 15), Lưu Linh, Lý Bạch (bài 17), Yên, Việt, Ngu (bài 18), số âm tiết Hán Việt cũng xuất hiện rất ít: cố nhân (bài 1), vô dụng, bất tài (bài 4), thức kiến, quân tử (bài 5), tri kỷ, chính sư (bài 8), tỳ bà, oán hận (bài 9), quân thân, anh hùng, tác biệt, trung nghĩa, vi thần (bài 12), còn lại phần lớn vẫn là âm tiết thuần Việt. Nhiều bài không thấy có từ Hán Việt xuất hiện:

Đo lường lại giận sự con cua,

Tưởng đến càng thêm nỗi đắng chua. Mây mịt mù bay trời nhớ bạn,

Nước minh mang chảy bể trông vua.

Đi cờ thấy đó tay không thấp,


Đếm đất lo đây cuộc chẳng thu. Cho biết làm người thời phải vậy, Dễ đâu chẳng đáp một bàn ru?

(Gặp bạn trên đường đi sứ, bài 6)

Theo Phan Ngọc, những từ có gốc Hán, nhưng khi đọc lên nghe dễ hiểu tức cũng được xem là âm tiết tiếng Việt. Do vậy, ngoài những từ ngữ Hán Việt như: thức kiến (hiểu biết), chính sư (theo chánh đạo), tác biệt (từ biệt, chia cách), vi thần (bầy tôi) phải giải nghĩa mới hiểu, những từ còn lại vẫn có thể hiểu được nên xem như là âm tiết tiếng Việt. Từ liệt kê trên cho thấy, Trịnh Hoài Đức ý thức lựa chọn những âm tiết thuần Việt đưa vào thơ, hạn chế dùng lớp từ Hán Việt. Điều này chứng tỏ, ông có tinh thần dùng tiếng nói dân tộc Việt để sáng tác thơ Đường mà ở Nam Bộ trong giai đoạn này hầu như ít người viết.

Cảm tác đi sứ Trung Quốc lại viết bằng thơ Nôm đã là một điều đặc biệt, đặc biệt hơn là với một nhà thơ gốc Hoa như ông. Nếu nói đó là lòng yêu quý tiếng nói dân tộc Việt của nhà thơ như Nguyễn Q. Thắng nhận định cũng không sai. Nhưng, nếu nói đó là tinh thần có ý thức dùng ngôn ngữ nói của dân tộc để diễn tả tâm sự của một sứ thần cũng không phải không đúng.

Cũng giống như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm trước đây, Trịnh Hoài Đức cũng có ý thức dịch những từ ngữ Hán, điển cố, điển tích ra tiếng Việt để sử dụng trong sáng tác thơ Nôm của ông:

Ít sống xưa nay người bảy chục, Nhiều lo lui tới đạo năm ba.

(Gặp bạn trên đường đi sứ, bài 3)

Câu đầu ông chuyển dịch câu thơ của Đỗ Phủ: “nhân sinh thất thập cổ lai hy”, hoặc câu sau “đạo năm ba” tức là tam cương, ngũ thường.

Riêng trách chẳng vàng người vẽ tượng, Tây than không bạc nịnh mua yêu.

(Gặp bạn trên đường đi sứ, bài 9)

“Người vẽ tượng” và “nịnh mua yêu” là chuyển ý từ chuyện Vương Chiêu Quân cống Hồ. Đời Hán Nguyên đế, trong cung có nhiều cung nữ, vua phải sai các thợ vẽ vẽ hình dâng lên xem ai đẹp mới cho vào hầu. Các cung nữ vì vậy đều đút tiền cho thợ vẽ Mao Diên Thọ để vẽ mình cho đẹp, riêng có Vương Tường (Chiêu


Quân) không chịu đút tiền nên bị Mao Diên Thọ vẽ xấu đi. Sau Vương Tường bị chọn gả cho Thiền Vu của Hung Nô, đến lúc ra mắt Hán Nguyên Đế mới biết nàng có nhan sắc, hối tiếc thì đã muộn.

Trong bài số 12, Trịnh Hoài Đức lấy ý từ chuyện Lưu Linh, Lý Bạch:

Lưu Linh vợ lạy không thôi chén,

Lý Bạch vua kêu chẳng xuống thuyền.

(Gặp bạn trên đường đi sứ, bài 12)

Lưu Linh là một trong bảy người ở ẩn ở Trúc Lâm (Trúc Lâm thất hiền) đời Tấn, tính ưa uống rượu. Có lần vợ năn nỉ xin bỏ rượu, ông bảo phải làm một mâm rượu thịt cúng thần mới được phép bỏ. Vợ tưởng thật, sắm sửa đủ lễ vật, Lưu Linh vào lạy lục khấn khứa rồi lại ngã mâm bát ra ăn uống say mềm (theo chú thích của Cao Tự Thanh). Lý Bạch vua kêu chẳng xuống thuyền: lấy ý hai câu thơ của Đỗ Phủ viết về Lý Bạch “Thiên tử hô lai bất thướng thuyền, Tự xưng thần thị tửu trung tiên” (Vua gọi lên thuyền, chẳng lên thuyền, Tự xưng tôi là tiên trong làng rượu).

Còn nhiều từ khác Trịnh Hoài Đức chuyển dịch sang tiếng Việt như: năm đấu (ngũ đấu, tức chuyện Đào Tiềm không vì năm đấu gạo mà khom lưng), bách thiên (trăm bài, tức chuyện Lý Bạch từ câu “Lý Bạch nhất đấu thi bách thiên” của Đỗ Phủ), nguồn Đào (đào nguyên), chín trùng (cửu trùng), khoẻ gối (an chẩm)…

Chính lớp từ thuần Việt và ý thức chuyển dịch từ ngữ Hán sang tiếng Việt này làm cho thơ Trịnh Hoài Đức mang chất dân dã mặc dù ông làm theo thể thất ngôn bát cú Đường luật. Lớp từ thuần Việt mà Trịnh Hoài Đức dùng, âm hưởng và sắc thái cũng khác với lớp từ trong thơ của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm hay Nguyễn Du, và khác cả với thơ Đồ Chiểu sau này. Điều này một mặt là do hình thức thể loại quy định, mặt khác là do phong cách ngôn ngữ nói của tác giả từng khu vực.

Trong thơ Nôm Trịnh Hoài Đức chúng ta thấy khá nhiều những từ ngữ mang sắc thái địa phương Nam Bộ:

Kẹo kéo lằng nhằng nhai đã đứt, Tơ vò rối rắm gỡ hầu xong.

(Gặp bạn trên đường đi sứ, bài 1)

Dường nọ phải chăng còn nhộn nhộn, Sự này khôn dại hãy ương ương.


Linh chinh bởi đó sao lăng líu,

Mắc mỏ vì ai khéo vấn vương

(Gặp bạn trên đường đi sứ, bài 5) Con ve mấy chặp hơi kêu hạ,

Cái võ năm canh tiếng khóc xuân. Gió thảm mưa sầu đang dập dã, Bút hoa mượn ráp sự cùng căn.

(Gặp bạn trên đường đi sứ, bài 12) Trời đất bốn phương non nước đó

Làm chi nên nỗi sự băn khoăn

(Gặp bạn trên đường đi sứ, bài 15)

Băn khoăn bữa diếp sự hoang đàng, Tiệc ngọc thuyền hoa bạn đãi đằng. Than phận linh đinh đào thớ lợ, Cười duyên lỏng lẻo liễu xây quàng.

(Gặp bạn trên đường đi sứ, bài 16)

Việc dùng chữ Nôm để sáng tác thơ của Trịnh Hoài Đức cho ta thấy tinh thần dân tộc của Trịnh Hoài Đức và sự đồng quy nhiều dòng văn hoá khác nhau trên đất Nam Bộ vào văn hoá Việt Nam. Mặc dù ngôn ngữ thơ Nôm của Trịnh Hoài Đức không trôi chảy, tươi sáng như thơ của Mạc Thiên Tứ; không có chất cứng rắn hào mại của Võ Trường Toản; không có chất lưu loát vừa bình dân vừa bác học như Đồ Chiểu; càng chưa thể có chất trào lộng thông minh nhuần nhuyễn như Hồ Xuân Hương hay uyển chuyển, tài hoa như Nguyễn Du… nhưng với sự tiếp thu ảnh hưởng từ dòng thơ Nôm của dân tộc và tinh thần thử nghiệm sáng tác bằng tiếng nói địa phương, Trịnh Hoài Đức đã góp thêm tiếng nói đậm chất Nam Bộ và văn hoá Hoa Nam vào mạch nguồn sáng tác thơ Nôm của cả nước bên cạnh Tao đàn Chiêu Anh Các ở Nam Bộ, và xa hơn là của Nguyễn Trãi, hội Tao đàn của Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm…

3.1.2.3. Thủ pháp sử dụng điển cố

Điển cố, điển tích và những thi liệu Hán học được xem là ngôn ngữ gián tiếp để chuyển tải nội dung tư tưởng của tác giả đến với người đọc. Người tiếp nhận thông qua sự hiểu biết của mình để giãi mã nội dung điển cố, điển tích và thi liệu


Hán học được tác giả sử dụng trong sáng tác của họ, từ đó có thể cảm thụ nội dung mà tác giả thông báo tốt hơn và sâu hơn.

Chịu ảnh hưởng nghệ thuật thơ trung đại, thơ Gia Định tam gia không thể không sử dụng điển cố điển tích như một chất liệu nghệ thuật làm nên tính hàm súc và thẩm mỹ trong thơ của họ. Qua khảo sát điển cố điển tích trong thơ Gia Định tam gia, chúng tôi thấy về nguồn gốc các điển cố, các tác giả đã sử dụng từ nhiều nguồn như Kinh, Sử, Tử, Tập mà Trịnh Hoài Đức đã nói hộ trong bài Tự tự tập thơ Cấn Trai, đồng thời được các tác giả dùng khá linh hoạt, khi thì dùng chính điển, khi thì chỉ gọi tên, khi chỉ gợi việc, khi dùng tên riêng, địa danh… để khơi gợi người đọc tìm hiểu và cảm nhận.

Về cách dùng điển, căn cứ vào tình hình văn học Trung Quốc, Chúc Đỉnh Dân đã chia thành 8 loại, gồm: 1. Chính dụng và phản dụng (điển cố dùng trực tiếp trong thơ văn đúng như ý nghĩa của nguyên điển và dùng điển cố với ý nghĩa ngược lại với nguyên điển); 2. Minh dụng và ám dụng (dùng điển cố bộc lộ rõ nguồn gốc và dùng ý, lời của câu chuyện mà không để rõ dấu tích); 3. Tá dụng (giữa điển cố và ý nghĩa biểu đạt không hoàn toàn giống nhau); 4. Hoá dụng (dùng điển gián tiếp và linh hoạt); 5. Tân dụng (dùng điển với một nghĩa mới); Thiết dụng (sáng tạo những điển cố giả thiết); 7. Hợp dụng (dùng hai ba điển trong một câu); 8. Đối dụng (dùng điển cố làm phép đối ngẫu). [dẫn theo 64, tr.105]

Dựa vào cách phân loại trên, tuy không rập khuôn theo sự phân loại của Chúc Đỉnh Dân do tình hình đặc thù thơ ca của mỗi nước, nhưng chúng tôi thấy có thể chọn tham khảo vài ý kiến của Chúc Đỉnh Dân để áp dụng vào trường hợp thơ của Gia Định tam gia.

Khảo sát trong thơ Gia Định tam gia, ngoài cách chính dụng thường thấy, trong thơ của Tam gia còn sử dụng cách ám dụng, phản dụng, tân dụng rất hữu hiệu. Nếu cách chính dụng khiến người đọc có sự liên tưởng nối kết giữa tác giả, nhân vật trữ tình với nhân vật được nhắc đến trong điển cố, thì cách ám dụng, phản dụng và tân dụng lại khiến cho người đọc liên tưởng ngược hay tiến thêm một tầng nghĩa với điển cố điển tích được nhắc đến. Do đó, sức gợi liên tưởng và sự cảm nhận ở độc giả sẽ mạnh hơn, sâu sắc hơn một bậc so với việc dùng điển chính dụng. Cách chính dụng là cách thường thấy trong thơ, do đó, chúng tôi chỉ chú trọng khai thác những cách dùng điển cố khác xuất hiện trong thơ Gia Định tam gia, để thấy thủ pháp nghệ

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/02/2023