Tiếp Nhận Và Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Hán, Bác Học Và Văn Hoá Việt, Bình Dân Đối Với Hệ Thống Ngữ Liệu Trong Ngôn Ngữ Nghệ Thuật Truyện Kiều


(Vẻ bên ngoài vui mắt, Bên trong độc chết người. Người khen cái dáng đẹp, Ta lại tiếc bộ lông ngời.)

Nhà thơ lấy hình ảnh chim công, một con vật đẹp để ám dụ vẻ đẹp của loại văn chương chuộng hình thức đầy sáo rỗng. Nhưng nghịch lý thay, vẻ kiều diễm ấy lại được người đời đua khen, tán tụng. Nhà thơ thở dài tiếc nuối cho vẻ đẹp nhưng chẳng hề có giá trị, lợi ích gì cho con người, để từ đó ông ngậm ngùi thốt lên:

Hải hạc diệc hội vũ, Bất dữ thế nhân tri.

(Chim hạc biển cũng biết múa,

Nhưng không cho người đời biết)

Có lẽ, từ một quan niệm cực lực lên án thứ văn chương sáo rỗng, loè loẹt, nhà thơ đã ngầm khẳng định những chân giá trị của văn chương phụng sự nhân sinh, văn chương viết về con người, vì con người. Ông ví thứ văn chương ấy như một con chim hạc thanh cao và không hề nao núng bởi những lời lẽ khen chê của người đời. Xác nhận mối quan giữa nội dung và hình thức, đề cao, khẳng định nội dung nhân văn, văn chương đạo lý, dường như Nguyễn Du là một trong những người đi tiên phong trong vấn đề quan niệm về chức năng, giá trị văn hoá của văn chương trong văn học cổ điển Việt Nam.

Trong Truyện Kiều, hai câu thơ cuối và đoạn thơ 1404 - 1466 nằm trong Truyện Kiều là những suy nghiệm hiếm hoi mà thi nhân bộc lộ về thơ ca cũng như chức năng của nó trong toàn bộ gia tài sáng tác của ông. Theo học giả Thái Kim Lan:

Lời quê là sự lựa chọn khiêm tốn được là quê, đối nghịch với hào nhoáng khoe khoang ồn ào, đánh bóng. Một sự nhún mình của người cầm bút, không dán bích chương, đẩy lùi cá nhân ra phía sau, nhường cho cảm nhận thực chứng thơ ra đàng trước, chỉ có thơ đến với người, đến với nhân gian…Chúng chưa phải là cơ sở căn bản của thi ca mà lời quê muốn bày tỏ. Chúng mới chỉ là sự phủ định từ bỏ mọi giả tạo bề ngoài. Tự thân của lời quê cần được hiểu trên bình diện chân mỹ của thi ca [79, tr.41].


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 272 trang tài liệu này.

Nhận định này đã một lần nữa làm rò hơn quan niệm mỹ học thơ ca của Nguyễn Du. Với ông, thơ không phải là sự hào nhoáng mà là sự tỏ lời, là sự chân chất, là một “điệu nói”, “điệu ngâm” của tâm hồn. Thông qua tuyệt phẩm này, phải chăng một mặt Nguyễn Du ngợi ca những hồn quê chân chất trong thiên tính của con người mà Kiều là một biểu tượng, mặt khác dường như ông muốn chối bỏ lối sáng tác theo kiểu từ chương, không gắn kết với thực tiễn, lương tri.

Trong sáng tạo, Nguyễn Du cũng đề cao chức năng diệu dụng về thẩm mỹ và giải trí của văn chương. Ông cho rằng “mua vui cũng được một vài trống canh”. Thơ ca có thực sự để mua vui không? Tâm huyết một đời, sau 3.254 câu thơ lục bát, Truyện Kiều không chỉ là một sự giải trí mà nó còn là một sự giãi bày. Người đọc hẳn ngạc nhiên sau những lần tiếp xúc với nội dung Truyện Kiều, đổ bao nước mắt, tổn bao tâm tư để khiến “những điều trông thấy mà đau đớn lòng” mà Nguyễn Du bảo rằng mua vui kể cũng lạ. Có thể nói, Nguyễn Du dường như là một trong những nhà thơ đi đầu trong việc xác định và nêu bật chức năng thẩm mỹ của văn chương, xem văn chương không chỉ là gánh nợ mà còn là cứu cánh, là còi thiên thai để thả hồn mộng tưởng thi sĩ vậy.

Ngôn ngữ nghệ thuật Truyện Kiều từ góc nhìn văn hoá - 10

Với Tố Như, văn chương là lẽ sống, cái duyên được chết trong sách là sự hoá thân, là sự ly khai khỏi còi tạm, là sự khai phóng để vươn đến chân trời của năng lực và tự do sáng tạo. Đó phải chăng là những niềm vui vi diệu của thi ca, là viễn tượng của sự cứu rỗi, là cánh gió vượt lên mái đầu bạc của sầu muộn, là những ẩn ức tâm tư của một cựu thần, vượt lên nỗi sầu vạn kiếp của Tố Như Tử và những nỗi niềm ấy lặng lẽ trở thành một thứ hồn quê lặng lẽ trong còi mộng của thi nhân. Qua những sáng tác bằng chữ Hán và chữ Nôm, ông đã bộc bạch một cách khá rò quan niệm thẩm mỹ về mỹ học thi ca và khả năng sáng tạo của nhà thơ trong lãnh địa tinh thần này. Điều đó là tạo nên niềm tin vững chãi và được ông giãi bày trong toàn bộ gia tài nghệ thuật của mình.

Tiểu kết Chương 1.

Mối quan hệ vận động tương tác giữa ngôn ngữ và văn hoá trong lịch sử văn

minh Việt Nam là một trong những hệ quả của quá trình hình thành phát triển của


văn hoá bản địa và sự giao lưu, tiếp xúc văn hoá Việt - Hán, là nguyên nhân trực tiếp tác động đến sự hình thành các nét nghĩa, sắc thái văn hoá bác học, bình dân của từ vựng, ngữ liệu văn hoá trong các tác phấm văn học, nhất là truyện Nôm bác học. Bản thân các nét nghĩa này, từ khi mới ra đời nó đã trở thành một đối tượng nghiên cứu của nhiều chuyên ngành khác nhau của khoa nghiên cứu Ngữ văn, Văn hoá học. Dù tiếp cận ở phương diện nào, lớp từ ngữ này vẫn đóng góp làm phong phú cho kho từ vựng tiếng Việt và hệ thống ngữ liệu văn học cổ điển Việt Nam.

Ngữ liệu văn hoá trong ngôn ngữ truyện Nôm là một vấn đề không chỉ được soi rọi từ góc độ ngôn ngữ mà cần phải đặt chúng trong môi trường cụ thể là ngôn ngữ tác phẩm văn học cổ điển Việt Nam. Trong quá trình hành chức của nó, vấn đề được đặt ra ở đây là người tiếp nhận, nghiên cứu cần phải quan tâm đến nghệ thuật sử dụng từ ngữ, lý giải những ngữ liệu có nguồn gốc văn hoá Trung Hoa và Việt Nam, cốt làm sao giúp cho người thưởng thức thuộc mọi thế hệ khác nhau có thể hiểu và sử dụng đúng lớp từ này chuẩn xác và linh hoạt.


Chương 2. NGỮ LIỆU VĂN HÓA TRONG NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT

TRUYỆN KIỀU

2.1. Tiếp nhận và ảnh hưởng của văn hóa Hán, bác học và văn hoá Việt, bình dân đối với hệ thống ngữ liệu trong ngôn ngữ nghệ thuậtTruyện Kiều

2.1.1. Tiếp nhận và ảnh hưởng của văn hoá Hán, bác học đối với hệ thống ngữ liệu trong ngôn ngữ nghệ thuật Truyện Kiều

Thuật ngữ ảnh hưởng văn hoá được sử dụng khá phổ biến trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn. Nó xuất phát từ nhu cầu đối thoại văn hoá giữa các dân tộc khác nhau. Đó là sự vận động thường xuyên và mang tính phổ biến của nhân loại, gắn bó với tiến bộ xã hội nhưng đồng thời cũng quan hệ hữu cơ biện chứng với sự phát triển của văn hoá, là sự chuyển hóa thường xuyên của văn hoá trong cơ chế tồn tại của nó. Trong tiến trình phát triển văn hoá Việt Nam, việc tiếp thu và ảnh hưởng từ văn hoá cổ điển Trung Quốc (hay còn gọi là văn hoá Hán, bác học) vào văn hoá Việt Nam là hiện tượng mang tính lịch sử. Điều đó được thể hiện qua quá trình Hán hoá và chống Hán hoá trong lịch sử nước ta. Đúng như nhà nghiên cứu Phan Ngọc đã nhận xét: “Sự tiếp thu văn hoá Trung Quốc, người Việt Nam chỉ tiếp thu cái cần thiết của văn hoá Trung Quốc để bảo vệ chủ quyền dân tộc mà thôi, chứ không phải là bắt chước một cách nô lệ, dù cho nhìn bên ngoài khó lòng bảo là không máy móc...” [100, tr.43].

Sự giao lưu và tiếp xúc văn hoá, ngôn ngữ Việt - Hán, nếu trong giai đoạn đầu tuy mang tính cưỡng chế, áp đặt, nằm trong âm mưu đồng hoá văn hoá thì ở những giai đoạn sau lại mang tính chủ động, tích cực. Các triều đại của Việt Nam ở thời kỳ tự chủ đã xây dựng hệ thống chính trị, giáo dục, học thuật, thi cử... theo mô hình của phong kiến phương Bắc. Do đó, về văn hoá, Việt Nam đã tích lũy được những kinh nghiệm từ trong văn hoá Trung Hoa.

Lịch sử văn học trung đại Việt Nam đã phát triển trong một hoàn cảnh đặc biệt, vừa ly tâm, vừa hướng tâm đối với văn học, văn hoá cổ điển Trung Hoa. Đó là quá trình vừa tiếp thu học tập nhưng cũng đồng thời sáng tạo, Việt hoá và bồi đắp những đặc điểm mang tính dân tộc ngày càng rò nét hơn. Quá trình giao lưu tiếp xúc văn hoá - ngôn ngữ giữa hai dân tộc đã trải qua một thời kỳ lịch sử lâu dài. Giao lưu


văn hoá, ngôn ngữ Việt - Hán và đặc biệt là quá trình hình thành ngôn ngữ văn chương thời trung đại đã để lại một dấu ấn đậm nét trong các tác phẩm văn học cổ điển Việt Nam. Đó là hai hệ thống ngữ liệu Hán Việt và thuần Việt trong ngôn ngữ nghệ thuật truyện thơ Nôm và Ngâm khúc của văn học cổ điển Việt Nam. Dấu ấn thẩm mỹ của hệ thống ngữ liệu (là những dẫn chứng, dẫn liệu ngôn ngữ, nó có thể được trích dẫn, khai thác phục vụ cho quá trình nghiên cứu về nội dung, nghệ thuật của một tác phẩm) có nguồn gốc từ văn hoá bác học, văn hoá, văn chương cổ điển Trung Hoa đã ảnh hưởng trực tiếp đến ngôn ngữ nghệ thuật truyện thơ Nôm bác học. Nguyễn Đức Tồn trong Đặc trưng văn hoá - dân tộc của ngôn ngữ và tư duy (2010) gọi đó các ngữ liệu ấy là “những hiện tượng văn hoá đặc tồn” [156, tr.215] hay “các đơn vị đặc văn hoá” [156, tr.267]. Do đó, không chỉ các nhà Ngữ học quan tâm và hứng thú mà các nhà Ngữ văn học cổ điển những cũng rất chú ý đến hệ thống các đơn vị mang hàm lượng văn hoá, độc đáo này. Những ngữ liệu ấy được xem như là một dạng tín hiệu thẩm mỹ đặc thù, nó được sử dụng trong các thi phẩm như một phương thức đặc trưng biểu đạt những tình cảm trữ tình của cá nhân, tạo nên một thế giới mở đặc thù theo thi pháp văn học trung đại Việt Nam. Nghệ thuật sử dụng hệ thống ngữ liệu này vừa đảm bảo tính quy phạm, chuẩn mực có tính ước lệ, phản ánh đặc trưng thể loại, vừa thể hiện chiều kích sâu rộng của văn hoá cổ điển, độ uyên thâm và khả năng khái quát đời sống của các tác giả văn học cổ Việt Nam.

Thời trung đại, do quan niệm sáng tác chịu ảnh hưởng trực tiếp của Nho giáo, văn học được sáng tác với mục đích chính trị và giáo huấn về cách ứng xử trong cuộc sống, nên ngôn ngữ văn chương thường mang âm hưởng trang trọng để tránh sự dung tục bình thường. Do đó, việc sử dụng những hình thức đặc thù của ngữ liệu văn hoá đã tạo nên một trường thẩm mỹ đặc trưng của các tác phẩm văn học cổ. Đó là hệ

thống từ ngữ đã được dẫn dụng một cách khá công phu, linh hoạt và đa dạng trong các tác phẩm truyện Nôm tiêu biểu như Hoa tiên 花箋, Sơ kính tân trang 梳鏡新妝, Nhị độ mai 二度梅, Phan Trần 潘陳, Bích câu kỳ ngộ 璧溝奇遇... và đặc biệt là Truyện Kiều 傳翹. Bàn về vấn đề này, Đoàn Ánh Loan trong Điển cố và nghệ thuật

sử dụng điển cố đã khẳng định, hệ thống ngữ liệu (cụ thể ở đây là điển cố, thi văn liệu


Hán học) trong ngôn ngữ nghệ thuật truyện Nôm đã “được các tác giả truyện thơ xếp đặt ở câu bát nhiều hơn câu lục, tuy không quá chênh lệch, nhưng cũng cần được ghi nhận như một đặc điểm... nhưng bao giờ giữa chúng cũng có một sự kết nối chặt chẽ nhằm thể hiện cao nhất ý nghĩa của nó” [87, tr.56].

Những tiếp nhận và ảnh hưởng của văn hoá bác học, văn hoá Hán đã góp phần hình thành nên tính chất quan phương, uyên bác - một đặc trưng thẩm mỹ của ngữ liệu văn hoá. Đặc trưng này làm nảy sinh những hình tượng, biểu tượng, cách diễn đạt cố định và mang tính truyền thống, phân định thứ bậc, tạo nên vẻ lộng lẫy và đậm tính nghi thức. Chẳng hạn, nhà thơ đã vận dụng một chuỗi các thuật ngữ, ngữ liệu có nguồn gốc từ binh gia, chính trị, có tính nguyên tắc cao để diễn tả các biến cố, sự kiện có tính nghiêm trang. Đoạn thơ “báo ân báo oán” của Thuý Kiều là

một ví dụ tiêu biểu, tác giả đã sử dụng một hệ thống ngôn ngữ miêu tả đặc thù của Quân lễ 軍禮 [190, tr.224], một trong Ngũ lễ 五禮 được quy định trong Thượng thư尚書 Chu lễ 周禮, cụ thể là Cát lễ 吉禮 (bao gồm quán , hôn ), hung lễ凶禮 (bao gồm tang , tế ), quân lễ 軍禮, tân lễ 賓禮 (lễ tiếp khách) và gia lễ嘉禮 (lễ mừng). Đó là những từ ngữ thường dùng trong quân sự như hiệu duyệt, sưu

thú, xuất sư:

“Quân trung gươm lớn giáo dài Vệ trong thị lập, ngoài song phi Sẵn sàng tề chỉnh uy nghi

Bác đồng chật đất, tinh kỳ rợp sân

Trướng hùm mở giữa trung quân Từ công sánh với phu nhân cùng ngồi.

Tiên nghiêm, trống chửa dứt hồi

Điểm danh trước dẫn chực ngoài cửa viên.”

(Câu 2311 - 2318)

Vệ , là những đơn vị quân chính được quy định trong quân ngũ thời phong kiến. Bác đồng 鎛 銅 (hay còn gọi là đồng bác, đồng lao, đây là những bộ gò, được dùng để tạo âm thành hùng tráng khi xuất binh), tinh kỳ 旌 旗 là hệ thống cờ


phướn được dùng trong đi sứ, nghi vệ thiên tử xuất hành hoặc nghi thức xuất binh của nguyên soái hoặc đại tướng. Trướng hùm (hay còn gọi là hổ trướng 虎 帳 ), cửa viên (viên môn 圓 門 ) là địa điểm bản doanh của chủ soái, có bố trí hổ ỷ 虎 椅 (ghế da hổ), trung quân 中 軍 là một trong ba cánh quân (tiền, trung, hậu hoặc tả, trung,

hữu). Với những ngữ liệu đặc trưng ấy, tác giả vừa khắc hoạ thành công khung cảnh nghiêm cẩn, hào tráng, uy nghi của “phiên toà tình đời”, vừa đáp ứng được nhu cầu nghệ thuật chuẩn quy phạm.

Khảo sát hệ thống ngữ liệu văn hoá trong ngôn ngữ nghệ thuật của một số truyện Nôm bác học và Truyện Kiều, chúng tôi nhận thấy, các dạng thức ngữ liệu văn hoá được các tác giả sử dụng khá đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, xét từ phương diện nguồn gốc, các ngữ liệu văn hoá được sử dụng trong ngôn ngữ nghệ thuật truyện Nôm bao gồm ngữ liệu nguyên dạng (ngữ liệu âm Hán Việt) và ngữ liệu chuyển dịch (bao gồm ngữ liệu âm bán Hán Việt (là những ngữ liệu được cấu thành bởi một yếu tố là Hán Việt, một yếu tố thuần Việt) và ngữ liệu thuần Việt). Xuất phát từ quan điểm từ vựng học, chúng ta có thể tìm hiểu những nét nghĩa văn hoá của từ ngữ trong ngôn ngữ truyện Nôm và Truyện Kiều, qua đó có thể phác thảo được quá trình thâm nhập, chuyển hoá, ảnh hưởng của văn hoá bác học Trung Hoa trong ngôn ngữ Truyện Kiều.

2.1.2. Tiếp nhận và ảnh hưởng văn hoá Việt, bình dân đối với hệ thống ngữ liệu trong ngôn ngữ nghệ thuật Truyện Kiều

Một số nhà nghiên cứu đã đi sâu tìm hiểu đặc tính bình dị, chân chất, mộc mạc, hấp dẫn, chuẩn xác, cụ thể của hệ thống từ ngữ bình dân (bao gồm lớp từ cổ, từ địa phương, từ láy thuần Việt hay ngữ liệu âm Hán Việt đã được chuyển dịch và tái cấu trúc lại theo mô hình từ pháp tiếng Việt) và những giá trị văn hoá cũng như sự vận dụng sáng tạo và cách tân của hệ thống này trong ngôn ngữ nghệ thuật Truyện Kiều. Nó không chỉ phản ánh một cách khách quan nội dung, chủ đề tác phẩm mà còn góp phần phác hoạ rò nét một bức tranh hiện thực đa dạng, phức tạp. Ngoài ra, thông qua các ngữ liệu văn hoá bình dân, ngôn ngữ Truyện Kiều còn được khẳng định ở phương diện văn hoá thẩm mỹ, nó có tính chất bình dị, mộc mạc, gần gũi với lời ăn


tiếng nói nôm na, gần gũi của dân tộc nên có sức hấp dẫn đối với đông đảo bạn đọc. Đặc biệt, đối với lối khai thác thế mạnh về tính biểu trưng của các ngữ liệu, nhà thơ tạo nên những “tập mờ” ngữ nghĩa, góp phần phản ánh những “suy tư duy lý của các nhân vật về những mâu thuẫn trong cuộc sống và vận mệnh con người” [42, tr.83].

Trong ngôn ngữ Truyện Kiều, ngoài hệ thống từ cổ, từ địa phương, từ láy... thì lớp từ ngữ có phong cách khẩu ngữ quần chúng và từ thuần Việt cũng được xem là những ngữ liệu văn hoá bình dân. Đúng như Phạm Đan Quế đã khẳng định, “khẩu ngữ quần chúng là lời ăn tiếng nói nôm na, mộc mạc hàng ngày của cuộc sống vô cùng phức tạp và đầy biến động của nhân dân thuộc đủ mọi tầng lớp” [122, tr.345]. So với lớp từ ngữ Hán Việt, lớp từ ngữ này vô cùng sinh động, nhiều dáng vẻ và luôn được bổ sung không ngừng qua các thế hệ, thời đại. Nó bao hàm cả những lời nói dung tục, dân dã. Bằng tài năng sáng tạo ngôn từ của mình, Nguyễn Du đã dịch chuyển lớp từ khẩu ngữ có tính chất “quặng thô ngôn ngữ” này vào kho ngữ liệu văn hoá bình dân của Truyện Kiều, góp phần tạo nên sự đặc sắc nhiều mặt cho Ngôn ngữ nghệ thuật tác phẩm. Hệ thống ngữ liệu này vừa chính xác vừa gợi cảm, hấp dẫn. Kho tàng vô tận và quý giá của khẩu ngữ quần chúng được Nguyễn Du sử dụng để góp phần khắc hoạ đến từng chi tiết bức tranh xã hội đa sắc, nhiều góc cạnh và thế giới nhân vật sống động, tiêu biểu trong tác phẩm. Nó được sử dụng để thể hiện những ý nghĩ của Mã Giám Sinh, những toan tính dự phòng của hắn để được gần gũi với Thuý Kiều trong đêm đầu tiên ở trú phường:

Nước vỏ lựu, máu mào gà,

Mượn màu chiêu tập lại là còn nguyên.”

(Câu 0837 - 0838)

Nước vỏ lựu, máu mào gà, còn nguyên... là những “biệt ngữ”, từ ngữ có tính chất nghề nghiệp của lớp người chuyên làm nghề dắt mối, buôn hương đã khiến người đọc nhận diện cái vẻ bất lương của gã họ Mã. Nếu lời chửi bới của Tú Bà là lời của bọn chủ chứa đã ghê thì chúng ta còn thấy lời mắng nhiếc của Hoạn Bà còn có phần “kinh khủng” hơn:

Xem tất cả 272 trang.

Ngày đăng: 21/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí