Giá Trị Lịch Sử - Văn Hóa Của Tư Liệu Hán Nôm Về Tín Ngưỡng Thờ Mẫu Liễu Hạnh Ở Phủ Giày Và Mẫu Tam Phủ, Tứ Phủ


huyện Thiên Bản dưới quốc triều...

2.2.1.9. Nhóm tư liệu khảo cứu

Tuy nội dung khảo cứu về tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh và Mẫu Tam phủ, Tứ phủ được các tài liệu Hán Nôm đề cập mới chỉ dừng ở mức sơ lược nhưng không thể phủ nhận, đây là các công trình mang tính chất đặt nền móng cho những nghiên cứu tiếp theo. Vì tính chất đặc biệt này, tạm thời nghiên cứu sinh xếp tài liệu khảo cứu thành một nhóm riêng. Trong điều kiện có thể, hiện nghiên cứu sinh mới tiếp cận được 02 tài liệu Hán Nôm thuộc nhóm tư liệu khảo cứu mang tính “chuyên khảo”,

gồm Thiên Tiên truyện khảo 天 仙 傳 攷 và một tệp khác gồm các mục Khảo đồng sự

攷 童 事 記; Tiền Lí Nam đế tích 前 李 南 帝 跡; Nam Định tỉnh khảo dị 清 化 省攷 異; Thanh Hóa tỉnh khảo dị 南 定 省 考 異; Khảo vấn tĩnh điện 攷 問 靖 殿.

Ngoài ra, nội dung khảo cứu về tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh và Mẫu Tam phủ, Tứ phủ cũng được đề cập tới ít nhiều trong một số tài liệu hán Nôm khác. Bên cạnh đó, nghiên cứu sinh cũng “tạm xếp” nhóm tư liệu kê khai thần tích - thần sắc của các làng xã do “Hội khảo cứu phong tục” thu thập, hiện lưu trữ tại Viện Thông tin khoa học xã hội vào nhóm tài liệu điều tra phục vụ khảo cứu.

2.2.2. Nhóm tư liệu văn khắc tại di tích

Nhóm tư liệu văn khắc tại di tích gồm đại tự, câu đối, bia ký, minh chuông, ván khắc (in kinh sách), ấn triện (con dấu) đang bảo quản tại ở di tích, ngoài tính chất là hiện vật gắn với di tích, đồng thời, cũng là những trang sửa địa phương, trực tiếp phản ánh truyền thống lịch sử - văn hóa của cộng đồng làng xã liên quan, đặc biệt là lịch sử thờ thần, cơ sở thờ tự, cùng các thực hành văn hóa quanh tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh. Bên cạnh nguồn tư liệu được khắc in, đây là một trong những nhóm tài liệu mang niên đại định bản tuyệt đối, có tác dụng cho việc đối sánh, tham chiếu khi khai thác các nguồn tư liệu để góp phần tìm hiểu tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh ở phủ Giày và Mẫu Tam phủ, Tứ phủ qua tư liệu Hán Nôm.

2.3. Giá trị lịch sử - văn hóa của tư liệu Hán Nôm về tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh ở phủ Giày và Mẫu Tam phủ, Tứ phủ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 312 trang tài liệu này.

Qua những nét khái lược về tư liệu Hán Nôm liên quan tới tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh ở phủ Giày và Mẫu Tam phủ, Tứ phủ, có thể nhận thấy, nguồn tư liệu Hán


Tín ngưỡng thờ mẫu Liễu Hạnh ở Phủ Giày qua tư liệu Hán Nôm - 11

Nôm về tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh ở phủ Giày và Mẫu Tam phủ, Tứ phủ được thể hiện trên nhiều chất liệu chất liệu (giấy, đá, gỗ, kim loại…), phong phú về số lượng, đa dạng về loại hình và nội dung... Đây là khối di sản tư liệu vô giá, phản ánh mọi mặt về đời sống vật chất, tinh thần của các cộng đồng làng xã có thực hành tín ngưỡng tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh và Mẫu Tam phủ, Tứ phủ trước năm 1945. Từ hướng tiếp cận liên ngành và loại hình văn bản cho thấy, giá trị lịch sử - văn hóa của tư liệu Hán Nôm về tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh và Mẫu Tam phủ, Tứ phủ, cơ bản được biểu hiện cụ thể qua một số khía cạnh sau:

Thứ nhất, do nhiều nguyên nhân, tuy là một nước có bề dày lịch sử nhưng những vấn về lịch sử nước ta trước năm 1945 chủ yếu chỉ được tập hợp, phản ánh qua một số bộ quốc sử (sử nước/chính sử), dưới dạng sử biên niên, ghi chép vắn tắt các về các sự kiện lịch sử. Những bộ giã sử và sử tư nhân hiện còn được biết cũng có số lượng không nhiều. Tài liệu quốc chí (địa chí quốc gia) cũng nằm trong tình cảnh tương tự, những ghi chép về lịch sử địa phương (địa phương chí: tỉnh chí, huyện chí, xã chí) cũng rất hiếm hoi. Vì vậy, nguồn tư liệu Hán Nôm trong dân gian được coi như những pho “sử làng”, trong đó, có tư liệu Hán Nôm về tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh và Mẫu Tam phủ, Tứ phủ, với sự phong phú, đa dạng như đã nêu trên, nếu được khai thác toàn diện và giải mã tốt có thể sẽ rút ra được những thông tin xác thực để bổ khuyết cho chính sử, dã sử, sử tư nhân, quốc chí và địa phương chí trong nhiều lĩnh vực…

Thứ hai, dưới góc nhìn lịch sử và chức năng, tư liệu Hán Nôm về tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh ở phủ Giày và Mẫu Tam phủ, Tứ phủ, trước hết là những ghi chép trực tiếp liên quan và phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hóa tôn giáo, tín ngưỡng của các cộng đồng làng xã liên quan, cùng đông đảo tín đồ thập phương. Trong đó, một bộ phận quan trọng là thần tích ghi chép lại truyền thuyết dân gian, rồi được định bản và truyền bản qua các thời kỳ, cho dù có sự can thiệp của triều đình, tồn tại nhiều dị bản hoặc bị thêm bớt về chi tiết nhưng không thể phủ nhận, văn bản thần tích là một dạng “hóa thạch văn hóa” của truyền thuyết dân gian, phản án mọi mặt về đời sống vật chất, tinh thần và các bước phát triển của lịch sử - xã hội của cộng đồng làng xã, quốc gia, dân tộc…

Thứ ba, thực tiễn đã cho thấy, nhiều tôn giáo, tín ngưỡng là một trong những nhân tố quan trọng góp phần định hình và duy trì các mối quan hệ ứng xử giữa con


người với cộng đồng, với xã hội và thế giới tự nhiên. Khởi nguyên, các hình thức sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng trong làng xã Việt có thể mang tính tự phát, xuất phát từ nhu cầu cá nhân nhưng trải qua các bước phát triển, các hình thức sinh hoạt này dần trở thành truyền thống thực hành văn hóa mang tính cộng đồng, được xác lập và duy trì trong mối liên kết chặt chẽ giữa các nhân tố cơ bản: hệ thần được thờ; địa điểm và không gian thờ tự; thực hành văn hóa tôn giáo - tín ngưỡng liên quan và đỉnh cao là được triều đình công nhận (cấp sắc phong). Nếu tạm coi đây là một mẫu số chung đối với các tín ngưỡng truyền thống được định hình trong không gian làng xã Việt thì có thể nhận thấy, qua tư liệu Hán Nôm liên quan, tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh và Mẫu Tam phủ, Tứ phủ là một trong những dẫn dụ điển hình.

Thứ tư, dưới góc độ lý luận, nếu thừa nhận việc xác lập một tôn giáo truyền thống thường dựa vào ba yếu tố: giáo chủ, giáo luật, giáo hội, thì qua tư liệu Hán Nôm có thể khẳng định, dưới nhãn quan tôn giáo, tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh và Mẫu Tam phủ, Tứ phủ đủ tư cách là một tín ngưỡng dân gian tiệm cận tôn giáo, bởi đã được triều đình công nhận (qua hệ thống sắc phong), với đầy đủ các thành tố: Giáo chủ (Thánh Mẫu Liễu Hạnh), giáo luật (kinh giáng bút) và giáo hội (hội, bản hội).

Thứ năm, qua tư liệu Hán Nôm, bước đầu đã thống kê được, trước Cách mạng Tháng tám (1945), tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh nói riêng và Mẫu Tam phủ, Tứ phủ nói chung đã tương đối phổ biến trong không gian văn hóa Bắc bộ và một số địa điểm liên quan có thể tạm tính từ Thừa Thiên Huế trở ra, với ít nhất 206 làng xã thuộc 21 tỉnh/thành phố thờ Mẫu Liễu Hạnh và Mẫu Tam phủ, Tứ phủ, trong đó khu vực Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình là những địa bàn tập trung. Qua đây cũng như phần nào thấy được tính phổ quát và sức lan tỏa của tín ngưỡng này trong bối cảnh lịch sử - văn hóa đương thời và sức bền của “nguyên lý mẫu” trong văn hóa Việt truyền thống.

Thứ sáu, cũng qua tư liệu Hán Nôm có thể khẳng định, không chỉ riêng với tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần và một số tín ngưỡng dân gian khác, “lên đồng phán truyền” cũng là một phương thức “thông linh” cơ bản trong thực hành và truyền bá tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh và Mẫu Tam phủ, Tứ phủ. Theo đó, dưới sự dẫn dắt của tư duy và niềm tin tôn giáo, các tín đồ mặc nhiên thừa nhận, ông/bà đồng chính là cầu nối trung gian chuyển lời (thánh phán) từ


hệ thần Tứ phủ tới họ và ngược lại. Dưới hình thức này, Cát thiên tam thế thực lục (Thuyết Vỉ Nhuế khẳng định Mẫu Liễu Hạnh giáng sinh lần đầu tại Vỉ Nhuế) và hàng loạt kinh văn giáng bút được chép lại, định bản, phát hành… Thậm chí, việc trùng tu lăng Thánh Mẫu cũng được tiến hành sau khi đệ tử Hội Xuân kinh Phổ hóa nhận được lời giáng tứ của Mẫu giao việc trùng tu lăng. Rõ ràng, hình thức phán truyền có tác dụng nhất định trong việc củng cố niềm tin, mang lại hiệu quả tức thì, rất dễ được đông đảo tín đồ cùng đón nhận. Qua dẫn dụ này, bước đầu có thể lý giải tại sao, trong khoảng cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, phong trào thiện đàn ở nước ta lại triệt để “lợi dụng” hình thức cầu cơ giáng bút để tuyên truyền chủ nghĩa yêu nước và văn hóa dân tộc… Và, phần nào như cũng thấy được nguyên nhân vì sao hoạt động “lên đồng phán truyền” từng bị nhà nước quân chủ hạn chế hoạt động.

Thứ bảy, khác với những tín ngưỡng dân gian khác, mọi tư liệu Hán Nôm liên quan chỉ dừng lại ở việc ghi chép đơn thuần, với tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh và Mẫu Tam phủ, Tứ phủ đã xuất hiện những tư liệu Hán Nôm mang tính chất khảo cứu (như đã đề cập ở trên) từ đầu thế kỷ XX. Rõ ràng, đương thời, tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh và Mẫu Tam phủ, Tứ phủ đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của đông đảo cộng đồng, trong đó có đội ngũ tri thức Nho học và Tây học. Đó là bước khai phá, đặt nền móng cho việc tiếp cận tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh và Mẫu Tam phủ, Tứ phủ các giai đoạn tiếp theo…

Tiểu kết

Thừa hưởng kết quả tập hợp của người đi trước, Chương 2 luận án đã cơ bản tập hợp, thống kê tương đối đầy đủ và toàn diện nguồn tư liệu Hán Nôm liên quan tới ín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh ở phủ Giày và Mẫu Tam phủ, Tứ phủ. Qua các thao tác, bước đầu tiến hành phân loại và đưa ra hướng tiếp cận khai thác tư liệu phục vụ nghiên cứu đối với từng nhóm tư liệu cụ thể.

Tư liệu Hán Nôm về tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh ở phủ Giày và Mẫu Tam phủ, Tứ phủ phong phú về số lượng, đa dạng về loại hình, phức tạp về nội dung và niên đại nhưng hàm chứa nhiều mặt giá trị, đặc biệt hữu ích trong việc nghiên cứu, tìm hiểu tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh ở phủ Giày, Mẫu Tam phủ, Tứ


phủ và một số vấn đề về lịch sử - văn hóa liên quan...

Chỉ qua thống kê, phân tích sơ bộ, có thể khẳng định, trước Cách mạng tháng Tám, khu vực phủ Giày cơ bản vẫn thờ thần Mẫu theo mô hình bộ ba - Tam vị/Tam tòa Thánh Mẫu theo kết cấu: Đệ nhất Liễu Hạnh Công chúa, Đệ nhị Quỳnh cung Duy Tiên Phu nhân, Đệ tam Quảng cung Quế Anh Phu nhân, thường được dân gian định danh là Tam vị Thánh Mẫu phủ Giày.

Cũng qua thống kê, trong phạm vi lan tỏa và ảnh hưởng qua lại, trước Cách mạng Tháng tám (1945), tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh nói riêng và Mẫu Tam phủ, Tứ phủ nói chung đã tương đối phổ biến trong không gian văn hóa Bắc Bộ, thậm chí có thể tính từ địa bàn Thừa Thiên Huế trở ra. Việc thờ tự và thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh và Mẫu Tam phủ, Tứ phủ tại hầu hết làng xã đều đã được triều đình thừa nhận là hợp pháp. Trong đó, Mẫu Liễu Hạnh nổi lên như một nhân vật trung tâm của tín ngưỡng, nhiều nơi thờ bà với tư cách là vị thần chủ.

Qua diễn giải dân gian, nguồn gốc của Mẫu Liễu Hạnh cũng được phản ánh tương đối đa dạng, đa số các cộng đồng làng xã thờ phụng cho rằng bà có nguồn gốc thiên thần. Bên cạnh đó, một số cộng đồng lại thờ bà với tư cách là một vị nhân thần. Đặc biệt, một số cộng đồng còn suy tôn bà làm một vị Thành hoàng làng.

Đặc biệt, với nhiều tín ngưỡng dân gian khác, tư liệu Hán Nôm liên quan chỉ dừng lại ở việc ghi chép đơn thuần, nhưng với tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh và Mẫu Tam phủ, Tứ phủ, từ đầu thế kỷ XX đã xuất hiện một số tư liệu Hán Nôm mang tính chất khảo cứu. Rõ ràng, đương thời, những tín ngưỡng này đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của đông đảo cộng đồng, trong đó có đội ngũ tri thức Nho học và Tây học. Đó là những bước khai phá quan trọng, đặt nền móng cho việc tiếp cận, tìm hiểu tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh và Mẫu Tam phủ, Tứ phủ các giai đoạn tiếp theo…


Chương 3

NHẬN DIỆN TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU LIỄU HẠNH Ở PHỦ GIÀY QUA TƯ LIỆU HÁN NÔM‌

3.1. Lịch sử địa chính và không gian văn hóa phủ Giày

Với hướng tiếp cận quen thuộc, khi xem xét một tín ngưỡng truyền thống của người Việt dưới góc nhìn văn hóa học, cấu trúc cơ bản của một tín ngưỡng cơ bản là sự liên kết hữu cơ giữa ba thành tố căn bản, gồm hệ thần được thờ, kiến trúc thờ tự và các thực hành văn hóa tín ngưỡng liên quan. Trong phạm vi tư liệu Hán Nôm, trong chương này, nghiên cứu sinh sẽ tập trung làm rõ về quá trình biến đổi địa chính, không gian văn hóa liên quan đến tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh ở phủ Giày theo diễn trình lịch sử và đặt tín ngưỡng này trên nền cảnh văn hóa chung của tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ để xem xét về hệ thần được thờ, kiến trúc thờ tự, một số thực hành văn hóa tín ngưỡng quanh việc phụng thờ Mẫu Liễu Hạnh ở khu vực phủ Giày trước năm 1945.

Kế thừa chỉ dẫn qua cách đặt câu hỏi, phân tích và đưa ra giả thiết khoa học về mối quan hệ giữa Vân Cát và Tiên Hương trong lịch sử Kẻ Giày của GS. Trần Quốc Vượng, giờ đây, khi điều kiện tư liệu (Hán Nôm) như có vẻ sáng hơn, bước đầu nghiên cứu sinh xin hòa theo mạch tư duy của giáo sư để nhập vào dòng lịch sử, mong góp phần làm sáng tỏ hơn một số vấn đề về lịch sử địa chính và không gian văn hóa liên quan tới khu vực phủ Giày để củng cố cơ sở cho việc tìm hiểu tín ngưỡng thờ Mẫu ở khu vực phủ Giày và Mẫu Tam phủ, Tứ phủ.

3.1.1. Lịch sử địa chính liên quan tới khu vực phủ Giày

3.1.1.1. Kẻ Giày

Kẻ Giày, nơi có phủ Giày, là một địa danh cổ gắn với tục thờ Mẫu Liễu Hạnh, đã khá “mờ” về ngữ nghĩa và phạm vi địa lý... Quanh tên gọi của địa danh này, theo ngữ âm tiếng Việt, từng tồn tại 4 cách phát âm cơ bản, tương ứng với 4 cách ghi âm: Kẻ Giày, Kẻ Giầy, Kẻ Dày, Kẻ Dầy.

Diễn giải về ý nghĩa của từ Kẻ Giày, trong bài “Về tên đất Kẻ Giầy, phủ Giầy”, tác giả Cao Xuân Hạo, Trần Thúy Anh, với sự cộng tác của tác giả Trần Quốc Vượng, đã tổng hợp được 3 thuyết dân gian có đề cập đến ngữ nghĩa và


nguồn gốc của từ Kẻ Giày, cụ thể như sau:

1. Năm 21 tuổi (1557), khi Mẫu Liễu Hạnh trở lại “thượng giới” có để lại dưới Trần gian một chiếc Hài (Giầy).

2. Vua (Lê?) hay chúa (Trịnh?) đã đi qua làng Mẫu nhặt được chiếc Hài (GIẦY) của Mẫu để lại trần gian.

3. Vùng này có nghề bánh GIẦY - GIÒ nổi tiếng. Nay mỗi khi hội phủ Giầy tháng Ba lịch Trăng, mọi con nhang đệ tử và khách thập phương vẫn mua bánh giầy (dân chợ Dần (Giầy) giã mang bán) [79, tr. 329].

Phụ thêm về thuyết 2: (Vua (Lê?) hay chúa (Trịnh?) đã đi qua làng Mẫu đã nhặt được chiếc Hài (GIẦY) của Mẫu để lại trần gian), tại khu vực phủ Giày còn lưu truyền đôi câu đối:

萬家畫像輿人傑

幾處遺鞋陸地靈

Vạn gia họa tượng dư nhân kiệt, Vạn thế di hài lục địa linh.

Muôn nhà vẽ tranh, tạc tượng, dùng kiệu xe chở người tuấn kiệt, Mấy nơi hài để lại trên vùng đất linh thiêng này.

Cũng qua tư liệu Hán Nôm, còn có một dị bản liên quan tới sự tích Kẻ Giày qua câu chuyện gặp gỡ và nên duyên chồng vợ giữa Lý Thế Tông (vua Lý) hoặc Trịnh vương7 và cô gái hái dâu (người xã Xuân Bảng, thuộc bản Tổng), vốn rất xấu xí nhưng được Mẫu thương và phù hộ theo nguyện ước của bố mẹ cô được ghi chép bằng chữ Hán trong Khảo đồng sự ký [152]. Motif truyện này có phần giống truyện Ỷ Lan phu nhân (Phu nhân Ỷ Lan)/Truyện nàng Tấm (theo cách gọi dân gian), có thể lược thuật như sau:

Từ thời Tiền Lê, đã có đền thờ Thiên Tiên. Nhiều người trong thiên hạ đến cầu tại đền này. Đến đời Lý Thế Tông/Trịnh vương, tại xã Xuân Bảng, thuộc bản tổng có đôi vợ chồng già chỉ sinh được một cô con gái nhưng lại rất xấu xí. Vợ


7 Trong Khảo đồng sự ký, nguyên văn kể về chuyện (vua Lý) Lý Thế Tông gặp gỡ và nên duyên với cô gái hái dâu. Sau không hiểu lý do, những chỗ liên quan tới vua Lý đều bị gạch đi và chú cước sang bên cạnh thành Trịnh vương.


chồng ông hay tin đền Thánh Mẫu rất linh thiêng, mọi người cầu gì được nấy thì nghĩ rằng, mình không có con trai, chỉ có một cô con gái nhưng nhan sắc lại kém thì đàn ông liệu có lấy con gái mình? Ông bà thường đến lễ ở đền Thánh Mẫu, mong rằng con gái họ sẽ lấy được bậc đế vương. Vì ông bà hết mực thành tâm cầu khẩn, cảm tấc lòng thành, Thánh Mẫu đã hóa thân thành một bà lão đến nhà ông bà ở xã Xuân Bảng cho con gái của vợ chồng ông bốn viên thuốc để uống. Sau bà lão lại dạy cho cô gái ca một câu rằng:

“Tay cầm bán nguyệt xênh xang,

Càn khôn chính khí Hán hoàng nghi gia”.

Người con gái ấy học thuộc câu này. Sau đó, Thánh Mẫu làm một chiếc hài đem đến chỗ vua Lý/chúa Trịnh. Vua Lý/chúa Trịnh coi là điềm lạ, ngờ rằng Thiên cung muốn cho nàng Hằng Nga sánh đôi cùng mình. Từ đó, vua/chúa luôn tơ tưởng về điều này. Một hôm, vua Lý/chúa Trịnh cùng các quan tuần du trong thiên hạ, đến châu Xuân Bảng thì bỗng thấy một người con gái đang hái dâu cất lời ca. Tiếng hát rất hay, khiến vua/chúa mê mẩn, liền lệnh cho bề tôi đưa cô gái ấy lên gặp mặt. Thấy nhan sắc rất đẹp, vua/chúa lấy hài cho cô gái thử đi, thử xong thì thấy vừa khít. Vua/chúa ưng lắm, liền đưa cô gái ấy về cung làm Đệ nhị Cung phi. Cô gái ấy đã được như ước nguyện của bố mẹ, sau khi cùng vua/chúa thành gia thất, cô đã về làng mời người trong toàn huyện đến dự tiệc chia vui. Sau đó, Cung phi xin vua/chúa tạ ơn Thánh Mẫu bằng cách cho người xếp thành chữ dâng lên Thánh Mẫu. Vì thế mà ngày nay, toàn huyện tham gia xếp chữ dâng lên Thiên Tiên Thánh Mẫu. Đến nay, nếu tổng nào không theo di lệnh của vua/chúa từ thời tiền cổ thì quan huyện sẽ xử tội tổng đó. Vì vậy mà không ai dám bỏ tục xếp chữ [152].

Phụ thêm về thuyết 3: Vùng này có nghề bánh GIẦY - GIÒ nổi tiếng, qua tư liệu Hán Nôm, cũng có một dị bản chữ Hán [152] ghi về tục dân xã Tiên Hương nhớ ơn làm bánh “dầy” dâng Thánh Mẫu như sau:

Ở xã Tiên Hương, hằng năm thường làm bánh hình tròn tế Thánh Mẫu, tục gọi là bánh “dầy”8. Từ thuở xa xưa, dân xã đã lập một ngôi đền thờ Thánh Mẫu.


8 Nguyên văn, bánh dầy được viết bằng chữ Nôm, cấu tạo theo phương pháp ý + âm, với chữ bánh = mễ +

bính , dầy = đài + hậu , bên cạnh chữ “dầy” còn chú thích rõ: “dầy épáis" - bánh dầy)

Xem tất cả 312 trang.

Ngày đăng: 25/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí