Gia Định tam gia thi trong tiến trình văn học Hán Nôm Nam bộ - 20


Hoặc khi nói đến Vũng Gấm ở vùng đất Biên Hoà, nơi được mệnh danh là “dữ như cá sấu Vũng Gấm”, Trịnh Hoài Đức với từ ngữ giản dị đã tái hiện đầy đủ dáng vẻ của một dòng nước bằng phẳng nhưng đầy hiểm nguy:

迴瀾萬頃濁如泔

演派分支自錦潭小瀆蟹行流別七長江鰐引水叉三潮平易誤舟來往樹翳頻封路北南過客戒途瞻日昃卸帆戍寨睡初酣

Hồi lan vạn khoảnh trọc như cam, Diễn phái phân chi tự Cẩm Đàm. Tiểu độc giải hành lưu biệt thất, Trường giang ngạc dẫn thuỷ xoa tam. Triều bình dị ngộ chu lai vãng,

Thụ ế tần phong lộ bắc nam.

Quá khách giới đồ chiêm nhật trắc, Tá phàm thú trại thuỵ sơ hàm.

(Trịnh Hoài Đức, Cẩm Đàm phân phái)

(Sóng xoáy vòng, vạn khoảnh đục như nước vo gạo, Từ Vũng Gấm các dòng nhánh chia ra khắp nơi.

Mương nhỏ, cua bò ra bảy nhánh,

Sông dài, sấu lội giữa dòng nước chia ba.

Nước triều lên, mặt sông phẳng, thuyền qua lại dễ lầm là yên ổn, Cây cối rậm rạp che kín cả lối bắc nam.

Người khách qua đường cẩn thận dò đường, đoán bóng mặt trời mà đi,

Bỏ buồm qua trại lính, giấc mới say.) Hay khi tả cảnh Bãi Ngao (Cồn Ngao):

鰲洲際海接侯圻

瀲灩江邨入翠微網晒柳隄漁晼晚竿收葦岸釣斜暉

Ngao Châu tế hải tiếp hầu kỳ, Liễm diễm giang thôn nhập thuý vi. Võng sái liễu đê ngư uyển vãn, Can thu vi ngạn điếu tà huy.

(Trịnh Hoài Đức, Ngao Châu mộ cảnh)

(Bãi Ngao giáp biển, tiếp nối với vùng đất đẹp,

Làng bên bờ sông nước rạt rào, hút vào bầu trời xanh. Mẻ lưới phơi trên bờ liễu, chài bóng chiều,

Cần câu dựng ở bờ lau, câu mặt trời tà.)


Ngôn ngữ thơ Lê Quang Định và Ngô Nhân Tĩnh mặc dù giản dị nhưng giàu hình ảnh, vì thế Nguyễn Du từng điểm bình rất tốt về thơ Lê Quang Định và khen tài thơ Ngô Nhân Tĩnh.

Với Lê Quang Định, bài thơ được dẫn sau đây, Nguyễn Du đã hạ bút bình:

筆直寫勁健無匹 “Tuỳ bút trực tả, kính kiện vô sất” (ý tứ cứ theo bút mà tuôn ra, cứng cáp mà không rơi vào chỗ tầm thường):

岸掛殘紅隱約明

沿流十里水波平桅分樹影歸鴉散燈照沙堆宿鷺驚燠氣漸開光使節時煙半合遶州城一聲號砲千岩寂驚入豬山塘口兵

Ngạn quải tàn hồng ẩn ước minh,

Diên lưu thập lý thuỷ ba bình. Chi phân thụ ảnh quy nha tán, Đăng chiếu sa đôi túc lộ kinh. Úc khí tạm khai quang sứ tiết,

Tình yên bán hợp nhiễu châu thành. Nhất thanh hiệu pháo thiên nham tịch, Kinh nhập Trư Sơn đường khẩu binh.

(Lê Quang Định, Trư Sơn Đường vãn bạc)

(Bờ núi treo mặt trời đỏ le lói những tia nắng cuối ngày, Dòng nước trôi suốt mười dặm không có sóng trào.

Chèo rẽ bóng cây, bầy quạ bay về tán loạn, Ánh đèn chiếu bãi cát, bầy cò trú đêm kinh sợ. Hơi nóng dần tan, quang rạng cờ sứ,

Khói mây nửa hợp, vương vít trên thành quách. Một tiếng pháo hiệu, ngàn núi thêm yên ắng, Làm kinh động đoàn quân vào giữa gò Trư Sơn.)

Khung cảnh gò bến Trư Sơn về chiều được Lê Quang Định miêu tả hết sức sinh động và chân thật. Tiếng pháo báo hiệu nơi gò bến Trư Sơn ở cuối bài thơ khiến đoàn quân vào bến giật mình tưởng sẽ làm bài thơ mất đi thi vị, nhưng ngược lại, nó khiến bài thơ sống hơn. Không chỉ có bầy quạ tán loạn, đàn cò lố nhố kinh hoảng vì mái chèo, vì ánh đèn của con người; mà cả con người cũng giật mình khi nghe tiếng pháo hiệu của con người. Thế nên Nguyễn Du mới nói là “ý tứ cứ theo bút mà tuôn ra, cứng cáp mà không rơi vào chỗ tầm thường”.

Qua bến Ngũ Hiểm, ông đã ghi lại sự nguy hiểm của bến nước:

狂瀾烟逐鮫宮散 Cuồng lan yên trục giao cung tán,


雪浪花分鴈影迷

廵檢新臺風陣陣伏波古廟草萋萋

Tuyết lãng hoa phân nhạn ảnh mê. Tuần kiểm tân đài phong trận trận, Phục Ba cổ miếu thảo thê thê.

(Lê Quang Định, Quá Ngũ Hiểm than)

(Sóng cuồng khói xua tan cung giao,

Hoa sóng hoa tuyết mờ mịt, bóng nhạn lạc đường. Trên đài kiểm tra gió lùa từng trận,

Trước miếu Phục Ba cỏ mọc xanh rờn.)

Nguyễn Du đọc xong bài thơ phải hạ bút bình rằng: 眼前真景不在搜索

“Nhãn tiền chân cảnh, bất tại sưu sách” (Cảnh thật như bày trước mắt, chẳng cần phải tìm đâu), đủ thấy ngôn ngữ trong thơ Lê Quang Định rất giản dị mà sinh động.

Khi qua sông Hô Đà ở Trung Quốc, Lê Quang Định đã ghi lại cảnh tình khi ấy:

晴望恆山灝氣凝滹沱晚過碧波澄平沙鴈去秋聲落古渡人歸翠影凌岸口煙餘然漢火江心澌解濟師冰經過此地將誰訪泛泛漁舟月一泓

Tình vọng Hằng sơn hạo khí ngưng, Hô Đà vãn quá bích ba trừng.

Bình sa nhạn khứ thu thanh lạc, Cổ độ nhân quy thuý ảnh lăng. Ngạn khẩu yên dư nhiên Hán hoả,1 Giang tâm tư giải tế sư băng.

Kinh qua thử địa tương thuỳ phỏng, Phiếm phiếm ngư chu nguyệt nhất hoằng.

(Lê Quang Định, Độ Hô Đà hà tác)

(Trời quang nhìn núi Hằng sơn sương trắng ngưng đọng, Chiều qua sông Hô Đà, sóng xanh lặng lẽ.

Bãi cát bằng, chim nhạn bay đi, tiếng thu rơi,

Bến cũ người về, bóng xanh hắt lên.

Nơi cửa bờ khói thừa bay lên, như khói báo hiệu ở vùng biên giới, Lòng sông đang tiết băng tan, như quân tiếp viện.

Ngang qua vùng đất này muốn hỏi thăm ai đó,

Thuyền chài trôi trong dòng trăng.)


1 Hán hoả: lửa báo hiệu, đời Hán, có đốt lửa báo hiệu ở vùng biên giới. Về sau mượn dùng để chỉ vùng biên

cương.


Rất nhiều bài thơ trong sáng tác của Ngô Nhân Tĩnh viết theo phong cách giản dị của thơ Đường:

冬愛梅庭對雪天

漫漫世界玉山川呼童酌酒十分滿六出花飛慶瑞年

Đông ái mai đình đối tuyết thiên, Man man thế giới ngọc sơn xuyên. Hô đồng chước tửu thập phân mãn, Lục xuất hoa phi khánh thuỵ niên.

(Ngô Nhân Tĩnh, Thuyết ái tình)

(Mùa đông thích giữa sân mai trước trời tuyết, Thế giới bao la, sông núi như ngọc.

Gọi trẻ rót rượu cho thật đầy,

Hoa nở sáu cánh bay, mừng năm thái bình.)

Ngôn từ giản dị, hình ảnh sống động. Tuy cảnh sắc có chút ước lệ nhưng hình ảnh trong thơ của Ngô cũng đẹp như “thế giới đông nên ngọc một bầu” trong thơ Nguyễn Trãi.

綺窻夜掩朔風嚴

天外寒雲細雨添滾滾江流千里遠蕭蕭木落萬情兼幾回夢裡鄉關近依舊舟中日月淹

Ỷ song dạ yểm sóc phong nghiêm, Thiên ngoại hàn vân tế vũ thiêm. Cổn cổn giang lưu thiên lý viễn, Tiêu tiêu mộc lạc vạn tình kiêm. Kỷ hồi mộng lý hương quan cận,

Y cựu chu trung ngật nguyệt yêm…

(Ngô Nhân Tĩnh, Nhâm Tuất niên mạnh đông sứ hành

do Quảng Đông…, 29)

(Song lụa trời đêm che gió bấc lạnh, Ngoài trời xa mây lạnh, thêm mưa phùn. Sông chảy cuồn cuộn trôi xa ngàn dặm, Lá rơi xào xạc, vạn mối tình nhân đôi.

Mấy lần trong mộng thấy đã đến gần quê hương,

Nhưng ta vẫn ở trong thuyền như cũ, ngày tháng mịt mù… )

Thơ Ngô Nhân Tĩnh có sự kết hợp khá hài hoà giữa lớp từ ước lệ, tượng trưng

với lớp từ diễn đạt sự vật trực tiếp, nên thơ ông vừa điển nhã vừa mộc mạc.

Ngôn ngữ thơ Ngô Nhân Tĩnh tự nhiên điêu luyện, đúng như lời của Nguyễn Du khi nói về tài năng thơ văn của Ngô Nhân Tĩnh: “Bát đại kỳ văn hoa lưỡng quốc,


Nhất xa cao vũ nhuận toàn Hoan” (Tám bậc văn tài đẹp hai nước, một xe mưa móc

nhuần châu Hoan) (Nguyễn Du, Tống Ngô Nhữ Sơn công xuất trấn Nghệ An)…

Rất nhiều bài thơ Ngô Nhân Tĩnh viết với phong cách ngôn ngữ này, do đó, thơ Ngô Nhân Tĩnh với bạn đọc ngày nay dễ tiếp cận hơn thơ của Trịnh Hoài Đức.

吾人渾若鴈

南北共飛鳴先後分賓主栖遲憶弟兄溶溶明月院漠漠暮雲城萬里同爲客天涯一片情

Ngô nhân hồn nhược nhạn, Nam bắc cộng phi minh.

Tiên hậu phân tân chủ, Thê trì ức đệ huynh.

Dung dung minh nguyệt viện, Mạc mạc mộ vân thành.

Vạn lý đồng vi khách, Thiên nhai nhất phiến tình.

(Ngô Nhân Tĩnh, Khách trung tạp cảm, 9)

(Bọn ta như cánh nhạn,

Cùng bay từ nam lên bắc, cất tiếng kêu vang. Kẻ đi trước người đi sau chia thành chủ, khách, Kẻ trì trệ nơi đất khách thì nhớ anh em.1

Bóng trăng vành vạnh sáng đầy sân, Mây chiều mờ mịt phủ trên thành. Vạn dặm cùng làm khách,

Nơi chân trời một tấm chân tình.)

Nếu Nguyễn Khuyến được Xuân Diệu gọi là nhà thơ của làng cảnh nông thôn miền Bắc, thì Trịnh Hoài Đức cũng có thể gọi là nhà thơ của cảnh sắc phương Nam trong thời kỳ đầu (sau nhóm Tao đàn Chiêu Anh các). Giáo sư Huỳnh Lý cũng từng nhận xét thơ Trịnh Hoài Đức nói riêng và thơ Tam gia nói chung đặc biệt dòng thơ miêu tả cảnh sắc thiên nhiên và cảnh sinh hoạt của người dân Nam Bộ bấy giờ là những đóng góp có giá trị của các ông trong nguồn thơ chung dân tộc [72, tr.29-30]. Với lớp từ ngữ giản dị, diễn tả sự vật trực tiếp, không thông qua hình ảnh biểu tượng ước lệ, cảnh sắc và tâm tình hiện lên chân thật, rõ nét hơn. Dường như những


1 Ở đây, Ngô Nhân Tĩnh muốn nói đến việc sứ đoàn của ông cùng Trịnh Hoài Đức đi sứ sang Trung Quốc trước, sứ đoàn thỉnh phong do Lê Quang Định dẫn đầu đi sau; sứ đoàn của ông phải dừng lại mấy tháng chờ sứ đoàn của Lê Quang Định đến rồi mới cùng tiến kinh, vì vậy mới nói kẻ đến trước thì làm chủ đón người đến sau.


bài thơ hay, rộn ràng âm thanh và hình ảnh của các ông đều là những bài thơ được làm với từ ngữ chất phác, nhưng giàu sức gợi tả.

Một loạt bài thơ vịnh cảnh vật sông nước miền Nam của Trịnh Hoài Đức, không những chứng tỏ ông là người gắn bó và yêu mến quê hương, mà về mặt nghệ thuật, còn cho thấy sự vận dụng ngôn ngữ chữ Hán để vịnh những sự vật rất đỗi thân thuộc với người dân Nam Bộ như cây nam mai, cây bần, cây cau, cây xoài, cây mít, trái thơm, mãng cầu, trái khế, cây me… một cách nhuần nhuyễn.

Thơ Trịnh Hoài Đức đầy hình ảnh và âm thanh, tràn ngập những hoạt động của thiên nhiên và con người; thơ Ngô Nhân Tĩnh tuy cũng giàu hình ảnh, có chút phóng dật nhưng thâm trầm; thơ Lê Quang Định hài hoà giữa tình và cảnh, giữa thi và hoạ, đặc biệt là chùm thơ tả cảnh của ông.

Từ ngữ

Thơ Ngô Nhân Tĩnh (số lần xuất hiện và tỷ lệ %)

Thơ Lê Quang Định

(số lần xuất hiện

và tỷ lệ %)

Thơ Trịnh Hoài

Đức

(số lần xuất hiện và tỷ lệ %)

Sầu

30 (16.48%)

0 (0%)

16 (5.7%)

28 (15.38%)

8 (10.66%)

23 (8.3%)

Ức

18 (9.89%)

2 (2.66%)

6 (2.16%)

Mộng

37 (20.32%)

19 (25.33%)

43 (15.41%)

Hoan

4 (2.1%)

1 (1.33%)

8 (2.86%)

Quy

35 (19.23%)

15 (20.00%)

39 (13.97%)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 409 trang tài liệu này.

Gia Định tam gia thi trong tiến trình văn học Hán Nôm Nam bộ - 20

Chúng tôi thử khảo sát tần số xuất hiện của một số tính từ và động từ trong 279 bài thơ (hai phần đầu của Cấn Trai thi tập) của Trịnh Hoài Đức, 182 bài thơ của Ngô Nhân Tĩnh và trong 75 bài thơ của Lê Quang Định, kết quả như sau:


Qua tần số và tỷ lệ % xuất hiện của những từ sầu, tư, ức, mộng, hoan, quy… trong thơ của mỗi tác giả, có thể suy đoán: thơ Trịnh Hoài Đức và Lê Quang Định mang sắc thái lạc quan, hướng ngoại nhiều hơn hướng nội, còn thơ Ngô Nhân Tĩnh lại mang sắc thái lo âu hướng nội có lẽ xuất phát từ một người sống khá nội tâm. Do đó, thơ Ngô Nhân Tĩnh tĩnh lặng, thâm trầm mà thơ Trịnh Hoài Đức thì vận động, sôi nổi, thơ Lê Quang Định là sự kết hợp dung hoà giữa hai người bạn ông: bình đạm, thanh nhã.


3.1.2.1.3. Ngôn ngữ mang tính bạch thoại

Khảo sát trong thơ của Gia Định tam gia, chúng tôi thấy, dù chưa nhiều nhưng cũng đã xuất hiện những từ ngữ bạch thoại như “dã” thay cho “diệc”, “đô” thay cho “giai”, và đặc biệt là “thúc” thay cho “bãi” hoặc “tận”, chữ “na” “ná” (đó, ấy, nào) thay cho “đương” “hà”…

Ở Trung Quốc, đời Đường, thơ bắt đầu mang sắc thái khẩu ngữ, bạch thoại từ ngữ trong sáng dễ hiểu. Thế nhưng, chủ yếu vẫn là “na” (nghĩa là nào, ấy), còn chữ “dã” chúng tôi chưa tìm thấy sự xuất hiện của nó với nghĩa “cũng” như ngôn ngữ bạch thoại (Hán hiện đại) khi khảo sát thơ Đường.

Thơ thời Trần, đã xuất hiện một số từ mang tính khẩu ngữ như Phạm Văn Khoái từng chỉ ra trong bài viết của ông [148, tr.869-904], điều đó cho thấy xu hướng hỗn dung ngôn ngữ bạch thoại và ngôn ngữ văn ngôn vào trong ngôn ngữ thơ đã có từ trước.

Thơ của Gia Định tam gia cũng nằm trong nguồn mạch ấy, ngoài lớp từ biểu đạt khái niệm thuật ngữ, ước lệ tượng trưng và lớp từ ngữ diễn đạt sự vật trực tiếp, ta cũng thấy có sự xuất hiện của những từ ngữ bạch thoại xuất hiện vào thời kỳ sau:

耆英也識天垂眷

爲報今宵應夢熊

Kỳ anh thức thiên thuỳ quyến, Vị báo kim tiêu ứng mộng hùng.

(Trịnh Hoài Đức, Hạ Lễ bộ Nguyễn Hồng Đô tái thú)

(Bậc lão tài cũng biết trời rủ lòng thương xót,

Hẳn vì ông, báo điềm sinh con trai trong đêm nay.)

Những câu sau chúng tôi đã trích ở trên nên không dịch nghĩa tránh rườm rà:

學究也知風可借運移無柰力難囘


也知有命當微服只爲求仁且屈身

Học cứu tri phong khả tá, Vận di vô nại lực nan hồi.

(Trịnh Hoài Đức, Tế phong đài)

tri hữu mệnh đương vi phục, Chỉ vị cầu nhân thả khuất thân.

(Ngô Nhân Tĩnh, Đồng Trần Tuấn, Hà Bình Xích Hạ chu trung tạp vịnh)

也 愛 芳 心 吐 未 全 ái phương tâm thổ vị toàn.

(Ngô Nhân Tĩnh, Hoạ Lưu Chiếu bán biên cúc nguyên vận)

文獻也知吾國寶將從何處不逢迎

Văn hiến tri ngô quốc bảo,

Tương tùng hà xứ bất phùng nghênh?



難假桑蓬供爼豆

也應悔作好男兒


寧靜也知僊不遠何須借枕臥盧生

(Lê Quang Định, Nam Ninh ký thắng, Hựu) Nan giả tang bồng cung trở đậu,

ưng hối tác hảo nam nhi.

(Lê Quang Định, Đồ trung từ thân huý nhật cảm hoài) Ninh tĩnh tri tiên bất viễn,

Hà tu tá chẩm ngoạ Lư sinh.

(Lê Quang Định, Quá Hàm Đan Lữ tiên ông từ)

Trường hợp chữ “đô”, chỉ thấy xuất hiện một lần với nghĩa đều trong thơ

Trịnh Hoài Đức:

爲愛清新調都忘遲暮論

Vị ái thanh tân điệu,

Đô vong trì mộ luân (luận).

(Trịnh Hoài Đức, Phỏng Bùi Độn Am tịch thiên mê lộ khẩu chiếm) Với trường hợp chữ “thúc” nghĩa là xong, hết, cũng thấy xuất hiện trong thơ

Trịnh Hoài Đức, không thấy trong thơ của các tác giả khác, kể cả thơ thời Đường:

美人妝束耀星文 Mỹ nhân trang thúc diệu tinh văn” (Người đẹp trang điểm xong, vẻ đẹp như sao sáng) (Bách giản quần); 粧束佳人向鏡臺 Trang thúc giai

nhân hướng kính đài” (Trang điểm xong người đẹp soi mình trước gương) (Mại hoa

thanh); 粧 束 佳 人 趁 綠 陰 Trang thúc giai nhân sấn lục âm” (Trang điểm xong,

người đẹp đến bên bóng cây xanh) (Hán Dương phủ huyện nhị mạc tân Nguỵ Kim nhị ký thất các tương hoạ phiến khẩn dư đề vịnh…, 2)…

Cả ba trường hợp đều dùng trong ngữ cảnh người đẹp trang điểm xong, đây là một cách dùng chữ khá lạ khá riêng của Trịnh Hoài Đức, ông không dùng “trang bãi” hay “độc bãi” thường thấy trong thơ Đường:

妝罷低聲問 夫婿

畫眉深淺入 時無

Trang bãi đê thanh vấn phu tế, Hoạ my thâm thiển nhập thời vô?

(Chu Khánh Dư, Cận thí thướng Trương Thuỷ bộ)

(Điểm trang xong hỏi nhỏ chồng:

Nét mày đậm nhạt hợp không, hả chàng?)

羊公碑字在讀罷淚沾襟

Dương công bi tự tại,

Độc bãi lệ triêm khâm.

(Mạnh Hạo Nhiên, Dữ chư tử đăng Hiện Sơn)

(Dương công chữ vẫn in bia,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/02/2023