Trịnh Hoài Đức – Trang Nhã Và Hào Sảng


chữ. Đồng thời, cái học thực dụng này giúp các ông tiếp cận với nhiều bộ môn nghệ thuật, những tài khác như cầm, kỳ, thư, hoạ… Điều đó cũng lý giải, thơ của Gia Định tam gia ít chú trọng đến hình thức nghệ thuật, như việc làm thơ chỉ chủ yếu dùng thể Đường luật, mà không mở rộng đến các thể khác.

Thêm nữa, thơ thời trung đại, với những khuôn mẫu vốn có, từ nội dung đề tài đến hình thức thể loại, cũng như những thủ pháp nghệ thuật, thơ Gia Định tam gia vẫn nằm trong dòng chung của thơ ca toàn dân tộc. Để tìm ra một phong cách thơ là vấn đề khó khăn. Tuy nhiên, qua những nội dung và nghệ thuật chúng tôi đã trình bày trên, có thể đưa ra những nét về phong cách nghệ thuật thơ của các ông.

Từ hệ thống đề tài thể loại thể hiện qua sáng tác của Gia Định tam gia, có thể cho thấy phong cách ổn định, nghiêm chỉnh, trang nhã dù đang viết về những đề tài rất đời thường trong cuộc sống. Cái nhìn nhã hoá những sự vật hiện tượng trong đời sống chứng tỏ một tâm hồn thanh tao, tấm lòng trân quý cuộc sống, và những kỳ vọng về tương lai.

Bên cạnh phong cách ca ngâm hoạ vịnh bắt nguồn từ nghệ thuật diễn xướng dân gian rất phổ biến trong đời sống ở Nam Bộ, trong thơ của Gia Định tam gia, cũng đầy những tiếng ca, tiếng đàn. Bên cạnh đó, các ông cũng đã bắt đầu chú ý đến việc ghi lại hiện thực sinh động bằng thơ. Chất tự sự đan xen trong chất trữ tình như một đặc điểm nghệ thuật trong thơ Tam gia. Từ những bài thơ của Trịnh Hoài Đức về cảnh vật và đời sống sinh hoạt của người dân Nam Bộ trong Thoái thực truy biên và trong Khả dĩ tập, đến những bài thơ ghi lại những cảm nhận trên đường đi sứ của Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định và Ngô Nhân Tĩnh trong Quan quang tập, Hoa Nguyên thi thảo Thập Anh thi tập có thể cho ta hình dung về cuộc sống của hai nước, tuy chưa toàn diện, nhưng ít ra cũng ở bình diện tốt đẹp, yên bình qua lăng kính chủ quan của các tác giả, đồng thời cũng cho ta thấy cuộc sống của các ông trong quãng thời gian đi sứ Trung Quốc. Nhưng trong thơ Gia Định tam gia, so với hai người bạn của ông, Trịnh Hoài Đức nổi bật hơn với chất tự sự.

Với việc dùng nhiều điển cố, điển tích, thi liệu Hán học đồng thời với nhiều hình ảnh nghệ thuật khắc hoạ từ những hình ảnh dân dã đời thường trong thơ nhiều hơn so với Lê Quang Định và Ngô Nhân Tĩnh, ngôn ngữ thơ Trịnh Hoài Đức vì thế vừa mang tính bác học cũng vừa mang tính bình dân, trong khi thơ của Lê Quang Định ôn hoà khoan thai, mà thơ Ngô Nhân Tĩnh thâm trầm nhiều suy tư.


Ở giai đoạn sau các ông một chút, chúng ta sẽ chứng kiến một sự thay đổi khá toàn diện về nội dung lẫn hình thức nghệ thuật với những tác phẩm Nôm dài hơi như Bùi Hữu Nghĩa, Nguyễn Đình Chiểu; Huỳnh Mẫn Đạt, Phan Văn Trị với thơ Đường luật Nôm sắc sảo, hay Nguyễn Thông, Trần Thiện Chánh với những dòng thơ chữ Hán đa dạng và bay bổng…

3.2.1. Trịnh Hoài Đức – trang nhã và hào sảng

Nhận xét về thơ Trịnh Hoài Đức, Nguyễn Địch Cát có nói:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 409 trang tài liệu này.

夫 言 者 心 之 聲 也 , 而 詩 又 其 言 之 英 華 而 有 節 奏 者 也 。 爲 詩 不 過 數 則 , 曰 格 曰 氣 曰 字 句 曰 典 故 。 凡 人 格 勝 者 爲 詩 多 莊 雅 , 氣 勝 者 爲 詩 多 雄 渾 , 字 句 勝 者 其 詩 多 秀 麗 , 典 故 勝 者 其 詩 多 質 贍 Phù ngôn giả, tâm chi thanh dã, nhi thi hựu kỳ ngôn chi anh hoa nhi hữu tiết

tấu giả dã. Vi thi bất quá sổ tắc, viết cách, viết khí, viết tự cú, viết điển cố. Phàm nhân cách thắng giả vi thi đa trang nhã, khí thắng giả vi thi đa hùng hồn, tự cú thắng giả kỳ thi đa tú lệ, điển cố thắng kỳ thi đa chất thiệm” (Lời nói là tiếng của lòng, mà thơ là anh hoa của lời nói nhưng có tiết tấu mà thôi. Làm thơ chẳng qua mấy điều cách, khí, tự cú, điển cố. Thường nhân cách trội thì thơ nhiều trang nhã; khí trội thì thơ hùng hồn; câu chữ trội thì thơ đẹp đẽ tú lệ; điển cố trội thì thơ phong phú).

Gia Định tam gia thi trong tiến trình văn học Hán Nôm Nam bộ - 24

Trong bốn điều mà Nguyễn Địch Cát nêu thì thơ Trịnh Hoài Đức đã có đến ba: nhân cách, khí, điển cố. Do vậy thơ của Trịnh Hoài Đức vừa trang nhã, hùng hồn và phong phú.

Đọc thơ Trịnh Hoài Đức, âm vang chủ đạo trong thơ là giọng điệu hào sảng, trang nhã. Trên chặng đường đi sứ Trung Quốc, chỉ những khi việc sứ trì hoãn ông mới cất tiếng thở than, tâm sự, còn trong suốt hành trình, lúc nào thơ ông cũng đầy chất hào sảng, khí khái, dẫu khi tâm tình với vợ, dẫu khi bày tỏ lòng nhớ quê… Chúng tôi thử khảo sát thơ ông, thấy hơn 2/3 số sáng tác của ông mang giọng điệu này. Giọng điệu trong thơ không chỉ thể hiện qua từ ngữ, câu thơ mà còn ẩn trong ý tứ của bài thơ.

Trịnh Hoài Đức không giống như Nguyễn Du sau này thường ghi nhiều cảnh ngộ nghịch lý đau lòng của người dân trên đường đi sứ, mà ông chỉ ghi lại những cảnh vật trên chặng đường đi sứ Trung Quốc nhằm gửi gắm chút tâm sự, chút suy tư về thời cuộc. Trịnh Hoài Đức và Nguyễn Du là những nhà thơ sống cùng thời đại,


nhưng hoàn cảnh mỗi người mỗi khác. Nguyễn Du chịu ơn nhà Lê, Trịnh Hoài Đức chịu ơn chúa Nguyễn; cả hai đều mất cha năm lên mười, đều tự cố gắng học tập trong cảnh loạn lạc. Nguyễn Du từng mười năm gió bụi trốn loạn về quê người, Trịnh Hoài Đức cũng bôn ba nơi đất lạ gần mười năm. Chỉ có điều, Trịnh Hoài Đức buổi đầu đã được ơn tri ngộ của Gia Long, bôn ba từ những ngày chiến tranh lao khổ; còn Nguyễn Du đến những năm sau này, mới ra làm việc cho triều Gia Long. Nguyễn Du dẫu về với Gia Long nhưng vẫn mang tâm sự hoài Lê; Trịnh Hoài Đức thì một lòng thờ chúa… Trịnh Hoài Đức là công thần lập quốc, thế nên được nhiều ưu ái, còn Nguyễn Du là người “bó thân về với triều đình” như kiểu Từ Hải… Chính vì tâm trạng của Hoài Đức khác với Nguyễn Du, nên thơ hai ông cũng có nhiều điểm khác. Tiếng thơ của Trịnh Hoài Đức luôn mở ra chất hào sảng, khảng khái, khoẻ khoắn, hùng hồn… còn tiếng thơ của Nguyễn Du như khép lại, thâm trầm, sâu sắc, suy tư hơn, chiêm nghiệm hơn. Chất giọng trong thơ Ngô Nhân Tĩnh lại có nhiều nét giống với Nguyễn Du. Thơ Ngô Nhân Tĩnh có giọng thâm trầm, chút u uất đầy tâm sự của một nhà Nho muốn hành đạo. Trong khi đó, giọng thơ của Lê Quang Định lại khoan thai, nhẹ nhàng, tự nhiên.

Trịnh Hoài Đức là người đi sứ sang Trung Quốc với chức vị chánh sứ chính thức đầu tiên của triều Gia Long, thế nên tâm tình hứng khởi. Quan quang tập của Trịnh Hoài Đức hầu như cùng một giọng trữ tình hào sảng. Mở đầu tập thơ đi sứ, ta đã thấy chất hào hùng, dẫu khi thuyền sứ bị bão đánh dạt vào bãi cát Thượng Xuyên:

止將忠義持舟楫

奚有顛危畏鱷鯨

Chỉ tương trung nghĩa trì chu tiếp, Hề hữu điên nguy úy ngạc kình.

(Trịnh Hoài Đức, Phụng sứ Đại Thanh quốc, kinh Quảng Đông dương phận Tam Châu đường, ngộ cụ phong)

(Chỉ đem lòng trung nghĩa gìn giữ lèo lái, Nào vì nguy nan sợ lũ ngạc kình!)

Giọng điệu hào sảng này có được bởi tác giả có một niềm tin khá vững chắc về cuộc đời, cũng như cách hành xử trong cuộc sống thường nhật và trong quan trường. Trịnh Hoài Đức là học trò của Võ Trường Toản và Đặng Cửu Tư (Đức Thuật), do đó chịu ảnh hưởng của hai vị thầy danh tiếng này. Nhưng ông biết dung hoà thái độ của hai vị thầy để xác lập thái độ làm quan cho bản thân. Ông không lánh đời như thầy Võ Trường Toản, lại không can ngăn cứng rắn kiểu Đặng Đức


Thuật. Trong những ngày đầu của buổi thiết lập triều đại nhà Nguyễn, những ý kiến vừa xác đáng vừa ôn hoà khiến vua phải chấp thuận và tỏ ra rất tôn trọng ông.

Những khi tiếp chuyện cùng các quan viên nhà Thanh tại công đường hay khi gặp cô gái bán lê giữa đường, khi đề quạt, làm thơ, đề tranh cho những viên lại ở Quế Lâm hay khi ngâm vịnh trên sông nước, khi dạo chùa hay cả khi bị bệnh… giọng thơ ông đều lộ chất khảng khải, hào sảng:

轎似飛雲客似鴻

夜而繼日北而東士夫刮目看旁道草木傾心拜下風

Kiệu tự phi vân khách tự hồng, Dạ nhi kế nhật bắc nhi đông.

Sĩ phu quát mục khan bàng đạo, Thảo mộc khuynh tâm bái hạ phong.

(Trịnh Hoài Đức, Đồ trung thư sự)

(Kiệu tựa mây bay, khách như chim hồng, Đêm rồi lại ngày, đi hết bắc lại sang đông. Sĩ phu trố mắt, đứng hai bên đường nhìn, Cây cỏ nghiêng lòng lạy dưới làn gió.)

Tả sự cực khổ trên đường đi sứ mà vẫn xen lẫn những ý thơ trào lộng để thấy tâm hồn phóng khoáng của nhà thơ. Khi nhớ quê cũng pha chút giọng hào sảng:

致身從許國

到處便成家孤影天陪月寒愁雪送花

Trí thân tòng hứa quốc, Đáo xứ tiện thành gia. Cô ảnh thiên bồi nguyệt, Hàn sầu tuyết tống hoa.

(Trịnh Hoài Đức, Hành quán khiển hứng)

(Đem thân đền ơn nước, Nơi đâu cũng có thể là nhà.

Lẻ bóng, trời đưa trăng đến làm bạn, Nỗi sầu lạnh lẽo, tuyết tặng hoa.)

Chất giọng khoẻ khoắn, hơi thơ tươi tắn ấy còn bộc lộ rõ hơn khi việc sứ đã xong, việc nước đã vẹn. Trên đường về, ông khẩu chiếm một bài thơ:

南 關 無 事 樂 情 多 Nam quan vô sự lạc tình đa,


1 Nguyên chú: 南關北昭德臺南仰德臺關北二十里有幕府關南十里同登大庯爲南北互巿所又南行十里至諒山鎮城前梅坡驛 (Phía bắc ải Nam Quan là đài Chiêu Đức, phía nam là đài Ngưỡng Đức, cách về phía

bắc ải hai mươi dặm có một mạc phủ, cách về phía nam ải mười dặm có chợ Đồng Đăng, là nơi họp chợ của


中外民夷撃壤歌

昭德風清閒幕府同登塵怗靜梅坡儂人夜發通行輦粵客朝乘互巿騾寄語瘴嵐今似昔飛鳶跕跕墜洪波1

Trung ngoại dân di Kích nhưỡng ca. Chiêu Đức phong thanh nhàn mạc phủ, Đồng Đăng trần thiếp tĩnh mai pha.

Nùng nhân dạ phát thông hành liễn, Việt khách triêu thừa hỗ thị la.

Ký ngữ chướng lam kim tự tích, Phi diên thiếp thiếp truỵ hồng ba.

(Trịnh Hoài Đức, Sứ bộ xuất Nam Quan hồi quốc khẩu chiếm) (Ải Nam Quan thảnh thơi vô sự, vô cùng vui vẻ,

Nhân dân hai nước hát mừng cảnh thái bình. Chiêu Đức gió mát, quan lại nhàn nhã, Đồng Đăng bụi lắng, đồi hoa mai yên ắng. Xe cộ người Nùng đi lại trong đêm,

Người Quảng cỡi lừa sớm đến chợ.

Gửi lời lam chướng đất này nay vẫn như xưa,

Chim diều hâu bay lượn thường bị rơi xuống làn sóng lớn.)

Tiết điệu tự hào dân tộc và giọng điệu hào sảng của Trịnh Hoài Đức lộ rõ trong hai câu cuối của bài thơ ứng khẩu. Nó hoàn toàn không cường điệu mà nhẹ nhàng, uyển chuyển như bản tính thuần hậu của ông.

Cùng viết về đề tài người ca kỹ, nhưng Long thành cầm giả ca của Nguyễn Du lại cho ta một cảm xúc nuối tiếc, đau xót, và những chiêm nghiệm về kiếp người của một người mang nhiều nỗi đau, nhiều biến cố; còn Trịnh Hoài Đức lại nhìn cô ca kỹ mù ở góc độ cảm thương cho một người đẹp bị mù, tức tình cảm thương xót bình thường của một tài tử đối với một cô gái bất hạnh, mà chưa nâng lên tầm khái quát của kiếp người, cuộc đời. Giọng điệu trong bài thơ chỉ pha chút cảm thương, cảm khái. Tuy vậy, bài thơ hay ở chỗ tác giả đã nói được vẻ đẹp tâm hồn trong trắng của người ca kỹ:

遶梁歌罷漫凝神

春去春來不管春白璧面前傷有玷

Nhiễu lương ca bãi mạn ngưng thần, Xuân khứ xuân lai bất quản xuân.

Bạch bích diện tiền thương hữu điếm,


người dân phương nam và phương bắc, lại đi về phía nam mười dặm thì đến dịch trạm Mai Pha (gò mai)

trước trấn thành Lạng Sơn.)


紅顏目下看無人

閒散欄庭嬌立月一枝花睡露香新

Hồng nhan mục hạ khán vô nhân…

… Nhàn tản lan đình kiều lập nguyệt, Nhất chi hoa thuỵ lộ hương tân.

(Trịnh Hoài Đức, Manh kỹ)

(Tiếng ca vương vấn xà nhà vừa dứt, cô gái lắng thần, Nàng cứ mặc cho mùa xuân đến, rồi xuân trôi qua.

Trước vẻ mặt trắng như ngọc, xót thương có tỳ vết,

Đôi má hồng, nhưng trong mắt nàng chẳng có ai.

… Hàng hiên dạo bước, đứng dưới trăng, Một cành hoa ngủ, hương móc thoảng.)

Nguyễn Du tả cô ca kỹ đất Thăng Long với một xúc động lạ thường: từ gặp gỡ, nhớ kỷ niệm xưa, đến khi người ca kỹ gảy đàn, Nguyễn Du tả tiếng đàn, hình dung người ca kỹ, và sau cùng là sự cảm khái của tác giả. Trịnh Hoài Đức với bài thơ luật, hẳn nhiên không thể nói được nhiều điều như Nguyễn Du, nên ông chỉ tả lời ca của cô ca kỹ mù trong một câu “nhiễu lương ca bãi, mạn ngưng thần”. Phần còn lại của bài thơ là luận về hình dung và tâm hồn của nàng. Trong bài thơ này, có đôi chỗ mang giọng điệu cảm thương khi nói đến hình dung người ca kỹ, nhưng hai câu cuối vẫn là giọng điệu của một tấm lòng bao dung, khảng khái. Tác giả nhìn người ca kỹ với vẻ đẹp thanh tân của tâm hồn, trang nhã như ý thơ của Basho:

Chung quán bên đường Các du nữ ngủ

Trăng và đinh hương

(Nhật Chiêu dịch)

3.2.2. Ngô Nhân Tĩnh – thâm trầm và chiêm nghiệm

Nếu giọng điệu chủ đạo của Trịnh Hoài Đức là hào sảng, hùng hồn, thì giọng điệu trong thơ của Ngô Nhân Tĩnh là giọng điệu tâm tình, vừa phóng dật thâm trầm lại vừa có chất chiêm nghiệm suy tư.

Ngô Nhân Tĩnh có ít nhất năm lần đi sứ: hai lần đi sang Chân Lạp, ba lần đi Trung Quốc, nhưng chuyến đi sứ Trung Quốc chính thức là năm 1802 cùng với Trịnh Hoài Đức và Huỳnh Ngọc Uẩn. Lần đi sứ đầu tiên của ông năm 1789, coi như chưa trọn vẹn, nên tâm sự trong những dòng thơ sáng tác vào khoảng thời gian này


phảng phất nỗi mặc cảm và mong tìm sự cảm thông. Chính mang tâm sự như thế, giọng điệu trong thơ của Ngô trở nên thâm trầm:

蕭蕭古木山川落

滾滾長江盡夜流未卜他年如願否幾囘惆悵獨登樓

Tiêu tiêu cổ mộc sơn xuyên lạc, Cổn cổn trường giang tận dạ lưu. Vị bốc tha niên như nguyện phủ, Kỷ hồi trù trướng độc đăng lâu.

(Ngô Nhân Tĩnh, Áo Môn lữ ngụ Xuân Hoà đường thư hoài) (Cây cối xác xơ rụng rơi trong sông núi,

Sông dài cuồn cuộn trôi chảy suốt đêm. Chưa biết năm nào được như ước nguyện, Bao lần buồn bã một mình lên lầu.)

Chặng đường thơ khi Ngô đi sứ Trung Quốc năm 1802 cùng các bạn, khiến thơ ông có bài tươi tắn hơn, có tiếng cười trào lộng khi đi đường nhưng sau tiếng cười lại là sự chiêm nghiệm về lòng người:

志堅若鉄馳驅際

身軟如綿坐臥時輪轉英雄成就處轔轔不息是心機

Chí kiên nhược thiết trì khu tế, Thân nhuyễn như miên toạ ngoạ thì.

Luân chuyển anh hùng thành tựu xứ, Lân lân bất tức thị tâm ki.

(Ngô Nhân Tĩnh, Trực Lệ đạo trung xa trung vịnh)

(Chí cứng như sắt, trên đường rong ruổi, Thân mềm như bông, lúc nằm ngồi.

Xoay chuyển là chỗ thành tựu của bậc anh hùng,

Máy động rần rần không ngừng là tâm cơ.)

Xen lẫn những vần thơ có vẻ tươi tắn là những nỗi niềm tâm sự về cuộc đời, than thở cho những giấc mộng xưa nay:

一片高懷雲遠外

三更明對月當中

今古夢殘還獨嘆芙蓉江上釣漁翁

Nhất phiến cao hoài vân viễn ngoại,

Tam canh minh đối nguyệt đương trung.

… Kim cổ mộng tàn hoàn độc thán,

Phù Dung giang thượng điếu ngư ông.

(Ngô Nhân Tĩnh, Nhâm Tuất niên mạnh đông sứ hành do Quảng Đông thuỷ trình vãng Quảng Tây…, 1)

(Một tấm lòng cao thượng như mây ngoài xa,


Ba canh tâm sáng tựa vầng trăng giữa trời.

… Giấc mộng xưa nay đã tàn, một mình than thở, Trên sông Phù Dung, có một lão ngư ngồi câu.)

Tấm lòng nhiều tâm sự của Ngô sẽ được bày tỏ cùng sông hồ:

五湖知我心同淡鉄笛無聲水自流

Ngũ hồ tri ngã tâm đồng đạm, Thiết địch vô thanh thuỷ tự lưu.

(Ngô Nhân Tĩnh, Đăng Nhạc Dương lâu vọng Động Đình hồ) (Ngũ hồ hẳn biết lòng ta cùng đạm bạc,

Sáo sắt không tiếng, nước vẫn trôi.)

Hoàn thành nhiệm vụ đi sứ, có chung niềm vui với Trịnh Hoài Đức, nhưng Ngô Nhân Tĩnh còn có những suy tư riêng khi đi trên sông Tương, nơi Khuất Nguyên đã trầm mình vì đau buồn cho đất nước:

雲橫囘鴈夕陽遲

石岸船頭樹影移二載一聞新國號五湖兩度故鄉思孤蓬短棹滄江臥細雨殘風畫角吹過客莫從漁父問汨羅自古楚人悲

Vân hoành hồi nhạn tịch dương trì, Thạch ngạn thuyền đầu thụ ảnh di. Nhị tải nhất văn tân quốc hiệu,1 Ngũ hồ lưỡng độ cố hương ti (tư).

Cô bồng đoản trạo thương giang ngoạ, Tế vũ tàn phong hoạ giốc xuy.

Quá khách mạc tùng ngư phủ vấn, Mịch La tự cổ Sở nhân bi.

(Ngô Nhân Tĩnh, Hồ Quảng quy chu đồ trung tác tam thập vận, 4) (Mây giăng ngang, chim nhạn bay về, ánh tịch dương chầm chậm, Bờ đá, mũi thuyền, bóng cây đều chuyển dời.

Hai năm giờ mới được nghe tên nước mới, Hai lần dạo Ngũ hồ với nỗi nhớ quê hương.

Mái thuyền lẻ, thanh chèo ngắn, nằm trên sông xanh,

Mưa phùn, gió hắt, tiếng tù và trổi.

Khách qua đường chớ theo hỏi lão chài,

Sông Mịch La xưa nay đắm nỗi buồn của người nước Sở.)


1 Câu này nhắc chuyện nước ta, sau khi Gia Long lên ngôi, lấy hiệu nước là Nam Việt, sai Lê Quang Định làm chánh sứ sang nhà Thanh cầu phong, nhưng nhà Thanh e ngại, phải thư từ qua lại nhiều lần, sau mới đổi hiệu nước lại thành Việt Nam.

Xem tất cả 409 trang.

Ngày đăng: 02/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí