Dịch vụ công tác xã hội đối với người lao động nhập cư khu vực kinh tế phi nhà nước từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh - 2

Bảng 3.17: Nguồn lực hỗ trợ ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận dịch vụ công tác

xã hội với người lao động nhập cư 117

Bảng 3.18. Đánh giá của người trả lời về ảnh hưởng của đặc điểm người lao động nhập cư đến khả năng sử dụng dịch vụ công tác xã hội 121

Bảng 3.19. Mức độ đồng ý của người trả lời về ảnh hưởng của cơ chế chính sách

đến sử dụng dịch vụ công tác xã hội của người lao động nhập cư 126

Bảng 4.1. Sự thay đổi khả năng sử dụng dịch vụ công tác xã hội của người lao động nhập cư trước và sau thực nghiệm 148

DANH MỤC BIỂU ĐỒ


Biểu đồ 3.1: Giới tính, học vấn và tình trạng hôn nhân của khách thể nghiên cứu 70

Biểu đồ 3.2: Trình độ chuyên môn và độ tuổi của người lao động nhập cư 71

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.

Biểu đồ 3.3: Loại hình công ty, việc làm chính và tính chất công việc của khách

thể khảo sát 74

Dịch vụ công tác xã hội đối với người lao động nhập cư khu vực kinh tế phi nhà nước từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh - 2

Biểu đồ 3.4: Lĩnh vực làm việc và tình trạng ký hợp đồng lao động của khách thể khảo sát 76

Biểu đồ 3.5: Nhận định về khả năng sử dụng dịch vụ công tác xã hội của người

lao động nhập cư phân theo độ tuổi 84

Biểu đồ 3.6: Nhận định về khả năng sử dụng dịch vụ công tác xã hội của người

lao động nhập cư phân theo địa bàn khảo sát 85

Biểu đồ 4.1: Đánh giá ảnh hưởng của biện pháp tăng cường hoạt động truyền thông, tác động trước và sau thực nghiệm 152

MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu

Sau 36 năm thực hiện đường lối đổi mới (năm 1986), nước ta đã thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kéo dài và tạo nên một bước ngoặt mới cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Việc chuyển đổi nền kinh tế từ kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp sang thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế, tiến bộ và công bằng xã hội, đã tạo nên hình ảnh đầy ấn tượng của Việt Nam trên trường quốc tế, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được mức tăng trưởng cao và tương đối ổn định, đời sống của người dân được từng bước cải thiện.

Thực tế cho thấy, tăng trưởng và phát triển kinh tế của Việt Nam từ cuối những năm 1990 và quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng cũng đi kèm với quá trình di dân từ nông thôn ra đô thị. Di dân là một hiện tượng xẩy ra tất yếu trong quá trình phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Đặc biệt là ở các đô thị lớn như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM),… di dân đã đóng góp rất lớn vào sự tăng trưởng kinh tế, nhưng mặt khác cũng nẩy sinh nhiều vấn đề xã hội phức tạp.

Theo số liệu thống kê gần đây ở Việt Nam số người di cư thường có xu hướng lựa chọn điểm đến di cư trong phạm vi quen thuộc của họ. Trong số 88,4 triệu dân từ 5 tuổi trở lên, số người di cư là 6,4 triệu người, chiếm 7,3% [123]. Đặc biệt TP.HCM là một trung tâm đô thị lớn phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội và là có sức hút mạnh nhất hiện nay so với cả nước. Nhiều vùng ven đô của thành phố đã và đang trong quá trình đô thị hóa với tốc độ rất cao và đã tạo ra một lực hút của dòng di cư từ các vùng khác nhau chuyển đến gây nên tình trạng đô thị hóa quá tải tại TP.HCM. Những đối tượng này thường gặp nhiều rủi ro trong cuộc sống, tỷ lệ thất nghiệp của người lao động nhập cư (NLĐNC) khu vực kinh tế phi nhà nước (KTPNN) cao gấp 5 lần NLĐNC cư trú tại địa phương. Một số công trình nghiên cứu trước đây ở Việt Nam đã chỉ ra, lao động di cư, đặc biệt là lao động nữ là một trong những lực lượng lao động chịu nhiều thiệt thòi do mô hình kinh tế tăng trưởng nhanh hiện nay. Lao động nhập cư có thể xoay sở và cải thiện được thu nhập trong môi trường đô thị nhưng điều kiện sống và khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội (DVXH) của họ còn rất kém so với người dân gốc tại địa phương đó, một bộ phận bị phân biệt đối xử hoặc đẩy ra ngoài lề xã hội vì họ không được thừa nhận là thành viên chính thức của cộng đồng, đa phần họ không biết nơi cung cấp thông tin về các chương trình, chính sách, dịch vụ liên quan [64], [135]. Vì vậy, khả năng hòa nhập vào cộng đồng của họ thường bị hạn chế và ít có cơ hội để tiếp cận vào dịch vụ xã hội ở đô thị.

Bên cạnh đó, NLĐNC làm việc ở khu vực KTPNN ở TP.HCM không được hưởng các phúc lợi xã hội, không được tham gia vào các tổ chức công đoàn và chỉ có số ít NLĐNC được tham gia BHXH [7]. Đây là sự thiệt thòi rất lớn đối với NLĐNC khu vực KTPNN khi họ rơi vào hoàn cảnh rủi ro, bệnh tật, tai nạn lao động. Phần lớn do họ không có thông tin và hiểu biết về BHXH, và một phần do thấy BHXH tự nguyện không hấp dẫn với họ (vì chỉ có hai chế độ chi trả là hưu trí và tử tuất). Hơn 23% NLĐNC khu vực này có tham gia bảo hiểm y tế (trong đó, 12% tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện, số còn lại tham gia bảo hiểm y tế theo diện hộ nghèo/cận nghèo và đối tượng chính sách) và có tới 60% nữ lao động nhập cư cho biết họ không có tiền mua bảo hiểm y tế tự nguyện [7]. Mặt khác, các thông tin về ASXH không đến được tới NLĐNC và họ không tham gia vào các hoạt động cộng đồng và thường cảm giác là mình đứng bên lề cuộc sống địa phương nơi đến. Điều này là một trong những rào cản lớn đối với NLĐNC tiếp cận ASXH. Đây được xem là nhóm đối tượng yếu thế cần sự trợ giúp can thiệp kịp thời từ các hoạt động CTXH.

Ở Việt Nam, CTXH là một nghề còn khá mới nhiều người dân chưa nhận thức đầy đủ về nghề. Tuy nhiên, sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Đề án về phát triển nghề CTXH ngày 25 tháng 03 năm 2010 đã tạo ra hành lang pháp lý để từng bước phát triển nghề CTXH chuyên nghiệp. Đồng thời, cũng tạo ra sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của các cấp bộ Đảng, chính quyền và xã hội về nghề CTXH.

Trong những năm qua tại TPHCM một số tổ chức xã hội trong nước và quốc tế tại Việt Nam đã có những chương trình, dự án với các hoạt động CTXH can thiệp hỗ trợ cho NLĐNC khu vực KTPNN như: hoạt động tư vấn pháp luật, chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em gia đình; xây dựng nhóm công nhân nòng cốt,... Có thể thấy, DVCTXH có vai trò quan trọng đối với NLĐNC làm việc trong khu vực KTPNN, những hoạt động CTXH hỗ trợ này sẽ dần cải thiện sinh kế cho NLĐNC nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng cường chức năng xã hội, phòng ngừa các vấn đề xã hội, quan trọng hơn là giúp họ hiểu và tiếp cận được các chính sách ASXH để có thể kết nối nguồn lực, biện hộ để bảo đảm quyền và lợi ích cho NLĐNC tại nơi đến. Tuy nhiên, các tổ chức xã hội, đoàn thể cung cấp các dịch vụ công tác xã hội (DVCTXH) đối với NLĐNC khu vực này không nhiều, chưa có các mạng lưới cung cấp các dịch vụ. Trong khi đó các đối tượng có nhu cầu sử dụng DVCTXH thì rất lớn chiếm khoảng 7 – 8% dân số, nhưng nhu cầu về DVCTXH của họ chưa được “đánh thức” do các rào cản về nhận thức, khả năng cung cấp dịch vụ chưa đa dạng, chất lượng thấp [67]. Mặt khác, trong lĩnh vực CTXH vẫn còn ít công trình nghiên cứu về DVCTXH đối với NLĐNC khu vực KTPNN. Thực tế cho thấy, DVCTXH đối với NLĐNC khu

vực này là những dịch vụ hỗ trợ, can thiệp với các cá nhân, gia đình, nhóm, cộng đồng và xã hội nhằm giúp các đối tượng giải quyết những vấn đề của mình đảm bảo cuộc sống và môi trường phù hợp, đáp ứng lợi ích tốt nhất và hướng tới việc nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo ASXH cho thân chủ [71, tr187].

Vì vậy, việc nghiên cứu: “Dịch vụ công tác xã hội đối với người lao động nhập cư khu vực kinh tế phi nhà nước từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh” sẽ làm cơ sở dữ liệu cho những hoạt động CTXH can thiệp trực tiếp với NLĐNC làm việc ở khu vực KTPNN ở các đô thị lớn. NLĐNC có nhu cầu rất lớn trong việc sử dụng nhiều loại dịch vụ CTXH khác nhau. Tuy nhiên, luận án chỉ tập trung làm rõ một số loại hình dịch vụ CTXH như dịch vụ hỗ trợ thông tin về nhà trọ an toàn; dịch vụ tư vấn, tham vấn; dịch vụ hỗ trợ con của NLĐNC tiếp cận giáo dục công; dịch vụ hỗ trợ học nghề, việc làm, sinh kế; dịch vụ kết nối và chuyển gửi. Đây là một hướng nghiên cứu mới vô cùng cần thiết vì các nghiên cứu về CTXH nhất là DVCTXH hỗ trợ cho NLĐNC khu vực KTPNN thì còn rất ít công trình nghiên cứu và còn nhiều khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu để tìm ra các giải pháp phù hợp. Mặt khác, nghiên cứu này có ý nghĩa về mặt xã hội, nâng cao cơ hội tiếp cận DVCTXH, ASXH, và cải thiện điều kiện sinh kế cho NLĐNC ở khu vực này. Điều này cũng phù hợp với mục tiêu chung của Đề án phát triển nghề CTXH giai đoạn 2021 – 2030 là đẩy mạnh xã hội hóa, nâng cao chất lượng DVCTXH trên các lĩnh vực, đáp ứng nhu cầu cung cấp DVCTXH của người dân, hướng tới mục tiêu phát triển xã hội công bằng và hiệu quả [25]. Qua đó góp phần đề xuất các mô hình DVCTXH hỗ trợ phù hợp nhằm nâng cao khả năng sử dụng DVCTXH đối với NLĐNC khu vực KTPNN bảo đảm cho sự phát triển kinh tế - xã hội ngày càng bền vững của thành phố.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu lý luận, thực tiễn dịch vụ công tác xã hội và các yếu tố tác động đến dịch vụ công tác xã hội đối với người lao động nhập cư. Trên cơ sở đó, đề xuất một số biện pháp thúc đẩy phát triển dịch vụ và nâng cao khả năng sử dụng dịch vụ đối với người lao động nhập cư làm việc ở khu vực kinh tế phi nhà nước từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích đề ra, các nhiệm vụ của luận án cần giải quyết:

- Tổng quan các công trình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam liên quan đến dịch vụ công tác xã hội đối với người lao động nhập cư khu vực kinh tế phi nhà nước.

- Hệ thống hóa lý luận về dịch vụ công tác xã hội đối với người lao động nhập cư khu vực kinh tế phi nhà nước.

- Khảo sát, đánh giá thực trạng và làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ công tác xã hội đối với người lao động nhập cư khu vực kinh tế phi nhà nước.

- Đề xuất và tổ chức thực nghiệm biện pháp để làm rõ tính khả thi của một số biện pháp thúc đẩy phát triển dịch vụ và nâng cao khả năng sử dụng dịch vụ công tác xã hội với người lao động nhập cư khu vực kinh tế phi nhà nước hiện nay.

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận án

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Dịch vụ công tác xã hội với người lao động nhập cư làm việc ở khu vực kinh tế phi nhà nước.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi về nội dung nghiên cứu

Về dịch vụ CTXH có nhiều loại hình dịch vụ khác nhau. Luận án này tập trung vào nghiên cứu một số dịch vụ như: dịch vụ thông tin về nhà trọ an toàn; dịch vụ tư vấn, tham vấn; dịch vụ hỗ trợ học nghề, việc làm, sinh kế; dịch vụ hỗ trợ con của NLĐNC tiếp cận giáo dục công; dịch vụ kết nối và chuyển gửi,…)

Về các yếu tố ảnh hưởng: DVCTXH với NLĐNC làm việc ở khu vực KTPNN chịu tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau. Luận án này tập trung làm rõ ảnh hưởng của nhóm yếu tố chủ quan và khách quan bao gồm: Đặc điểm của NLĐNC làm việc ở khu vực KTPNN; Đội ngũ nhân viên cung cấp dịch vụ; Thông tin truyền thông về DVCTXH; Nguồn lực, mạng lưới hỗ trợ và cơ chế chính sách và pháp luật.

Phạm vi về khách thể nghiên cứu

Khách thể nghiên cứu của luận án gồm: 420 NLĐNC từ 6 tháng trở lên làm việc ở khu vực kinh tế phi nhà nước.

Phạm vi về địa bàn nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu vào một số quận có số lượng NLĐNC làm việc khu vực KTPNN đông trên địa bàn TPHCM như: Quận 12, quận Bình Tân và quận 8.

Phạm vi về thời gian nghiên cứu: Luận án được tiến hành từ tháng 10 năm 2018 đến tháng 9 năm 2021.

3.3. Câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng dịch vụ công tác xã hội đối với người lao động nhập cư khu vực kinh tế phi nhà nước tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay như thế nào?

- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến dịch vụ công tác xã hội đối với người lao động nhập cư khu vực phi nhà nước tại Thành phố Hồ Chí Minh?

- Cần có những biện pháp gì để thúc đẩy dịch vụ công tác xã hội đối với người lao động nhập cư khu vực kinh tế phi nhà nước tại Thành phố Hồ Chí Minh?

3.4. Giả thuyết nghiên cứu

- Người lao động nhập cư làm việc trong khu vực KTPNN còn gặp nhiều khó khăn khi sử dụng dịch vụ công tác xã hội.

- Có nhiều yếu tố ảnh hưởng (đội ngũ nhân viên; truyền thông; nguồn lực; đặc điểm NLĐNC,…) và mức độ ảnh hưởng khác nhau của từng yếu tố đến dịch vụ công tác xã hội của người lao động nhập cư khu vực kinh tế phi nhà nước.

- Tăng cường các hoạt động truyền thông, đa dạng hóa các hình thức, các kênh truyền thông sẽ năng cao hiệu quả sử dụng DVCTXH với NLĐNC khu vực KTPNN.

4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

4.1. Phương pháp luận

Để làm rõ các nội dung trong luận án, tác giả dựa trên tiếp thu có chọn lọc cách tiếp cận quyền con người và đảm bảo quyền con người trong việc tiếp cận các DVXH cơ bản. Thực tế cho thấy, quyền của con người không chỉ được chế định trong luật pháp mà còn là phương pháp luận của ngành CTXH: (1) quyền con người, (2) công bằng, (3) đạo đức nghề và là nguyên tắc chi phối mọi hoạt động của CTXH. Tuy nhiên, NLĐNC khu vực KTPNN ở các đô thị rất khó để có cơ hội sử dụng đầy đủ các quyền của họ tiếp cận DVCTXH. Bên cạnh đó để làm rõ các vấn đề nghiên cứu, luận án sử dụng một số lý thuyết trong CTXH như: Thuyết nhu cầu, lý thuyết về hệ thống sinh thái.

4.2. Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết được các nhiệm vụ đặt ra, đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, thu thập số liệu thống kê, phương pháp chuyên gia, phương pháp phỏng vấn sâu, phương pháp chuyên gia, phương pháp nghiên cứu văn bản tài liệu. Cụ thể đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

4.2.1. Phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu

4.2.1.1. Mục đích

Để làm rõ cơ sở lí luận tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu là chủ yếu. Thông qua phương pháp này giúp tác giả nghiên cứu thu thập và cập nhật

được các thông tin thứ cấp, hiểu rõ hơn về vấn đề liên quan đến DVCTXH đối với NLĐNC khu vực kinh tế phi nhà nước.

4.2.1.2. Nội dung

- Thu thập thông tin từ các tài liệu liên quan phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa các khái niệm công cụ, những lí thuyết cũng như những nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước trên cơ sở các sách, các công trình đã được đăng tải trên các sách báo, tạp chí, … về các vấn đề liên quan đến DVCTXH đối với NLĐNC khu vực KTPNN.

- Qua đó cho phép luận án giả nghiên cứu thu thập và cập nhật được các thông tin thứ cấp, hiểu rõ hơn về vấn đề nghiên cứu đồng thời chỉ ra được khoảng trống và tìm ra hướng đi trong nghiên cứu luận án của mình.

4.2.2. Phương pháp chuyên gia

4.2.2.1. Mục đích

Nhằm thu thập những ý kiến đánh giá chuyên sâu và những kinh nghiệm để xây dựng căn cứ nhận biết các hoạt động CTXH, làm rõ thực trạng, khả năng sử dụng cũng như những yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận DVCTXH với NLĐNC khu vực KTPNN.

4.2.2.2. Nội dung

- Thảo luận với các chuyên gia về những nội dung liên quan đến DVCTXH với NLĐNC khu vực KTPNN tại địa bàn khảo sát.

- Thông qua các ý kiến của chuyên gia giúp xác định được các nội dung nghiên cứu thực tiễn như: Thực trạng biểu hiện các khả năng sử dụng DVCTXH và các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ công tác xã hội với NLĐNC khu vực KTPNN .

4.2.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

4.2.3.1. Mục đích

- Thu thập thông tin về đặc trưng cơ bản của khách thể nghiên cứu và làm rõ được thực trạng, mức độ sử dụng DVCTXH đối với NLĐNC khu vực KTPNN hiện nay.

- Làm rõ mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến DVCTXH đối với NLĐNC khu vực KTPNN. Xây dựng hoàn thiện được bộ công cụ để nghiên cứu thực tiễn.

4.2.3.2. Nội dung của phiếu khảo sát

- Thu thập thông tin về đặc trưng cơ bản của người lao động nhập cư khu vực kinh tế phi nhà nước hiện nay.

- Đánh giá thực trạng biểu hiện và mức độ sử dụng DVCTXH đối với NLĐNC khu vực kinh tế phi nhà nước.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/03/2023