hướng đến việc đáp ứng nhu cầu của NKT trong tìm kiếm việc làm, có được việc làm, tạo ra thu nhập, hướng đến sự phát triển và hội nhập xã hội.
Trong quá trình cung cấp, điều phối DVCTXH hỗ trợ NKT tiếp cận việc làm, người cung cấp dich vụ, NVCTXH phải tuân theo nền tảng triết lý, quy điều đạo đức và nguyên tắc hành động của nghề nghiệp, đặc biệt cần chú trọng đến nguyên tắc không phân biệt đối xử đối với NKT trong lĩnh vực việc làm, thể hiện ở việc NKT và người không khuyết tật đều được đối xử bình đẳng về việc làm, cơ hội tìm kiếm việc làm cũng như duy trì việc làm là như nhau. Nguyên tắc này được dựa trên quyền con người, vì vậy dù NKT có bị khiếm khuyết về mặt sinh học thì họ cũng được đối xử bình đẳng như một thành viên chính thức của xã hội. Mục đích của DVCTXH trong hỗ trợ việc làm đối với NKT là nhằm giúp
NKT tiếp cận được với việc làm từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống cho NKT, đảm bảo sự tham gia của NKT cách bình đẳng trong cuộc sống, từ đó NKT có thể khẳng định các giá trị, vai trò và vị trí của mình khi tham gia vào các hoạt động của cộng đồng, xã hội.
1.5.3.2. Vai trò dịch vụ công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm với người khuyết tật
DVCTXH có ý nghĩa quan trọng với NKT trong quá trình tiếp cận việc làm vì nó góp phần nâng cao các chức năng xã hội, nâng cao trình độ tay nghề, kỹ năng làm việc và giá trị bản thân của NKT. Thông qua việc tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ việc làm, NKT học được cách giải quyết vấn đề của họ gặp phải trong quá trình tìm việc, học được cách nâng cao năng lực nhằm giúp bản thân họ trở về trạng thái bình thường, biết cách thực hiện các chức năng xã hội khi làm việc để có thể hòa nhập với cộng đồng, xã hội một cách hài hòa cũng như có khả năng giải quyết các vấn đề có thể phát sinh trong tương lai.
DVCTXH góp phần cải thiện cuộc sống của NKT vì nó hướng đến việc phát hiện sớm, loại bỏ những yếu tố tiêu cực tác động đến nhận thức của NKT, ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện các chức năng của họ khi tham gia làm việc, cũng như tác động đến nhận thức gia đình, cộng đồng về giá trị bản thân
của NKT, khả năng tham gia lao động, khả năng đáp ứng nhu cầu công việc và sự đóng góp của NKT cho xã hội thông qua hoạt động việc làm.
DVCTXH góp phần nâng cao nhận thức của NKT, gia đình và cộng đồng về vai trò của nghề CTXH, được thể hiện qua việc NVCTXH hỗ trợ NKT phát huy tiềm năng sẵn có, nâng cao giá trị bản thân của NKT, kết nối NKT và gia đình họ với các cơ sở cung cấp DVVL, các cơ sở kinh doanh tuyển dụng NKT, tham vấn tâm lý giúp NKT giải tỏa những thắc mắc, băn khoăn trong quá trình tìm việc, tư vấn về các chế độ, chính sách việc làm mà NKT được hưởng, giáo dục các kỹ năng mềm phù hợp yêu cầu công việc... để NKT và gia đình họ có đủ năng lực, sự tự tin trong việc ứng phó và giải quyết các vấn đề của chính họ trong quá trình tiếp cận việc làm.
1.5.3.3. Các loại hình dịch vụ công tác xã hội, vai trò nhân viên công tác xã hội trong cung cấp dịch vụ việc làm với người khuyết tật
- Dịch vụ truyền thông về việc làm: Là dịch vụ cung cấp những thông tin cần thiết nhằm giúp NKT biết được các cơ sở cung cấp DVVL, các cơ sở có nhu cầu tuyển dụng NKT, nắm được kiến thức về chế độ chính sách được hưởng khi học nghề và làm việc. Các hoạt động chủ yếu của dịch vụ này gồm: Thông tin về chế độ, chính sách việc làm; thông tin về cơ sở đào tạo nghề; thông tin về doanh nghiệp tuyển dụng NKT; thông tin về cơ sở cung cấp DVVL. Khi cung cấp dịch vụ, NVCTXH cần phối hợp với các ban ngành, đoàn thể, cơ sở cung cấp dịch vụ tuyên truyền rộng rãi trong cộng đồng bằng nhiều hình thức khác nhau như phát thanh thường nhật trên đài truyền hình, truyền thanh, đăng tải trên mạng xã hội, báo chí… cho đến việc phát tờ bướm, tờ rơi trong các buổi họp tổ dân phố, đoàn thể nhằm cung cấp thông tin để NKT và gia đình họ có thể tiếp cận thông tin việc làm một cách hiệu quả, từ đó họ có thể tìm được việc làm phù hợp, ổn định cuộc sống, có thể hòa nhập với xã hội trong sự phát triển.
Có thể bạn quan tâm!
- Dịch vụ công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm đối với người khuyết tật từ thực tiễn Quận Thủ Đức Thành phố Hồ Chí Minh - 2
- Một Số Lý Thuyết Công Tác Xã Hội Ứng Dụng Trong Nghiên Cứu
- Một Số Đặc Điểm Tâm Lý Của Người Khuyết Tật
- Cơ Sở Pháp Lý Về Dịch Vụ Công Tác Xã Hội Hỗ Trợ Người Khuyết Tật Tiếp Cận Việc Làm
- Tầm Quan Trọng Của Việc Làm Với Người Khuyết Tật
- Dịch Vụ Giới Thiệu Việc Làm, Kết Nối Nguồn Lực
Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.
- Dịch vụ tham vấn, tư vấn việc làm: Là cách thức hỗ trợ NKT tự tin hơn vào bản thân, giải tỏa được những cảm xúc, những băn khoăn về việc chọn nghề, học nghề, về chính sách đào tạo cũng như chọn lựa nghề phù hợp sau khi tốt nghiệp. Các hoạt động chủ yếu của dịch vụ này gồm: Tư vấn học nghề, chọn
nghề phù hợp dạng tật; tham vấn chế độ, chính sách ưu đãi việc làm; được hỗ trợ về tâm lý, kỹ năng xin việc làm. Khi cung cấp dịch vụ, NVCTXH cần tham vấn nhằm giúp cho NKT lựa chọn nghề, trình độ đào tạo, nơi học phù hợp cũng như lựa chọn công việc phù hợp với khả năng, chuyên môn và sức khỏe... vì hầu hết NKT còn chưa nắm được thông tin về nơi đào tạo nghề, từng loại hình công việc phù hợp với từng dạng khuyết tật, và hơn hết là NKT do mặc cảm về khiếm khuyết nên e ngại tham gia vào hoạt động học nghề và tìm kiếm việc làm. Không chỉ tham vấn cho NKT, nhân viên CTXH cũng cần tham vấn, hỗ trợ cho các cơ sở kinh doanh nhận NKT vào làm về kỹ năng giao tiếp, kỹ năng khuyến khích, kỹ năng làm việc nhóm... nhằm giúp NKT có thêm niềm tin, động lực phấn đấu vươn lên, không còn cảm thấy bị kỳ thị và phân biệt đối xử trong cuộc sống.
- Dịch vụ học văn hóa, đào tạo nghề: Là một trong những chiến lược giúp NKT có cơ hội tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm để có thể sống độc lập, có thu nhập ổn định nhằm bảo đảm cuộc sống của mình và không còn phụ thuộc vào kinh tế gia đình. Các hoạt động chủ yếu của dịch vụ này gồm: Được hỗ trợ nâng cao kiến thức; được hỗ trợ đào tạo tay nghề; được hỗ trợ đào tạo kỹ năng xã hội. Khi cung cấp dịch vụ, NVCTXH cần hỗ trợ đào tạo nghề, nâng cao năng lực cho NKT, trang bị kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp để họ có khả năng tham gia vào thị trường lao động, đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của cơ sở kinh doanh là rất cần thiết. Thêm nữa, với vai trò là người đào tạo, NVCTXH cần đi sâu vào việc hỗ trợ về tâm lý để giúp NKT, gia đình NKT tháo gỡ những rào cản ngăn cản họ tiếp cận với dịch vụ đào tạo nghề cũng như tăng cường hỗ trợ thầy cô tại các cơ sở đào tạo nghề về kỹ năng làm việc với NKT, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng động viên người học... nhằm giúp NKT có thêm niềm tin, động lực phấn đấu vươn lên, không cảm thấy bị kỳ thị và phân biệt đối xử khi tham gia học nghề.
- Dịch vụ giới thiệu việc làm, kết nối nguồn lực: Là phương cách hỗ trợ NKT theo hướng phục hồi chức năng. Hoạt động này góp phần quyết định tính ổn định công việc của NKT cũng như giúp họ nối kết với những dịch vụ cần thiết trong quá trình tìm việc. Các hoạt động chủ yếu của dịch vụ này gồm: Giới thiệu việc làm phù hợp; kết nối với nhà tuyển dụng; kết nối với các dịch vụ khác. Khi
cung cấp dịch vụ, NVCTXH thể hiện vai trò như một người trung gian kết nối NKT với các nguồn lực cần thiết. Nguồn lực này có thể là các cá nhân, tổ chức, ban ngành... hoặc các dịch vụ sẵn có trong cộng đồng liên quan đến vấn đề cần giải quyết. Để thực hiện tốt vai trò kết nối trong hỗ trợ việc làm, nhân viên CTXH cần nắm rõ các thông tin tuyển dụng của các cơ sở sản xuất, đánh giá về điều kiện, môi trường và tính chất công việc của cơ sở cũng như hiểu rõ nhu cầu, khả năng, sức khỏe của NKT để giới thiệu những công việc phù hợp cho họ. Đây là công cụ hữu ích để NKT có thể tiếp cận với nhà tuyển dụng để tìm việc làm thông qua sự giới thiệu của NVCTXH.
- Dịch vụ quản lý trường hợp: Là quy trình cùng họ xác định nhu cầu cần trợ giúp, cùng xây dựng và thực hiện kế hoạch trợ giúp với họ cũng như điều phối các hoạt động cung cấp DVVL để hỗ trợ họ có việc làm, ổn định cuộc sống và hòa nhập xã hội. Các hoạt động chủ yếu của dịch vụ này gồm: Được tham gia đánh giá nhu cầu việc làm; được cùng xây dựng kế hoạch hỗ trợ việc làm; được cùng đánh giá kế hoạch sau khi thực hiện. Khi cung cấp dịch vụ, NVCTXH cùng với NKT xác định vấn đề cụ thể qua đánh giá nhu cầu toàn diện khi tìm việc làm, cùng với NKT xây dựng kế hoạch nhằm giải quyết vấn đề đã được đánh giá, kết nối NKT với các nguồn lực hỗ trợ sẵn có trong cộng đồng để họ có thể tiếp cận việc làm, phục hồi chức năng xã hội và hướng đến sự phát triển. QLTH là cách thức mà NVCTXH mang đến cho NKT một dịch vụ hỗ trợ việc làm toàn diện, đảm bảo tính công bằng trong quá trình trợ giúp cũng như NKT được trao quyền thực sự trong suốt quá trình tiếp cận dịch vụ dành riêng cho họ.
- Dịch vụ hỗ trợ sinh kế: Là cách thức giúp NKT bằng những nỗ lực cá nhân, kết hợp với các nguồn lực hỗ trợ tự tạo ra những công việc phù hợp với khả năng nhằm góp phần tăng trưởng kinh tế gia đình, nâng cao giá trị bản thân khi làm việc, ổn định cuộc sống và hòa nhập với cộng đồng, xã hội tốt hơn. Các hoạt động chủ yếu của dịch vụ này gồm: Hỗ trợ vay vốn ưu đãi; hỗ trợ kỹ thuật, cách thức làm ăn; hỗ trợ trang thiết bị làm ăn. Khi cung cấp dịch vụ, NVCTXH cần tìm kiếm, huy động các nguồn lực sẵn có trong cộng đồng để kết nối NKT với những nguồn lực này nhằm giúp họ tiếp cận được các nguồn vốn vay ưu đãi,
được hỗ trợ về kỹ thuật, trang thiết bị làm ăn. Việc tiếp cận các nguồn lực này chỉ đạt hiệu quả khi mà NVCTXH thể hiện được vai trò của mình trong quá trình trợ giúp như biện hộ vì quyền lợi của NKT, cung cấp những kỹ năng tiếp cận nguồn vốn, cung cấp kiến thức về chính sách vay vốn ưu đãi, tư vấn, tham vấn giúp NKT gỡ bỏ những khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn... có như thế mới đảm bảo NKT tiếp cận được các hoạt động trong dịch vụ hỗ trợ sinh kế.
- Dịch vụ hỗ trợ chính sách, pháp lý: Là cách thức giúp NKT và gia đình họ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp khi tiếp cận các nguồn lực hỗ trợ việc làm, các ưu đãi trong đào tạo nghề, giải quyết việc làm cũng như tiếp cận với các chính sách ưu đãi khác qua sự kết nối với các cơ sở hỗ trợ pháp lý dành cho NKT. Các hoạt động chủ yếu của dịch vụ này gồm: Được thông tin về chế độ, chính sách; được tư vấn về chế độ, chính sách; được kết nối với cơ sở hỗ trợ chính sách. Khi cung cấp dịch vụ, NVCTXH cần tham vấn, tư vấn cho NKT về các vấn đề liên quan đến việc làm của họ, cung cấp thông tin về chế độ, chính sách liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp mà họ được hưởng theo quy định của luật, hỗ trợ NKT và gia đình họ rà soát các chế độ ưu đãi khi tiếp cận việc làm... nhằm đảm bảo cho NKT được hưởng tối đa các hoạt động trong DVVL.
1.6. Một số yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ công tác xã hội hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận việc làm
1.6.1. Bản thân người khuyết tật
Cá nhân NKT với những đặc điểm đặc trưng cũng có những ảnh hưởng đến DVCTXH trong việc hỗ trợ đối tượng này. Về tâm lý, với những đặc điểm như tự ti, mặc cảm, họ dễ dàng tự cô lập bản thân và tránh xa các mối quan tâm của xã hội, trong đó có việc tiếp cận dịch vụ hỗ trợ việc làm. Nếu vượt qua được những rào cản tâm lí, họ có thể tiếp cận các dịch vụ xã hội cũng như công việc như những người bình thường. Điều này không những giúp chính bản thân họ mà còn góp phần hỗ trợ thúc đẩy các DVCTXH một cách hiệu quả hơn. Thêm nữa, những khiếm khuyết về mặt cơ thể cũng gây cản trở họ trong công việc, trong việc duy trì và thăng tiến bản thân, và nó trở thành nguyên nhân khiến họ dễ dàng bỏ cuộc, hoặc không được công nhận bởi những người xung quanh. Đây là là
những nguyên nhân và cũng là rào cản đối với NKT trong việc tìm kiếm, tiếp cận cũng như đón nhận các dịch vụ xã hội hỗ trợ họ.
1.6.2. Đội ngũ nhân viên cung cấp dịch vụ công tác xã hội
Khi cung cấp dịch vụ cho NKT, người cung cấp dịch vụ, NVCTXH có vai trò trung gian trong việc kết nối NKT với các dịch vụ xã hội, trong đó có DVVL. Không những có vai trò kết nối, NVCTXH còn có vai trò là người thực hiện, vận dụng thực tiễn các phương pháp CTXH để hỗ trợ một cách tối ưu cho NKT. Bên cạnh đó, NVCTXH còn có vai trò theo dõi và giám sát việc thực hiện, cũng như có những điều chỉnh, đề xuất phù hợp để NKT ngày càng tiếp cận được các dịch vụ xã hội một cách hiệu quả hơn. Để có thể thực hiện tốt những vai trò quan trọng kể trên, NVCTXH cần được đào tạo bài bản, cần có kiến thức, kỹ năng và thái độ chuyên nghiệp của nghề. Khi đội ngũ này hội đủ những yếu tố và phẩm chất, cũng như năng lực cần thiết, nó giúp cho công tác phục vụ những NKT được hiệu quả, và ngược lại, nó gây nên những khó khăn cho NKT khi tiếp cận dịch vụ cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cung cấp dịch vụ của cơ sở.
1.6.3. Cơ chế, chính sách
Việc xây dựng cơ chế chính sách trong việc hỗ trợ NKT không những hỗ trợ việc thực hiện quyền lợi mà còn giúp đối tượng này tiếp cận việc làm thông qua các dịch vụ xã hội. Từ đó góp phần bảo vệ và hỗ trợ NKT hòa nhập cộng đồng, tham gia bình đẳng vào các hoạt động xã hội. Chính sách hỗ trợ NKT còn giúp họ có cơ sở và tiền đề cho sự tự tin, khẳng định giá trị của bản thân với gia đình và xã hội, để tăng cường và khôi phục những chức năng xã hội của họ. Chỉ khi chính sách đáp ứng được nhu cầu của NKT khi tìm việc, đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp khi tuyển dụng NKT, sự thuận lợi của các cơ sở trong triển khai thực hiện thì nó mới là môi trường pháp lý hiệu quả để NKT có thể tham gia vào hoạt động việc làm như người bình thường. Hơn nữa, nghề CTXH đang phát triển ở Việt Nam nhưng hành lang pháp lý của nghề chưa được hoàn thiện. Như vậy, việc xây dựng cơ chế, chính sách rõ ràng sẽ giúp đỡ không những NKT mà còn giúp cho những cơ sở cung cấp dịch vụ dễ dàng thực thi, NVCTXH có được
điều kiện thuận lợi và môi trường hiệu quả để trợ giúp NKT, đặc biệt trong việc hỗ trợ NKT tiếp cận việc làm.
1.6.4. Đặc điểm cơ sở cung cấp dịch vụ
Với yếu tố cơ sở cung cấp dịch vụ, vị trí của cơ sở ảnh hưởng trực tiếp đến việc tiếp cận DVVL của NKT. NKT chỉ có thể tham gia học văn hóa, học nghề, tư vấn việc làm… khi cơ sở cung ứng dịch vụ nằm ở vị trí thuận lợi mà họ dễ dàng tiếp cận, nếu không thì NKT khó có thể tìm được những hỗ trợ cần thiết để giải quyết vấn đề của họ. Ngoài ra, tính phong phú của hệ thống dịch vụ ảnh hưởng đến việc tiếp cận cơ sở của NKT. Cụ thể, nếu cơ sở cung cấp nhiều dịch vụ trong hỗ trợ việc làm thì NKT được hỗ trợ toàn diện khi có nhu cầu học nghề, tìm việc làm, cũng như bản thân NKT cảm thấy hài lòng khi được cung ứng DVVL trọn gói mà không phiền lòng khi phải tìm kiếm nhiều nơi khác nhau. Hơn nữa, tính cung cấp thông tin cũng ảnh hưởng đến DVVL của cơ sở. Điều này thể hiện qua cách phục vụ của đội ngũ nhân viên cung cấp dịch vụ, thủ tục cung cấp DVVL, cách thức truyền thông về hệ thống dịch vụ của cơ sở. Ngược lại, nếu cơ sở không hội đủ các yếu tố này thì khó tìm được sự quan tâm, sự thu hút NKT đến với cơ sở khi có nhu cầu việc làm.
1.6.5. Nhận thức của gia đình và cộng đồng
Nhận thức của gia đình, cộng đồng có ảnh hưởng lớn đến việc tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ việc làm của NKT. Khi mang trên mình những khiếm khuyết, NKT ít được gia đình tạo điều kiện học văn hóa, học nghề hay tham gia vào lĩnh vực việc làm. Bên cạnh đó, sự kỳ thị và gán nhãn của người thân, cộng đồng rằng NKT không thể làm việc hoặc nếu làm được cũng không đạt năng suất như người bình thường đã ảnh hưởng trực tiếp đến họ. Chính định kiến này là rào cản đẩy NKT ra bên lề của xã hội. Sự kỳ thị, gán nhãn của gia đình và cộng đồng trở thành rào cản trong việc tiếp cận dịch vụ hỗ trợ đối với NKT. Sự kỳ thị, gán nhãn này còn làm suy yếu tinh thần và gây nên những ảnh hưởng tâm lý đối với NKT trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội, đặc biệt là dịch vụ hỗ trợ việc làm dành riêng cho họ. Vì thế, muốn cho NKT tiếp cận được việc làm cách hiệu quả, gia đình và cộng đồng cần động viên, hỗ trợ để NKT cảm thấy tự tin khi tìm kiếm
việc làm và tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ cần thiết. Không những thế, sự công nhận của gia đình và cộng đồng còn giúp NKT thể hiện được sự tự lập và cái tôi của họ, từ đó họ dễ dàng đứng vững trên sự khiếm khuyết của mình.
1.7. Quan điểm, cơ sở pháp lý về dịch vụ công tác xã hội hỗ trợ việc làm đối với người khuyết tật
1.7.1. Quan điểm của Nhà nước về phát triển nghề công tác xã hội trong trợ giúp người khuyết tật
Nhằm hỗ trợ NKT giảm bớt khó khăn, tham gia cách bình đẳng hơn vào các hoạt động của xã hội, Đảng và Nhà nước đã chỉ đạo ban hành một số văn bản pháp lý về CTXH trong trợ giúp NKT như sau:
Chính phủ đã ban hành Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chỉnh phủ phê duyệt Đề án phát triển Nghề CTXH giai đoạn 2010 - 2020 ngày 25/3/2010. Mục tiêu của Đề án là: Phát triển CTXH trở thành một nghề ở Việt Nam; nâng cao nhận thức của toàn xã hội về nghề CTXH; xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên CTXH đủ về số luợng, đạt yêu cầu về chất luợng gắn với phát triển hệ thống cơ sở cung cấp DVCTXH tại các cấp, góp phần xây dựng hệ thống an sinh xã hội tiên tiến.
Quyết định số 1019/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án trợ giúp NKT giai đoạn 2012 - 2020 ngày 05/8/2012. Mục tiêu của Đề án nhằm hỗ trợ NKT phát huy khả năng của mình để đáp ứng nhu cầu bản thân; tạo điều kiện để NKT vươn lên tham gia bình đẳng vào các hoạt động kinh tế - xã hội, góp phần xây dựng cộng đồng và xã hội. Đề án là sự cụ thể hóa Công ước quốc tế về quyền của NKT nhằm giúp NKT được tiếp cận với quyền nhiều hơn.
Thông tư 09/2013/TTLT-BLĐTBXH-BNV của Bộ LĐTBXH và Bộ Nội vụ ngày 10/6/2013 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm cung cấp DVCTXH công lập (Gọi tắt là Trung tâm CTXH). Thông tư này có nêu rõ chức năng cung cấp dịch vụ cho NKT như cung cấp dịch vụ điều trị y tế ban đầu, trị liệu khủng hoảng tâm lý, phục hồi thể chất, tư vấn và trợ giúp thụ hưởng các chính sách trợ cấp xã hội, dịch vụ về giáo dục xã hội và nâng cao năng lực, hỗ trợ đối tượng hòa nhập cộng đồng.