Hiểu Biết Về Dịch Vụ Công Tác Xã Hội Với Nam Giới Gây Bạo Lực

13. Nếu có ai đến hỗ trợ hoặc khuyên bảo chồng chị nên dừng lại hành vi bạo lực thì chồng chị phản ứng như thế nào? ( Dừng lại hay tiếp tục )

14. Thái độ của người thân/ gia đình hai bên của chị khi thấy con em mình bị đánh/chửi… ?

15. Với tình trạng bạo lực trong quan hệ vợ chồng, khi chị chưa nói ra mà hàng xóm/người khác biết được, họ có chủ động giúp đỡ gì không?

16. Chị đã làm những gì/tìm gặp ai/tổ chức nào nhờ giúp đỡ... để bảo vệ mình khỏi bạo hành?

17. Kết quả có làm anh/chị hài lòng? điều gì chưa hài lòng? Vì sao?

18. Chị có biết các hoạt động hỗ trợ, giúp đỡ nạn nhân bạo bạo lực ở địa phương mình là gì không? Chị đã tiếp cận dịch vụ nào chưa? Nếu đã từng vui lòng chị kể rò.

19. Đơn vị, tổ chức nào ở địa phương hoạt động giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình ? Chị mong muốn sự hỗ trợ như thế nào là tốt nhất?

20. Chị đánh giá thế nào về thái độ và sự can thiệp của cộng đồng/các tổ chức đoàn thể/chính quyền về hiện tượng bạo lực gia đình ở địa phương? Điều gì còn hạn chế?

21. Chị nhìn nhận thế nào về quan niệm/hiểu biết của người dân trong cộng đồng về các hành vi bạo lực gia đình? Cần làm gì thêm để cải thiện tình trạng này?

III. Hiểu biết về dịch vụ công tác xã hội với nam giới gây bạo lực

22.Theo chị làm việc với nam giới gây bạo lực có quan trọng hay không trong việc góp phần làm giảm thiểu bạo lực gia đình? Chị có ủng hộ không? Vì sao?

23.Chị có biết các hoạt động nào trong các loại hình dịch vụ sau đây đang được cung cấp dành cho nam giới gây bạo lực nhằm giảm thiểu bạo lực gia đình hiện nay tại địa phương ?

- Dịch vụ truyền thông vận động giáo dục nâng cao nhận thức trong phòng chống bạo lực gia đình

- Dịch vụ tư vấn pháp lý cho nam giới gây bạo lực

- Dịch vụ tham vấn hỗ trợ tâm lý cá nhân

- Câu lạc bộ hỗ trợ nhóm nam giới gây bạo lực

- Dịch vụ khác: ( kể thêm)

24. Nếu ở địa phương có các dịch vụ trên thì chồng chị có bao giờ tham gia không? Nếu có tham gia chị có thấy nói chuyện hay kể với chị không? Phản ứng của chồng chị tiếp diễn ở những ngày sau như thế nào?

25. Lý do tại sao chồng chị không tiếp cận và tham gia các dịch vụ trên?

26. Chị có thấy xung quanh chị có nam giới gây bạo lực nào tham gia các dịch vụ trên hay không? Họ có nhận xét như thế nào?

27. Chị có đánh giá như thế nào về hiệu quả của hoạt động cung cấp dịch vụ cho nam giới nhằm giảm thiểu bạo lực gia đình hiện nay ở địa phương?

28. Theo chị hoạt động cung cấp dịch vụ với nam giới nhằm giảm thiểu bạo lực gia đình đã và đang có những thuận lợi hay khó khăn gì? Nguyên nhân ?

29. Chị vui lòng cho biết biện pháp nhằm nâng cao vai trò của dịch vụ công tác hỗ trợ với nam giới nhằm giảm thiểu bạo lực gia đình ở địa phương hiện nay?

30. Nếu chồng cho được mời tham gia vào câu lạc bộ nam giới gây bạo lực chị có ủng hộ và tạo điều kiện thuận lợi để anh tham gia hay không? Vì sao? Nếu có chị mong đợi những gì về hoạt động của mô hình dịch vụ này?

Xin cảm ơn chị đã bớt chút thời gian tham gia trò chuyện!

Phụ lục 4: PHỎNG VẤN CÁ NHÂN

Cán bộ làm công tác gia đình và chính quyền địa phương


1. Đánh giá của anh/chị về mức độ phổ biến của hành vi bạo lực trong gia đình ở địa phương?

2. Theo anh/chị loại bạo lực nào hay xảy ra trong các gia đình nhất? Hình thức bạo lực nào có chiều hướng tăng/giảm? vì sao?

3. So với 5 năm trước, tình trạng này nói chung tăng lên/giảm đi như thế nào? vì sao ?(số lượng vụ việc được biết đến, can thiệp; về mức độ nghiêm trọng, xuất hiện các dạng bạo lực mới...?);

4. Hình thức bạo lực nào có chiều hướng tăng/giảm? vì sao?

5. Từ góc độ chuyên môn, anh/chị đánh giá thế nào về nhận thức và thái độ của đội ngũ cán bộ ở địa phương - những người có trách nhiệm phòng ngừa, can thiệp các hành vi bạo lực - hiện nay?

6. Sự tham gia của chính quyền các cấp vào công tác này như thế nào? Vì sao?

7. Những thuận lợi, khó khăn của anh/chị từ khi đảm nhận mảng công tác này là gì?

8. Công tác mà anh/chị đảm nhận hiện nay có liên quan đến việc giải quyết tình trạng bạo lực trong gia đình, theo anh/chị, tổ chức, đoàn thể nào có vai trò tích cực trong công tác này ở địa phương?

9. Sự phối hợp giữa các tổ chức, đoàn thể trong công tác này đang đặt ra những vấn đề gì? Làm thế nào để tăng cường hiệu quả trong phối hợp công tác?

10. Có những hoạt động gì tập trung vào nam giới? Cách thức tổ chức các hoạt động đó như thế nào? Sự tham gia của nam giới thế nào?

11. Theo Anh/chị triển khai các dịch vụ công tác xã hội với đối tượng là nam giới gây bạo lực nhằm giảm thiểu bạo lực gia đình có tính hiệu quả cao hay không? Vì sao?

12. Xin anh ( chị ) vui lòng cho biết một số hoạt động của các dịch vụ hỗ trợ chính sau đây đang được cung cấp dành cho nam giới gây bạo lực nhằm giảm thiểu bạo lực gia đình tại địa phương? Mong anh/chị nêu cụ thể các hoạt động

13. Mức độ hài lòng của anh /chị về các dịch vụ này ở cơ sở?

14. Cần cải tiến, thay đổi hoặc hỗ trợ những gì? Hiệu quả của các dịch vụ này như thế nào?

15. Bài học mà anh/chị rút ra cho bản thân trong lĩnh vực này là gì?

16. Để đáp ứng được yêu cầu của cấp trên và nhu cầu thực tế của đối tượng, anh/chị thấy cần thay đổi, cải tiến hoặc hỗ trợ thêm những gì?

17. Những người nam giới gây bạo lực có gặp các cản trở/khó khăn nào khi tiếp cận những dịch vụ này không? ( như ngại tiếp cận với dịch vụ; sự ngăn chặn của gia đình/ không thuận tiện về giao thông/ sự thờ ơ của cộng đồng...)

18. Những khó khăn mà địa phương đang gặp phải trong việc triển khai các dịch vụ trên là gì? (Khó khăn về nhận thức chung/ cơ sở vật chất/ năng lực cán bộ/ chế tài luật pháp/trình tự thủ tục....)

19. Anh chị có những đề xuất/ gợi ý gì (khắc phục khó khăn, đề xuất giải pháp, hỗ trợ các mặt...) nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các dịch vụ công tác xã hội với nam giới trong việc phòng ngừa/phát hiện/can thiệp và ngăn chặn bạo lực gia đình nhằm hạn chế hậu quả, xây dựng gia đình hạnh phúc, môi trường sống trong cộng đồng an toàn, lành mạnh?

20. Nếu địa phương anh/chị công tác triển khai mô hình câu lạc bộ nam giới gây bạo lực nhằm giảm thiểu bạo lực gia đình anh/chị có những đề xuất gì về nội dung và cách thức hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả của mô hình này như thế nào?

Xin cảm ơn anh/chị đã bớt chút thời gian tham gia trò chuyện!

Phục lục 5 PHỎNG VẤN CÁ NHÂN

( Thành viên tham gia CLB Nam giới gây bạo lực)


1. Anh thích điều gì nhất khi tham gia CLB? Vì sao?

2. Mỗi lần sinh hoạt CLB, cảm giác của anh như thế nào ( hài lòng/ không hài lòng)?

3. Anh thấy mình thay đổi như thế nào về cảm xúc và nhận thức kể từ khi tham gia CLB đến nay?

4. Kể từ khi tham gia CLB đến nay tần suất anh thực hiện hành vi bạo lực với vợ như thế nào ( tăng hay giảm, số lần…so với trước đây)?

5. Anh nhận được những điều gì sau khi tham gia CLB?

6. Anh có chia sẻ với các anh em khác về CLB không? Chia sẻ những gì? Ý kiến của những người khác ( tham gia và không tham gia CLB) ra sao?

7. Điều anh chưa hài lòng khi tham gia CLB? Vì sao? Theo anh những thuận lợi và khó khăn khi anh tham dự CLB này là gì?

8. Vui lòng anh hãy đề xuất một vài giải pháp để thúc đẩy mô hình CLB phát triển sâu rộng và có kết quả thiết thực hơn nữa?

Xin cảm ơn anh đã bớt chút thời gian tham gia trò chuyện!

Phục lục 6

PHỎNG VẤN CÁ NHÂN

( Vợ thành viên tham gia CLB Nam giới gây bạo lực)


1. Chị có biết chồng mình tham gia CLB nam giới hiện đại không? Cảm xúc của chị khi biết chồng mình tham gia CLB như thế nào ( vui/ không thích)?

2. Mối quan hệ giữa vợ chồng chị có thay đổi gì từ ngày anh ấy tham gia CLB không( theo chiều hướng tốt hay xấu hay vẫn vậy)?

3. Tình trạng bạo lực trước và sau khi chồng chị có thay đổi không (tăng hay giảm, số lần…so với trước đây)?

4. Chị nhận thấy những thuận lợi và khó khăn trong quá trình chồng mình tham gia CLB?

5. Chị có bao giờ nói chuyện với chị em khác từng bị chồng bạo lực về CLB này không? Chồng của các chị ấy có tham gia không? Ý kiến của các chị ấy thế nào?

6. Vui lòng chị hãy đề xuất một vài giải pháp để thúc đẩy mô hình CLB phát triển sâu rộng và có kết quả thiết thực hơn nữa?

Xin cảm ơn chị đã bớt chút thời gian tham gia trò chuyện!

Phục lục 7

Phiếu đánh giá dành cho kiểm huấn viên CLB nam giới tiên phong


Họ và tên nhóm viên :


Câu 1: Hãy đánh giá mức độ thực hiện của nhóm viên về thực hiện các kĩ năng sau?



STT

Kỹ năng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

1

Kĩ thuật hết giờ khi xảy ra xung đột giữa hai vợ chồng











2

Xử trí đúng khi vợ nóng giận











3

Làm lành và thừa nhận trách nhiệm với vợ











4

Thể hiện sự tôn trọng và lắng nghe











5

Thương thuyết hoà bình với vợ











6

Lắng nghe và không đổ lỗi cho vợ











7

Vun đắp sự cởi mở và khoan dung với vợ











Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 301 trang tài liệu này.

Dịch vụ công tác xã hội đối với nam giới trong việc giảm thiểu bạo lực gia đình từ thực tiễn tỉnh Quảng Ninh - 29

Câu 2 : Hãy đánh giá mức độ thực hiện các công cụ để giám sát hành vi bạo lực của nhóm viên và duy trì hành vi thay thế mới tích cực?


STT

Kỹ năng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

1

Kĩ thuật hết giờ khi xảy ra xung đột giữa hai vợ chồng











2

Xử trí đúng khi vợ nóng giận











3

Làm lành và thừa nhận trách nhiệm với vợ











Xem tất cả 301 trang.

Ngày đăng: 13/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí