Dịch Vụ Công Tác Xã Hội Với Nam Giới Gây Bạo Lực Gia Đình

Về mặt tâm lý, khi có hành vi bạo lực họ có thể bị rơi vào các trạng thái tâm lý căng thẳng, lo lắng, sợ hãi, rối nhiễu tâm lý và khủng hoảng, họ lo lắng sợ hãi vì nhiều lý do như: họ có gây ra hành vi làm cho nạn nhân bị tử vong hay không? Nạn nhân, gia đình nạn nhân có đề nghị chính quyền địa phương xử lý theo pháp luật không? Nạn nhân và người nhà nạn nhân có đề nghị Toà án ly hôn không? Họ có thể có tâm lý ân hận, day dứt, căm giận bản thân mình về hành vi bạo lực vì họ vốn yêu thương nạn nhân.

Về mặt xã hội, họ có thể gặp khó khăn là bị mọi người trong gia đình xa lánh, cộng đồng kỳ thị và phân biệt đối xử. Thậm chí bị cô lập không cho giao tiếp với nạn nhân và người nhà nạn nhân khiến họ trở nên thu mình và ngại giao tiếp.

Về mặt thể chất, khi thực hiện các hành vi bạo lực, người GBL cũng có thể bị tổn thương về mặt thể xác như: bầm tím, gãy chân, tay…và các tổn thương khác, thậm chí bị chết do sự phản kháng hoặc do hành vi tự vệ của nạn nhân. Cũng có thể họ bị người thân của nạn nhân trả thù [24].

2.2.3.2 Nhu cầu của nam giới gây bạo lực

Nam giới gây bạo lực (NGGBL) cũng có những nhu cầu nhất định vì những khó khăn nêu trên, trước hết đó là nhu cầu tôn trọng, lắng nghe. Mặc dù có hành vi bạo lực nhưng NGGBL lại rất muốn được mọi người, nhất là những người thân trong gia đình và chính quyền địa phương tôn trọng, lắng nghe họ nói bởi khi họ có hành vi bạo lực thì mọi người thường có định kiến với họ, không muốn lắng nghe và cho rằng họ là người đáng bị lên án nên không phải lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng mong muốn của họ. Họ cũng có nhu cầu được thuộc về gia đình và nhóm người nào đó bởi tâm trạng cô đơn và cảm giác cô độc khi nạn nhân bỏ đi, gia đình xa lánh, xã hội kỳ thị, lên án khiến họ có nhu cầu được kết nối sẻ chia thuộc về một nhóm người nào đó đồng cảnh. NGGBL mong muốn được thể hiện bản thân, nhu cầu được khẳng định mình như muốn chăm sóc nạn nhân, thể hiện tình cảm và trách nhiệm đối với nạn nhân sau khi có hành vi bạo lực. Ngoài ra NGGBL còn mong được tạo điều kiện để sửa chữa hành vi và lỗi lầm của mình. Bởi khi xảy ra bạo lực họ thường cố nguỵ biện cho hành vi bạo lực của mình. Tuy nhiên một số người sau khi gây bạo lực, họ cũng nhìn lại chính những hành vi của bản thân và nhận ra rằng những hành vi của họ là sai trái, nên họ mong muốn được thay đổi, được sửa chữa lỗi lầm và muốn được thể hiện trách nhiệm của mình. Với những tình huống như

vậy, nhân viên CTXH và những người thân trong gia đình nên cho họ cơ hội để họ sửa chữa sai lầm của mình ( Dẫn theo Bùi Thị Mai Đông, 2017) [24].

2.3 Dịch vụ công tác xã hội với nam giới gây bạo lực gia đình

2.3.1 Công tác xã hội trong việc giảm thiểu bạo lực gia đình

Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về khái niệm CTXH. Theo định nghĩa mới nhất được sử dụng hiện nay của Hiệp hội những người làm công tác xã hội ( IFSW ) vào tháng 7 năm 2014: ―Công tác xã hội là một nghề thực hành và là một lĩnh vực học thuật có mục đích thúc đẩy sự thay đổi và phát triển xã hội, sự gắn kết xã hội, sự trao quyền và giải phóng con người. Công bằng xã hội, quyền con người, trách nhiệm tập thể và tôn trọng sự đa dạng là các nguyên tắc cốt lòi của công tác xã hội. Công tác xã hội có nền tảng là các lý thuyết công tác xã hội, khoa học xã hội và nhân văn và các kiến thức địa phương. Dựa trên các nền tảng này, công tác xã hội kết nối con người với các tổ chức nhằm giải quyết các thách thức trong cuộc sống và nâng cao phúc lợi‖. [8]

Định nghĩa về CTXH tại Việt Nam đã được quy định cụ thể trong Thông tư 01/2017/LDDTBXH quy định về tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp đối với người làm công tác xã hội : ― Nghề công tác xã hội là những hoạt động chuyên nghiệp nhằm giải quyết các vấn đề của cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội; góp phần bảo đảm thực hiện quyền con người, công bằng, tiến bộ xã hội và hạnh phúc của nhân dân.‖ [ 8 ]

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 301 trang tài liệu này.

Từ những khái niệm trên về CTXH tác giả đi đến việc xây dựng khái niệm CTXH trong việc giảm thiểu BLGĐ là : “Toàn bộ các hoạt động chuyên nghiệp về phòng ngừa, ứng phó và giải quyết vấn đề bạo lực gia đình từ cấp độ cá nhân, gia đình và cộng đồng thông qua việc nâng cao năng lực phòng, chống bạo lực gia đình cho nạn nhân, người có hành vi bạo lực, các thành viên trong gia đình và cộng đồng, được thực hiện bởi đội ngũ nhân viên CTXH nhằm giảm thiểu tình trạng bạo lực gia đình. Với 5 nhiệm vụ chủ yếu sau: (1) Kịp thời phát hiện và ngăn chặn các biểu hiện của bạo lực gia đình; Nâng cao nhận thức của cộng đồng về phòng, chống BLGĐ; (2) Nâng cao năng lực ứng phó với bạo lực gia đình cho các thành viên trong gia đình có nguy cơ bị bạo lực;(3) Phát triển mạng lưới PCBLGĐ tại cộng đồng; xây dựng và nhân rộng các mô hình, các dịch vụ hỗ trợ người có nhu cầu trợ giúp trong lĩnh vực PCBLGĐ; (4) Cung cấp các dịch vụ xã hội như: tham vấn cá nhân, hỗ trợ pháp lý, hỗ trợ học nghề, tạo việc làm…cho các đối tượng cần

trợ giúp trong lĩnh vực PCBLGĐ để họ nhanh chóng khắc phục hậu quả do BLGĐ gây ra, phục hồi chức năng xã hội, hoà nhập vào sự phát triển chung của xã hội; (5) Tham vấn cho các nhà hoạch định và thực thi chính sách liên quan đến PCBLGĐ để các chính sách khi đi vào đời sống thực sự phát huy hiệu quả, đảm bảo các chính sách khi đi vào đời sống thực sự phát huy hiệu quả, đảm bảo các quyền con người, quyền bình đẳng nam nữ của người cần được trợ giúp trong công tác PCBLGĐ”.

Dịch vụ công tác xã hội đối với nam giới trong việc giảm thiểu bạo lực gia đình từ thực tiễn tỉnh Quảng Ninh - 9

2.3.2 Dịch vụ công tác xã hội với nam giới gây bạo lực gia đình

Theo tác giả Trần Thị Minh Đức (2011), ―Dịch vụ CTXH là hoạt động chuyên nghiệp của CTXH cung cấp các hoạt động hỗ trợ về tinh thần hay vật chất cho những người gặp hoàn cảnh khó khăn như người ngh o, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, người già, người là nạn nhân...hoặc những người có nhu cầu hỗ trợ về mặt tâm lý xã hội, trợ giúp pháp lý nhằm giảm thiểu những rào cản, những bất công và bất bình đẳng trong xã hội‖ [ 25].

Theo các nội dung được nêu trong báo cáo tình hình thực hiện Quyết định 32/2010/QĐ – TTg về Phát triển nghề CTXH tại Việt Nam, rà soát tiến độ của Bộ LĐTBXH và UNICEF Việt Nam ( 8/2014). Các dịch vụ có liên quan đến công tác xã hội bao gồm:

(1) Dịch vụ CTXH với trẻ em : Trẻ mồ côi hoặc trẻ bị bỏ rơi ; Trẻ em khuyết tật hoặc bị ảnh hưởng bởi HIV ; Trẻ chăm sóc ngoài gia đình (chăm sóc nhận nuôi, con nuôi);

(2) Dịch vụ CTXH với gia đình: Tư vấn hôn nhân ; Bạo lực gia đình ;

(3) Dịch vụ CTXH với người khuyết tật ;

(4) Dịch vụ CTXH với sức khỏe tâm thần ;

(5) Dịch vụ CTXH với người cao tuổi, không nơi nương tựa ;

(6) Dịch vụ CTXH với phòng chống tệ nạn xã hội: Lạm dụng ma túy ; Buôn bán người ; Mại dâm; HIV/AIDS ;

(7) Dịch vụ CTXH với người trẻ tuổi trong phạm pháp luật ;

(8) Dịch vụ CTXH với xóa đói giảm nghèo

Cũng trong báo cáo trên đã khái quát hiện nay có nhiều mô hình để cung cấp dịch vụ CTXH bao gồm:

(1) Mô hình cung cấp dịch vụ CTXH tại cơ sở: Tiêu biểu là mô hình trung tâm CTXH, trung tâm bảo trợ xã hội của mỗi địa phương…Các dịch vụ được triển khai, hỗ trợ thân chủ là đối tượng cần trợ giúp được thực hiện tại chính cơ sở đó.

(2) Mô hình cung cấp dịch vụ CTXH tại cộng đồng : Các mô hình này được cung cấp thực hiện ngay tại cộng đồng. Với mục đích nhằm huy động sự tham gia của cộng đồng trong việc trợ giúp các đối tượng cần hỗ trợ.

Nam giới gây bạo lực chính là một nhóm đối tượng của dịch vụ CTXH. Theo vụ Bình đẳng giới ( Bộ LĐTBXH ) ―Làm việc với nam giới gây bạo lực là quá trình sử dụng các phương pháp, cách thức tiếp cận cần thiết nhằm hỗ trợ cho nam giới là người trực tiếp hoặc tiềm tàng gây ra bạo lực với nữ giới nhìn nhận đúng đắn, thay đổi quan niệm và hành vi để không gây ra bạo lực với nữ giới.” [52]

Các văn bản hướng dẫn dưới luật và chương trình quốc gia nhằm thực hiện Luật Bình đẳng giới (2006) và Luật phòng, chống bạo lực gia đình (2007) nhấn mạnh ba nội dung trong các công tác giảm thiểu BLGĐ với nam giới: (i) Giáo dục kỹ năng sống và xây dựng gia đình nhằm đảm bảo nam giới có trách nhiệm chia sẻ công việc nhà và vì quyền phụ nữ trong gia đình; (ii) Thay đổi hành vi của nam giới và tư vấn cho người gây bạo lực thông qua các hoạt động truyền thông, nâng cao năng lực và các mô hình can thiệp; và (iii) Nâng cao nhận thức và xây dựng kỹ năng cho những người có nguy cơ gây bạo lực. [ 50 ]

Như vậy, có thể xác định khái niệm dịch vụ CTXH với nam giới gây BLGĐ sử dụng trong luận án này như sau: ― Dịch vụ CTXH với nam giới gây BLGĐ là hoạt động chuyên nghiệp của CTXH trong đó nhân viên CTXH sử dụng các phương pháp nhằm cung cấp các hoạt động hỗ trợ cho nam giới GBL về các lĩnh vực trong đời sống xã hội bao gồm tâm lý, y tế, giáo dục, pháp lý thông qua các mô hình khác nhau dựa trên nền tảng của CTXH chuyên nghiệp. Dịch vụ với nam giới GBL nhằm trợ giúp cho nam giới là người trực tiếp hoặc tiềm tàng gây ra bạo lực, hướng tới sự thay đổi nhận thức, thái độ và loại bỏ hành vi bạo lực với nữ giới trong gia đình, góp phần nâng cao hiệu quả của công tác phòng chống và giảm thiểu BLGĐ.”

2.3.3 Một số dịch vụ công tác xã hội với nam giới trong việc giảm thiểu bạo lực gia đình

Căn cứ vào cơ sở khoa học về vai trò, nội dung và hình thức hoạt động của các mô hình dịch vụ CTXH với nam giới trong việc giảm thiểu BLGĐ; cơ sở pháp lý của nhà nước quy định triển khai các dịch vụ CTXH trong việc giảm thiểu BLGĐ hướng tới nhóm đối tượng nam giới GBL; cơ sở thực tiễn tại địa bàn khảo sát ( tỉnh Quảng Ninh ) đang triển khai các dịch vụ CTXH với nam giới trong việc giảm thiểu

BLGĐ, tác giả đã tổng hợp 5 dịch vụ CTXH với nam giới trong việc giảm thiểu BLGĐ để phân tích và khảo sát nghiên cứu sau:

2.3.3.1 Dịch vụ truyền thông vận động giáo dục nâng cao nhận thức trong phòng chống bạo lực gia đình

Vai trò:

(1) Nâng cao nhận thức của người có hành vi bạo lực về bạo lực gia đình, giúp họ nhận ra hành vi bạo lực của mình là vi phạm pháp luật từ đó góp phần thay đổi thái độ và loại bỏ hành vi gây bạo lực với phụ nữ. Từ việc tuyên truyền thay đổi nhận thức của cá nhân nam giới sẽ tác động dẫn tới thay đổi hành vi, lối sống của cộng đồng, góp phần xây dựng cuộc sống gia đình ấm no, bình đẳng, hạnh phúc.

(2) Giáo dục tư tưởng giúp xoá bỏ tư tưởng lạc hậu, cổ hủ vì sự phân biệt giới, về sự thiết lập quyền lực của nam giới.

(3) Tổ chức, cổ vũ hành động vì quyền phụ nữ nhằm can thiệp một cách tích cực vào quá trình đem lại quyền lực cho phụ nữ.

(4) Phê phán, đấu tranh chống bạo lực trong gia đình trong toàn xã hội

(5) Nâng cao khả năng hiểu biết và tiếp cận của nam giới đến các dịch vụ hỗ trợ mình. Đây là kênh truyền thông về các dịch vụ CTXH hiệu quả nhất tới nhóm đối tượng là nam giới trong cộng đồng.

Nội dung:

(1) Tuyên truyền nâng cao những hiểu biết về bạo lực gia đình, nguyên nhân, hậu quả và các biện pháp phòng chống bạo lực gia đình (PCBLGĐ), về luật pháp PCBLGĐ, các kiến thức về bình đẳng giới và quyền của phụ nữ. Phá vỡ những định kiến giới, thay đổi nhận thức của cộng đồng về vị trí, vai trò của người phụ nữ. Từ đó, quyền của phụ nữ được nam giới đảm bảo và tôn trọng hơn. Nhiều người còn chưa ý thức rằng bạo lực đối với phụ nữ là một vấn đề xã hội cấp bách, mà cho đó là những vụ việc lẻ tẻ, là ― chuyện riêng tư‖ của mỗi gia đình. Không ít người còn cho rằng trong các vụ bạo lực với phụ nữ, người có lỗi và đáng xấu hổ là phụ nữ, còn người gây ra bạo lực chỉ là nóng tính do nghiện rượu, cờ bạc hay nghèo đói sinh ra. Bên cạnh đó, truyền thông có nhiệm vụ tạo ra sự quan tâm của toàn xã hội đối với vấn đề này. Từ việc tuyên truyền thay đổi nhận thức sẽ tác động dẫn tới thay đổi hành vi, lối sống của cộng đồng, góp phần xây dựng cuộc sống gia đình ấm no, bình đẳng, hạnh phúc.

(2) Từng bước xoá bỏ tư tưởng lạc hậu, cổ hủ vì sự phân biệt giới, về sự thiết lập quyền lực của nam giới. Định hướng cho đối tượng truyền thông những suy nghĩ và quan điểm sống không bạo lực và phân biệt giới. Chia sẻ kinh nghiệm sống, kinh nghiệm ứng xử, giải quyết mâu thuẫn gia đình mà không cần dùng đến bạo lực.

(3) Truyền thông về vấn đề PCBLGĐ nhằm cổ vũ, khích lệ những tư tưởng tiến bộ, kêu gọi mọi người cùng tham gia vào công cuộc bình đẳng giới, chống bạo lực trong gia đình.Trực tiếp tổ chức các hoạt động truyền thông sâu rộng nhằm can thiệp một cách tích cực vào quá trình đem lại quyền lực cho phụ nữ. Nêu lên các điển hình, các nhân vật xuất sắc hay các biện pháp tốt để tác động đến hiện tượng này để cổ vũ mọi người noi theo.

(4) Truyền thông còn mang đến cho quần chúng những cái nhìn phê phán với các hành vi bất bình đẳng giới và bạo lực đối với phụ nữ với thông điệp xã hội sẽ không bao dung với những hành vi này.Đồng thời tác động vào các cơ quan chính quyền, pháp luật…để xử lý nghiêm những người vi phạm pháp luật, những kẻ gây bạo hành, lấy lại niềm tin cho mọi người và những người bị bạo lực.

(5) Tuyên truyền về các dịch vụ CTXH và các hoạt động hỗ trợ dành cho nạn nhân và người gây ra BLGĐ để nâng cao khả năng hiểu biết và tiếp cận của nam giới đến các dịch vụ hỗ trợ mình.

Hình thức:

Thông qua các hội nghị truyền thông trực tiếp về kiến thức, pháp luật chính sách về bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình; Các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, có liên quan đến gia đình, các kỹ năng kiểm soát, tư vấn, ứng phó và giải quyết các vấn đề về bất bình đẳng giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình; Các lớp tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng kiềm chế nóng giận và kiểm soát hành vi bạo lực; Sinh hoạt nhóm của những người có hành vi bạo lực để chia sẻ cách thức kiềm chế nóng giận và hạn chế hành vi bạo lực; Các cuộc thi ―Tìm hiểu về Luật Bình đẳng giới‖ và ―Tìm hiểu chính sách pháp luật về bình đẳng giới; Sổ tay về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ; Phóng sự, video clip, đĩa VCD, CD đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, cổng thông tin điện tử tỉnh, bản tin công tác xã hội; tờ rơi, tờ gấp, áp phích; băngzon, khẩu hiệu tuyên truyền về chương trình phòng chống bạo lực gia đình…

2.3.3.2 Dịch vụ hỗ trợ việc làm cho nam giới gây bạo lực

Vai trò :Dịch vụ hỗ trợ việc làm cho nam giới GBL góp phần làm ổn định đời sống kinh tế gia đình là rất cần thiết nhằm mục tiêu giảm thiểu hành vi BLGĐ. Mục đích của việc triển khai dịch vụ hỗ trợ việc làm cho nam giới GBL nhằm:

(1) Giúp nam giới GBL có nhu cầu được giải quyết việc làm và tạo việc làm

(2) Tạo cầu nối cho người lao động được trực tiếp xúc tiến các quan hệ lao động với doanh nghiệp thông qua các phiên chợ giao dịch việc làm

(3) Được tư vấn công việc phù hợp với năng lực trình độ và hoàn cảnh của bản thân.

Nội dung:

(1) Tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động là nam giới thông qua trung tâm giới thiệu việc làm của địa phương.

(2) Cung cấp thông tin cho thị trường lao động, tạo cầu nối cho lao động trong và ngoài tỉnh được trực tiếp xúc tiến các quan hệ lao động với doanh nghiệp.

(3) Trung tâm giới thiệu việc làm có nhiệm vụ tư vấn về việc làm, học nghề, chính sách có liên quan đến quan hệ lao động theo quy định của pháp luật lao động; Giới thiệu việc làm cho người lao động; cung ứng và tuyển lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động. Tổ chức dạy nghề theo quy định của pháp luật.

(4) Kết nối cơ hội việc làm cho nam giới thông qua các sàn giao dịch việc làm được tổ chức định kỳ theo tháng và trên website của các sàn giao dịch việc làm tại từng địa phương.

Hình thức:

(1) Trung tâm hỗ trợ việc làm tại địa phương ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tổ chức ―Sàn giao dịch việc làm‖ nhằm nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ hỗ trợ tới mọi đối tượng trong xã hội đặc biệt là nam giới GBL

(2) Phối hợp với đài phát thanh các huyện, thành phố tuyên truyền về lao động, việc làm; Tổ chức các buổi tư vấn, tọa đàm, hội thảo trực tiếp với người lao động là các nam giới GBL tại các địa phương hay cấp phát tờ rơi, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng…

(4) Nhân viên CTXH và cán bộ liên quan hối hợp với các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh, các tổ chức đoàn thể tổ chức tư vấn, giới thiệu việc làm và kết nối đầu ra cho lao động sau đào tạo

(5) Trung tâm hỗ trợ việc làm liên hệ, phối hợp với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tuyển dụng lao động để tư vấn, giới thiệu việc làm cho lao động là nam giới GBL. Qua đó, đã giúp người lao động dễ dàng đăng ký, tra cứu thông tin, tìm kiếm việc làm trước yêu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp.

2.3.3.3 Dịch vụ tư vấn pháp lý cho nam giới gây bạo lực Vai trò:

Hỗ trợ và cung cấp các vấn đề về pháp luật, thủ tục giấy tờ pháp lý liên quan đến BLGĐ cho nam giới GBL. Bởi khi có hành vi BLGĐ, hầu hết nam giới đều không nắm được các quy định của nhà nước về các mức xử phạt đối với hành vi BLGĐ cũng như các thủ tục giấy tờ hậu ly hôn do BLGĐ gây nên, vì vậy họ cần được trợ giúp về mặt pháp lý.

Nội dung:

(1) Tư vấn pháp luật cho nam giới GBL giúp họ hiểu được hành vi bạo lực của mình là trái pháp luật và sẽ bị xử phạt nếu tái phạm từ đó sẽ góp phần làm giảm thiểu hành vi BLGĐ.

(2) Nhân viên CTXH hướng dẫn thân chủ cách tự biện hộ hoặc đại diện cho thân chủ để biện hộ hoặc kết nối với trung tâm trợ giúp pháp lý để thân chủ được sử dụng dịch vụ tư pháp luật, hỗ trợ pháp lý trong trường hợp nam giới GBL bị xử phạt mức nặng hơn mức xử phạt theo quy định đối với hành vi bạo lực của anh ta. Trong trường hợp mức xử phạt nhẹ hơn so với quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm mà anh ta đã gây ra trên thực tế. Nhân viên công tác xã hội ( NVCTXH) phải cho anh ta biết lý do vì sao như vậy, có thể vì gia đình nạn nhân tha thứ nên đứng ra xin giảm nhẹ, cũng có thể đó là vi phạm lần đầu hoặc có những tình tiết giảm nhẹ khác theo quy định của pháp luật.

(3) Hỗ trợ nam giới GBL viết tờ trình, mô tả toàn bộ vụ việc hoặc viết đơn tự thú ( nếu thân chủ đang bỏ trốn nhưng được NVCTXH can thiệp nên có ý định ra đầu thú).

(4) Hỗ trợ pháp lý trong ly hôn: Thứ nhất, NVCTXH hỗ trợ các thủ tục pháp lý bao gồm các hoạt động: Thông báo cho NGGBL về các thủ tục pháp lý, trách nhiệm và quyền lợi của họ trong suốt quá trình tiến hành ly hôn; Có thể cùng họ đến trung tâm trợ giúp pháp lý và kết nối họ đến cán bộ tư pháp xã phường để tìm hiểu thủ tục, quyền lợi của họ, trách nhiệm họ phải làm; Cùng thảo luận với NGGBL

Xem tất cả 301 trang.

Ngày đăng: 13/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí