nhau về xã hội, tình cảm và nhận thức, những kỹ năng này giúp trẻ sẵn sàng cho việc học hỏi, chuẩn bị vào học tiểu học, và tham gia đời sống xã hội.[28]
Theo quy định của Bộ Giáo Dục Đào Tạo [5]
- Trường mẫu giáo: là cơ sở giáo dục mầm non nhận trẻ em từ ba tuổi đến sáu tuổi.
- Trường mầm non: là cơ sở kết hợp nhà trẻ và mẫu giáo, nhận trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi.
- Trường mẫu giáo, trường mầm non đạt chuẩn quốc gia là cơ sở đạt được các tiêu chuẩn theo quy định hiện hành.
+ Trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1: Là trường đạt các tiêu chuẩn cần thiết của trường mầm non đạt chuẩn quốc gia đảm bảo tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ có chất lượng toàn diện phù hợp với mục tiêu giáo dục mầm non.
+ Trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2: Là trường đạt các tiêu chuẩn cần thiết của trường mầm non đạt chuẩn quốc gia để đảm bảo tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ có chất lượng toàn diện ở mức độ cao hơn mức độ 1, tạo điều kiện để tiếp cận với trình độ phát triển của trường mầm non ở các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.
- Loại hình:
Công lập: do Nhà nước thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên.
Có thể bạn quan tâm!
- Nhu cầu dịch vụ công tác xã hội về giáo dục mầm non cho con công nhân nghiên cứu trường hợp tại Công ty TNHH May thêu Winning, tỉnh Bình Dương - 2
- Nhu cầu dịch vụ công tác xã hội về giáo dục mầm non cho con công nhân nghiên cứu trường hợp tại Công ty TNHH May thêu Winning, tỉnh Bình Dương - 3
- Các Khái Niệm Có Liên Quan Đến Dịch Vụ Công Tác Xã Hội Về Giáo Dục Mầm Non
- Độ Tuổi Công Nhân Có Con Từ 36 Đển 72 Tháng Tuổi
- Nhận Xét Của Công Nhân Về Chất Lượng Dịch Vụ Mầm Non Nơi Gửi Con
- Đề Xuất Mô Hình Công Tác Xã Hội Trong Khu Công Nghiệp, Chế Xuất, Công Ty, Xí Nghiệp
Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.
Dân lập: do cộng đồng dân cư ở cơ sở thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và đảm bảo kinh phí hoạt động và được chính quyền địa phương hỗ trợ.
Tư thục: do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội- nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động bằng nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước.[6]
-Nhóm trẻ độc lập tư thục (ĐLTT)
Theo Văn bản số 04/VBHN-BGDĐT ngày 27/1/2014, theo điều 2, Quy chế tổ chức và hoạt động Trường mầm non tư thục, nhóm trẻ ĐLTT là CSGDMN thuộc hệ thống giáo dục quốc dân của nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, do tổ
chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động là nguồn ngoài ngân sách nhà nước. Nhóm trẻ ĐLTT thực hiện nhiệm vụ chăm sóc –giáo dục trẻ từ 3 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi theo chương trình GDMN do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Trong nhóm trẻ ĐLTT, trẻ em được tổ chức thành các nhóm trẻ theo độ tuổi với số lượng tối đa trong mỗi nhóm trẻ là: 15 trẻ với nhóm trẻ 3-12 tháng; 20 trẻ với nhóm trẻ 13-24 tháng; 25 trẻ với nhóm trẻ 25-36 tháng. Nếu số lượng trẻ em trong mỗi nhóm không đủ 50% so với số trẻ tối đa được quy định thì được tổ chức thành nhóm trẻ ghép. Số trẻ trong nhóm ĐLTT không quá 50 trẻ.
-Nhóm trẻ gia đình
Nhóm trẻ gia đình là nhóm trẻ do gia đình thành lập một cách tự phát nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc- giáo dục trẻ của các thành viên trong gia đình, họ hàng hay cộng đồng gần gũi. Người chăm sóc – giáo dục trẻ thường là người nhiều tuổi, có kinh nghiệm nuôi dưỡng trẻ em, đồng thời là người có thời gian và yêu trẻ đối với trẻ nhỏ. Nhóm trẻ gia đình thường tận dụng cơ sở vật chất của gia đình, sử dụng nguồn thực phẩm chung với gia đình, nhiều khi cũng nhận sự đóng góp bằng thực phẩm hay tiền bạc từ các thành viên khác 1 cách tự nguyện. Nhóm trẻ gia đình chưa được thừa nhận như 1 loại hình cơ sở GDMN thuộc hệ thống giáo dục quốc dân[.3]
1.2.1.4. Khái niệm Dịch vụ công tác xã hội về giáo dục mầm non
Dựa trên hai khái niệm dịch vụ công tác xã hội và khái niệm giáo dục mầm non, tác giả đưa ra nhận định về khái niệm dịch vụ công tác xã hội về giáo dục mầm non được hiểu là một dạng của dịch vụ, chú trọng để cải thiện môi trường giáo dục cho trẻ thông qua việc đánh giá vấn đề và nhu cầu, là hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực CTXH mà ở đó NVCTXH sử dụng những kiến thức, kỹ năng, phương pháp chuyên môn nhằm trợ giúp hỗ trợ nâng cao chất lượng, thúc đẩy năng lực thực hiện chức năng giáo dục; đồng thời phát triển môi trường giáo dục mầm
non về chính sách, nguồn lực và dịch vụ trợ giúp, giải quyết, phòng ngừa các vấn đề phát sinh. [34]
Dựa trên 4 tiêu chí:
Cộng đồng hóa: trách nhiệm, nghĩa vụ của các chủ thể thực hiện xã hội hóa giáo dục mầm non.
- Đa dạng hóa: các loại hình giáo dục mầm non.
- Đa phương hóa: thu hút các nguồn lực cho giáo dục mầm non. Nhà nước – nhân dân, trung ương – địa phương, ngành giáo dục - các ngành hữu quan trong nước và ngoài nước.
- Thể chế hóa: chủ trương XHH giáo dục thành các quy định, chế tài đối với nghĩa vụ, trách nhiệm của các lực lượng xã hội tham gia vào giáo dục mầm non.[32]
1.2.2. Lý thuyết nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng giáo dục mầm non dành cho con công nhân tại công ty TNHH may thêu Winning, tỉnh Bình Dương là một vấn đề liên ngành do đó cần có những lý thuyết cơ sở, nền tảng để lý giải những hoạt động, lựa chọn,. Đồng thời, những lý thuyết nghiên cứu này giúp tác giả học tập kinh nghiệm và đưa ra những giải pháp phù hợp với địa bàn nghiên cứu.
1.2.2.1. Lý thuyết về sự lựa chọn duy lý
Nguồn gốc của lý thuyết hành vi lựa chọn duy lý xuất phát từ triết học, kinh tế học và nhân học thế kỷ XVIII - XIX. Theo đó, các nhà triết học cho rằng “bản chất con người là vị kỷ, luôn tìm đến sự hài lòng, sự thoả mãn và lảng tránh sự khổ đau”. Trong khi đó, các nhà kinh tế học cổ điển thì nhấn mạnh đến “vai trò, động lực cơ bản của động cơ kinh tế, động cơ lợi nhuận khi con người ra quyết định lựa chọn hành động”.[1]
Từ các quan điểm trên, thuyết lựa chọn duy lý dựa vào tiền đề cho rằng mỗi hành động của con người trong xã hội luôn có chủ đích nhất định, có quá trình suy nghĩ để lựa chọn và vận dụng các nguồn lực một cách duy lý nhằm tạo ra kết quả tối
đa với chi phí tối thiểu. Theo Marx, mục đích tự giác của con người được xem là quy luật quyết định toàn bộ cấu trúc, nội dung, tính chất của hành động và ý chí của con người. Đối với vấn đề nhu cầu về dịch vụ công tác xã hội về giáo dục mầm non cho con công sẽ có những quyết định dựa trên sự lựa chọn hợp lý như:[11]
- Quan tâm đến nhu cầu dịch vụ công tác xã hội về giáo dục mầm non cho con công nhân;
- Các hoạt động nhằm thúc đẩy giáo dục mầm non cho con công nhân;
- Tổ chức mô hình để triển khai dịch vụ công tác xã hội về giáo dục mầm non cho con công nhân;
- Mục đích và lợi ích của việc triển khai dịch vụ công tác xã hội về giáo dục mầm non dành cho cho con công nhân.
Do đó phải vận dụng quá trình suy nghĩ, tính toán và đánh giá các phương án lựa chọn khác nhau để sắp xếp công việc cá nhân theo thời gian. Đồng thời, sự lựa chọn cũng sẽ phải tự đánh giá năng lực và khả năng của bản thân để xem xét và lựa chọn những hoạt động nào mà cá nhân có thể tham gia một cách tốt nhất và không ảnh hưởng đến kết quả của cả tập thể.
Ngoài ra, một đặc trưng khác của sự lựa chọn duy lý được Hosman [34] diễn đạt dựa trên định lý toán học để khái quát hoá thành một một quá trình tối ưu hoá. Tương tự như vậy, John Elster [34] sử dụng một định nghĩa tương đối đơn giản hơn để tóm lược nội dung cơ bản của thuyết lựa chọn hợp lý là “khi đối diện với một số cách hành động, mọi người thường làm cái mà họ tin là có khả năng đạt được kết quả cuối cùng tốt nhất”. Theo đó, quan điểm này nhấn mạnh yêu cầu của thuyết hành vi - lựa chọn duy lý trong việc phải phân tích những quyết định lựa chọn của cá nhân trong mối quan hệ với tổng thể xã hội bao gồm các cá nhân khác với những nhu cầu và sự mong đợi khác nhau của họ, kèm theo đó là các khả năng lựa chọn và các sản phẩm đầu ra của mỗi sự lựa chọn với các đặc điểm khác nhau. Do vậy, dưới tác động của các yếu tố nội tại và ngoại tại nên các hành vi lựa chọn duy lý của các cá nhân có thể dẫn đến những kết quả mang tính chất phi lý đối với sự mong đợi của tập thể. Vì vậy, phương thức tối ưu sẽ là việc lựa chọn hình thức phù hợp để các cá
nhân vừa có thể thoả mãn lợi ích của bản thân nhưng đồng thời cũng mang lại lợi ích cho xã hội. Như vậy, trong quá trình đưa ra quyết định có nên và sẽ tham gia hoạt động tình nguyện nào, các cá nhân cũng đồng thời phải đặt bản thân mình trong các mối quan hệ với tổ chức, gia đình, bạn bè, các tổ chức xã hội khác để từ đó có những tính toán phân tích, xác định sự ảnh hưởng qua lại giữa các mối quan hệ chồng chéo này, làm sao đảm bảo phát huy tối đa hiệu quả của sự lựa chọn mà không ảnh hưởng đến các mối quan hệ kể trên.
1.2.2.2. Lý thuyết nhu cầu Maslow
Maslow là nhà khoa học xã hội nổi tiếng đã xây dựng học thuyết về nhu cầu của con người vào những năm 1950. Lý thuyết của ông nhằm giải thích những nhu cầu nhất định của con người cần được đáp ứng như thế nào để một cá nhân hướng đến cuộc sống lành mạnh và có ích cả về thể chất lẫn tinh thần. Lý thuyết của ông giúp cho sự hiểu biết của chúng ta về những nhu cầu của con người bằng cách nhận diện một hệ thống thứ bậc các nhu cầu. Ông đã đem các loại nhu cầu khác nhau của con người, căn cứ theo tính đòi hỏi của nó và thứ tự phát sinh trước sau của chúng để quy về 5 loại sắp xếp thành thang bậc về nhu cầu của con người tư thấp đến cao.
-Nhu cầu sinh lý: Đây là nhu cầu cơ bản để duy trì cuộc sống của con người như nhu cầu ăn uống, ngủ, nhà ở, sưởi ấm và thoả mãn về tình dục.
-Nhu cầu về an toàn hoặc an ninh: An ninh và an toàn có nghĩa là một môi trường không nguy hiểm, có lợi cho sự phát triển liên tục và lành mạnh của con người. Nhu cầu này trong công tác xã hội giáo dục mầm non, thể hiện sự quan tâm của cha mẹ, người thân, luôn thể hiện sự bât an khi không cảm nhận được dịch vụ giáo dục an toàn cho trẻ.
-Nhu cầu về xã hội: Nhu cầu này bắt nguồn từ những tình cảm của con người đối với sự lo sợ bị cô độc, buồn chán, mong muốn được hòa nhập, lòng tin, lòng trung thành giữa con người với nhau. Bao gồm các vấn đề tâm lý như: Được hòa nhập xã hội, sự gần gũi, thân cận, tán thưởng, ủng hộ, mong muốn được giao tiếp, biểu lộ tình thương, tình
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG NHU CẦU DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI VỀ GIÁO DỤC MẦM NON CHO CON CÔNG NHÂN TẠI CÔNG TY TNHH MAY THÊU WINNING, TỈNH BÌNH DƯƠNG
2.1. Tổng quan về khu vực nghiên cứu
Công Ty TNHH May Thêu Winning tọa lạc tại phường Bình Chuẩn, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương thành lập vào năm 2014 thuộc loại hình công ty thương mại, nhà sản xuất có 100% vốn đầu tư từ Đài Loan và chuyên sản xuất hàng may mặc chủ yếu là đồ bảo hộ lao động. Với những chính sách đãi ngộ của công ty cũng như điều kiện thuận lợi tại địa bàn huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương đã thu hút một lượng lớn lao động từ khắp các vùng trong cả nước đến đây. Công ty hiện có khoảng 2.700 lao động, phần lớn trong số đó là lao động phổ thông, tong đó nữ công nhân chiến đến 72% trên tổng số nhân công, đa số công nhân độ tuổi từ 18-35 chiếm đa số, về thu nhập bình quân lương trung bình kèm với tăng ca từ 4- 7.000.000đ tháng nếu làm đủ ngày không bị trừ những ngày nghỉ . Đa số công nhân đều ở trọ, chi phí cho 01 tháng nhiều khoản chi, đối với những công nhân có con độ tuổi nhà trẻ mầm non, không đủ khả năng lo chi phí học hành cho con em mình vào các trường công lập, tư thục. Đặc biệt là trẻ ở tuổi mầm non, không người trông nom, không gửi được vào trường mầm non công lập, buộc họ phải gửi con vào các nhà trẻ tại gia, các cơ sở mầm non tự phát...những nơi này thường có quy mô nhỏ, hầu hết không đủ điều kiện để hoạt động, cơ sở vật chất chưa phù hợp, chủ yếu tận dụng phòng sinh hoạt chung với gia đình là nơi giữ trẻ, chật hẹp, thiếu ánh sáng, vệ sinh môi trường không đảm bảo. Thêm vào đó là những trường công lập, tư thục bị xuống cấp, xa khu công nghiệp, khu chế xuất, học phí cao và đòi hỏi trẻ phải có hộ khẩu thường trú, tạm trú dài hạn, giấy khai sinh...Trẻ trong gia đình công nhân thì đa phần không đủ giấy tờ, không có tiền học phí buộc phải gửi con vào những nhà trẻ tự phát trông nhờ.
2.2. Thực trạng hoạt động giáo dục mầm non tại thành phố Thủ Dầu Một
Thực tế cho thấy, công nhân tại các KCN cũng là một trong những đối tượng cần được trợ giúp, bởi đặc thù công việc của họ là phải làm việc căng thẳng, mệt mỏi do áp lực công việc, cường độ lao động cao, nhiều doanh nghiệp tính chất lao động phức tạp, thu nhập thấp, công nhân thường xuyên phải làm việc tăng ca, tăng giờ, nhiều chủ doanh nghiệp nợ lương, đóng bảo hiểm xã hội chậm hoặc không đóng, các chế độ chính sách thực hiện không đầy đủ,... Trong khi đó, một bộ phận không nhỏ công nhân ở độ tuổi đang nuôi con nhỏ, việc gửi con trẻ đến trường mầm non là bài toán khó khăn đối với họ. Hiện nay, toàn tỉnh Bình Dương đã có 204 trường mầm non ngoài công lập, với 74.676 trẻ theo học. Hệ thống trường mầm non ngoài công lập đã góp phần tích cực trong việc giải quyết chỗ học cho trẻ mầm non, mẫu giáo, giảm được áp lực cho các trường công lập luôn trong tình trạng học sinh tăng cao.
Nhiều địa phương làm tốt công tác này như thị xã Dĩ An, thị xã Thuận An và Thành phố Thủ Dầu Một. Để trẻ được chăm sóc, nuôi dạy tốt trong các cơ sở mầm non ngoài công lập, ngành giáo dục đào tạo Bình Dương thường xuyên kiểm tra và nhắc nhở cơ sở tuân thủ những quy định đã đề ra.
Theo thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Dương, mỗi năm trên địa bàn tỉnh này tăng thêm khoảng 5.000 trẻ mầm non, mẫu giáo. Nguyên nhân là do trên địa bàn tỉnh Bình Dương ngày càng có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất, để phát triển các cơ sở mầm non ngoài công lập, ngành giáo dục Bình Dương đã hỗ trợ bằng cách bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên, trang bị đồ dùng, đồ chơi cho các nhóm trẻ, cơ sở mầm non.[37]
Đối với Công Ty Winning, trong Khu sản xuất Bình Chuẩn, nhà trẻ mầm non công lập được 02, nhà trẻ mầm non tư thục, nhóm trẻ gia đình. Đa số công nhân chọn nhóm trẻ gia đình thuận tiện cho việc đi làm cũng như chi phí gửi trẻ “Nhóm trẻ gia đình thuận tiện, có tăng ca về đón bé trễ cũng được, giá cả đỡ chút, mặc dù gửi không an tâm, nhưng biết chổ nào đâu để mà gửi con” (nữ công nhân 22 tuổi)
Về phía các địa phương cũng đã có những giải pháp thực hiện để khắc phục tình trạng các cơ sở nuôi giữ trẻ hoạt động không phép. Nhóm trẻ gia đình có quy mô dưới 10 trẻ, tùy điều kiện cơ sở vật chất và người nuôi giữ trẻ có sức khỏe bình thường thì địa phương yêu cầu chủ cơ sở đăng ký hành nghề giữ trẻ với xã phường, thị trấn.
Đối với cơ sở có 2 nhóm lớp và quy mô dưới 50 trẻ, các cơ sở hoàn thiện các điều kiện, thủ tục để Uỷ ban nhân dân xã, phường cấp phép thành lập và phòng giáo dục và đào tạo cho phép hoạt động theo loại hình nhóm, lớp độc lập,cơ sở có trên 2 nhóm lớp và trên 50 trẻ, địa phương yêu cầu chủ cơ sở khẩn trương hoàn thiện các điều kiện, thủ tục để trình Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã cho phép thành lập trường mầm non, mẫu giáo theo quy định.
2.3. Thực trạng nhu cầu dịch vụ công tác xã hội về giáo dục mầm non cho con công nhân tại công ty TNHH May thêu Winning
2.3.1. Thông tin chung về mẫu nghiên cứu
Biểu đồ 1. Tỷ lệ giới tính của công nhân được khảo sát
Nguồn: Tác giả, 10/2018