Nhu Cầu Sử Dụng Dịch Vụ Công Tác Xã Hội Với Nam Giới Gây Bl Theo Trình Độ Học Vấn Và Khu Vực Sinh Sống Của Nam Giới Gbl (%) (N=300)

mời vì tôi nghĩ CLB sẽ là nơi giúp tôi giải toả được tâm lý căng thẳng mỗi khi vợ chồng tôi có xung đột, và thông qua CLB tôi sẽ học được cách kìm chế cảm xúc của mình để không dẫn đến những hành động bạo lực với vợ.”

Bảng 3.5: Nhu cầu sử dụng dịch vụ công tác xã hội với nam giới gây BL theo trình độ học vấn và khu vực sinh sống của nam giới GBL (%) (N=300)

Đặc điểm NTL

Dịch vụ truyền thông vận động giáo dục nâng cao nhận thức trong phòng chống bạo

lực gia đình

Dịch vụ hỗ trợ việc làm cho nam giới gây bạo lực

Dịch vụ tư vấn pháp lý cho nam giới gây bạo lực

Dịch vụ tham vấn hỗ trợ tâm lý cá nhân

Câu lạc bộ nhóm nam giới gây bạo lực

Nhu cầu sử dụng (%)

66,7

56,7

79,7

61,7

83

Trình độ học vấn




**


***

THCS trở

xuống

71,1

55,3

86,8

60,5

84,2

THPT

66,7

60,4

84,7

65,3

91

CĐ, ĐH

trở lên

65,3

52,5

71,2

57,6

72,9

Khu vực sinh sống






**

Vân Đồn

70

51

76

61

85

Hải Hà

68,1

65,9

85,7

67

90,1

Hạ Long

62,4

54,1

78

57,8

75,2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 301 trang tài liệu này.

Dịch vụ công tác xã hội đối với nam giới trong việc giảm thiểu bạo lực gia đình từ thực tiễn tỉnh Quảng Ninh - 15

Mức ý nghĩa thống kê: * p <0,05 ; ** p<0,01; *** p<0,001

Nhu cầu về sử dụng các dịch vụ CTXH với nam giới GBL được phân tích theo trình độ học vấn và khu vực. Xét theo trình độ học vấn, nam giới có trình độ học vấn THPT có nhu cầu sử dụng dịch vụ CLB nam giới nhằm giảm thiểu BLGĐ là nhiều nhất ( 91%), với những nam giới có trình độ học vấn trung bình họ lựa chọn dịch vụ mà khi họ tham gia họ sẽ dễ hoà nhập và cảm thấy thích thú nên họ nghĩ rằng CLB nam giới sẽ phù hợp với họ. Xét theo khu vực sinh sống, nam giới ở Huyện Hải Hà có nhu cầu sử dụng dịch vụ CLB nam giới cao nhất ( 90,1%) trong 3 khu vực. Điều này có lẽ bắt nguồn từ việc tỉnh Quảng Ninh triển khai dự án thí điểm mô hình CLB nam giới có trách nhiệm được thí điểm đầu tiên ở xã Quảng

Thành – Huyện Hải Hà nên điều này có sức lan toả và ảnh hưởng đến nam giới sống ở khu vực này nên họ có nhu cầu sử dụng dịch vụ trên.

Trong loại hình hỗ trợ về tư vấn pháp lý cho nam giới gây bạo lực, nội dung mà nam giới có mong muốn được sử dụng nhiều nhất là Hỗ trợ pháp lý trong ly hôn ( 73,3%), Cung cấp kiến thức về các quyền của người bị bạo lực (71%) và Các hình thức xử lý đối với hành vi bạo lực gia đình(65%). Xét theo khu vực sinh sống không nhận thấy sự khác biệt nhưng có sự khác biệt đáng kể khi xét theo trình độ học vấn của nam giới. Nam giới có trình độ học vấn ở mức THCS trở xuống có nhu cầu sử dịch vụ hỗ trợ tư vấn pháp lý cao nhất (86,8%) và thấp nhất ở trình độ CĐ – ĐH trở lên. Với nam giới có trình độ học vấn thấp nên khả năng được tiếp cận cũng như hiểu biết về các thông tin liên quan đến pháp luật hạn chế, điều này ngược lại so với nam giới có trình độ cao. Do đó họ có nhu cầu cần thiết được hỗ trợ dịch vụ tư vấn pháp lý với nam giới GBL.

Thông qua dịch vụ truyền thông vận động giáo dục nâng cao nhận thức trong phòng chống bạo lực gia đình, nam giới mong muốn chủ yếu là được cung cấp Sổ tay về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ; Phóng sự, video clip, đĩa VCD, CD đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, cổng thông tin điện tử tỉnh, bản tin công tác xã hội; tờ rơi, tờ gấp, áp phích; băng rôn,, khẩu hiệu tuyên truyền về chương trình phòng chống bạo lực gia đình (66,0%);Tham gia lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, có liên quan đến gia đình như các kỹ năng kiểm soát, tư vấn, ứng phó và giải quyết các vấn đề về bất bình đẳng giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình (65,7%) và được tham gia lớp tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng kiểm chế nóng giận và kiểm soát hành vi bạo lực (64,3%) . Không có sự khác biệt đáng kể về nhu cầu này khi xét theo trình độ học vấn và khu vực sinh sống.

Với dịch vụ tham vấn hỗ trợ tâm lý cá nhân, tỷ lệ hoạt động nam giới lựa chọn có nhu cầu sử dụng cao nhất là nhận được Tư vấn trực tiếp qua tổng đài miễn phí 18001769 ( 60,7%), tư vấn cá nhân trực tiếp tại trung tâm công tác xã hội (59,7%). Không có sự khác biệt đáng kể về nhu cầu này khi xét theo trình độ học vấn và khu vực sinh sống.

Trong dịch vụ hỗ trợ việc làm cho nam giới gây bạo lực, nam giới chủ yếu mong muốn nhận được sự Tư vấn, giới thiệu việc làm thông qua trung tâm giới thiệu việc làm của địa phương ( 55%)và Cung cấp thông tin cho thị trường lao

động, tạo cầu nối cho lao động trong và ngoài tỉnh được trực tiếp xúc tiến các quan hệ lao động với doanh nghiệp ( 55%). Không thấy sự khác biệt đáng kể khi xét theo trình độ học vấn và khu vực sinh sống của nam giới GBL.

3.3.2.2 Nhu cầu cụ thể của nam giới khi tham gia CLB nam giới nhằm giảm thiểu BLGĐ

Nghiên cứu đã tiến hành đánh giá nhu cầu cụ thể của nam giới khi thành lập CLB. Đây sẽ là căn cứ để NCS ứng dụng thành lập CLB nam giới trong phòng chống và giảm thiểu BLGĐ giai đoạn sau. Theo kết qủa đã nêu ở trên, 288/300 nam giới đều có nhu cầu tham gia CLB nam giới gây bạo lực nhằm giảm thiểu BLGĐ, đồng thời những nam giới này và lãnh đạo có trách nhiệm liên quan đều mong muốn việc xây dựng CLB này. Như chia sẻ của anh H.V.L, 36 tuổi, Công ty than Hà Tu, TP Hạ Long: ― Nếu được mời tham dự tôi sẽ nhất trí tham gia vào CLB này vì tôi nghĩ đây là một hoạt động hiệu quả và gần gũi có tính thực tế nhằm giảm thiểu BLGĐ. Tôi nghĩ khi tham gia CLB nam giới GBL sẽ giúp nam giới có không gian riêng của cánh đàn ông khi được trò chuyện chia sẻ để cùng nhau giải toả được tâm lý căng thẳng, và kìm chế cảm xúc tâm lý không bạo lực với vợ nữa.” Bảng 3.6 cho biết các kết quả đánh giá về nhu cầu cụ thể của nam giới liên quan đến đối tượng tham gia, thời gian sinh hoạt CLB và số lượng thành viên CLB.

Bảng 3.6: Các nhu cầu cụ thể của nam giới khi tham gia CLB nam giới (Tỷ lệ %) (N=300)

Cơ cấu thành viên tham gia

Tỷ lệ (%)

Cả người gây bạo lực ( nam) và người bị bạo lực ( nữ )

40,3

Hoàn toàn là người gây bạo lực ( nam)

59,7

Thời gian sinh hoạt CLB


1 tuần 1 lần

18,3

1 tháng 1 lần

77

1 tháng 2 lần

4,7

Số lượng thành viên CLB


15 thành viên trở xuống

21

15 – 20 thành viên

54,7

20 – 30 thành viên

12,6

31 thành viên trở lên

11,7

Về cơ cấu thành viên tham gia: Có 59,7 người trả lời lựa chọn thành viên CLB hoàn toàn là nam giới người gây bạo lực, chiếm đa số ý kiến. Điều này cũng phù hợp với phân tích của một số cán bộ làm công tác bình đẳng giới. Theo bà Lê Thị Hồng Thái – Trưởng phòng Bình Đẳng giới ( Sở Lao động TBXH Tỉnh Quảng Ninh ) đề xuất: “ Nên lựa chọn chỉ riêng nam giới GBL là thành viên nhóm vì trước hết đây là nhóm nam giới GBL tập hợp những người nam giới đã và đang có các hành vi GBL với vợ. Trong quá trình sinh hoạt CLB khi cùng một giới tính sẽ có sự đồng cảm và chia sẻ thoải mái tránh nảy sinh tranh luận giữa 2 nhóm giới tính vì không cùng quan điểm và đặc điểm tâm sinh lý.” Vậy đối tượng tham gia CLB nên là nam giới gây BL sẽ phù hợp với xu thế hiện nay theo các quan điểm mới của Bộ LĐTBXH và các tổ chức phi chính phủ đã và đang thực hiện thành công tại Việt Nam.

Về thời gian sinh hoạt CLB: Nam giới gây BL tham gia trả lời khảo sát lựa chọn thời gian sinh hoạt 1 tháng 1 lần là nhiều nhất ( 77%) vì sự hợp lý và phù hợp với điều kiện công việc sinh hoạt của họ.

Về số lượng thành viên CLB: Đối với nam giới gây BL số lượng thành viên họ mong muốn khi CLB được thành lập là từ 15 – 20 thành viên ( 54,7 ). Đây cũng là mức chuẩn của một CLB nam giới GBL theo như các CLB nam giới GBL đã và đang hoạt động hiệu quả trên cả nước.

3.4 Thực trạng dịch vụ công tác xã hội với nam giới gây bạo lực trong việc giảm thiểu bạo lực gia đình

3.4.1 Đánh giá chung

Nhằm tìm hiểu những đánh giá chung của những người đã từng tham gia và sử dụng 1 trong 5 dịch vụ CTXH với nam giới nhằm giảm thiểu BLGĐ, nghiên cứu liệt kê các nhận xét mang tính tích cực về những hoạt động, dịch vụ CTXH với 4 mức độ lựa chọn: i) đồng ý, ii) đồng ý một phần, iii) phân vân, iv) không đồng ý

Bảng 3.7: Đánh giá chung về các dịch vụ CTXH với nam giới nhằm giảm thiểu BLGĐ ( Tỷ lệ %) (N=300)


STT


Đánh giá chung về các dịch vụ hỗ trợ nam giới gây bạo lực nhằm giảm thiểu bạo lực gia đình

Mức độ %


Đồng ý

Đồng ý một phần


Phân vân


Không đồng ý

1

Cung cấp dịch vụ nhanh chóng, kịp

thời

20,0

39,3

20,3

20,3

2

Nội dung chương trình dịch vụ hỗ

trợ phù hợp, xác thực

27,0

38,7

12,3

22,0

3

Nhân viên xã hội ( người tư vấn, hỗ trợ ) thân thiện, nhiệt tình và chuyên

nghiệp


32,3


52,0


7,7


8,0

4

Có sự phối hợp linh hoạt với các cơ

quan ban ngành đoàn thể có liên quan

26,3

53,0

13,7

7,0

5

Các biện pháp hỗ trợ mang tính toàn

diện

32,0

52,0

12,0

4,0

6

Đáp ứng được nhu cầu của người sử

dụng dịch vụ

19,0

40,3

25,7

15,0

7

Nhân viên xã hội tuân thủ chặt chẽ

đạo đức nghề nghiệp

23,7

46,7

14,0

15,7

8

Nhân viên xã hội có kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm làm việc với

nam giới gây bạo lực


22,0


47,7


12,3


18,0

9

Hoạt động cung cấp dịch vụ minh

bạch

24,0

48,7

11,7

15,7

10

Các cơ quan chức năng cung cấp

dịch vụ chuyên nghiệp

20,0

31,0

18,0

31,0

Bảng 3.7 cho thấy, hầu hết các dịch vụ đều có hơn 25 ý kiến của nam giới ở cả 3 khu vực đánh giá chưa tích cực (phân vân hoặc không đồng ý). Tuy nhiên có tín hiệu tốt khi phần lớn ở cả 10 nhận xét tỷ lệ nam giới đồng ý cũng xếp thứ hạng 2 mặc dù chỉ chiếm khoảng 20 – 30 . Qua đó thấy được công tác triển khai các dịch

vụ CTXH với nam giới nhằm giảm thiểu BLGĐ đã đáp ứng được yêu cầu của một bộ phận không nhỏ nam giới tham gia sử dụng dịch vụ.

Những điểm hạn chế trong công tác triển khai các dịch vụ CTXH trên dẫn đến tình trạng thu hút được rất ít đối tượng sử dụng dịch vụ là nam giới GBL trước hết phải nhắc đến công tác truyền thông quảng bá đến nam giới về các dịch vụ CTXH hỗ trợ nam giới GBL còn nhỏ lẻ và độ bao phủ thấp. Như chia sẻ của anh Đ.V.M, 33 tuổi, Công ty than Hòn Gai, TP Hạ Long: ― Những dịch vụ hỗ trợ cho nam giới GBL kể trên thú thực tôi biết mỗi dịch vụ truyền thông vì gần đây nhất chúng tôi được huy động ra hội trường để tham gia hoạt động truyền thông cho nam giới của cả công ty về nâng cao trách nhiệm của nam giới nhằm phòng chống và giảm thiểu BLGĐ với vợ. Còn 4 dịch vụ còn lại tôi chưa được nghe tới bao giờ cũng như không hề biết về nó.”

Đặc biệt nam giới GBL sử dụng dịch vụ có những đánh giá chưa cao về năng lực của đội ngũ nhân viên CTXH và cán bộ phụ trách. Để làm rò vấn đề này cùng lắng nghe những chia sẻ của những nhà quản lý của các cơ quan có trách nhiệm liên quan để thấy được những hạn chế, khó khăn của đội ngũ nhân viên CTXH và cán bộ có trách nhiệm gặp phải trong công tác triển khai thực hiện các dịch vụ CTXH với nam giới nhằm giảm thiểu BLGĐ tại tỉnh Quảng Ninh. Chẳng hạn, đội ngũ cán bộ có trách nhiệm liên quan đều là kiêm nhiệm nên làm việc không hết trách nhiệm, chưa được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng cung cấp dịch vụ, hay cản trở trong ngôn ngữ giao tiếp…“ Nhiều cán bộ CTXH làm không hết trách nhiệm vì năng lực chuyên môn về lĩnh vực PCBLGĐ còn hạn chế và chưa được đào tạo bài bản. Nhận thức của những người làm công tác bảo vệ pháp lý còn hời hợt, có người còn có tâm lý phê bình đổ lỗi cho nạn nhân. Như có công an viên khi nói chuyện với NGBL nghe xong chuyện còn nhận định “phải vợ tôi tôi cũng đánh”( Nữ, cán bộ Sở LĐTBXH tỉnh Quảng Ninh)

Kiến thức và năng lực công tác của đội ngũ nhân viên CTXH và cán bộ có trách nhiệm liên quan phụ trách lĩnh vực này còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân được kể đến như trong chia sẻ: ― Rất ít có hoạt động tập huấn để nâng cao kiến thức và kỹ năng cho nhân viên CTXH và các cán bộ có trách nhiệm liên quan ở cấp cơ sở trong lĩnh vực phòng chống BLGĐ và làm việc với nam giới GBL. Ngoài ra chúng tôi còn thiếu sách vở tài liệu về kỹ năng làm việc với nam giới GBL. Nguồn nhân lực nhân viên CTXH ở trung tâm CTXH Chủ yếu là nữ giới, như phòng của tôi chỉ

có duy nhất tôi là nam giới. Tuy nhiên xét theo khía cạnh tâm lý, khi làm việc với nam giới thì nam giới sẽ phù hợp và dễ tiếp cận hơn. Về độ tuổi thì đội ngũ nhân viên CTXH còn trẻ trong khi những người GBL đều ở tầm trung tuổi do đó họ có xu hướng ít nghe mình định hướng tư tưởng vì tuổi đời chênh lệch nên thiếu sự tôn trọng cũng như tin tưởng mình.” (01 cán bộ phòng can thiệp trị liệu - Trung tâm CTXH tỉnh Quảng Ninh)

Nội dung chương trình dịch vụ hỗ trợ chưa phù hợp do còn tồn tại lỗ hổng trong quy trình tiếp nhận ca và giải quyết ca như theo chia sẻ: ― Hiện nay chúng ta mới chỉ có bộ hồ sơ Quản lý trường hợp dành cho những đối tượng yếu thế bao gồm là nạn nhân bị bạo lực nên phòng can thiệp của trung tâm cũng không có mẫu hồ sơ làm việc với nam giới GBL vì họ không phải là đối tượng yếu thế. Do đó thiếu tính chuyên nghiệp và bài bản, nhân viên CTXH khi tiếp cận với nam giới GBL gần như phải tự ghi chép riêng”. (01 lãnh đạo trung tâm CTXH tỉnh Quảng Ninh)

Hay gặp cản trở đến từ tính đặc thù của từng địa phương ― Ở xã tôi gồm nhiều dân tộc sinh sống ( Hoa, Nùng, Taỳ, Sán Chỉ, Dao…) tuy nhiên khi có tuyên truyền về BLGĐ thì chủ yếu là cán bộ người Kinh nên gặp khó khăn rất lớn trong công tác tuyên truyền và vận động tham gia vì người dân tộc họ không nghe hiểu rò được tiếng kinh, cán bộ tập huấn nói mà dân họ không hiểu, đến cả cán bộ tư pháp xã cũng vậy nên rất khó khăn, bởi vì nhiều người dân tộc thiểu số họ không có trình độ văn hoá và không biết chữ.” (người dân tộc Dao, Hội trưởng Hội Nông dân xã Quảng Chính, huyện Hải Hà).

Đội ngũ cán bộ, nhân viên hỗ trợ làm nhiệm vụ cung cấp thông tin và kết nối nam giới GBL nhằm tăng khả năng tiếp cận và tham gia của nam giới sử dụng các dịch vụ CTXH nhằm giảm thiểu BLGĐ còn mỏng và hạn chế nhất là ở các khu vực vùng sâu vùng xa hoặc khu vực cấp xã, phường. Như chia sẻ của 1 cán bộ văn hoá, TP Hạ Long ― Mỗi xã, phường trung bình chỉ có 1 cán bộ phụ trách mảng văn hoá xã hội, 33 phường xã trên toàn thành phố Hạ Long chỉ có thêm 5 cộng tác viên văn hoá. Ngoài ra thành phố có thành lập Ban chỉ đạo công tác gia đình nhưng theo tôi thấy ban đấy thường không xuất hiện, chắc bởi đều là cán bộ kiêm nhiệm nên họ làm không hết trách nhiệm.‖

Chia sẻ của 01 chuyên viên văn hoá xã hội xã thuộc huyện Hải Hà: ― Ở cấp xã chỉ có một mình tôi phụ trách mảng văn hoá - lao động thương binh xã hội nên

tôi một ngày làm không hết việc, từ giấy tờ đến việc cấp phát thẻ bảo hiểm y tế cũng là tôi. Nên nhiều khi chúng tôi bị áp lực công việc ghê lắm không có thời gian riêng tư nữa. Đã thế còn bị giao thêm kiêm nhiệm nhiều mảng như bạo lực gia đình như thế này, nhiều khi có ca bạo lực trong cộng đồng đang dở việc cơ quan cũng phải chạy đi. Nên muốn niềm nở nhiều lúc cũng không còn sức và tâm trạng, ai cứ thử là chúng tôi thì biết. Bên trên cấp tỉnh trên ngọn thì đông nhân viên toàn ngồi hoạch định vẽ chương trình dịch vụ, nhưng bên dưới cấp xã phường thì chỉ 1 đến 2 người mà toàn việc trực tiếp triển khai các chương trình hoạt động đến bao nhiêu nhân khẩu trong một khu vực…”

Những điều trên chính là khó khăn rất lớn ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác triển khai các dịch vụ CTXH với nam giới GBL nhằm giảm thiểu BLGĐ hiện nay.

Bảng 3.8 : Đánh giá chung về các dịch vụ CTXH với nam giới nhằm giảm thiểu BLGĐ xét theo khu vực sinh sống ( tỷ lệ %)(N=300)

Đánh giá chung về các dịch vụ hỗ trợ nam giới gây bạo lực nhằm

giảm thiểu bạo lực gia đình


Mức độ


Hạ Long


Hải Hà


Vân Đồn

Cung cấp dịch vụ nhanh chóng, kịp thời

Đồng ý

15,0

12,1

31,2

Đồng ý một phần

55,0

35,2

28,4

Phân vân

18,0

22,0

21,1

Không đồng ý

12,0

30,8

19,3

Nội dung chương trình dịch vụ hỗ trợ phù hợp, xác thực

Đồng ý

18,0

18,7

42,6

Đồng ý một phần

58,0

39,6

20,2

Phân vân

11,0

13,2

12,8

Không đồng ý

13,0

28,6

24,8

Nhân viên xã hội ( người tư vấn, hỗ trợ ) thân thiện, nhiệt tình và chuyên nghiệp

Đồng ý

23,0

27,5

45,0

Đồng ý một phần

58,0

59,3

40,4

Phân vân

10,0

6,6

6,4

Không đồng ý

9,0

6,6

8,3

Có sự phối hợp linh hoạt với các cơ quan ban ngành đoàn thể có liên quan

Đồng ý

17,0

16,5

43,1

Đồng ý một phần

59,0

59,3

42,2

Phân vân

16,0

13,2

11,9

Không đồng ý

8,0

11,0

2,8

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/07/2022