Các Khái Niệm Có Liên Quan Đến Dịch Vụ Công Tác Xã Hội Về Giáo Dục Mầm Non


Các giải pháp vi mô (quản lý của cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập) được đề xuất gồm: 1) Tổ chức thực hiện đúng các văn bản của Nhà nước về quản lý cơ sở GDMN ngoài công lập; 2) Xây dựng và tổ chức thực hiện các quy chế trong hoạt động quản lý cơ sở GDMN ngoài công lập; 3) Đổi mới công tác quản lý cơ sở GDMN ngoài công lập của hiệu trưởng; 4) Tăng cường vai trò giám sát cơ sở GDMN ngoài công lập theo hướng phát huy vai trò của mọi lực lượng có liên quan nhằm hỗ trợ cơ sở trong quản lý, giám sát; và 5) đẩy mạnh công tác xã hội hóa GDMN để nâng cao chất lượng chăm sóc – giáo dục trẻ em ở cơ sở GDMN ngoài công lập. [32]

Nguyễn Văn Hùng - Báo cáo tổng quan tình hình giáo dục và chăm sóc trẻ thơ - Hà Nội, Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em Việt Nam Ngân hàng Phát triển Châu Á: Tháng 4/2005 Giáo dục mầm non (GDMN) là khái niệm chung về việc giáo dục trẻ em trước khi vào học tiểu học, bao gồm các hoạt động tại các cơ sở chính quy, như trường mầm non, nhà trẻ hay mẫu giáo, tại các cơ sở không chính quy, hoặc tại gia đình giữa cha mẹ và trẻ nhỏ. GDMN là việc hỗ trợ trẻ để trẻ phát triển tốt nhất theo hướng phát triển toàn diện, lồng ghép, bằng cách tập trung vào các kỹ năng khác nhau về xã hội, tình cảm và nhận thức, những kỹ năng này giúp trẻ sẵn sàng cho việc học hỏi, chuẩn bị vào học tiểu học, và tham gia đời sống xã hội.[20]

Đề tài “Chăm sóc con công nhân trong độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo tại các KCN

- Thực trạng và giải pháp” do Trần Thu Phương làm chủ nhiệm, Ban Nữ công Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chủ trì thực hiện năm 2014 tại 7 tỉnh/thành (Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hoá, Đà Nẵng, Tp. Hồ Chí Minh và Đồng Nai). Phân tích nhu cầu gửi trẻ độ tuổi mầm non của công nhân trong các khu công nghiệp (KCN) ở Việt Nam hiện nay, đồng thời chỉ ra những hạn chế cả về số lượng và chất lượng trường mầm non ở các KCN, cũng như những khó khăn, bức xúc của công nhân đối với thực trạng này. Trên cơ sở đó phân tích nhu cầu dịch vụ công tác xã hội trong lĩnh vực chăm sóc trẻ mầm non tại các KCN ở Việt Nam hiện nay. Theo kết quả nghiên cứu, tác giả cho rằng công tác xã hội trong khu công nghiệp


cũng như công tác xã hội trong lĩnh vực mầm non mẫu giáo thực sự chưa hoạt động chính thức, thể hiện trong các hoạt động công đoàn, đời sống công nhân, nên chưa sâu sát kết nối hộ trợ cho người lao động, theo kết quả nghiên cứu việc cung cấp các dịch vụ và thiết lập mạng lưới các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội nói chung và trong lĩnh vực chăm sóc trẻ mầm non nói riêng sẽ góp phần giúp công nhân tiếp cận, thụ hưởng các chính sách phúc lợi xã hội, ổn định cuộc sống. Các cơ quan, ban ngành, đoàn thể cần tính đến vai trò của cán bộ công tác xã hội trong lĩnh vực tư vấn, tham vấn, can thiệp cho người lao động, giúp họ tăng năng lực để tự mình vượt qua những khó khăn, đặc biệt là những căng thẳng trong chăm sóc trẻ mầm non. Các doanh nghiệp cần tạo điều kiện cho cán bộ công tác xã hội thực hiện những hoạt động tư vấn, tham vấn, can thiệp kịp thời cho người lao động. Mặt khác, KCN, doanh nghiệp cần quy định chi tiết về tổ chức trường mầm non có sự tham gia của Nhà nước về vốn, về thuế hoặc hỗ trợ, trợ cấp trực tiếp cho lao động nữ nuôi con nhỏ.[35]

Bên cạnh các nghiên cứu, tham luận, còn có các chuyên đề, phóng sự điều tra về nhà trẻ tự phát trên các báo, những vụ bạo hành trẻ em được đăng tải trên báo Pháp luật, Tuổi trẻ, Phụ nữ. Tuy không bao gồm những nội dung nghiên cứu cụ thể, các bài báo đã cung cấp những thông tin mới nhất về chủ đề này, góp phần làm rõ hơn thực trạng và những vấn đề tồn tại của NTGĐ hiện nay. Điển hình có bài viết “Đồng loạt đóng cửa NTGĐ không phép sẽ gây xáo trộn lớn” của nhóm tác giả Mai Phan, Tiêu Hà, Uyên Phương. Bài viết trình bày sự khó khăn của nhiều công nhân tìm nơi giữ trẻ, vì các quận huyện thực hiện chỉ thị của UBND TP kiên quyết đóng cửa các NTGĐ không phép. Việc làm này của cơ quan chức năng là hoàn toàn đúng đắn, tuy nhiên gây sức ép và xáo trộn lớn cho gia đình các công nhân lao động nghèo trên toàn TP. Bài viết cũng đề cập đến cách giải quyết vấn đề của các cơ quan chức năng như kiên quyết dẹp bỏ, hoặc dẹp bỏ những NTGĐ không đủ tiêu chuẩn, hoặc đưa ra các giải pháp chỉ mang tính tạm thời như kêu gọi trường công thu nhận trẻ, cấp phép quản lý và hậu kiểm cho các nhóm trẻ chỉ thiếu một hoặc hai tiêu chí, hoặc vận động các nhóm trẻ có phép ổn định nhận thêm trẻ và giảm chi phí


cho các gia đình công nhân khó khăn...Bài viết “ Nhói lòng những bửa ăn đầy nước mắt của trẻ mầm non “ trên báo Tuổi trẻ đã liệt kê những trường hợp bạo hành trẻ tại trường, những bửa ăn kinh hoàng trẻ phải chịu đựng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Những nghiên cứu trong nước về dịch vụ nhà trẻ mầm non, đa phần đưa ra các nguyên nhân, trong đó nguyên nhân nổi trội là việc thực hiện chính sách an sinh xã hội trong lĩnh vực giáo dục, đa số con công nhân khu chế xuất, công ty xí nghiệp, khó chen chân vào nhà trẻ, trường mầm non đạt chuẩn vì 2 lý do : không có hộ khẩu, không đủ điều kiện tài chính đóng học phí. Sự quá tải của các trường công lập kéo theo sự ra đời của nhà trẻ, mầm non, nhóm trẻ gia đình kém chất lượng đã gây ra những hậu quả đau lòng trong cung cấp dịch vụ giáo dục nhà trẻ, mầm non. Trong các nghiên cứu, thiếu hẳn vai trò của công tác xã hội trong liên kết dịch vụ, thông tin về dịch vụ giữ trẻ cho người lao động nhập cư, nên phần giải pháp hầu như là những đề xuất chung, chưa nêu rõ được dịch vụ công tác xã hội góp phần trong cung cấp dịch vụ giáo dục nhà trẻ, mầm non.


Nhu cầu dịch vụ công tác xã hội về giáo dục mầm non cho con công nhân nghiên cứu trường hợp tại Công ty TNHH May thêu Winning, tỉnh Bình Dương - 4

1.1.2. Tình hình nghiên cứu nước ngoài

Về các tài liệu liên quan đến dịch vụ công tác xã hội tại các trường mầm non, NTGĐ… ở nước ngoài, tác giả gần như không tìm được nghiên cứu nào. Có thể đây là một dạng thức chăm sóc trẻ em chỉ xuất hiện ở những nước đang phát triển, nơi có tốc độ đô thị hóa cao kèm theo lượng dân nhập cư lớn và khả năng cung ứng dịch vụ giáo dục mầm non còn chưa hoàn thiện. Những khó khăn và thực trạng của hiện tượng thiếu hụt nhà trẻ, mô hình chăm sóc trẻ em mà đặc biệt là trẻ em thuộc diện gia đình khó khăn, đói nghèo trong đô thị vẫn là mối quan tâm của các nghiên cứu nước ngoài,

Liên quan đến các nghiên cứu về dịch vụ nhà trẻ mầm non nước ngoài, đề tài “Điều tra về tác động của chương trình phòng chống bạo lực trong giảm hành vi quá khích của trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo” của tác giả Eman, trường Widener University School of Nursing, năm 2009; Qua nghiên cứu trên 227 trẻ có hành vi quá khích, không kềm chế được sự giận dữ gây hấn, Eman cho rằng môi trường giáo dục trẻ từ


nhà trẻ, mầm non ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, nghiên cứu cho rằng thực hiện phòng chống bạo lực trong dịch vụ nhà trẻ mầm non sẽ tác động rất nhiều đến hành vi của trẻ đặc biệt đối trẻ không kiểm soát được hành vi khi không hài lòng, nếu đứa trẻ được giáo dục bằng hành vi bạo lực, thì đứa trẻ sẽ dùng bạo lực để giải quyết các vấn đề . Trong phần kết luận nghiên cứu đưa ra dịch vụ nhà trẻ mầm non cần sự thương yêu biểu lộ sự quan tâm hỗ trợ sẽ giúp cho trẻ phát triển tốt và giảm đi những tính khí thất thường, hung hăng trong giao tiếp.[2]

Báo cáo nghiên cứu Chăm sóc Giáo dục Mầm non và các Chương trình, Chính sách Gia đình khác ở Đông Nam Ácủa Giáo sư Sheila B. Kamerman đề cập đến các chính sách và chương trình hỗ trợ phát triển chăm sóc và giáo dục trẻ em tại bảy quốc gia thuộc ASEAN. Theo đó, báo cáo đưa ra nhận định rằng sự phát triển của trẻ em tại các quốc gia đang phát triển chỉ có thể xem xét trong một bối cảnh tổng quát của kinh tế xã hội và các phúc lợi mà người dân được hưởng. Báo cáo này chỉ ra rằng mỗi quốc gia Đông Nam Á đều có các chính sách và mô hình hoạt động nhà trẻ khác nhau nhưng đều hướng đến mục tiêu đảm bảo an ninh, an toàn và mức chăm sóc, giáo dục tối thiểu nhất cho trẻ em. Tuy nhiên, mỗi quốc gia lại phải đối mặt với những khó khăn khác nhau, do vậy các mô hình và chính sách thường chỉ tồn tại ở dạng ngắn hạn. Bên cạnh đó, Giáo sư Sheila B. Kamerman cũng nhấn mạnh chất lượng và hình thức của các mô hình nuôi dạy trẻ có ảnh hưởng lâu dài đến tình hình phát triển kinh tế và xã hội của mỗi quốc gia, khía cạnh gia đình cũng được quan tâm nhiều tại các quốc gia ASEAN, Giáo sư cho rằng, trình độ tri thức và tình hình kinh tế cũng như nhịp sống hàng ngày của gia đình ảnh hưởng đến các quyết định lựa chọn hình thức và mô hình nuôi dạy trẻ cho con em. Theo đó, các gia đình không có thế mạnh về kinh tế hoặc chỉ có phụ nữ gánh vác gia đình thường không có nhiều lựa chọn, nên trẻ dễ dàng tiếp cận nhà trẻ mầm non kém chất lượng, không an toàn.[3]

Báo cáo nghiên cứu Chuyển đổi chăm sóc và giáo dục trẻ nhỏ ở các tiểu vùng Đông Nam Á và Mê Kông” hướng vào các quốc gia ASEAN trong đó có Việt Nam và các khu vực ngoại vi sông Mekong. Nghiên cứu này đề cập đến sự thiếu hụt


các cơ sở chính thống nuôi dạy trẻ tại các vùng ngoại vi đô thị ở các nước Việt Nam, Thái Lan, Philippines v.v.. Sự thiếu hụt này xuất phát từ tình hình kinh tế xã hội còn yếu kém bởi vấn nạn nghèo đói và từ xu hướng để người thân trong gia đình trông nom trẻ. Nghiên cứu chỉ ra rằng các gia đình thuộc vùng ngoại vi thường rất lo ngại về việc chăm sóc trẻ em từ 16 tháng đến 5 tuổi (độ tuổi mẫu giáo) nhưng vì điều kiện kinh tế không cho phép nên thường để người nhà trông trẻ hoặc gửi trẻ cho các cơ sở trông giữ trẻ không an toàn. Điều này khiến công tác đảm bảo an ninh, an toàn cho trẻ em tại các nước ASEAN gặp nhiều khó khăn và trở thành điều kiện phát sinh những đường dây buôn bán trẻ em. [7]

Báo cáo nghiên cứu năm nước ASEAN gồm Trung Quốc, Indonesia, Singapore, Nam Triều Tiên, Việt Nam Chăm sóc giáo dục trẻ độ tuổi mẫu giáo tại năm quốc gia ASEAN” của The Head Foudation, cho biết cả năm quốc gia đều có những mô hình xây dựng và phát triển giáo dục, nuôi dạy trẻ một cách sáng tạo và tiến bộ phù hợp với tình hình kinh tế xã hội của đất nước. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng đề cập đến các đối tượng trẻ em dễ bị gạt ra ngoài các chương trình và mô hình này, đặc biệt là trẻ em thuộc gia đình có thu nhập thấp hoặc người nghèo trong đô thị lẫn nông thôn. Nghiên cứu này cũng so sánh các khác biệt giữa các chính sách về chăm sóc giáo dục trẻ độ tuổi mẫu giáo của mỗi quốc gia. Theo đó, các mô hình hay chương trình dù là thuộc khu vực xã hội dân sự hay tư nhân đều có thể bỏ qua các đối tượng trẻ em thuộc gia đình thu nhập thấp. Bên cạnh việc chỉ ra những điểm tiến bộ thì báo cáo này cũng đề cập đến các vấn đề mà 5 quốc gia đang phải đối mặt như đảm bảo công bằng xã hội trong việc nuôi dạy trẻ, hạn chế các ảnh hưởng của kinh tế lên việc chăm sóc và giáo dục trẻ em tại đô thị lẫn nông thôn. Cũng theo đó, nghiên cứu quan tâm đến các khía cạnh đánh giá một mô hình chăm sóc và nuôi dạy trẻ theo các chính sách của mỗi quốc gia đưa ra bao gồm dinh dưỡng, thể chất, các hoạt động sinh hoạt tinh thần và thể thao cho trẻ, mức độ nhận thức của trẻ và mức hài lòng của phụ huynh. Nghiên cứu nhìn chung cung cấp nhiều thông tin về thực trạng của các chính sách chăm sóc trẻ độ tuổi mẫu giáo tại năm quốc gia này cùng với những tác động ảnh hưởng đến sự phát triền của trẻ.[7]


Quỹ Nhi đồng liên hiệp quốc UNICEF có báo cáo Tác động khủng hoảng kinh tế đối với phụ nữ và trẻ em ở Nam Ánăm 2009 trình bày về tác động của cải biến lẫn biến động kinh tế đối với đời sống của phụ nữ và trẻ em tại Nam Á, trong đó đối tượng chịu tác động lớn nhất là phụ nữ và trẻ em nghèo. Họ được xem là đối tượng dễ bị tổn thương trước các biến cố kinh tế và chính trị xã hội. Bên cạnh việc trình bày các số liệu đo lường mức ảnh hưởng của các tác động kinh tế, báo cáo này còn chỉ ra các nguyên nhân kinh tế có thể gây ảnh hưởng đến công tác chăm sóc trẻ em trên diện rộng tại các đô thị. Trong đó, đề cập rất rõ về việc suy thoái kinh tế dẫn đến việc phụ nữ phải chấp nhận lao động xa. Theo đó, họ buộc phải gửi trẻ từ 18 tháng tuổi đến 5 tuổi cho họ hàng hoặc hàng xóm. UNICEF xem đây là một hành động nguy hại đến sự an toàn cũng như sự phát triển của trẻ bởi trẻ em cần sự chăm sóc chu đáo từ gia đình hoặc các cơ sở đủ tiêu chuẩn. Với báo cáo này, UNICEF đã nêu bật các tác động tiêu cực của biến đổi kinh tế lên đời sống và các quyết định của người phụ nữ, của gia đình đến sự phát triển, giáo dục của trẻ em. Theo đó, sự phát triển kinh tế cũng có ảnh hưởng tiêu cực đến phụ nữ và trẻ em bởi kéo theo sự phát triển không ngừng là gia tăng khoảng cách giàu nghèo, mất cân bằng thu nhập, chi phí sinh hoạt tăng cao.[5]

Các nghiên cứu trên đã chỉ ra được nguyên nhân dẫn đến trẻ tiếp cận dịch vụ giáo dục nhà trẻ mầm non kém chất lượng, tạo ra những vấn đề về dinh dưỡng, tâm lý, sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên các nghiên cứu không đề cập đến sự cần thiết của dịch vụ công tác xã hội trong giải quyết nguyên nhân vấn đề, các tác giả chưa đưa ra được những mô hình áp dụng trong cải thiện việc tiếp cận giáo dục nhà trẻ mầm non đảm bảo chất lượng cho trẻ.


1.2. Cơ sở lý luận

1.2.1. Các khái niệm nghiên cứu

1.2.1.1. Khái niệm công tác xã hội


Định nghĩa của Hiệp hội quốc gia nhân viên xã hội Mỹ (NASW - 1970): “Công tác xã hội là một chuyên ngành để giúp đỡ cá nhân, nhóm hoặc cộng đồng tăng cường hay khôi phục việc thực hiện các chức năng xã hội của họ và tạo những điều kiện thích hợp nhằm đạt được các mục tiêu đó”. [34]

Định nghĩa của Hiệp hội nhân viên công tác xã hội Quốc tế thông qua tháng 7 năm 2000 tại Montréal, Canada (IFSW): “Nghề Công tác xã hội thúc đẩy sự thay đổi xã hội, giải quyết vấn đề trong mối quan hệ của con người, tăng năng lực và giải phóng cho người dân nhằm giúp cho cuộc sống của họ ngày càng thoải mái, dễ chịu. Vận dụng các lý thuyết về hành vi con người và hệ thống xã hội, công tác xã hội tương tác vào những điểm giữa con người với môi trường của họ. Nhân quyền và Công bằng xã hội là các nguyên tắc căn bản của nghề”.[34]

Theo Foundation of Social Work Practice: “Công tác xã hội là một môn khoa học ứng dụng để giúp đỡ mọi người vượt qua những khó khăn của họ và đạt được một vị trí ở mức độ phù hợp trong xã hội. Công tác xã hội được coi như là một môn khoa học vì nó dựa trên những luận chứng khoa học và những cuộc nghiên cứu đã được chứng minh. Nó cung cấp một lượng kiến thức có cơ sở thực tiễn và xây dựng những kỹ năng chuyên môn hoá”.[34]

Theo tác giả Bùi Thị Xuân Mai (2010) CTXH là một nghề, một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp các cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng cường chức năng xã hội, đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội góp phần đảm bảo an sinh xã hội.[8]


1.2.1.2. Dịch vụ xã hội

Theo từ điển Tiếng Việt, cho rằng: “Dịch vụ xã hội là hoạt động cung cấp, đáp ứng nhu cầu cho các cá nhân, nhóm người nhất định nhằm bảo đảm các giá trị và chuẩn mực xã hội”. Một khái niệm thống nhất về dịch vụ xã hội cho người yếu thế là rất cần thiết và đó cũng là cơ sở để thiết kế hệ thống dịch vụ xã hội cho các nhóm đối tượng này. Dựa vào những lý giải về dịch vụ, chính sách xã hội, dịch vụ xã hội, dịch vụ xã hội cơ bản nêu trên, khái niệm dịch vụ xã hội cho người yếu thế được hiểu là: “Dịch vụ xã hội cho nhóm yếu thế là các hoạt động có chủ đích của con người nhằm phòng ngừa-hạn chế và khắc phục rủi ro, đảm bảo đáp ứng được nhu cầu cơ bản và thúc đẩy khả năng hoà nhập cộng đồng, xã hội cho nhóm đối tượng yếu thế” [27]

Từ khái niệm dịch vụ, khái niệm công tác xã hội và khái niệm dịch vụ xã hội thì dịch vụ công tác xã hội có thể được hiểu là một dạng của dịch vụ xã hội, hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực CTXH mà ở đó nhân viên công tác xã hội (NVCTXH) sử dụng những kiến thức, kỹ năng, phương pháp chuyên môn nhằm trợ giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực thực hiện chức năng xã hội; đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ trợ giúp cho cá nhân, gia đình và cộng đồng giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội góp phần bảo đảm an sinh xã hội cho con người.[27]


1.2.1.3. Các khái niệm có liên quan đến dịch vụ công tác xã hội về giáo dục mầm non

- Khái niệm giáo dục mầm non

Giáo dục mầm non (GDMN) là khái niệm chung về việc giáo dục trẻ em trước khi vào học tiểu học, bao gồm các hoạt động tại các cơ sở chính quy, như trường mầm non, nhà trẻ hay mẫu giáo, tại các cơ sở không chính quy, hoặc tại gia đình giữa cha mẹ và trẻ nhỏ. GDMN là việc hỗ trợ trẻ để trẻ phát triển tốt nhất theo hướng phát triển toàn diện, lồng ghép, bằng cách tập trung vào các kỹ năng khác

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/03/2023