- Những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận an sinh xã hội đối với người lao động nhập cư khu vực kinh tế phi chính thức.
- Các giải pháp nâng cao khả năng sử dụng DVCTXH với người lao động nhập cư khu vực kinh tế phi nhà nước.
4.2.3.3. Cách thức tiến hành
* Giai đoạn 1: Thiết kế bộ công cụ và điều tra thử
Trên cở sở nghiên cứu lí luận về nội dung, tiêu chí, thang đánh giá về sử dụng dịch vụ CTXH với NLĐNC khu vực KTPNN, tác giả xây dựng bộ công cụ nghiên cứu của đề tài.
- Điều tra thử nhằm xác định độ tin cậy và giá trị của công cụ điều tra và để tiến hành chỉnh sửa hoàn thiện bảng hỏi trước khi đi thu thập thông tin chính thức. Điều tra thử được tiến hành trên 30 NLĐNC khu vực KTPNN. Dữ liệu thông tin thu thập được xử lí bằng chương trình SPSS 23.0. Tác giả xác định độ tin cậy bằng phương pháp phân tích hệ số Alpha của Cronbach và phân tích yếu tố để xác định độ giá trị của các thang đo trong bảng hỏi và nội dung của các yếu tố trong từng thang đo. Kết quả thu được như sau:
- Đối với thang đo về thực trạng sử dụng DVCTXH của NLĐNC. Hầu hết hệ số thang đo của từng dịch vụ CTXH lớn hơn 0,6 có nghĩa là thang đo có độ tin cậy.
+ Dịch vụ hỗ trợ thông tin về nhà trọ an toàn: Alpha = 0,670
+ Dịch vụ tư vấn, tham vấn: Alpha = 0,898
+ Dịch vụ hỗ trợ học nghề, việc làm, sinh kế: Alpha = 0,623
Có thể bạn quan tâm!
- Dịch vụ công tác xã hội đối với người lao động nhập cư khu vực kinh tế phi nhà nước từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh - 1
- Dịch vụ công tác xã hội đối với người lao động nhập cư khu vực kinh tế phi nhà nước từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh - 2
- Các Nghiên Cứu Về Khả Năng Tiếp Cận Chính Sách An Sinh Xã Hội Của Người Lao Động Nhập Cư Khu Vực Kinh Tế Phi Nhà Nước
- Các Nghiên Cứu Về Dịch Vụ Công Tác Xã Hội Đối Với Người Lao Động Nhập Cư Khu Vực Kinh Tế Phi Nhà Nước
- Lý Luận Về Người Lao Động Nhập Cư Làm Việc Ở Khu Vực Kinh Tế Phi Nhà Nước
Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.
+ Dịch vụ hỗ trợ tiếp cận giáo dục: Alpha = 0,683
+ Dịch vụ kết nối và chuyển gửi: Alpha = 0,781
- Đối với thang đo về các yếu tố ảnh hưởng đến DVCTXH với NLĐNC. Hệ số thang đo của từng yếu tố ảnh hưởng đều lớn hơn 0,6, cụ thể Alpha = 0,859.
Kết quả trên cho thấy tất cả các thang đo trong bảng hỏi có độ tin cậy (hệ số Alpha đều lớn hơn 0,60) đảm bảo độ tin cậy và có thể sử dụng để khảo sát.
* Giai đoạn 2: Giai đoạn điều tra chính thức
Trong giai đoạn này, sử dụng các phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, quan sát, phỏng vấn sâu
- Khách thể điều tra: NLĐNC khu vực KTPNN và một số cơ sở cung cấp dịch vụ CTXH.
- Cách chọn mẫu: Mẫu nghiên cứu được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống từ danh sách mẫu do địa phương thông qua công an khu vực cung cấp. Với
trường hợp cỡ mẫu về NLĐNC lớn và thường xuyên biến động không biết quy mô tổng thể mẫu nên chúng tôi sử dụng công thức sau để tính dung lượng mẫu.
Trong đó:
n= là kích thước mẫu cần xác định.
z= giá trị phân phối tương ứng với độ tin cậy lựa chọn (nếu độ tin cậy 95% thì giá trị Z tương ứng là 1,96…).
p= là ước tính tỷ lệ % của tổng thể NLĐNC. Thông thường tỷ lệ p và q được ước tính 50%/50% đó là khả năng lớn nhất có thể xảy ra của tổng thể và đảm bảo an toàn cho n ước lượng q = 1-p.
e = sai số cho phép (±3%, ±4%, ±5%...), mức phổ biến là ± 0,05.
Kích cỡ mẫu để thu thập thông tin về DVCTXH với NLĐNC khu vực KTPNN với độ tin cậy là 95% với giá trị Z tương ứng là 1.96, sai số cho phép là nằm trong khoảng + 5%. Giả định p*q lớn nhất có thể xảy ra là 0,5*0,5.
Cỡ mẫu sẽ được tính là:
- Cách thức tiến hành điều tra: Tiến hành thu thập thông tin trên toàn bộ khách thể trong mẫu nghiên cứu. Theo công thức tính mẫu sẽ chọn 385 người, dự phòng
±10% số phiếu không thu đầy đủ thông tin, luận án làm tròn thành 420 đơn vị để khảo sát, trong đó:
+ Quận 12: 156 phiếu; Quận Bình Tân: 136 phiếu; Quận 8: 128 phiếu, người được hỏi có thời gian cư trú tại địa bàn khảo sát từ 6 tháng trở lên trước thời điểm phỏng vấn, làm việc ở khu vực KTPNN và chưa có hộ khẩu thường trú tại nơi đến.
+ Sau khi kiểm phiếu, loại trừ những phiếu không hợp lệ vì không điền đầy đủ thông tin, 420 phiếu khảo sát hợp lệ đưa vào sử dụng để phân các nội dung liên quan đến luận án.
+ Xử lý số liệu đã được thu thập để phục vụ cho việc phân tích kết quả nghiên cứu, viết báo cáo về thực trạng sử dụng cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ công tác xã hội với NLĐNC khu vực KTPNN.
* Nguyên tắc điều tra
- Quá trình điều tra được tổ chức chặt chẽ, có trình tự, đảm bảo sự chuẩn bị chu đáo về phương tiện, điều kiện không gian và thời gian của NLĐNC tại địa phương.
Khách thể nghiên cứu tham gia trả lời độc lập theo quan điểm cá nhân. Quá trình điều tra được tiến hành một cách khách quan, trung thực.
- Số lượng mẫu định lượng không đại diện hoàn toàn cho tổng thể NLĐNC, song sự kết hợp giữa kết quả phân tích thông tin định lượng và định tính có thể phản ánh đặc trưng cơ bản của NLĐNC khu vực KTPNN trong việc sử dụng DVCTXH.
4.2.4. Phương pháp phỏng vấn sâu
4.2.4.1. Mục đích
Nghiên cứu không nhằm vào thống kê các con số mà nhằm đánh giá, tìm ra được các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận an sinh xã hội đối với NLĐNC khu vực KTPNN. Thông qua phương pháp này nhằm bổ sung và làm rõ các thông tin chưa được thu thập ở phương pháp điều tra bằng bảng hỏi và nhiều nguồn khác nhau. Vì vậy nghiên cứu sử dụng chủ yếu phỏng vấn sâu để thu thập thông tin về thực trạng sử dụng và các yếu tố ảnh hưởng đến DVCTXH với NLĐNC khu vực KTPNN.
4.2.4.2. Nội dung
Để làm rõ một số nội dung liên quan mà phần định lượng chưa thể hiện, tác giả tiến hành phỏng vấn sâu 20 NVCTXH chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp làm việc tại cộng đồng khảo sát có đông NLĐNC (nhân viên cung cấp dịch vụ, chủ nhà trọ, cán bộ Hội ban/ngành đoàn thể và cán bộ lãnh đạo quản lý, nhân viên ở các cơ sở cung cấp DVCTXH).
Các nội dung cần làm rõ được xây dựng theo nguyên tắc gợi ý để người trả lời đưa ra quan điểm, ý kiến của mình. Những vấn đề chính trong nội dung bảng phỏng vấn sâu đề cập tới là các vấn đề mà bảng hỏi định lượng không thể giải quyết được hoặc chưa đi sâu tìm hiểu được. Mặt khác, việc phỏng vấn sâu giúp cho những thông tin mang lại nhiều chiều, người trả lời sẽ cởi mở cung cấp thông tin hơn là trả lời những câu hỏi theo khuôn mẫu có sẵn trong bộ công cụ nghiên cứu định lượng. Đề cương phỏng vấn sâu được xây dựng với các nội dung liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
- Thông tin cá nhân của người được phỏng vấn.
- Nhu cầu sử dụng dịch vụ công tác xã hội của NLĐNC khu vực KTPNN.
- Đánh giá về thực trạng sử dụng và mức độ hài lòng về sử dụng dịch vụ công tác xã hội đối với người lao động nhập cư.
- Thông tin về các yếu tố ảnh hưởng đến DVCTXH với NLĐNC khu vực KTPNN.
4.2.4.3. Khách thể phỏng vấn
Tổng số khách thể phỏng vấn 20 nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp (nhân viên cung cấp dịch vụ, chủ nhà trọ, cán bộ Hội ban/ngành đoàn thể
và cán bộ lãnh đạo quản lý, nhân viên ở các cơ sở cung cấp DVCTXH) tại 03 địa bàn khảo sát có liên quan đến cung cấp DVCTXH với NLĐNC.
4.2.4.4. Cách tiến hành
- Căn cứ vào nội dung đề cương trong bảng phỏng vấn sâu, người đi phỏng vấn tạo được niềm tin ở người được phỏng vấn.
- Trình tự nội dung phỏng vấn sâu không nhất thiết tuân theo thứ tự đã chuẩn bị mà áp dụng một cách linh hoạt tùy từng đối tượng được phỏng vấn.
4.2.4.4. Nguyên tắc
- Các câu hỏi được chuẩn bị một cách kỹ lưỡng, có độ tin cậy cao. Quá trình phỏng vấn được tổ chức khoa học, câu trả lời được ghi chép một cách cẩn thận, tỉ mỉ và khách quan.
Để có được những thông tin chính xác, người phỏng vấn cần tránh đặt câu hỏi theo kiểu hỏi cung mà coi buổi phỏng vấn như một buổi trò chuyện, trao đổi về một số vấn đề liên quan đến đề tài.
4.2.5. Phương pháp thực nghiệm
Phương pháp này là nhằm tìm hiểu và phân tích chuyên sâu về trường hợp cụ thể. Thông tin thu được trong trường hợp này là thông tin định tính. Nghiên cứu này thực hiện sau khi đã có những kết quả điều tra, phân tích thực trạng cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng DVCTXH và đưa ra một số giải pháp. Trên cơ sở đó lựa chọn một giải pháp để tiến hành tổ chức thực nghiệm nhằm xem xét tính hiệu quả của việc tăng cường các hoạt động truyền thông, đa dạng hóa các hình thức, các kênh truyền thông để tăng khả năng sử dụng DVCTXH với NLĐNC khu vực KTPNN.
4.2.6. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học
Số liệu sau khi được khảo sát từ thực tiễn được xử lý bằng phần mềm SPSS phiên bản 23.0. Trong luận án này, các phép tính thống kế được dùng để nghiên cứu là phân tích thống kê mô tả và thống kê suy luận [123].
- Phân tích thống kê mô tả: các chỉ số được dùng bao gồm:
+ Điểm trung bình cộng (Mean): Các thang đo trong bảng hỏi được thiết kế gồm 5 phương án trả lời: 5 4 3 2 1, khách thể chọn phương án 1 được gán cho 5 điểm, chọn phương án 2 - 4 điểm, chọn phương án 3 - 3 điểm, chọn phương án 4 - 2 điểm, chọn phương án 5 - 1 điểm trên cơ sở dữ liệu thu được tác giả tính ĐTB cho các thang đo và các item trong thang đo. Dựa vào ĐTB tính được của các thang đo, các item trong các thang đo tác giả rút ra nhận định về mức độ sử dụng DVCTXH của NLĐNC khu vực KTPNN. ĐTB càng cao được quy định là mức độ sử dụng thuận lợi và ngược lại.
+ Độ lệch chuẩn (Standardizied Deviation) (ĐLC): Được sử dụng để mô tả mức độ tập trung hay phân tán của các câu trả lời được lựa chọn trên mỗi item của câu hỏi được lựa chọn.
+ Tần suất và tỷ lệ phần trăm (%) phương án trả lời: Được sử dụng để mô tả các đặc điểm của khách thể trong mẫu nghiên cứu. Bên cạnh đó các chỉ số này còn được sử dụng để đo lường số lượng và % phương án trả lời cho mỗi mệnh đề trong các thang đo.
- Thống kê suy luận: các phép thống kê suy luận gồm:
+ Phân tích so sánh (Compare means): Được sử dụng để kiểm tra mức độ ý nghĩa của sự khác biệt giữa những giá trị trung bình về mặt thống kê với xác xuất p < 0,05 (độ tin cậy 95%). Trong quá trình phân tích, khi cần so sánh các biến khác nhau tác giả sử dụng những phép kiểm định khác như: phép kiểm định T về độc lập giữa hai mẫu (T- Test), khi so sánh giá trị trung bình của 3 nhóm trở lên, tác giả sử dụng phép phân tích phương sai một yếu tố (Anova).
+ Phân tích tương quan nhị biến: Tác giả sử dụng phép tính này để xác định mối tương quan giữa các mặt biểu hiện sử dụng DVCTXH với NLĐNC, đồng thời tìm hiểu mối tương quan giữa các yếu tố ảnh hưởng khả năng sử dụng DVCTXH của NLĐNC. Mối liên hệ giữa hai biến số được đo bằng hệ số tương quan Pearson (r) với xác xuất p < 0,05 (độ tin cậy 95%).
+ Phân tích hồi quy tuyến tính: Tác giả sử dụng phép phân tích hồi quy đơn biến và phép phân tích hồi quy đa biến để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố được khảo sát đến khả năng sử dụng DVCTXH của NLĐNC khu vực KTPNN.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
DVCTXH nói chung và DVCTXH đối với NLĐNC khu vực KTPNN nói riêng là một lĩnh vực còn khá mới ở Việt Nam hiện nay nên chưa có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến và còn nhiều khoảng trống trong nghiên cứu về nghề CTXH.
Qua nghiên cứu lý luận, luận án đã tổng quan và phân tích những đóng góp được một số công trình nghiên cứu ở trên thế giới và Việt Nam liên quan đến DVCTXH đối với NLĐNC khu vực KTPNN. Đồng thời chỉ ra được khoảng trống về chính sách, hình thức cung cấp dịch vụ, các yếu tố ảnh hưởng cần nghiên cứu bổ sung. Luận án cũng làm sáng tỏ được lý luận về DVCTXH như khái niệm; các biểu hiện về cung cấp dịch vụ đối với NLĐNC khu vực này. Đồng thời luận án cũng chỉ ra thực trạng sử dụng DVCTXH với NLĐNC khu vực KTPNN, NLĐNC sử dụng DVCTXH ở mức trung bình và biểu hiện không đồng nhất giữa các dịch vụ. DVCTXH với NLĐNC khu vực KTPNN tại cộng đồng đã hình thành, được cung cấp bởi các NVCTXH chuyên
nghiệp và bán chuyên nghiệp trong các cơ sở cung cấp dịch vụ công lập là chủ yếu, các cơ sở ngoài công lập còn ít tham gia cung cấp. Tuy nhiên, những DVCTXH được cung cấp vẫn chưa mang đầy đủ đặc điểm, bản chất của dịch vụ, tính chuyên nghiệp chưa cao, mạng lưới cung cấp DVCTXH tại các cộng đồng nơi người dân cư trú còn ít và ảnh hưởng đến việc sử dụng dịch vụ của NLĐNC khu vực KTPNN hiện nay.
Luận án cũng chỉ ra hiệu quả của việc sử dụng DVCTXH của NLĐNC khu vực KTPNN ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như đội ngũ của người cung cấp dịch vụ, cơ chế chính sách, nguồn lực hỗ trợ và thông tin truyền thông; nhóm yếu tố chủ quan như đặc điểm của người lao động nhập cư khu vực KTPNN đều có mức độ ảnh hưởng khác nhau. Trong đó yếu tố đội ngũ cung cấp dịch vụ và nguồn lực ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sử dụng DVCTXH của NLĐNC khu vực KTPNN. Trên cơ sở đó, luận án đề xuất một số giải pháp để tăng cường hiệu quả sử dụng DVCTXH của NLĐNC khu vực KTPNN. Từ đó, luận án sẽ thực hiện thực nghiệm giải pháp: “Tăng cường các hoạt động truyền thông, đa dạng hóa các hình thức, các kênh truyền thông để nâng cao nhận thức, tăng khả năng sử dụng dịch vụ công tác xã hội với NLĐNC khu vực KTPNN. Kết quả thực nghiệm cho thấy, việc tăng cường các hoạt động thông tin truyền thông về dịch vụ sẽ làm thay đổi không nhỏ đến khả năng sử dụng DVCTXH và giúp NLĐNC khu vực KTPNN tăng cường năng lực và giải quyết được vấn đề của họ đang gặp phải.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
Việc nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa quan trọng, đóng góp vào hệ thống cơ sở lý luận về dịch vụ CTXH nói chung và đối với NLĐNC nói riêng. Trên cơ sở phân tích và kế thừa các công trình nghiên cứu về vấn đề này, luận án đã bổ sung vào hoàn thiện một số vấn đề lý luận về DVCTXH đối với NLĐNC. Đặc biệt luận án đã chỉ ra được các biểu hiện của DVCTXH, tiêu chí đánh giá cũng như biểu hiện của các yếu tố ảnh hưởng đến DVCXTH đối với NLĐNC khu vực KTPNN. Việc khái quát hóa cơ sở lý luận một cách hệ thống sẽ góp phần làm phong phú thêm, toàn diện hơn về phát triển mạng lưới cung cấp DVCTXH hiện nay.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận án đã làm rõ được thực trạng biểu hiện của một số DVCTXH đối với NLĐNC như: Dịch vụ thông tin về nhà trọ an toàn; dịch vụ tư vấn, tham vấn; dịch vụ hỗ trợ học nghề, việc làm, sinh kế; dịch vụ hỗ trợ tiếp cận giáo dục; dịch vụ kết nối và chuyển gửi,… Đồng thời, luận án chỉ ra được thực trạng các yếu tố: Đội ngũ của nhân viên cung cấp dịch vụ; đặc điểm của NLĐNC đến DVCTXH; nguồn
lực hỗ trợ; cơ chế chính sách; hoạt động thông tin, truyền thông và cơ sở vật chất ảnh hưởng đến DVCTXH với NLĐNC khu vực KTPNN.
Kết quả nghiên cứu về thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng DVCTXH của NLĐNC khu vực KTPNN đã góp phần nâng cao nhận thức của xã hội, cộng đồng và cho chính bản thân NLĐNC được nâng lên và đời sống của họ được cải thiện. Đồng thời những phát hiện của nghiên cứu về vấn đề này sẽ làm cơ sở cho các cơ sở đào tạo bổ sung thêm các học phần tự chọn trong khung chương trình đào tạo ngành CTXH với NLĐNC. Tư liệu này cũng giúp cho các người dân nói chung và nhất là NLĐNC khu vực KTPNN tại địa bàn khảo sát nói riêng hiểu rõ hơn về nghề CTXH cũng như DVCTXH. Mặt khác, kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho các cơ sở cung cấp dịch vụ, hội ban, ngành, đoàn thể tại cộng đồng hiểu rõ hơn về các DVCTXH để tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức về nghề CTXH cũng như cũng cố, hoàn thiện về phát triển mạng lưới cung cấp DVCTXH tại cộng đồng.
Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu này có thể là nguồn tài liệu tham khảo cho các các nhà nghiên cứu, nhân viên công tác xã hội, cơ sở cung cấp dịch vụ CTXH và cho các hoạt động giảng dạy, thực hành, thực tập tại các cơ sở đào tạo chuyên ngành về CTXH hiện nay.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình công bố, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án bao gồm 4 chương:
- Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu.
- Chương 2: Lý luận về dịch vụ công tác xã hội đối với người lao động nhập cư khu vực kinh tế phi nhà nước.
- Chương 3: Thực trạng dịch vụ công tác xã hội đối với người lao động nhập cư khu vực kinh tế phi nhà nước tại thành phố Hồ Chí Minh.
- Chương 4: Giải pháp nâng cao khả năng sử dụng dịch vụ công tác xã hội của người lao động nhập cư khu vực kinh tế phi nhà nước và thực nghiệm biện pháp tăng cường hoạt động truyền thông.
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Những công trình nghiên cứu ở nước ngoài
1.1.1. Các nghiên cứu về thực trạng và xu hướng di cư và nhập cư khu vực kinh tế phi nhà nước
Qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy có khá nhiều nghiên cứu liên quan về di cư và nhập cư trong khu vực châu Á điển hình như của Skeldon (1992); Huguest (1995); Pongsapich (1995); Martin (1996); Hayase (2003); các quốc gia châu Á nhìn chung là xuất khẩu lao động theo hợp đồng lao động. Tuy nhiên, cũng có những ngoại lệ, đối với Singapore và Brunei là những nước nhập khẩu lao động, Malaysia và Thái Lan là nước vừa nhập và vừa xuất khẩu lao động [41].
Nghiên cứu của Rolf Jensen và cộng sự (2009), với mẫu khảo sát hơn 1.700 người trong hai năm 2000 và 2003 đã chỉ ra di cư đã có sự thay đổi và diễn ra phức tạp hơn bằng con đường chính thức và phi chính thức. Đối với những người di cư phi chính thức thì mạng lưới xã hội như người thân trong gia đình, người quen tại địa phương của NLĐNC sẽ giúp họ ổn định cuộc sống nhanh hơn. Qua kết nghiên cứu định tính cho thấy, bán hàng rong được xem là một nghề của nữ NLĐNC. Đây là một trong những vấn đề gợi mở cho luận án khi hỗ trợ NLĐNC hòa nhập cộng đồng tại nơi đến qua mạng lưới xã hội [84].
Nghiên cứu của Huang Ping (2004), đã chỉ ra rằng đô thị vẫn còn định kiến với NLĐNC, họ gặp phải sự kỳ thị và thiếu sự khoan dung. Đồng thời, nghiên cứu cũng đề xuất cần có nghiên cứu sâu rộng hơn để xây dựng chính sách và cần phải chú tâm hơn vai trò của việc di cư đối với sự phát triển của khu vực cư ngụ ban đầu [93].
Nghiên cứu của Guest (2004), đã chỉ ra xu hướng và các mô hình di dân quốc tế ở Đông Nam Á, phụ nữ ngày càng di chuyển nhiều hơn và di dân tạm thời tiếp tục là một thành tố quan trọng của dòng di dân. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, động cơ kinh tế của việc di dân chiếm ưu thế trong các quyết định di trú. Nghiên cứu cũng chỉ ra, nhóm người này còn thiếu khung pháp lý hiện hữu để bảo vệ đầy đủ trước nguy cơ có thể sống trong điều kiện nghèo khổ và sức khỏe bị đe dọa [43].
Nghiên cứu của VanLandingham (2004) cho biết, NLĐNC đều gặp bất lợi hơn so với người bản địa trên sáu lĩnh vực sức khỏe, bao gồm: sinh lý, tâm lý, tình cảm, chức năng vận động, kiến thức và quan niệm về sức khỏe nói chung. Ngoài lĩnh vực về sức khỏe thì nghiên cứu chưa đề cập đến các lĩnh vực khác mà NLĐNC khu vực KTPNN phải đối mặt tại nơi đến [110].