Dịch Vụ Công Tác Xã Hội Với Nam Giới Gây Bạo Lực

lượng. Nạn nhân bị bạo lực có thể được hỗ trợ về mặt y tế và chăm sóc các tổn thương thể xác, hỗ trợ tâm lý, đảm bảo an toàn và hỗ trợ tư pháp…. Sứ mệnh của

―Ngôi nhà Ánh Dương‖ nhằm kêu gọi các nạn nhân lên tiếng và tìm kiếm sự trợ giúp khi bị bạo lực, xâm hại tình dục và hành động để người gây bạo lực phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Bất kỳ nạn nhân bị bạo lực nào khi có nhu cầu đều được tiếp nhận, can thiệp, hỗ trợ kịp thời để giải quyết vấn đề bạo lực. Tính đến hết quý II/2021, Trung tâm đã tư vấn cho 74 trường hợp liên quan đến BLGĐ; can thiệp hỗ trợ khẩn cấp cho 35 trường hợp; chăm sóc, nuôi dưỡng tạm thời tại trung tâm 19 trường hợp [93].

Qua các báo cáo và nghiên cứu về các mô hình dịch vụ CTXH trong PCBLGĐ trên, ta nhận thấy được sự quan tâm của Chính phủ Việt Nam với vấn đề này cùng với đó là hàng loạt các dự án triển khai các dịch vụ CTXH với nhóm nữ giới – nạn nhân chính của BLGĐ đã đang hoạt động ở các tỉnh thành tiêu biểu dưới sự hỗ trợ của các Tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam.

1.2.3 Dịch vụ công tác xã hội với nam giới gây bạo lực

Kết quả nghiên cứu về chất lượng dịch vụ tư pháp hình sự hiện nay dành cho nạn nhân bạo lực gia đình ở Việt Nam năm 2011 của Văn phòng Liên Hợp Quốc về ma tuý và tội phạm cho thấy trong các vụ BLGĐ thì hơn 95 vụ việc người GBL là chồng hiện tại hoặc chồng cũ của nạn nhân. Do đó Bộ Lao Động – Thương binh và Xã hội cùng Quỹ Dân số liên hợp quốc tại Việt Nam ( UNFPA) đã đưa ra nhận định: ― Đã có nhiều biện pháp được thực thi để hạn chế BLGĐ song tình trạng bạo lực vẫn liên tiếp xảy ra và có xu hướng gia tăng tỷ lệ thuận với số nạn nhân của BLGĐ. Nhận thấy vai trò tích cực của nam giới, cũng như việc làm việc với nam giới gây bạo lực, giúp họ nhận ra tác hại của bạo lực, từ đó kiềm chế và thay đổi hành vi gây bạo lực.Do đó cuốn số tay hướng dẫn cán bộ CTXH làm việc với người gây bạo lực được xây dựng nhằm nâng cao năng lực, hỗ trợ kỹ năng cho các cán bộ của các trung tâm CTXH để làm tốt việc cung cấp dịch vụ khi tiếp nhận, tư vấn, hỗ trợ cho người gây bạo lực là một hoạt động cần thiết, sẽ góp phần nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi cho người gây ra bạo lực, trên cơ sở đó hạn chế tình trạng BLGĐ” thể hiện tư duy tiến bộ theo kịp với xu thế toàn cầu của Chính phủ ta về việc xây dựng các biện pháp, chính sách, dịch vụ đối với nam giới - người gây ra bạo lực nhằm giảm thiểu BLGĐ một cách hiệu quả tại Việt Nam [44].

Nhằm đề cao lợi ích sự tham gia của nam giới trong công tác ngăn chặn BLGĐ, tổ chức phi chính phủ CSAGA đã chỉ ra bốn nhóm lợi ích trước hết là lợi ích cho xã hội - điểm mấu chốt để xây dựng một xã hội phát triển, bền vững và an toàn; Lợi ích cho phụ nữ khi nam giới tham gia vào công tác ngăn chặn nạn BLGĐ sẽ giúp họ hiểu ra rằng bạo lực là một sự xâm phạm quyền con người và thông qua các hoạt động can thiệp sẽ tạo điều kiện cho hai giới chia sẻ vai trò, trách nhiệm của mình trong cuộc sống gia đình; Lợi ích cho trẻ em với việc nam giới tham gia vào các hoạt động PCBLGĐ sẽ trực tiếp làm giảm các hành vi bạo lực cho các thế hệ tiếp theo đồng thời tạo điều kiện cho trẻ em được phát triển một cách tốt nhất; Lợi ích cho chính nam giới khi giúp chính họ nhận ra những khó khăn và thách thức mà bản thân phải tuân theo những quy ước xã hội dành cho hai giới, từ đó sẽ giúp họ tìm ra giải pháp thích hợp cho những khó khăn của mình thay vì sử dụng bạo lực [19].

Đánh giá về bức tranh hoạt động phòng ngừa BLGĐ ở Việt Nam, trước tiên là hoạt động truyền thông, giáo dục đến nhận thức của người dân đặc biệt là đối tượng người gây ra bạo lực nhằm nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của người có nguy cơ và đã gây ra bạo lực gia đình. Kết quả điều tra 2013 trong đề tài khoa học ―Nghiên cứu các giải pháp phòng, chống bạo lực gia đình ở Việt Nam hiện nay‖ thực hiện bởi Vụ Gia đình thuộc Bộ Văn hoá, Thể thao & Du lịch cho thấy có 298/400 người được tiếp nhận thông tin về BLGĐ trong 12 tháng qua và nguồn cung cấp thông tin mà người trả lời nhận được nhiều nhất là Đài truyền hình tiếp đến là họp tổ dân/đoàn thể [1].

Nổi bật trong các hoạt động phòng ngừa BLGĐ phải kể đến hoạt động hoà giải và tư vấn trong PCBLGĐ. Tư vấn và hoà giải được coi là giải pháp then chốt quy định trong luật PCBLCĐ 02/2007 và quan điểm chỉ đạo của Đảng và nhà nước ta. Đánh giá về công tác hoà giải ở địa phương, có 53,5 người trả lời ở cuộc Điều tra 2013 cho rằng công tác hoà giải có hiệu qủa. Hoạt động tư vấn về PCBLGĐ được nhắc đến với vai trò là tổ tư vấn ở cộng đồng cho cả hai nhóm đối tượng là nam giới và nữ giới [2013]. Theo báo cáo vào năm 2012 trên toàn quốc có 13,927 tổ tư vấn, thực hiện tư vấn cho 17,415 người gây bạo lực chủ yếu là nam giới [2].

Ngoài ra xây dựng mô hình PCBLGĐ với 3 hoạt động chính : Hoạt động của Ban chỉ đạo Mô hình PCBLGĐ; Câu lạc bộ PCBLGĐ; Nhóm PCBLGĐ. Với nhóm PCBLGĐ thực hiện nhiệm vụ chính là can thiệp kịp thời các vụ BLGĐ và tư vấn

cho không chỉ nạn nhân của BLGĐ mà còn là người gây bạo lực. Nhóm PCBLGĐ được đánh giá là hoạt động có hiệu quả nhất hiện nay về PCBLGĐ tại địa phương với cơ chế hoạt động: Tại mỗi địa bàn, thành viên nhóm lập danh sách những đối tượng có nguy cơ cao gây bạo lực ( nghiện rượu, đối tượng đã từng gây bạo lực, gia đình thường xuyên mâu thuẫn, gia đình không có thu nhập ổn định, kinh tế khó khăn…) để theo dòi, gặp gỡ tư vấn về các kỹ năng ứng xử trong gia đình và PCBLGĐ. Với số liệu được ghi nhận có thể thấy sau mỗi năm số vụ BLGĐ chỉ còn khoảng ½ số vụ của năm trước. Điều đáng lưu ý, tại 64 xã/phường/thị trấn triển khai mô hình trong thời gian thí điểm không có vụ BLGĐ nghiêm trọng xảy ra và công tác thống kê, báo cáo về BLGĐ cũng được thực hiện tốt nhất, số liệu đầy đủ nhất so với những xã không triển khai mô hình của tình, thành. Sau 30 tháng triển khai thí điểm mô hình PCBLGĐ tại các xã/phường/thị trấn, hiện tượng BLGĐ trên địa bàn thí điểm mô hình tuy chưa chấm dứt, nhưng số vụ BLGĐ đã giảm đáng kể [29]; Trong hoạt động xử lý vi phạm pháp luật về PCBLGĐ : Theo kết quả báo cáo của 61/63 tỉnh, thành cho biết năm 2012 có 33.162 là nam giới gây ra bạo lực, trong đó bị triệu tập để cộng đồng dân cư góp ý, phê bình là 24.523 người chiếm 64% số người gây bạo lực được báo cáo thống kê năm 2012. Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn cũng được các địa phương áp dụng chiếm 14,4% số đối tượng gây BLGĐ được phát hiện, tiếp theo là xử phạt hành chính chiếm 4,9% biện pháp cấm tiếp xúc chiếm 2,6% và xử lý hình sự chiếm 0,9 . Đánh giá về hiệu quả của các biện pháp xử lý người gây BLGĐ, điều tra 2013 cho biết, có 39,5 người trả lời nhận xét biện pháp góp ý phê bình trong cộng đồng dân cư là hiệu quả, biện pháp xử phạt vi phạm hành chính và cấm tiếp xúc với nạn nhân BLGĐ là 32 người trả lời đánh giá là hiệu quả [30].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 301 trang tài liệu này.

Trong dự án của tổ chức CCIHP tại một số địa phương đã thành lập một số mô hình câu lạc bộ dành cho những nam giới - người gây bạo lực và nam giới nói chung, ví dụ như mô hình CLB ― người cha thân thiện và con trai‖, CLB ― Nam giới không uống rượu‖ cho nam giới và những người dễ bị tổn thương, CLB ‗đàn ông‖ do CIHP lập ra. Hội Nông dân cũng lồng ghép truyền thông về vấn đề bình đẳng giới và bạo lực giới vào các cuộc sinh hoạt hội viên và mới đây còn tiến hành lớp tập huấn đầu tiên về cách làm việc với các nam thủ phạm gây bạo lực. Các hoạt động phòng ngừa cũng được thực hiện với nhóm nam giới sắp sinh con lần đầu và

nhóm nam học sinh phổ thông trung học ( CSAGA thực hiện ). Các CLB này là nơi nam giới có thể thảo luận về những vấn đề gia đình của chính họ, làm thế nào giải quyết các vấn đề của gia đình mà không cần dùng đến vũ lực, không phải đánh con, quát mắng vợ. CLB cũng bàn về tác hại của rượu, của BLGĐ đối với phụ nữ và trẻ em, làm thế nào để bỏ rượu và kiềm chế các cơn tức giận [49],[90].

Dịch vụ công tác xã hội đối với nam giới trong việc giảm thiểu bạo lực gia đình từ thực tiễn tỉnh Quảng Ninh - 7

Hagar - một tổ chức phi chính phủ quốc tế hỗ trợ bảo vệ, phục hồi và nâng cao năng lực cho phụ nữ và trẻ em là nạn nhân của mua bán người, bạo hành gia đình và xâm hại tình dục hoạt động tại Việt Nam từ năm 2009 đã nhận định: ―Bạo lực có thể được hạn chế, có thể được xoá bỏ chính bởi những người đàn ông. Họ là những nhân tố “tạo ra” thì cũng có thể là nhân tố “loại trừ”. Để làm được điều này, nam giới cần phải có được những nhận thức đúng đắn hơn về vị trí, vai trò của mình trong xã hội, về nam tính.” Từ những định hướng trên Hagar đã xây dựng quy trình can thiệp và hỗ trợ người gây bạo lực bao gồm 4 bước với nhiều hoạt động lồng ghép trong các bước bao gồm: Bước 1: Xử lý tin báo về BLGĐ; Bước 2 : Ngăn chặn người gây bạo lực, bảo vệ người bị BLGĐ; Bước 3 : Xác định mức độ hành vi BLGĐ và đưa ra quyết định xử lý; Bước 4: Theo dòi và hỗ trợ người gây BLGĐ. Nổi bật trong các hoạt động CTXH với người gây bạo lực của HAGAR tại Việt Nam đó là mô hình câu lạc bộ dành cho nam giới - một trong những hoạt động mang lại hiệu quả tác động cao trong công tác phòng chống bạo lực gia đình. Câu lạc bộ sử dụng phương pháp ―Nghệ thuật, sáng tạo‖ và chu trình sáng tạo để tác động lên các thành viên. Quy trình sáng tạo này gồm 5 bước: Bước 1 Chuẩn bị: Là các bài tập khỏi động nhẹ nhàng, bao gồm các bài tập tự xoa bóp cơ thể hay yoga, các hoạt động mang tính tập thể, xây dựng lòng tin, sự hợp tác giữa các thành viên trong câu lạc bộ. Bước này giúp họ cảm thấy an toàn hơn, tin tưởng, năng động, sẵn sàng tham gia, cởi mở, đón nhận những cái mới hơn; Bước 2 Khơi nguồn: Các bài tập được sử dụng trong bước này hướng tới việc giúp các thành viên tập trung vào cơ thể, tâm trí, cảm xúc của họ. Qua các bài tập, giúp các thành viên sẽ hiểu mình hơn, mạnh mẽ hơn, dũng cảm nhìn nhận bản thân mình, qua đó những ý kiến mới năng lượng mới, cách nhìn mới về các hành vi họ đã, đang làm; Bước 3 Tổ chức: Các thành viên sẽ đưa ra các ý kiến, các ý kiến sẽ được sắp xếp để xây dựng các mô hình và các hành vi mới; Bước 4 Chia sẻ: Khuyến khích thành viên trao đổi, thảo luận về cảm xúc, cuộc sống, công việc…; Bước 5 Tái hiện làm mới: Tái hiện những

kinh nghiệm của họ và tìm ra ý nghĩa và viễn cảnh mới, sau đó làm mới lại năng lượng để tìm ra cách giải quyết phù hợp thay đổi bản thân. Tham gia vào câu lạc bộ, nam giới có cơ hội được chia sẻ những quan điểm, suy nghĩ của bản thân mình về vai trò, vị thế của người đàn ông trong gia đình cũng như ngoài xã hội. Từ đó có được cái nhìn đúng đắn hơn về trách nhiệm của mình đối với gia đình và những người thân yêu [68].

Trong khuôn khổ dự án ‗‖Vì một cộng đồng không có bạo hành‖ của CCHIP Việt Nam đã xây dựng ―Mô hình lồng ghép phòng chống bạo hành giới dựa vào cơ sở y tế và cộng đồng‖ tại thị xã Cửa Lò tỉnh Nghệ với mô hình sinh hoạt nhóm

―Nam giới trách nhiệm‖ (Dành cho những người đàn ông có hành vi bạo hành). Dự án có 2 nhóm Nam giới trách nhiệm đang sinh hoạt. Trải qua 13 buổi tham gia sinh hoạt, hầu hết các thành viên trong nhóm nam giới trách nhiệm đều cảm thấy mình được học nhiều kiến thức, hành vi liên quan đến giới, bạo hành giới, pháp luật, giao tiếp. Thêm vào đó nữa là nhiều thành viên chia sẻ họ đã biết áp dụng những kiến thức và kỹ năng học được vào cuộc sống để gia đình được hạnh phúc, hòa thuận hơn để cùng vợ/chồng xây đắp hạnh phúc cho gia đình nhỏ của mình. Hoạt động sinh hoạt ngoại khóa dành cho nhóm nam giới là hoạt động then chốt của dự án. Tính đến thời điểm 2012, dự án đã hoàn thành sinh hoạt ngoại khóa dành cho 40 nam giới và 90 Phụ nữ. Khi tham gia sinh hoạt nhóm, các thành viên không những biết áp dụng kiến thức và kỹ năng vào cuộc sống của bản thân mà còn tuyên truyền những kiến thức và kỹ năng cho những người có chung hoàn cảnh với mình [95],[96].

Câu lạc bộ Nam giới tiên phong tại Đà Nẵng là mô hình triển khai thành công gần đây nhất với nam giới gây bạo lực nhằm giảm thiểu BLGĐ tại cộng đồng. Dự án do Hội LHPN thành phố Đà Nẵng thực hiện với nguồn tài trợ của Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho Phụ nữ (UN Women), Chương trình tình nguyện Liên hợp quốc (UNV) và P4P. Mô hình can thiệp với nam thanh niên và trung niên nhằm biến chuyển nam tính tiêu cực và phòng ngừa bạo lưc đối với phụ nữ trước khi bạo lực xảy ra. Các hoạt động hướng tới mục tiêu này bao gồm tạo dựng thái độ bình đẳng giới, nâng cao nhận thực về bạo lực, xây dựng các kỹ năng để duy trì mối quan hệ hạnh phúc, thúc đẩy nam giới tình nguyện tham gia làm

người vận động cho phòng ngừa bạo lực ở cộng đồng. Mô hình được thực hiện tại hai phường/xã của Đà Nẵng trong 15 tháng, với ngân sách hạn chế ở mức 73.000 USD. Sau thời gian hoạt động sinh hoạt CLB đã thu được các kết quả : 24 hướng dẫn viên được đào tạo qua hai khoá tập huấn (5 ngày/ 1 khoá) để sử dụng được cách tiếp cận cùng tham gia trong điều hành các buổi sinh hoạt Câu lạc bộ. Trong thời gian triển khai dự án, các hướng dẫn viên được hỗ trợ kịp thời thông qua 8 buổi rút kinh nghiệm và đào tạo bổ sung kỹ năng với Ban điều hành dự án; 64 buổi sinh hoạt câu lạc bộ đã được tổ chức với sự tham gia của 93 thành viên của các câu lạc bộ nam giới tiên phong. Thành viên các câu lạc bộ tổ chức 4 sự kiện tại cộng đồng, thu hút sự tham gia của 410 người, sử dụng các phương pháp truyền thông cộng đồng sáng tạo như đố vui, giải ô chữ, đóng vai – kịch tương tác, vẽ tranh và thảo luận các đoạn phim ngắn; 30 buổi truyền thông tại cộng đồng đã được các thành viên Câu lạc bộ Nam giới tiên phong tổ chức tại 10 khu dân cư với sự tham gia của 750 người (tỉ lệ nam – nữ chia đều) về 3 nội dung chính (giới tính, giới và thế nào là đàn ông thực sự; tìm hiểu bạo lực đối với phụ nữ; để có các lựa chọn tình dục lành mạnh và hạnh phúc); Tài liệu cho các hướng dẫn viên được chỉnh sửa dựa theo ý kiến đóng góp từ các hướng dẫn viên và đã được Liên hợp quốc và P4P ấn hành; 2 hội thảo chia sẻ kinh nghiệm với 122 đại biểu (58 nam giới) từ các ban ngành có liên quan ở cấp quận và phường và 1 hội thảo chia sẻ kinh nghiệm cấp quốc gia. Các nghiên cứu cuối kỳ do UN Women và P4P thực hiện độc lập cho thấy mô hình đã có tác động đáng kể ở ba cấp độ: bản thân các thành viên tham gia hoạt động gồm thành viên câu lạc bộ và hướng dẫn viên, gia đình của họ và người khác trong cộng đồng [101].

Qua phân tích và đánh giá tình hình nghiên cứu về CTXH trong BLGĐ hiện nay ở Việt Nam tác động đến cả hai nhóm đối tượng nữ giới – nạn nhân chính của BLGĐ và nam giới – người gây ra BLGĐ, có thể thấy rằng vấn đề này đang nhận được sự quan tâm không chỉ các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau mà quan trọng hơn cả là các ban ngành đoàn thể và chính phủ trong nước. Tuy nhiên tính đến thời điểm hiện nay tại Việt Nam chưa có một công trình nghiên cứu khoa học nào mô tả một cách đầy đủ về bức tranh nghiên cứu đánh giá về vấn đề dịch vụ CTXH với nam giới trong việc giảm thiểu BLGĐ trên nền tảng của ngành CTXH.

1.3 Đánh giá chung tình hình nghiên cứu

1.3.1. Những kết quả của các công trình nghiên cứu đã thực hiện

Thứ nhất, bạo lực gia đình là mối quan tâm nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau như Xã hội học, Tâm lý học và Công tác xã hội… Đã có những nghiên cứu đánh giá thực trạng về mức độ phổ biến của BLGĐ cũng như phân tích các nguyên nhân gây ra BLGD được thực hiện ở hầu khắp các quốc gia trên thế giới cho thấy tính phức tạp, đa dạng của các hình thức BLGĐ.

Thứ hai, qua phân tích kết quả các công trình nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực khác nhau của các tác giả nước ngoài đã có đánh giá về các biệp pháp can thiệp và dịch vụ với cả hai nhóm nữ giới – nạn nhân chính của BLGĐ và nam giới – người gây ra bạo lực. Đặc biệt là các biện pháp can thiệp hỗ trợ dành cho nam giới, các quốc gia trên thế giới đã quan tâm từ rất sớm dưới sự trợ giúp của hệ thống chính quyền, từ đó đã xây dựng và triển khai hết sức sâu rộng các dịch vụ hỗ trợ với nam giới nhằm PCBLGĐ cũng như giảm thiểu vấn nạn này ngay từ những thập kỷ trước và ngày càng phát triển đa dạng cho đến nay.

Thứ ba, trong lĩnh vực CTXH làm việc với nam giới gây bạo lực ngày càng nhận được sự quan tâm và chú trọng không chỉ của các cấp nhà nước mà còn của cộng đồng xã hội. Trên thế giới có rất nhiều các tài liệu, báo cáo, công trình khoa học nghiên cứu đánh giá về các dịch vụ CTXH với nam giới gây bạo lực và luôn coi đây là đối tượng hỗ trợ hàng đầu nhằm phòng chống và giảm thiểu BLGĐ một cách bền vững.

1.3.2. Những khoảng trống chưa được các công trình quan tâm nghiên cứu

Qua quá trình tổng quan tài liệu, tác giả nhận thấy, chủ đề dịch vụ CTXH với nam giới trong việc giảm thiểu BLGĐ là chủ đề nghiên cứu rộng, còn rất nhiều mảng nghiên cứu cụ thể chưa thực sự thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu như:

Thứ nhất, hầu hết các nghiên cứu đánh gía về thực trạng bạo lực gia đình chủ yếu dưới góc độ của phụ nữ - nạn nhân chính của bạo lực gia đình mà chưa có một báo cáo đánh giá nào dưới góc độ của nam giới – đối tượng chính gây ra BLGĐ.

Thứ hai, ở Việt Nam qua nghiên cứu tổng quan nhận thấy làm việc với nam giới gây bạo lực dựa trên nền tảng của CTXH hiện còn khá mới mẻ và chưa được quy định cụ thể cũng như được thực hiện đồng bộ rò ràng. Một phần lớn bởi nghề CTXH được ― sinh sau đẻ muộn‖ tại Việt Nam và còn tồn tại nhiều khoảng trống.

Do đó, hiện nay tại Việt Nam vẫn chưa có một nghiên cứu nào đánh giá thực trạng các dịch vụ CTXH đối với nam giới trong việc giảm thiểu BLGĐ thực hiện mang tính toàn diện, hệ thống về lý luận và thực tiễn.

Thứ ba, nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả cung cấp các dịch vụ CTXH với nam giới nhằm giảm thiểu BLGĐ còn chưa được nhắc đến ở Việt Nam.

Thứ tư, nghiên cứu các giải pháp để nâng cao hiệu quả cung cấp các dịch vụ CTXH với nam giới nhằm giảm thiểu BLGĐ còn hạn chế.

1.3.3. Những vấn đề tập trung giải quyết

Để đạt được mục tiêu thực hiện nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện, sâu sắc, luận án đã tiến hành tổng hợp phân tích các nghiên cứu đã có về công tác xã hội với bạo lực gia đình cũng như CTXH với nam giới gây bạo lực trong phòng chống và giảm thiểu BLGĐ. Luận án chọn lọc và kế thừa những kết quả của nhiều công trình trong và nước ngoài, đồng thời tiếp tục làm rò những nhiệm vụ đặt ra về lý luận và thực tiễn trong nghiên cứu. Thực hiện đề tài "Dịch vụ công tác xã hội đối với nam giới trong việc giảm thiểu bạo lực gia đình thực tiễn tỉnh Quảng Ninh ", tác giả xác định những nội dung cần tập trung nghiên cứu và giải quyết là: Lý luận và thực trạng dịch vụ CTXH đối với nam giới trong việc giảm thiểu BLGĐ, các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ CTXH với nam giới trong việc giảm thiểu BLGĐ tại tỉnh Quảng Ninh. Trên cơ sở đó luận án đề xuất một số kiến nghị, giải pháp, ứng dụng CTXH nhóm trong mô hình CLB nam giới PCBLGĐ nhằm giúp cho hoạt động cung cấp dịch vụ CTXHvới nam giới GBL trong việc giảm thiểu BLGĐ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đạt được hiệu quả cao hơn và giảm tình trạng BLGĐ.


Tiểu kết chương 1

Tổng quan tài liệu cho thấy vấn đề bạo lực gia đình và CTXH với nam giới gây bạo lực trong việc phòng chống và giảm thiểu BLGĐ là mối quan tâm nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau. Nam giới bạo lực với nữ giới trong gia đình là phổ biến ở nhiều quốc gia, dù kinh tế phát triển hay chưa phát triển, dưới nhiều hình thức khác nhau; Các chương trình chăm sóc, phòng ngừa BLGĐ hiện nay đang khá đa dạng. Ở Việt Nam, các nghiên cứu về các hoạt động, chương trình, dịch vụ CTXH hỗ trợ cho nam giới gây bạo lực chủ yếu được thực hiện một cách bài bản bởi các dự án, tổ chức phi chính phủ. Các dịch vụ CTXH nhằm phòng

Xem tất cả 301 trang.

Ngày đăng: 13/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí