Cơ Sở Pháp Lý Về Dịch Vụ Công Tác Xã Hội Hỗ Trợ Người Khuyết Tật Tiếp Cận Việc Làm

Thông tư số 01/2015/TT-BLĐTBXH của Bộ LĐTBXH ngày 06/01/2015 hướng dẫn QLTH với NKT tại các cơ sở cung cấp DVCTXH, xã phường, thị trấn. Thông tư nêu rõ: QLTH với NKT là quy trình xác định nhu cầu cần trợ giúp xã hội và xây dựng, thực hiện kế hoạch trợ giúp NKT, điều phối các hoạt động cung cấp DVCTXH để trợ giúp NKT ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng.

Thông tư số 01/2017/TT-BLĐTBXH của Bộ LĐTBXH ngày 02/02/2017 quy định về tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp đối với người làm CTXH. Thông tư nêu rõ: Tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của người làm CTXH là các chuẩn mực đạo đức mà người làm CTXH phải tuân thủ trong quá trình thực hành CTXH, quan hệ xã hội với đối tượng sử dụng DVCTXH, đồng nghiệp, các tổ chức, cá nhân có liên quan và mối quan hệ tại nơi làm việc.

1.7.2. Cơ sở pháp lý về dịch vụ công tác xã hội hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận việc làm

Quan điểm của Đảng và Nhà nước về vấn đề việc làm cho NKT đã được nêu rõ trong hệ thống pháp luật của nước ta hiện nay, cụ thể:

Hiến pháp Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam được Quốc Hội thông qua năm 1992 và sửa đổi năm 2013 quy định (Khoản 2 Điều 59, Khoản 3 Điều 61): Nhà nước có chính sách trợ giúp NKT và chính sách tạo điều kiện để NKT học nghề.

Quyết định số 23/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 22 tháng 5 năm 2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về giáo dục hòa nhập dành cho người tàn tật, khuyết tật.

Bộ luật lao động năm 2012 quy định (Khoản 1 Điều 176): Nhà nước bảo trợ quyền lao động, tự tạo việc làm của lao động là NKT, có chính sách khuyến khích và ưu đãi người sử dụng lao động tạo việc làm và nhận lao động là NKT vào làm việc theo quy định của Luật NKT.

Luật việc làm 2013 quy định (Khoản 6 Điều 5, Khoản 2 Điều 12): Hỗ trợ người sử dụng lao động sử dụng nhiều lao động là NKT và NKT được hưởng chính sách tín dụng ưu đãi tạo việc làm.

Luật giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định (Điều 27, Khoản 5 Điều 62): Chính sách đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp cho NKT và chính sách đối với NKT tham gia học nghề.

Luật NKT 2010 đề cập đến vấn đề dạy nghề và việc làm cho NKT (Điều 32, Điều 33, Điều 34, Điều 35): Dạy nghề đối với NKT, việc làm đối với NKT, cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng nhiều lao động là NKT, chính sách nhận NKT vào làm việc.

Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội, trong đó quy định về hệ số và mức hưởng trợ cấp của đối tượng là NKT.


Tiểu kết chương 1

Trong chương 1, những nội dung cơ bản đã được trình bày như những vấn đề lý luận cơ bản về NKT và hệ thống DVCTXH hỗ trợ việc làm cho NKT, cụ thể: Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài; các lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu; một số lý luận về NKT, về việc làm, các lý luận trọng tâm về CTXH như khái niệm CTXH, dịch vụ xã hội, DVCTXH, DVCTXH hỗ trợ việc làm với NKT. Một số nội dung quan trọng khác cũng được khái lược ở chương 1 như loại hình DVCTXH, vai trò nhân viên CTXH trong cung cấp DVVL với NKT, cũng như trình bày một số yếu tố ảnh hưởng đến DVCTXH hỗ trợ NKT tiếp cận việc làm. Những nội dung trọng tâm này sẽ định hướng cho việc nghiên cứu trong các chương sau.

Chương 2

THỰC TRẠNG DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VIỆC LÀM ĐỐI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT TẠI QUẬN THỦ ĐỨC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


2.1. Khái quát về địa bàn và khách thể nghiên cứu

2.1.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Thủ Đức là quận ngoại thành nằm hướng Đông - Bắc TPHCM, được bao bọc bởi sông Đồng Nai và sông Sài Gòn. Thủ Đức là trung tâm phát triển kinh tế trọng điểm khu vực Đông - Bắc thành phố với các hoạt động của khu chế xuất Linh Trung, khu công nghiệp Bình Chiểu, chợ đầu mối nông sản Thủ Đức, khu du lịch Suối Tiên... Sau những thay đổi về địa giới và hành chính năm 1997, Thủ Đức hiện có tổng diện tích 47.76 km2 với 12 đơn vị hành chính cấp phường [34]. Về dân số, theo Niên giám thống kê năm 2017 của Cục thống kê TPHCM,

dân số quận Thủ Đức là 537.050 người, chiếm 6,4% dân số của TPHCM. Mật độ dân số trung bình của quận Thủ Đức là 11.064 người/km2.

Về kinh tế, Thủ Đức là “cầu nối” giữa TPHCM và các tỉnh miền Đông Nam Bộ giàu tiềm năng công nghiệp. Chính sách đổi mới, phát triển về công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đã nhanh chóng biến Thủ Đức thành một trong những quận có tỷ trọng công nghiệp cao nhất TPHCM. Tình hình kinh tế phát triển ổn định, tốc độ tăng giá trị sản xuất chung năm 2017 đạt 9,86% trong đó giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ước đạt 8.420 tỷ đồng, giá trị sản xuất thương mại - dịch vụ ước đạt 4.375 tỷ đồng, giá trị trồng trọt và chăn nuôi ước đạt năng suất 20 tấn/ha và sản lượng 5.240 tấn.

Về giáo dục, năm 2017 trên địa bàn Thủ Đức hiện có 35 trường đào tạo các cấp từ giáo dục mầm non đến giáo dục trung học cơ sở, trong đó có 8 trường đạt chuẩn quốc gia: 5 trường mầm non, 2 trường tiểu học và 1 trường trung học cơ sở. Ngoài ra, trên địa bàn quận còn có hệ thống trường Đại học Quốc gia TPHCM, các trường đại học, cao đẳng, trung cấp đào tạo các ngành nghề cho người học trong cả nước.

Về y tế, năm 2017, bệnh viện quận, trung tâm y tế quận và các trạm y tế phường đã khám chữa bệnh cho 1.625.391 lượt người. Công tác chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng được triển khai đồng bộ, chủ yếu tập trung vào công tác phòng, chống dịch bệnh và thực hiện các hoạt động như: Tuyên truyền chăm sóc sức khỏe trẻ em, bà mẹ thời kỳ mang thai, tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS, tuyên truyền chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tiền hôn nhân, giới thiệu hoạt động phòng khám bác sĩ gia đình của bệnh viện quận, hoạt động khám chữa bệnh bảo hiểm y tế.

Những chính sách cải cách cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của quận Thủ Đức đã tạo nên thị trường lao động phong phú, giải quyết vấn đề việc làm cho người dân và nâng cao chất lược đời sống của gia đình họ, đặc biệt là việc tạo điều kiện cho NKT tham gia vào hoạt động việc làm nhằm ổn định cuộc sống, cũng như thúc đẩy phát triển hệ thống cơ sở cung cấp DVCTXH hỗ trợ các nhóm yếu thế hiện đang làm việc, học tập và sinh sống tại địa phương trong đó có người lao động, NKT di dân đến từ các tỉnh thành khác.

Theo báo cáo của Phòng LĐTBXH Quận Thủ Đức thì quận hiện có 2.626 NKT, trong đó NKT ở độ tuổi lao động chiếm 45,8%. Nhằm góp phần trợ giúp NKT ổn định cuộc sống, tiếp cận được việc làm, một số cơ quan, tổ chức trên địa bàn quận đã triển khai các mô hình cung cấp dịch vụ hỗ trợ việc làm cho họ như:

(1) Phòng LĐTBXH Quận Thủ Đức; (2) Trung tâm Bảo trợ Người tàn tật (BTNTT) Hiệp Bình Chánh; (3) Trung tâm Bảo trợ Khiếm thị (BTKT) Nhật Hồng; (4) Hội người mù Quận Thủ Đức.

2.1.2. Đặc điểm về khách thể nghiên cứu

2.1.2.1. Đặc điểm về khách thể người khuyết tật

Độ tuổi và giới tính: Qua khảo sát 100 NKT cho thấy có 35% dưới 30 tuổi, 63% từ 30 - 50 tuổi và 2% trên 50 tuổi; trong đó, nam giới chiếm 62%, nữ giới chiếm 38%. Điều này hợp lý với số liệu thống kê về NKT năm 2017 của Phòng LĐTBXH Quận Thủ Đức với tỷ lệ nam giới bị khuyết tật cao hơn nữ giới, 63,2% so với 36,8%. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng NKT trong độ tuổi lao động vẫn có khả năng làm việc và lao động tốt. Vì thế, đây là nguồn lực đáng kể cho

thị trường lao động nếu họ tiếp cận được việc làm thông qua các dịch vụ hỗ trợ cần thiết.

Dạng tật và mức độ khuyết tật: Kết quả khảo sát cho thấy hầu hết những người tham gia nghiên cứu thuộc dạng khuyết tật vận động (78%), kế đến là khuyết tật nhìn (12%) và thấp nhất là khuyết tật nghe nói (10%); trong đó, mức độ khuyết tật nhẹ chiếm hơn 2/3 so với khuyết tật nặng.

Tình trạng hôn nhân: Khảo sát cho thấy có 67% NKT độc thân và 33% đã có gia đình. Điều này cho thấy khó khăn chung của NKT thường gặp trong việc lập gia đình vì khiếm khuyết của mình.

Trình độ học vấn và chuyên môn: Kết quả khảo sát cho thấy số NKT có trình độ trung học cơ sở chiếm cao nhất với 64%, trình độ trung học phổ thông chiếm tỉ lệ rất thấp (7%), số còn lại không biết chữ và ở trình độ tiểu học (29%). Kết quả phản ánh trình độ học vấn của NKT còn thấp so với trình độ học vấn của người bình thường. Về chuyên môn, hầu hết họ không có trình độ chuyên môn (63%), những người có chuyên môn chủ yếu ở trình độ sơ cấp (30%) và chiếm một tỷ lệ nhỏ ở trình độ trung cấp (7%) (Biểu đồ 2.1).

Biểu đồ 2.1. Trình độ chuyên môn của người khuyết tật


7%

Không có chuyên môn

30%

63%

Sơ cấp/sơ cấp nghề

Trung cấp/trung cấp nghề

(Nguồn: Số liệu khảo sát thực tế tháng 12/2018)

Hoàn cảnh gia đình: Kết quả phản ánh đa phần NKT thuộc hộ gia đình có mức sống trung bình (78%), còn lại khoảng 1/4 hộ gia đình có mức sống nghèo (22%). Trong số 68 NKT có hộ khẩu thường trú ở quận Thủ Đức thì 85,3% thuộc hộ có thu nhập trung bình và 14,7% thuộc hộ nghèo. Bên cạnh đó, trong số 32 NKT không có hộ khẩu thường trú ở quận Thủ Đức thì có 62,5% thuộc hộ có thu nhập trung bình và 37,5% thuộc hộ nghèo.

2.1.2.2. Đặc điểm về khách thể cán bộ, nhân viên cung cấp dịch vụ việc làm hỗ trợ người khuyết tật

Khảo sát thực hiện trên 30 CBNV đang làm việc tại các cơ sở cung cấp DVVL cho NKT trên địa bàn quận Thủ Đức; trong đó, 33,4% thuộc Phòng LĐTBXH Quận Thủ Đức, 30% thuộc Trung tâm BTNTT Hiệp Bình Chánh, 23,3% thuộc Trung tâm BTKT Nhật Hồng và 13,3% thuộc Hội người mù Quận Thủ Đức. Đa phần họ ở độ tuổi từ 30 đến 50 tuổi (66,7%), còn lại dưới 30 tuổi (26,6%) và trên 50 tuổi (6,7%). Về giới tính, nam giới chiếm 56,7% và nữ giới chiếm 43,3%.

Biểu đồ 2.2. Chuyên ngành đào tạo của cán bộ, nhân viên cơ sở


13.3%

23.4%

20%

30%

10%

Công tác xã hội Xã hôi học

Quản lý giáo dục Luật

Kinh tế

Giáo dục đặc biệt

3.3%

(Nguồn: Số liệu khảo sát thực tế tháng 12/2018)

Về trình độ chuyên môn, kết quả khảo sát cho thấy hầu hết CBNV có trình độ đại học chiếm đa số (73,3%), kế đến là trung cấp (20%) và thấp nhất là trên đại học với 6,7%. Những ngành học mà CBNV tham gia ở hệ đại học và trung cấp nhiều nhất là kinh tế (30%), kế đến là giáo dục đặc biệt (23,4%), CTXH (20%), xã hội học (13,3%), luật (10%) và thấp nhất là quản lý giáo dục (3,3%) (Biểu đồ 2.2). Riêng 2 người có trình độ sau đại học thì 1 người có bằng thạc sỹ chuyên ngành CTXH, còn 1 người chuyên ngành giáo dục đặc biệt.

2.2. Thực trạng việc làm và nhu cầu của người khuyết tật

2.2.1. Thực trạng việc làm của người khuyết tật

Khảo sát 100 NKT, kết quả nghiên cứu cho thấy có 38% có việc làm, 62% NKT còn lại không có việc làm. Trong 38 NKT có việc làm, có 16% làm công việc buôn bán nhỏ, 18% làm nghề cắt tóc và may vá, 21% làm nghề mát-xa, 29% làm nghề sửa chữa máy tính, điện thoại, xe máy và 16% làm những công việc

khác như phụ việc nhà, bán tạp hóa, quán ăn, quán nước… (Biểu đồ 2.3). Như vậy, NKT trong nghiên cứu hầu hết làm những công việc thủ công và ít đòi hỏi chuyên môn hay trình độ cao.

Biểu đồ 2.3. Công việc của những người khuyết tật


16%

16%


18%

29%

21%

Buôn bán nhỏ Cắt tóc, may vá Mát - xa

Sửa chữa máy tính, điện thoại, xe máy

Công việc khác

(Nguồn: Số liệu khảo sát thực tế tháng 12/2018)

Về thu nhập của NKT, kết quả khảo sát chỉ ra thu nhập bình quân của họ là 3.013.157 đồng/người/tháng, so với mức thu nhập bình quân của người lao động bình thường do Tổng cục Thống kê đưa ra năm 2017 là 6.500.000 đồng/người/tháng. Điều này cho thấy thu nhập của NKT thấp hơn rất nhiều so với thu nhập của người lao động không khuyết tật khi tham gia làm việc.

Về cách thức có được việc làm, kết quả cho thấy trong 38 người có việc làm 76,3% tự xin, tự tạo việc làm, 23,7% được cơ sở dạy nghề giới thiệu việc làm. Kết quả này phản ánh khía cạnh tích cực hầu hết NKT có việc làm do bản thân nỗ lực tìm kiếm. Tuy nhiên, nó cũng phần nào phản ánh sự hạn chế trong việc hỗ trợ NKT tiếp cận việc làm từ cơ sở đào tạo nghề, cơ sở cung cấp dịch vụ.

Khảo sát cũng cho thấy trong 62% số NKT được khảo sát cho rằng họ không có việc làm bởi nhiều lý do khác nhau. Tất cả cho rằng do thiếu chuyên môn nghề (100%), trình độ học vấn thấp (98,4%), không biết tìm việc ở đâu (80,6%), thiếu thông tin việc làm (75,8%), thiếu kỹ năng xã hội (67,7%), bị phân biệt khi tìm việc làm (66,1%) và 14,5% không làm việc vì bị khuyết tật (Biểu đồ 2.4). Như vậy, thiếu chuyên môn nghề và trình độ học vấn thấp là hai yếu tố chính khiến NKT gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận việc làm.

Bên cạnh đó, định kiến từ gia đình và xã hội cũng là nguyên nhân khiến NKT khó tiếp cận việc làm. Anh H. V. D. (NKT) chia sẻ: “Nhiều NKT cũng

muốn đi học văn hóa, học nghề để tìm việc làm, nhưng khi nghe gia đình hay hàng xóm nói khuyết tật mà làm được gì, có ai thuê đâu mà đi học... nghe vậy chúng tôi cũng không muốn tìm việc làm nữa dù cho mình còn khả năng lao động”. Đây là điều mà các cơ sở cần quan tâm khi cung cấp DVVL cho NKT và gia đình họ, cũng như truyền thông nâng cao nhận thức nhằm giúp gia đình, cộng đồng hiểu hơn giá trị của NKT, khả năng có thể làm việc của NKT rất cần thiết.

120

100

80

60

40

20

0

Trình độ học Thiếu kỹ năng Bị phân biệt Không làm Thiếu chuyên Thiếu thông Không biết tìm

vấn thấp xã hội khi tìm việc

làm

việc vì bị môn nghề tin việc làm khuyết tật

việc ở đâu

Biểu đồ 2.4. Nguyên nhân người khuyết tật không có việc làm

















98.4%


100%








67.7% 66.1%



75.8%


80.6%




14.5%







Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Dịch vụ công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm đối với người khuyết tật từ thực tiễn Quận Thủ Đức Thành phố Hồ Chí Minh - 6


(Nguồn: Số liệu khảo sát thực tế tháng 12/2018)

Những nhận định của NKT được củng cố bởi những ý kiến sau đây của nhóm quản lý và nhân viên tại các cơ sở được khảo sát. Nghiên cứu chỉ ra trong 30 CBNV được phỏng vấn có 86,7% cho rằng do thiếu chuyên môn nghề, 83,3% do trình độ học vấn thấp, 70% do thiếu kỹ năng xã hội, 66,7% do bị phân biệt khi tìm việc làm, 60% do thiếu thông tin việc làm, 40% do không biết tìm việc ở đâu và 10% không làm việc vì bị khuyết tật. Điều này lần nữa được anh Đ. C. D. (chủ doanh nghiệp) chia sẻ: “Theo tôi việc làm rất cần thiết với NKT. Nhưng nói thật, chúng tôi rất ngại tuyển NKT vào làm, vì NKT thường yếu về trình độ tay nghề, thiếu những kỹ năng xã hội cần thiết, điều này kết hợp với khuyết tật của họ thì sao làm việc có hiệu quả được. Thêm nữa, các cơ sở đào tạo nghề cho NKT còn yếu về chất lượng thì làm sao chúng tôi dám nhận NKT đây”. Như vậy, việc làm có tầm quan trọng đối với NKT, không có việc làm tạo nên những ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của họ khi mà tất cả NKT (100%) cho rằng sẽ mặc cảm, tự ti, 77,4% trở nên bi quan, chán nản, 43,5% sống khép kín, ngại giao tiếp và 40,3% thừa nhận dễ bị kích động. Như vậy, việc làm ảnh hưởng nhiều đến

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/03/2023