Thực Trạng Tác Động Tiêu Cực Của Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Tới Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội Của Tỉnh Vĩnh Phúc.

99

các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh về công tác tuyển dụng lao động. Trong các DN FDI đã thực hiện khá tốt công tác bảo hộ lao động thông qua thành lập bộ phận bảo hộ lao động, bộ phận y tế, mạng lưới an toàn vệ sinh trong DN. Nhiều DN đã xây dựng kế hoạch bảo hộ lao động hàng năm, thực hiện chế độ bồi dưỡng độc hại kịp thời. Một số DN đã tổ chức huấn luyện và cấp thẻ an toàn lao động cho người lao động, thực hiện kiểm định kỹ thuật an toàn lao động các loại máy móc, vật tư, thiết bị [57].

Theo báo cáo của Bảo hiểm xã hội tỉnh Vĩnh Phúc, FDI ở Vĩnh Phúc đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngành BHXH trong việc thực hiện mục tiêu khai thác các nguồn thu BHXH, BHYT, không ngừng tăng nhanh mở rộng đối tượng là điều kiện thuận lợi hoàn thành mục tiêu BHYT toàn dân và BHXH cho mọi người lao động vào năm 2020; đồng thời là mục tiêu để ngành BHXH kiện toàn và hoàn thiện thể chế chính sách để đáp ứng yêu cầu của tiến trình hội nhập, CNH, HĐH đất nước. Trong đó, các DN FDI đã luôn chú trọng, quan tâm và thực hiện đầy đủ trách nhiệm nghĩa vụ của DN đối với chính sách pháp luật BHXH, BHYT, Bảo hiểm thất nghiệp. Tính từ năm 1997 đến năm 2014, số lượng DN FDI tham gia BHXH, BHYT đăng ký tại cơ quan BHXH liên tục tăng qua các năm, nếu như năm 1997 chỉ có 5 DN đăng ký tham gia BHXH, BHYT với tổng số lao động là 1.146 người thì đến năm 2007 là 68 doanh nghiệp (tăng gấp 13,6 lần) với tổng số lao động là 26.668 người (tăng gấp 23,3 lần) và đến thời điểm tháng 6/2014 là 107 DN (tăng gấp 21,4 lần) với tổng số lao động là 50.874 người (tăng gấp 44,4 lần). Hàng năm, tổng số tiền thu BHXH, BHYT, Bảo hiểm thất nghiệp do DN FDI tham gia đóng góp chiếm trên 30% trên tổng số thu BHXH, BHYT, Bảo hiểm thất nghiệp toàn tỉnh.

Những tấm gương điển hình về thực hiện nghĩa vụ đóng bảo hiểm cho người lao động trong các DN FDI ở tỉnh Vĩnh Phúc là Công ty Toyota và Công ty Honda. Việc thực hiện BHXH, BHYT của 2 DN này khá nghiêm túc và uy tín. Mặc dù suy thoái kinh tế đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các DN nhưng với chiến lược kinh doanh lấy niềm tin, sự tín nhiệm của khách hàng là mục tiêu hoạt động đã đưa 2 DN tiếp tục duy trì hoạt

100

động của mình và đảm bảo được mọi chế độ cho người lao động trong đó có chế độ BHXH, BHYT. Với lực lượng lao động rất nhiều, quỹ lương lớn nhưng 2 DN này trích tiền BHXH, BHYT cho người lao động theo tháng nên đã không bị tồn đọng tiền BHXH, BHYT. Theo số liệu thống kê thì tháng 6/2014, tổng số lao động có tham gia BHXH, BHYT của 2 đơn vị này là gần 10 nghìn người, bằng 1/5 số lao động tham gia BHXH, BHYT trong khối DN FDI và bằng 1/11 số lao động tham gia BHXH, BHYT của toàn tỉnh và tổng số thu là trên 73 tỷ đồng, gần bằng 8% tổng số thu của toàn tỉnh nhưng DN đã nộp hết số tiền trích nộp BHXH, BHYT cho người lao động, vì vậy mọi quyền lợi được hưởng về chế độ BHXH, BHYT của người lao động được đảm bảo và giúp người lao động yên tâm lao động, sản xuất.

Việc thực hiện các chế độ, chính sách về BHXH, BHYT cho người lao động tại DN đã được cơ quan BHXH và DN quan tâm và chi trả kịp thời, đặc biệt là việc chi trả chế độ ốm đau và chế độ thai sản. Từ năm 1997 đến năm 2013 đã chi trả chế độ ốm đau cho 56.460 lượt lao động (trong đó: Công ty Honda là 40.566 lượt lao động; Công ty Toyota là 15.894 lượt lao động; chi trả chế độ thai sản cho 2.125 lao động (trong đó: Công ty Honda là 1.753 lượt lao động; Công ty Toyota là 372 lượt lao động); chi trả chế độ dưỡng sức cho 3.811 lao động (trong đó: Công ty Honda là 2.089 lượt lao động; Công ty Toyota là 1772 lượt lao động). Đồng thời từ năm 2006, 2 DN đã ký hợp đồng khám chữa bệnh, tương đương với phòng khám chữa bệnh của bệnh viện hạng 3 đã chăm sóc kịp thời sức khỏe cho người lao động [28].

Trong những năm qua, FDI đã góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng CNH, HĐH. Nếu vào năm 2000, lao động nông nghiệp chiếm 85,7%; công nghiệp-xây dựng chiếm 6,5%; dịch vụ chiếm 7,8%; thì đến năm 2010 tỷ trọng lao động nông nghiệp giảm xuống còn 46,4%; công nghiệp-xây dựng tăng lên thành 25,5% và dịch vụ là 28,1%.

Thứ hai, FDI có tác động tích cực tới bảo vệ môi trường. Về thực hiện các thủ tục về môi trường, 100% các dự án FDI đã thực hiện lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, bản cam kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi

101

trường hoặc đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường theo quy định; 67% đơn vị có xác nhận hoàn thành các công trình xử lý sau đánh giá tác động môi trường; 90% đơn vị thực hiện đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại (CTNH) và quản lý CTNH theo các văn bản hướng dẫn. Với lợi thế về vốn, khoa học công nghệ và kinh nghiệm quản lý, phần lớn các DN FDI đã chủ động áp dụng các biện pháp xử lý chất thải tiên tiến đáp ứng được các yêu cầu về bảo vệ môi trường.

Đi đầu về chấp hành các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường là các DN FDI của Nhật Bản. Do sản phẩm mang tính toàn cầu, truyền thống văn hóa kinh doanh của từng DN và ý thức tôn trọng và tuân thủ luật pháp nước sở tại, các DN này luôn tuân thủ và chấp hành tốt các quy định về bảo vệ môi trường, điển hình như các Công ty Toyota Việt Nam, Honda Việt Nam, Công ty sản xuất phanh Nissin, Toyota Boshoku Hà Nội,...Thống kê cho thấy, tuy có số lượng các dự án đầu tư ít song hằng năm các DN Nhật Bản phát thải khối lượng chất thải rất lớn, trung bình khoảng 530 nghìn m3 nước thải, 25,3

nghìn tấn chất thải công nghiệp thông thường và 27,7 nghìn tấn CTNH (chủ yếu là 2 Công ty Toyota Việt Nam và Honda Việt Nam). Kết quả thanh kiểm tra hằng năm cho thấy, các DN Nhật Bản không chỉ thực hiện đầy đủ hồ sơ, thủ tục về môi trường, công tác quản lý chất thải cũng được thực hiện rất bài bản, nghiêm túc, 100% DN đã đầu tư hệ thống xử lý nước thải, khí thải đảm bảo đạt quy chuẩn về môi trường. Hầu hết các DN thực hiện thu gom, xử lý chất thải công nghiệp thông thường và CTNH một cách khoa học, bố trí bộ phận chuyên trách hoặc cán bộ quản lý môi trường để thống kê, theo dõi tình hình phát sinh, chuyển giao chất thải cho các đơn vị có đầy đủ chức năng thu gom, vận chuyển, xử lý đúng quy định.

Bên cạnh đó, một số DN FDI của Hàn Quốc có ý thức chấp hành khá tốt như Công ty Deawoo Bus, Heusung Vina...[29]

Về việc chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường, theo Báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường, trong năm 2011 đã có 50 DN thực hiện công tác giám sát môi trường và lập báo cáo định kỳ về công tác bảo vệ môi trường, 68 DN

102

thực hiện báo cáo định kỳ về quản lý CTNH. Tính đến hết tháng 5 năm 2012 đã có 105 DN thực hiện lập các thủ tục về môi trường như báo cáo đánh giá tác động môi trường, bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, cam kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường [59].

Việc tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường của các DN FDI đã trở thành những mô hình mẫu giới thiệu về kinh nghiệm áp dụng hệ thống quản lý môi trường ISO 14000, tạo áp lực tác động đến các DN khác trong thực hiện hoạt động bảo vệ môi trường.

3.2.3. Thực trạng tác động tiêu cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc.

3.2.3.1. Về kinh tế

Thứ nhất, mặc dù DN FDI thường áp dụng công nghệ tiên tiến hơn so với các DN trong nước, song cho đến nay trình độ công nghệ của các DN FDI không phải hoàn toàn hiện đại như mong muốn của tỉnh, do đó tác động tới nâng cao trình độ công nghệ trên địa bàn tỉnh của FDI là hạn chế. Các dự án FDI trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc chủ yếu có quy mô nhỏ và vừa đến từ các nhà đầu tư Châu Á. Một số Tập đoàn có danh tiếng hơn đầu tư vào Vĩnh Phúc nhưng thường không xuất phát từ công ty mẹ mà từ các công ty con thuộc thế hệ thứ hai hoặc thứ ba (chi nhánh) ở các nước khác đầu tư vào nước thứ ba là Việt Nam nên quy mô không quá lớn và trình độ công nghệ không cao, hạn chế tính lan tỏa. Các ngành công nghiệp do các dự án FDI tạo ra chủ yếu là công nghiệp lắp ráp, ít có công nghiệp chế tạo, chưa tạo ra nhiều sản phẩm công nghệ cao, chưa đầu tư nhiều cho việc đổi mới công nghệ, hoạt động R&D chuyển giao công nghệ còn hạn chế.

Theo Báo cáo của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Vĩnh Phúc, kết quả điều tra thực trạng công nghệ của các dự án đầu tư trong đó có 43 DN FDI năm 2010 -2011 trong một số lĩnh vực sản xuất theo các thành phần của công nghệ gồm kỹ thuật, con người, thông tin và tổ chức, cho thấy trình độ công nghệ trong lĩnh vực chế biến nông, lâm sản, thực phẩm ở mức lạc hậu, các lĩnh vực khác trình độ công nghệ chỉ đạt mức trung bình của thế giới [55].

103

Thứ hai, mặc dù FDI đã góp phần thúc đẩy liên kết hợp tác với các DN khác trong SXKD, nhưng nhìn chung các dự án FDI mới chỉ tập trung phát triển bản thân nó, chưa góp phần đẩy mạnh công nghiệp phụ trợ. Cho đến nay, ngồn vốn FDI mới chỉ hoạt động trong một số ngành công nghiệp của Vĩnh Phúc như dệt may, cơ khí lắp ráp ô tô xe máy, công nghiệp điện tử tin học… Các DN FDI chủ yếu vẫn tập trung vào hoạt động lắp ráp, nên mằc dù giá trị sản xuất đạt khối lượng rất lớn nhưng giá trị gia tăng chiếm tỷ trọng thấp do giá trị các nguyên liệu, vật liệu đầu vào lớn. Chẳng hạn, tỷ lệ nội địa hoá trong ngành sản xuất ô tô vẫn đang ở mức rất thấp (9%) [51]. Khu vực FDI đóng góp chủ yếu vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh nhưng cũng nhập khẩu nhiều, thậm chí giá trị nhập khẩu gấp 2 lần giá trị xuất khẩu (năm 2011, giá trị xuất khẩu: 510,4 triệu USD, giá trị xuất khẩu: 1.245,76 triệu USD), chứng tỏ sự yếu kém của ngành công nghiệp hỗ trợ và sức lan tỏa thúc đẩy sản xuất đến các DN trong nước trên địa bàn tỉnh của khu vực đầu tư nước ngoài còn thấp. Một số DN đầu tư nước ngoài có tỷ lệ nhập khẩu cao, nhưng không chú trọng sản xuất mà chỉ tập trung vào gia công, lắp ráp và khai thác thị trường nội địa là chủ yếu, làm ảnh hưởng đến cán cân thương mại.

Tình trạng trên thể hiện rằng, các DN FDI do mục tiêu lợi nhuận nên đã lựa chọn những ngành sản xuất có lợi nhất. Các ngành phụ trợ trong nước không nằm trong sự quan tâm của họ, do đó khi chưa có sự phát triển của các ngành này trong tỉnh, trong nước thì các DN FDI thường hướng tới nhập khẩu linh kiện từ nước ngoài. Do đó, để phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ trong tỉnh cần có sự quan tâm lớn hơn của tỉnh cũng như Chính phủ và trong thời gian trước mắt, phải dựa vào khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn nội lực chứ chưa thể hy vọng nhiều vào các nguồn ngoại lực như FDI

Thứ ba, cho đến nay kinh tế của tỉnh đang phụ thuộc rất lớn vào FDI. FDI đang chiếm tỷ trọng quá lớn trong GTSXCN cũng như GDP và đóng góp cho ngân sách. Nếu tính cả thuế xuất nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu thì FDI trên địa bàn tỉnh đang chiếm 87% tổng thu ngân sách. Trong khi đó, đóng góp vào tăng trưởng, phát triển kinh tế của các dự án FDI không đồng

104

đều và có sự chênh lệch lớn; số DN Nhật Bản đóng góp 85,9% GTSXCN và 78,1% nộp ngân sách trên địa bàn. Riêng 02 doanh nghiệp Toyota và Honda chiếm 80% tổng GTSXCN và thu ngân sách của khu vực FDI [58]. Sự phụ thuộc này dẫn đến tốc độ tăng trưởng của tỉnh cao nhưng chưa đảm bảo sự bền vững, do FDI phụ thuộc nhiều vào chính sách vĩ mô.

Thứ tư, sự phân bố của FDI rất không đồng đều theo ngành và theo địa bàn, gây hạn chế về hiệu ứng lan tỏa. Theo cơ cấu theo ngành, FDI đang tập trung chủ yếu vào công nghiệp (chiếm 80% về vốn đầu tư), trong khi ngành dịch vụ chỉ chiếm 16,7%, nông nghiệp chiếm 3,3% [54].

Mặc dù tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp chế biến nhưng cho đến nay mới chỉ có một DN FDI hoạt động trong ngành chế biến nông sản. Nguyên nhân tình trạng trên xuất phát từ mực tiêu lợi nhuận của các DN FDI. Trong những năm qua, nông nghiệp Vĩnh Phúc có bước phát triển đáng kể theo hướng sản xuất hàng hoá, tuy nhiên nông nghiệp Vĩnh Phúc chưa tạo ra được những vùng sản xuất hàng hoá tập trung với quy mô lớn, vì thế chưa hấp dẫn đầu tư FDI. Theo số liệu của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc, tính đến hết tháng 6 năm 2006 đã có 5 dự án FDI đầu tư vào nông nghiệp với số vốn đăng ký là 39,2 triệu USD, vốn thực hiện là 27,7 triệu USD chiếm 5,2% tổng vốn FDI đã đăng ký và 5,7% tổng vốn FDI thực hiện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Tính đến hết táng 4 năm 2012 chỉ còn 3 dự án FDI đầu tư vào nông nghiệp với số vốn đang ký là 7,92 triệu USD.

Hầu hết các dự án FDI sản xuất công nghiệp ở Vĩnh Phúc chỉ nằm ở khâu cuối cùng chuỗi giá trị toàn cầu, là lắp ráp nên hạn chế trong việc thúc đẩy sản xuất trong nước, giá trị gia tăng theo sản phẩm còn thấp.

Hệ số sử dụng vốn (ICOR) của khối FDI trong giai đoạn 2006 - 2010 cũng không cao hơn trung bình của tỉnh (khoảng từ 3-4). Vốn thực hiện chưa cao, trung bình đạt khoảng 45% tổng vốn đăng ký đầu tư, chứng tỏ khả năng hấp thụ vốn chưa cao [54].

Thứ năm, một số DN FDI vẫn đang lợi dụng kẽ hở về chính sách, pháp

luật của Việt Nam để thực hiện hành vi gian lận thương mại, chuyển giá, kê

105

khai lỗ hoặc lợi nhuận thấp, nên đóng góp rất hạn chế đối với nguồn ngân sách của Nhà nước và của tỉnh. Theo báo cáo của Công an tỉnh Vĩnh Phúc, từ năm 1997 đến 2012 đã phát hiện nhiều DN FDI lợi dụng chính sách ưu đãi đầu tư, buôn bán nguyên liệu, phụ liệu nhằm trốn thuế như lợi dụng vấn đề gia công với nguyên vật liệu, phụ liệu, máy móc với thuế suất 0% để đưa định mức tiêu hao lớn hơn mức tiêu hao thực tế và sau đó bán các sản phẩm đó ra thị trường, gây bất ổn về an ninh kinh tế. Đã phát hiện 18 vụ và thực hiện xử phạt hành chính trên 1,2 tỷ đồng. Một số chủ DN FDI vay ngân hàng song do kinh doanh thua lỗ đã bỏ trốn, gây thiệt hại cho hệ thống ngân hàng hàng trăm tỷ đồng [30].

3.2.3.2. Thực trạng tác động tiêu cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới các vấn đề xã hội và môi trường

Thứ nhất, Quan hệ chủ - thợ trong các DN FDI vẫn còn có những căng thẳng nhất định. Trong nhiều DN FDI thường xuyên thực hiện chế độ làm tăng ca, tăng giờ, trong khi đó thu nhập không tương xứng với thời gian và cường độ lao động, quyền lợi về an sinh xã hội, mà trụ cột là BHXH, BHYT của người lao động không được đảm bảo dẫn đến đình công lãn công, gây mất ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Trong những năm qua, tranh chấp lao động vẫn diễn ra trong khu vực có

vốn FDI. Tình hình cụ thể được phản ánh qua các số liệu của bảng 3.7 dưới đây:

Bảng 3.7: Tình hình đình công trong các doanh nghiệp FDI trên địa

bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2008-2014

Năm

Số cuộc đình công

Số DN sảy ra đình công

2008

28

25

2009

16

12

2010

14

11

2011

17

17

2012

14

14

2013

9

8

6 tháng đầu năm 2014

4

4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc - 14

Nguồn: [40]

106

Như vậy, Trong giai đoạn từ năm 2008 đến hết tháng 6 năm 2014 trên địa bàn tỉnh đã diễn ra 102 cuộc đình công tại 91 DN, trong đó có 80 cuộc diễn ra trong các DN FDI, bao gồm 43 cuộc trong các DN của Hàn Quốc, 20 cuộc tại các DN của Đài Loan, 5 cuộc trong các DN Nhật Bản, 3 cuộc trong DN của Malaisia, 4 cuộc tại các DN Trung Quốc, 1 cuộc trong DN Italia. Hầu hết các cuộc đình công đều diễn ra tự phát do hoạt động của các tổ chức công đoàn trong các DN FDI khó khăn, vai trò công đoàn không được phát huy, thậm chí có nơi cán bộ công đoàn ngại va chạm với giới chủ vì sợ bị sa thải... [40]

Nguyên nhân của các cuộc đình công kể trên chủ yếu xuất phát từ lợi ích của người lao động trong các DN FDI chưa thực sự được đảm bảo. Thu nhập bình quân của người lao động làm việc tại các DN FDI chỉ tương đương với các DN trong nước. Nhiều chủ DN trả lương cho người lao động với mức lương tối thiểu, chưa thực hiện tốt chế độ đãi ngộ đối với người lao động. Hầu hết các DN FDI áp dụng hình thức trả lương theo thời gian hoặc sản phẩm, trả lương hàng tháng, không có hiện tượng nợ lương, cắt lương, trừ lương. Song đáng lưu ý là việc vận dụng chính sách tiền lương của Chính phủ thực hiện chưa nghiêm túc. Mặc dù đã có nhiều DN FDI thực hiện xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động và áp dụng mức lương tối thiểu theo quy định chủ Chính phủ và được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ra quyết định công nhận, song đa số các DN khi xây dựng bảng lương đều không tham khảo ý kiến của Công đoàn hoặc Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời, không công bố công khai cho người lao động trong DN biết. Có DN không xem xét tăng lương hàng năm, nhiều lao động làm việc từ 2 - 4 năm vẫn hưởng mức lương khởi điểm. Kiểm tra của Công đoàn về ký hợp đồng lao động, Thoả ước lao động tập thể cho thấy, một số DN FDI vẫn lách luật nhằm né tránh chi trả chế độ, chính sách BHXH, BHYT cho người lao động.

Nguyên nhân khác của đình công là do thời gian làm việc của người lao động trong các DN FDI ở tỉnh Vĩnh Phúc thường bị kéo dài từ 12 đến 14 giờ trên ngày, thời gian làm thêm giờ đạt mức hơn 300 giờ trên năm, trong khi đó

Xem tất cả 176 trang.

Ngày đăng: 01/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí