Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Tại Tỉnh Savannakhet Theo Ngành Kinh Tế Giai Đoạn 2010-2020


Bảng 3.4. Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Savannakhet theo ngành kinh tế giai đoạn 2010-2020


Ngành kinh tế


Số dự án

Vốn đăng ký (Triệu USD)

Vốn Thực hiện (Triệu

USD)

Tỷ trọng (%)


Số dự án


Vốn đăng ký

Vốn thực hiện

Công nghiệp chế biến

64

44,88

40,4

10,44

12,26

12,37

Dịch vụ lưu trú và ăn uống

56

23,04

15,76

9,14

6,29

4,83

Giao thông vận tải và kho bãi

32

16

12,8

5,22

4,37

3,92

Hoạt động của gia đình như nhà tuyển dụng, phong trào

nhà sản xuất


8


4,8


4


1,31


1,31


1,23

Hoạt động dịch vụ hỗ trợ và

quản lý hành chính

16

1,92

1,6

2,61

0,52

0,49

Hoạt động dịch vụ khác

16

5,04

5,04

2,61

1,38

1,54

Hoạt động kinh doanh bất động sản

32

27,2

25,6

5,22

7,43

7,84

Hoạt động nghề nghiệp, khoa học và kỹ thuật

16

14

7,6

2,61

3,82

2,33

Hoạt động tài chính, ngân

hàng và bảo hiểm

48

27,92

26,48

7,83

7,63

8,11

Khai khoáng

16

26

20,72

2,61

7,10

6,35

Nông nghiệp, lâm nghiệp và

công nghiệp cá

128

60,08

52,08

20,88

16,41

15,95

Sản xuất và phân phối điện,

khí đốt

24

44,96

40,8

3,92

12,28

12,50

Thông tin và truyền thông

24

8,8

6,56

3,92

2,40

2,01

Thương mại, bán sỉ và bán lẻ,

sửa chữa ô tô và sửa xe máy

88

34,72

32,08

14,36

9,48

9,83

Xây dựng

45

26,72

34,99

7,34

7,30

10,72

Tổng số

613

366,08

326,51

100

100

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 178 trang tài liệu này.

Hiệu ứng lan tỏa của đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI tại tỉnh Savannakhet, Lào - 9

Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Savannakhet, 2021

Nhìn chung, vốn FDI đầu tư tại tỉnh là không cân đối giữa các ngành nghề. Nông


nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn đầu tư với 128 dự án và vốn đăng ký là 60.08 triệu đô chiếm 16.41% trên tổng vốn. Ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt đứng thứ 2 với 24 dự án, tổng vốn đăng ký chiếm 12.28% và tổng vốn thực hiện chiếm 12.5%. Công nghiệp chế biến đứng thứ ba với 64 dự án và vốn đăng ký chiếm 12.26% và tổng vốn thực hiện chiếm 12.37%. Tiếp đến là các ngành như thương mại, bán sỉ và bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy; xây dựng, kinh doanh bất động sản lần lượt chiếm tỷ trọng cao trong tổng số vốn đầu tư.

Các ngành dẫn đầu trong các dự án đầu tư FDI chủ yếu đến từ các lĩnh vực quen thuộc đối với nền kinh tế của tỉnh. Do các nhà đầu tư FDI đã tận dụng các lợi thế sẵn có về điều kiện tự nhiên, tài nguyên, khoáng sản của tỉnh.

Bảng 3.5. Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo lĩnh vực giai đoạn 2010-2020



Lĩnh vực


Số dự án

Vốn đăng ký (Triệu USD)

Vốn thực hiện (Triệu USD)

Tỷ trọng (%)

Số dự án

Vốn đăng ký

Vốn thực hiện

Công nghiệp

104

115.84

101.92

16.97

31.64

31.21

Nông nghiệp

128

60.08

52.08

20.88

16.41

15.95

Dịch vụ

304

136.24

111.92

49.59

37.22

34.28

Xây dựng và bất động sản

77

53.92

60.59

12.56

14.73

18.56

Tổng số

613

366.08

326.51

100

100

100

Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Savannakhet, 2021


Hình 3.2. Tỷ trọng số dự án trong cơ cấu FDI theo lĩnh vực giai đoạn 2010-2020


Công nghiệp Nông Nghiệp Dịch vụ

Xây dựng và bất động sản 12%

Dịch vụ 50%

Công nghiệp 17%

Nông Nghiệp 21%


Nguồn: Tác giả thống kê theo số liệu của Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Savannakhet, 2021


Hình 3.3. Tỷ trọng vốn đăng ký trong cơ cấu FDI theo lĩnh vực giai đoạn 2010- 2020


Công nghiệp

Nông Nghiệp Dịch vụ

Xây dựng và bất động sản 15%

Công nghiệp 32%

Dịch vụ

37%

Nông Nghiệp 16%

Nguồn: Tác giả thống kê theo số liệu của Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Savannakhet, 2021

Khi phân chia theo lĩnh vực thì lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh tập trung chủ yếu vào lĩnh vực dịch vụ với số dự án là 304, tổng vốn đăng ký là 136,24 triệu đô chiếm 37,22% trong tổng vốn FDI. Lĩnh vực công nghiệp xếp thứ hai với 13 dự án và tổng vốn đăng ký là 115,84 triệu đô chiếm 31,64% tổng vốn. Tiếp theo là lĩnh vực nông nghiệp với 128 dự án và tổng vốn đăng ký là 60,08 triệu đô chiếm 16,41% trong tổng vốn. Cuối cùng là lĩnh vực xây dựng bất động sản có 77 dự án và số vốn đăng ký là 53,92 triệu đô chiếm 14,73% tổng vốn. Có thể thấy các dự án đầu tư vào tỉnh đã đi theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hóa, công nghiệp hóa bắt kịp xu thế của thời đại.

3.2.4. Cơ cấu đầu tư theo hình thức đầu tư


Bảng 3.6. Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Savannakhet theo hình thức đầu tư giai đoạn 2010- 2020


STT


Loại hình đầu tư


Số dự án

Vốn đăng ký (Triệu USD)

Tỷ trọng (%)

Số dự

án

Vốn đăng

1

Hợp đồng hợp tác kinh doanh

54

14.56

8.81

3.98

2

Doanh nghiệp 100% FDI

128

92.17

20.88

25.18

3

Doanh nghiệp liên doanh

431

259.35

70.31

70.85

Tổng số

76

613

366.08

100

Nguồn: Tổng cục Thống kê tỉnh Savannakhet, 2021


Có thể thấy loại hình doanh nghiệp liên doanh chiếm tỷ trọng chủ yếu trong các loại hình đầu tư nước ngoài tại tỉnh. Có 431 dự án của các doanh nghiệp liên doanh với tổng vốn là 259.35 triệu đô, chiếm 70,31% số dự án và 70,85% tổng vốn. Trong khi đó, doanh nghiệp 100% vốn FDI có 128 dự án với tổng vốn là 92,17 triệu đô tương đương với 20,88% số dự án và 25,18% tổng vốn. Còn lại là loại hình hợp đồng hợp tác kinh doanh chiếm tỷ trọng không cao.

Thực tế, khi mới ban hành Luật đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài chưa có cơ hội và thời gian hiểu rõ về luật lệ của Lào nói chung cũng như của tỉnh Savannakhet nói riêng, nhất là những quy định về đất đai, giải quyết tranh chấp cũng như tình hình kinh tế - xã hội tại tỉnh. Vì thế, họ cho rằng cách tốt nhất đề bước chân vào thị trường Lào là tìm kiếm một đối tác Lào để thăm dò, tiếp cận, tiến hành các thủ tục đầu tư… Do vậy, để các nhà đầu tư tăng cường đầu tư vào tỉnh, tỉnh cần có những biện pháp tuyên truyền, quảng bá, làm rõ các chính sách, quy định của tới các doanh nghiệp nước ngoài.

3.3. Đánh giá chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Savannakhet, Lào trong giai đoạn 2010-2020

3.3.1. Thành tựu đạt được


Trong những năm qua, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đã có những đóng góp tích cực vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tại tỉnh Savannakhet. Điều này được thể hiện qua những kết quả sau:

3.3.1.1. FDI bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển


Vốn FDI tăng qua các năm đã đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế và là nguồn bù đắp quan trọng cho cân bằng vốn Nhà nước, góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc tế. Thông qua FDI, nhiều nguồn lực trong nước (lao động, đất đai, tài nguyên…) được khai thác và đưa vào sử dụng.


Bảng 3.7. Vốn đầu tư phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Savannakhet giai đoạn 2010 – 2020

(Đơn vị tính: Triệu USD)


Năm

Tổng vốn trong nước

Vốn FDI

Tỷ trọng vốn trong nước (%)

Tỷ trọng FDI (%)

2010

85,02

16,75

83,54

16,46

2011

87,41

19,27

81,94

18,06

2012

102,61

20,96

83,04

16,96

2013

104,87

24,22

81,24

18,76

2014

106,83

28,94

78,68

21,32

2015

108,38

32,245

77,07

22,93

2016

105,13

37,14

73,89

26,11

2017

100,08

38,17

72,39

27,61

2018

98,94

49,84

66,50

33,50

2019

99,62

52,28

65,58

34,42

2020

93,79

46,29

66,95

33,05

Nguồn: Tổng cục Thống kê tỉnh Savannakhet, 2021


Vốn FDI chủ yếu là vốn của các doanh nghiệp tư nhân, nhằm mục đích sinh lời, tập trung thực hiện các dự án ở những lĩnh vực và địa phương có điều kiện thuận lợi. Trong khi đó nhà nước phải xác định chiến lược đầu tư trong nhiều lĩnh vực và các địa phương. Do vậy, để đáp ứng việc thu hút nguồn vớn FDI, nhà nước có thể chủ động hơn trong bố trí cơ cấu vốn đầu tư, dành nhiều vốn ngân sách cho đầu tư vào kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và cho ưu đãi để khuyến khích đầu tư trong nước và nước ngoài vào vùng có điều kiện khó khăn, tạo tốc độ tăng tương đối đồng đều, hợp lý ở các địa phương (Bảng 3.6).


Hình 3.4. Vốn đầu tư phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Savannakhet giai đoạn 2010 - 2020


150.00

100.00

50.00

-

2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

Tổng vốn trong nước

Tổng vốn nước ngoài

Nguồn: Tác giả thống kê theo số liệu của Tổng cục Thống kê tỉnh Savannakhet, 2021


Thực tế đã chứng minh vốn đầu tư nước ngoài trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2020 đã đóng góp một phần rất quan trọng vào nền kinh tế xã hội của tỉnh Savannakhet.

Có thể thấy trong khi vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có xu hướng tăng liên tục từ năm 2010 đến năm 2019, thì vốn đầu tư trong nước lại tăng giảm không đồng đều.

Giai đoạn năm 2010 đến 2015, vốn đầu tư trong nước liên tục tăng từ 85,02 triệu đô lên 108,38 triệu đô. Vốn FDI cũng tăng từ 16,75 triệu đô lên 32,24 triệu đô. Tỷ trọng vốn FDI trong tổng vốn đầu tư tại tỉnh cũng chiếm tỷ trọng tăng dần từ 16,46% vào năm 2010 lên 22,93% vào năm 2015.

Giai đoạn 2016-2018, vốn đầu tư trong nước có sự giảm xuống từ 105,13 triệu đô còn 98,94 triệu đô. Vốn FDI vẫn có xu hướng tăng từ 37,14 triệu đô lên 48,83 triệu đô. Tương đương tỷ trọng đóng góp trong tổng vốn là 26,11% vào năm 2016 và 33,50% vào năm 2018.

Năm 2019, cả vốn đầu tư trong nước và vốn FDI đều tăng, với số vốn trong nước là 99,61 triệu đô và vốn FDI là 52,28 triệu đô, chiếm 34,42% trong tổng vốn.

Sang năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, cả vốn đầu tư trong nước và vốn FDI đều có sự sụt giảm. Trong khi vốn đầu tư trong nước giảm còn 93,79 triệu đô thì vốn FDI giảm còn 46,29 triệu đô, chiếm 33,05% trong tổng vốn.

Có thể thấy, vốn FDI đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội. Trong giai đoạn từ 2010 đến 2020, Mặc dù vốn đầu tư trong nước có sự biến đổi không đồng đều thì lượng vốn FDI vẫn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng


vốn đầu tư tại tỉnh Savannakhet.


3.3.1.2. FDI thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh


Tổng kết lại thời gian gần 30 năm qua, sau khi mở cửa thu hút FDI, tuy còn rất nhiều khó khăn phức tạp nhưng tỉnh Savannakhet đã đạt được kết quả và thắng lợi to lớn trong đó có phần đóng góp quan trọng của khu vực FDI. Trong giai đoạn thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm lần thứ nhất (1981 – 1985) nền kinh tế quốc dân có sự phát triển thường xuyên và được củng cố từng bước, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân 5.5%/năm.

Trong giai đoạn thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế lần thứ II (1986 – 1990) dù là giai đoạn đầu của công cuộc cải cách kinh tế mới và gặp nhiều khó khăn nhưng tốc độ tăng trưởng GDP bình quân vẫn là 4.4%/năm. Tỷ lệ lạm phát giảm xuống từ 30.3% năm 1985 đến 11.5% năm 1987 và 14.6% năm 1990.

Trong giai đoạn năm 1991 đến 1995 là kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội lần thứ III, đây là giai đoạn thực hiện đường lối đổi mới toàn diện trên nguyên lý của Đảng. Sự phát triển trong giai đoạn này đã đạt được con số tăng trưởng cao trung bình 6.85%/năm và tỷ lệ lạm phát trung bình 11.2% trong 5 năm giảm xuống 40.7% so với 5 năm trước. GDP đầu người tăng lên từ 213 USD năm 1990 đến 334 USD năm 1995.

Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội lần thứ IV (1996-2000) nhằm xây đựng cơ cấu theo ngành, địa phương để tiếp tục củng cố, gắn liền với việc bảo vệ môi trường. Kinh tế tiếp tục duy trì nhịp độ tăng trưởng tương đối tốt, tốc độ trung bình GDP năm năm tăng 6.2% /năm, thấp hơn giai đoạn 1991-1995. Nguyên nhân chủ yếu là do khủng hoảng tài chính tiền tệ ở khu vực Châu Á đã làm đồng Kíp mất giá, tỷ lệ lạm phát trung bình 55% và cao nhất trong lịch sử là 128% năm 1999.

Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm lần thứ V (2001 – 2005) nhằm thực hiện chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chiến lược tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo quốc gia. Trong giai đoạn này, tốc độ tăng trưởng GDP trung bình là 6.3%/năm, GDP đầu người đạt 491 USD, tỷ lệ lạm phát giảm xuống từ 15.5% năm 2003 đến 7.8% năm 2005.


Kế hoạch phát triển kinh tế lần thứ VI từ năm 2006 – 2010 nhằm chuyển từ phát triển không ổn định sang phát triển nhanh chóng và ổn định. Tạo ra sản phẩm hàng hóa phong phú với khối lượng và giá trị cao. Tăng cường phát huy lợi thế so sánh để thực hiện cam kết với các nước ASEAN, song phương, đa phương và WTO. Tốc độ tăng trưởng GDP là 8.1%/năm, GDP đầu người tăng lên 610 USD, tỷ lệ lạm phát giảm còn 6.1% (Tổng cục Thống kê tỉnh Savannakhet, 2021)

Giai đoạn từ 2011 đến nay, tỉnh vẫn tiếp nối sự thành công của các kế hoạch phát triển 5 năm trước. Bên cạnh việc tiếp tục phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tỉnh còn tích cực mở rộng thị trường, từng bước cải cách các chính sách pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài nhằm thu hút lượng vốn đáng kể, góp phần tăng GDP.

Bảng 3.8. Đóng góp của khu vực kinh tế có vốn FDI vào GDP bình quân của tỉnh Savannakhet giai đoạn 2010 – 2020

Năm

GDP (USD)

Đóng góp của khu

vực FDI (USD)

Tỷ trọng (%)

2010

2050,79

924,40

45,08

2011

2069,47

933,12

45,09

2012

3191,14

1055,66

33,08

2013

3501,23

1489,73

42,55

2014

3723,12

1530,22

41,10

2015

3731,27

1555,35

41,68

2016

3702,81

1556,73

42,04

2017

3699,50

1589,46

42,96

2018

3684,74

1603,69

43,52

2019

3700,52

1609,13

43,48

2020

3496,58

1591,42

45,51

Nguồn: Tổng cục Thống kê tỉnh Savannakhet, 2021


GDP đầu người tại tỉnh có xu hướng tăng giảm không ổn định qua các năm, trong đó khu vực FDI đã có những đóng góp đáng kể vào tổng GDP đầu người của tỉnh. Năm 2010, GDP đóng góp từ khu vực FDI chiếm 45,08% trong tổng GDP đầu người, đến năm 2020 GDP đóng góp từ khu vực FDI là 45,51%.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/02/2023