Khái Niệm Chung Về Phân Tích Tác Động Môi Trường‌


- Xuất phát từ đích tới du lịch, sản phẩm du lịch là chỉ toàn bộ dịch vụ của nhà kinh doanh du lịch dựa vào vật thu hút du lịch và khởi sự du lịch, cung cấp cho du khách để thỏa mãn nhu cầu hoạt động du lịch.

- Xuất phát từ góc độ người du lịch là chỉ quá trình du lịch một lần do du khách bỏ thời gian, chi phí và sức lực nhất định để đổi được.

Từ các định nghĩa trên có thể đưa ra một định nghĩa bao quát và ngắn gọn hơn: “Sản phẩm du lịch là sự kết hợp hàng hóa và dịch vụ trên cơ sở khai thác hợp lí tài nguyên du lịch nhằm đáp ứng mọi nhu cầu cho du khách trong hoạt động du lịch”.

Sản phẩm du lịch bao gồm cả sản phẩm hữu hình và sản phẩm vô hình. Sản phẩm du lịch có các đặc tính sau:

Tính tổng hợp: thể hiện ở sự kết hợp các loại dịch vụ mà cơ sở kinh doanh du lịch cung ứng nhằm thỏa mãn nhu cầu của du khách, nó vừa bao gồm sản phẩm lao động vật chất và phi vật chất. Mặt khác, tính tổng hợp của sản phẩm du lịch còn thể hiện ở việc sản xuất liên quan tới rất nhiều ngành nghề và bộ phận. Do tính tổng hợp của sản phẩm du lịch mà các quốc gia, các vùng du lịch phải tiến hành quy hoạch du lịch toàn diện.

Tính không dự trữ: có nghĩa là không thể tồn kho. Đặc tính không thể dự trữ của sản phẩm du lịch cho thấy trong việc sản xuất du lịch và thực hiện giá trị phải lấy việc mua thực tế của du khách làm tiền đề, “khách hàng là thượng đế”.

Tính không thể chuyển dịch: trong quá trình trao đổi sản phẩm du lịch, không xảy ra việc chuyển dịch quyền sở hữu sản phẩm, du khách chỉ có quyền sử dụng tạm thời đối với sản phẩm du lịch trong thời gian và địa điểm nhất định, chứ không có quyền sở hữu sản phẩm. Do tính không thể chuyển dịch của sản phẩm du lịch mà công tác tuyên truyền, quảng cáo và tiếp thị du lịch có vai trò cực kì quan trọng trong việc đưa sản phẩm du lịch đến với du khách.

Tính dễ dao động (dễ bị thay đổi): con người luôn có nhu cầu khám phá, tìm hiểu cái mới, do vậy du khách ít trung thành với một sản phẩm du lịch


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.

duy nhất, việc tiêu dung sản phẩm du lịch luôn thay đổi phụ thuộc vào trào lưu tiêu thụ du lịch và mốt du lịch. Do tính dễ dao động của sản phẩm du lịch, các tổ chức kinh doanh cần lấy sự thay đổi nhu cầu thị trường du lịch làm căn cứ, xác định sách lược kinh doanh, tiêu thụ linh hoạt, thúc đẩy việc thực hiện giá trị sản phẩm du lịch.

Tính thời vụ: việc tiêu dùng sản phẩm du lịch có tính thời vụ, do lượng cung sản phẩm du lịch khá ổn định trong một khoảng thời gian nhất định, trong khi đó nhu cầu thường xuyên thay đổi làm cho quan hệ cung- cầu cũng thay đổi, gây khó khăn lớn cho việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch.

Phân tích tác động của hoạt động du lịch đến môi trường ở tỉnh Bình Thuận - 4

1.1.4. Các loại hình du lịch‌

1.1.4.1. Phân loại tổng quát‌

Du lịch sinh thái: “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nổ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương” (Định nghĩa về du lịch sinh thái ở Việt Nam).

Du lịch sinh thái có thể còn được hiểu dưới những tên gọi sau: du lịch thiên nhiên, du lịch dựa vào thiên nhiên, du lịch môi trường, du lịch đặc thù, du lịch xanh, du lịch có trách nhiệm, du lịch bền vững…

Du lịch văn hóa: “Du lịch văn hóa là loại hình du lịch mà du khách muốn được thẩm nhận bề dày văn hóa của một nước, một vùng thông qua các di tích lịch sử, văn hóa, những phong tục tập quán còn hiện diện”.

1.1.4.2. Phân loại cụ thể các loại hình du lịch‌

a. Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ

Du lịch quốc tế: là hình thức du lịch mà ở đó điểm xuất phát và điểm đến của du khách nằm ở lãnh thổ các quốc gia khác nhau, du khách phải đi qua biên giới và tiêu thụ ngoại tệ ở nơi đến du lịch.

Du lịch quốc tế cũng được chia thành hai loại cụ thể:

Du lịch quốc tế chủ động: là hình thức du lịch của khách ngoại quốc đến một nước nào đó và tiêu thụ tiền tại nước đó.


Du lịch quốc tế bị động: là hình thức du lịch của khách quốc tế từ nước lưu trú đi ra nước ngoài du lịch.

Du lịch nội địa: là các hoạt động tổ chức, phục vụ người trong nước đi du lịch, nghỉ ngơi và tham quan các đối tượng du lịch trong lãnh thổ quốc gia, về cơ bản không có sự giao dịch, thanh toán bằng ngoại tệ.

b. Căn cứ vào nhu cầu đi du lịch của du khách

Du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh: du khách đi du lịch do nhu cầu điều trị các loại bệnh tật về thể xác và tinh thần nhằm mục đích phục hồi sức khỏe. Do vậy, điểm đến thường là các khu an dưỡng, chữa bệnh, nhà nghỉ, nơi có nguồn nước khoáng, thảo mộc hoặc bùn cát có giá trị chữa bệnh, khí hậu trong lành, khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp.

Du lịch nghỉ ngơi, giải trí: nhu cầu chính của du khách là nghỉ ngơi, giải trí để phục hồi thể lực và tinh thần.

Du lịch thể thao: nhu cầu, sở thích của du khách gắn liền với một môn thể thao nào đó. Du khách có thể chủ động tham gia hoặc chỉ xem các cuộc thi đấu thể thao, thế vận hội.

Du lịch công vụ: là loại hình hình du lịch kết hợp với công tác. Đối tượng du khách chủ yếu là những người tham dự hội nghị, hội thảo, kỉ niệm các ngày lễ lớn.

Du lịch công vụ được chia thành hai loại:

Du lịch công vụ chính trị: là một phái đoàn hay một cá nhân đi dự các cuộc đàm phán, tham dự các ngày lễ dân tộc.

Du lịch công vụ kinh tế: là đi tham dự các hội chợ, các cuộc triễn lãm kinh tế.

Du lịch tôn giáo: nhằm thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng đặc biệt của những người theo tôn giáo, chủ yếu là thăm nhà thờ, đền, đình, chùa vào các ngày lễ hoặc các cuộc hành hương…

Du lịch khám phá: thích hợp với du khách có nhu cầu khám phá và mở mang kiến thức như: khám phá thế giới xung quanh, khám phá phong tục tập quán, ẩm thực, khám phá các danh lam thắng cảnh, môi trường hoang dã…


Du lịch thăm hỏi: là loại hình du lịch với mục đích thăm hỏi gia đình, bà con, họ hàng, bạn bè trong và ngoài nước.

Du lịch quá cảnh: nảy sinh từ nhu cầu của du khách đi qua một lãnh thổ của một nước nào đó trong một thời gian ngắn để đi đến một nước khác.

c. Căn cứ vào phương tiện giao thông

Du lịch bằng xe đạp, mô tô: loại hình này phát triển mạnh ở những nước có địa hình bằng phẳng, thuận lợi và đặc biệt phù hợp với du lịch cuối tuần.

Du lịch tàu hỏa: thuận lợi là vận chuyển được số lượng lớn du khách với chi phí tương đối rẻ.

Du lịch tàu biển: là kiểu du lịch giải trí đang trực tiếp cạnh tranh với những khu nghỉ mát trên bờ biển. Loại hình này đang thịnh hành ở các nước phát triển.

Du lịch ô tô: Đây là loại hình du lịch khá phổ biến, chiếm tỉ trọng cao nhất trong luồng khách du lịch, đặc biệt ở các nước của Châu Âu loại hình này chiếm tới 80% tổng số du khách.

Du lịch hàng không: là loại hình du lịch có nhiều triển vọng, tạo điều kiện đi du lịch xa, giảm thời gian vận chuyển, tăng thời gian du lịch. Hiện nay, đã xuất hiện loại hình du lịch bằng tàu vũ trụ để bay vào không gian, khá thú vị nhưng giá vận chuyển còn khá cao.

d. Căn cứ theo phương tiện lưu trú

Du lịch ở khách sạn: là loại hình phổ biến nhất, phù hợp với du khách du lịch trung niên và có khả năng chi tiêu cao.

Du lịch ở Motel: là loại hình dành cho du khách du lịch ô tô.

Du lịch ở nhà trọ: phù hợp với du khách có mức chi tiêu trung bình và thấp.

Du lịch camping: phát triển rất mạnh, phù hợp với du khách du lịch cuối tuần bằng xe đạp, mô tô và ô tô.

e. Căn cứ vào thời gian đi du lịch

Du lịch dài ngày: thường từ 2 đến 5 tuần.

Du lịch ngắn ngày: thường dưới 2 tuần (du lịch cuối tuần).


f. Căn cứ vào đặc điểm địa lý của điểm du lịch

Du lịch miền biển: mục đích chủ yếu của du khách là tắm biển, tắm nắng và tham gia các loại hình thể thao trên biển như: lướt ván, lặn biển…

Du lịch núi: đây là loại hình du lịch có thể phát triển quanh năm, thuận lợi để tổ chức nghỉ mát vào mùa hè ở các nước xứ nóng và nghỉ đông ở các nước xứ lạnh với mục đích là ngắm cảnh, nghiên cứu khoa học, nghỉ dưỡng, leo núi…

Du lịch đô thị: điểm đến là các thành phố, các trung tâm đô thị có các công trình kiến trúc lớn, các khu thương mại, các đầu mối giao thông, các công viên giải trí mang tầm cở quốc gia và quốc tế.

Du lịch đồng quê: với không khí trong lành, cảnh vật yên tĩnh, không gian thoáng đãng trái ngược với các đô thị thích hợp cho du khách nghỉ ngơi, thư giãn, phục hồi sức khỏe và tinh thần.

g. Căn cứ vào hình thức tổ chức du lịch

Du lịch theo đoàn: các thành viên đi du lịch được tổ chức theo đoàn và thường có chuẩn bị sẵn chương trình du lịch.

Du lịch cá nhân: cá nhân du khách tự lập kế hoạch du lịch theo sở thích của

mình.


h. Căn cứ vào thành phần của du khách

Du khách thượng lưu: là những du khách có khả năng thanh toán cao.

Du khách bình dân: thỏa mãn nhu cầu của số đông du khách có khả năng

thanh toán trung bình và thấp.

i. Căn cứ vào phương thức kí hợp đồng du lịch

Du lịch trọn gói: là hình thức du lịch bao trọn gói gồm vận chuyển, lưu trú, ăn uống và dịch vụ tham quan, mức giá trọn gói thường rẻ hơn so với mua riêng lẻ từng phần dịch vụ trong tour.

Mua từng phần dịch vụ của tour du lịch: du khách chỉ mua từng phần dịch vụ như dịch vụ vận chuyển hoặc dịch vụ lưu trú.


1.1.5. Đặc điểm, ý nghĩa của du lịch‌

1.1.5.1. Đặc điểm của du lịch‌

Du lịch là ngành không khói, ít gây ô nhiễm môi trường, giúp khách du lịch vừa được nghỉ ngơi, giảm stress vừa biết thêm nhiều điều hay mới lạ mà du khách chưa biết, du lịch còn góp phần phát triển kinh tế của đất nước, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.

Hiện nay ngành du lịch đang phát triển mạnh. Nhu cầu về du lịch càng tăng thì vấn đề bảo vệ môi trường cần phải được chú trọng.

1.1.5.2. Ý nghĩa của hoạt động du lịch‌

Hoạt động du lịch mang lại nhiều ý nghĩa to lớn. Có thể xếp thành 4 nhóm: kinh tế, xã hội, sinh thái và chính trị.

Ý nghĩa về mặt kinh tế

Hoạt động du lịch góp phần làm tăng GDP cho nền kinh tế quốc dân, mang lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước, tăng tích lũy cho nền kinh tế. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện phát triển kinh tế đất nước. Các quốc gia càng phát triển thì vai trò của ngành du lịch càng lớn, chiếm tỷ trọng càng cao trong cơ cấu nền kinh tế.

Ý nghĩa về mặt xã hội

Du lịch có vai trò giữ gìn, hồi phục sức khỏe và tăng cường sức sống, nâng cao trình độ hiểu biết của con người. Trong chừng mực nào đó, du lịch có tác dụng hạn chế các bệnh tật, kéo dài tuổi thọ và khả năng lao động của con người. Nhiều công trình nghiên cứu Y- Sinh học cho thấy: nhờ chế độ nghỉ ngơi và du lịch tối ưu, bệnh tật của dân cư trung bình giảm 30%, bệnh hô hấp giảm 40%, bệnh tim mạch giảm 50%, bệnh thần kinh giảm 30%, bệnh về đường tiêu hoá giảm 20%.

Ý nghĩa về mặt sinh thái

Hoạt động du lịch tạo môi trường sống ổn định về mặt sinh thái. Nghỉ ngơi du lịch là nhân tố có tác dụng kích thích việc bảo vệ, khôi phục và tối ưu hóa môi trường thiên nhiên bao quanh, bởi chính môi trường này có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và hoạt động của con người.


Ý nghĩa về mặt chính trị

Thông qua việc giao lưu, tìm hiểu về thiên nhiên, xã hội, các nét đẹp văn hoá… của dân cư ở các vùng, miền khác nhau trên thế giới làm cho con người sống ở các quốc gia, các châu lục khác nhau hiểu biết nhau và xích lại gần nhau hơn.

1.1.6. Khái niệm về môi trường du lịch‌

1.1.6.1 Định nghĩa‌

Môi trường: là “bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên” (Điều 1, Luật BVMT Việt Nam, 1994). Như vậy khái niệm về môi trường, hiểu một cách rộng, còn bao gồm cả tài nguyên trong quá trình phát triển của xã hội. Có 3 loại môi trường: môi trường tự nhiên, môi trường nhân tạo và môi trường xã hội.

Môi trường du lịch: theo nghĩa rộng bao gồm các nhân tố về tự nhiên, kinh tế- xã hội và nhân văn, trong đó hoạt động du lịch tồn tại và phát triển. Hoạt động du lịch có quan hệ tương hỗ và phụ thuộc vào môi trường, nó khai thác đặc tính của môi trường để phục vụ mục đích phát triển và tác động trở lại góp phần làm thay đổi các đặc tính của môi trường.

Môi trường du lịch bao gồm: môi trường tự nhiên, môi trường nhân văn và môi trường kinh tế- xã hội.

1.1.6.2. Cấu trúc của môi trường du lịch‌

a. Môi trường tự nhiên

Môi trường địa chất: là các tai biến địa chất có ảnh hưởng đến hoạt động du lịch như các quá trình sụt, lún, trượt lở, động đất.

Môi trường nước: liên quan đến khả năng cấp nước và chất lượng nước (nước ngọt, nước biển, nước khoáng) phục vụ nhu cầu sinh hoạt, vui chơi giải trí và tắm biển, nghỉ dưỡng và chữa bệnh của du khách.

Môi trường không khí: thể hiện qua mức độ ô nhiễm không khí, mức độ thuận lợi và thích hợp của thời tiết, khí hậu đối với tổ chức hoạt động du lịch nghỉ dưỡng, phục hồi sức khỏe của du khách.


Môi trường sinh học: liên quan đến tính đa dạng sinh học, cảnh quan rừng tạo sự hấp dẫn trong hoạt động du lịch.

Các sự cố môi trường: như lũ quét, cháy rừng, tràn dầu…ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới hoạt động du lịch.

b. Môi trường nhân văn

Môi trường nhân văn là một bộ phận của môi trường du lịch liên quan trực tiếp đến con người và cộng đồng, chủ yếu bao gồm:

Dân cư, dân tộc

Truyền thống và quan hệ cộng đồng

Trình độ văn minh và dân trí

Chất lượng cuộc sống

Lao động và trình độ nghiệp vụ của cán bộ nhân viên du lịch

c. Môi trường kinh tế

Môi trường kinh tế xã hội là toàn bộ hoàn cảnh, hoạt động kinh tế, xã hội của một quốc gia, khu vực hay trên toàn thế giới. Khi xem xét môi trường kinh tế xã hội thì cần xem xét rõ các yếu tố như:

Thể chế chính sách

Trình độ phát triển khoa học công nghệ

Môi trường đô thị và công nghiệp

Mức độ phát triển cơ sở hạ tầng

Mức sống của người dân

Tổ chức xã hội và quản lí môi trường

1.2. Khái niệm chung về phân tích tác động môi trường‌

1.2.1. Định nghĩa‌

Phân tích tác động môi trường là một quá trình nghiên cứu, dự báo ảnh hưởng đến môi trường của các dự án quy hoạch, phát triển kinh tế - xã hội, của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trình kinh tế, khoa học kỹ thuật, y tế, văn hoá, xã hội, …từ đó đề xuất các giải pháp thích hợp về bảo vệ môi trường.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/04/2023