Kinh Nghiệm Của Một Số Quốc Gia Châu Á Về Đầu Tư Trực Tiếp N Ước Ngoài Theo Hướng Phát Triển Bền Vững Vùng Kinh Tế Trọng Điểm Và Bài Học Đối


hoạt động FDI giữa các t ỉnh, thành phố trong vùng KTTĐ bao gồm: (i ) Phối hợp trong xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội nói chung và quy hoạch, kế hoạch thu hút FDI nói riêng; (ii) Phối hợp trong việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch thu hút FDI; (iii) Phối hợp trong xây dựng cơ sở dữ liệu, cung cấp thông tin phục vụ cho công tác dự báo và quản lý FDI; (iv) Phối hợp trong việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính; và (v) Phối hợp trong việc kiểm tra, giám sát hoạt động FDI.

- Chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đầu tư trực tiếp nước ngoài

theo hướng phát triển bền vững vùng kinh tế trọng điểm

Nguồn nhân lực nói chung và nguồn lao động nói riêng có ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động FDI và cũng là mối quan tâm, sự lựa chọn của nhà ĐTNN khi quyết định tiến hành hoạt động đầu tư. Do đó, nguồn nhân lực cũng chính là nhân tố ảnh hưởng đến sức hấp dẫn của địa phương đối với các nhà đầu tư và năng lực cạnh tranh của địa phương. Nó còn ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Nguồn nhân lực của nước sở tại tham gia vào hoạt động FDI là người lao động trực tiếp trong các doanh nghiệp FDI và đội n gũ cán bộ tham gia vào hoạt động quản lý đầu tư của nước sở tại. Mỗi đối tượng này có tiêu chuẩn và yêu cầu riêng, phù hợp với tính chất công việc mà họ tham gia.

Nguồn lao động được xem xét và đánh giá dưới hai góc độ: số lượng lao động và chất lượng lao động. Chất lượng lao động bao gồm các tiêu chí về thể chất, trí tuệ, tác phong, đạo đức, trình độ học vấn, trình độ tay nghề… của người lao động. Chất lượng lao động là yếu tố quyết định cho việc thu hút FDI theo hướng phát triển bền vững. Chất lượng lao động cao cũng đồng nghĩa với việc có thể thu hút được FDI vào những ngành công nghệ cao, tạo ra giá trị gia tăng cao, từ đó, làm tăng thu nhập cho người lao động. Trong giai đoạn hiện nay, yếu tố lao động đông và giá nhân công rẻ có thể vẫn còn là lợi thế trong việc thu hút FDI, song để định hướng FDI theo hướng PTBV thì nhất thiết phải có đội ngũ lao động chất lượng với trình độ tay nghề cao, tác phong làm việc chuyên nghiệp và có thể lực tốt.

Đối với đội ngũ cán bộ quản lý, họ được coi là khâu trọng tâm của hoạt động quản lý, có vai trò vô cùng quan trọng trong quản lý về đầu tư. Mục tiêu đặt ra đối với FDI, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, các quan hệ pháp luật có liên quan đến khu vực FDI có được thực hiện hay không phụ thuộc vào năng lực tổ chức, điều hành, trình độ hiểu biết về luật pháp, khả năng vận dụng sáng tạo và tâm huyết của đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về đầu tư. Vì vậy, đội ngũ cán bộ này cần được tuyển chọn phù hợp với yêu cầu và thường xuyên được đào tạo để nâng cao trình


độ, kiến thức chuyên môn và phẩm chất đạo đức, tinh thần tự hào, tự cường dân tộc, dám hi sinh lợi ích cá nhân vì sự phát triển của đất nước.

- Sự phát triển đồng bộ, hiện đại của hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật đáp ứng yêu cầu đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng phát triển bền vững vùng kinh tế trọng điểm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 187 trang tài liệu này.

Kết cấu hạ tầng là một trong những mối quan tâm lớn đối với các ĐTNN trong việc đưa ra quyết định đầu tư. Một quốc gia có kết cấu hạ tầng tốt, thuận tiện không chỉ đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, giảm giá thành của quá trình sản xuất mà còn hạn chế rủi ro cho các nhà ĐTNN. Do đó, để đảm bảo cho hoạt động của các nhà ĐTNN được thuận lợi, nước tiếp nhận đầu tư thường phải chuẩn bị tốt kết cấu hạ tầng trước khi tiếp nhận đầu tư. Kết cấu hạ tầng bao gồm hệ thống giao thông (đường sá, nhà ga, sân bay, bến cảng,…), hệ thống điện, nước; hệ thống thông tin, liên lạc;….

- Sự trưởng thành và phát triển của hệ thống các ngành công nghiệp hỗ trợ và

Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng phát triển bền vững ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ - 8

các dịch vụ hỗ trợ hoạt động kinh doanh ở vùng kinh tế trọng điểm

Trong giai đoạn hiện nay, giai đoạn toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, mức độ chuyên môn hóa trong sản xuất kinh doanh ngày một tăng dẫn đến sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các doanh nghiệp ngày càng lớn. Theo đó, một doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp có vốn FDI nói riêng, muốn tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì ngoài những nguyên vật liệu chính còn phải sử dụng những hàng hóa và các dịch vụ do các doanh nghiệp khác cung ứng. Vì vậy, khi quyết định lựa chọn một địa phương làm địa điểm kinh doanh, các nhà đầu tư còn quan tâm đến các ngành công nghiệp hỗ trợ và các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ sản xuất kinh doanh của địa phương. Để thu hút FDI, mỗi địa phương cần phải qui hoạch và phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ dựa trên những tiềm năng, lợi thế so sánh của mình về vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên và các nguồn lực đầu vào quan trọng khác. Đi cùng với đó, là việc thúc đẩy phát triển các dịch vụ phục vụ kinh doanh để cải thiện năng lực cạnh tranh của các nhà ĐTNN.

2.2.2.2. Nhóm nhân tố thuộc về nhà đầu tư nước ngoài

- Chiến lược kinh doanh, định hướng thị trường đầu tư

Trong quá trình tìm kiếm cơ hội đầu tư ở nước ngoài, các nhà đầu tư luôn so sánh mức độ hấp dẫn và độ rủi ro cho đồng vốn của họ. Họ chỉ quyết định đầu tư ra nước ngoài nếu thấy việc đầu tư ở nước ngoài là có hiệu quả hơn, đem lại lợi nhuận cao hơn so với đầu tư trong nước. Tuy nhiên, với mỗi một thị trường đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài lại có những chiến lược và định hướng đầu tư khác nhau, căn cứ vào các điều kiện về môi trường đầu tư của nước sở tại. Mục đích đầu tư của nhà đầu tư


nước ngoài có thể được phân chia thành các loại như sau: FDI với mục tiêu tìm kiếm thị trường, FDI với mục tiêu khai thác tài nguyên thiên nhiên, FDI với mục tiêu khai thác hiệu quả. Trong ba loại FDI trên đây, loại FDI với mục tiêu khai thác tài nguyên thiên nhiên thường được thực hiện đối với các quốc gia đang phát triển, mà ở đó nhà đầu tư nước ngoài có thể tận dụng nguồn nguyên liệu thô, lao động phổ thông giá rẻ. Với loại đầu tư này, nước tiếp nhận đầu tư rất dễ rơi vào tình trạng bị khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách thiếu khoa học, ảnh hưởng rất lớn đến yếu tố đầu vào cho hoạt động sản xuất trong dài hạn, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững.

- Tiềm lực tài chính

Tiềm lực tài chính của nước đầu tư không những có tác động mạnh đến việc thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài, mà còn có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển bền vững trong hoạt động thu hút FDI của nước tiếp nhận đầu tư.

Thực tế cho thấy, những quốc gia có hoạt động đ ầu tư ra nước ngoài thường là những quốc gia có tiềm lực kinh tế mạnh, có mức tích lũy nội bộ trong nước cao, có mức dự trữ ngoại tệ lớn. Do đó, họ tìm cách đầu tư ra nước ngoài với mục đích nhằm khai thác tối đa hiệu quả của nguồn vốn dư thừa này. Nhà đầu tư nước ngoài với tiềm lực tài chính mạnh sẽ có khả năng triển khai hoạt động đầu tư một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất, tránh hiện tượng trì hoãn, rút vốn hoặc đi vay vốn để tiến hành đầu tư. Ngoài ra, với tiềm lực tài chính mạnh, các nhà đầu tư nước ngo ài sẽ có điều kiện hơn để đầu tư, đổi mới trang thiết bị, công nghệ hiện đại cho dây chuyền sản xuất, tạo ra những sản phẩm chất luợng và mang tính cạnh tranh cao. Đây chính là yếu tố đảm bảo tính bền vững trong hoạt động FDI.

- Trình độ công nghệ của các dự án FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hoạt động đầu tư gắn liền với việc di chuyển công nghệ sang nước tiếp nhận đầu tư. Và, nước tiếp nhận đầu tư, thông qua hoạt động FDI sẽ hấp thụ được công nghệ tiên tiến, hiện đại từ các nước phát triển thông qua hoạt động chuyển giao công nghệ như mua bán li - xăng,... Một quốc gia có trình độ công nghệ cao thường làm chủ các công nghệ nguồn và nó có vai trò vô cùng quan trọng trong việc nâng cao năng suất, rút ngắn thời gian sản xuất và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Không những thế, một dự án FDI với tiềm năng công nghệ lớn sẽ làm hạn chế tác động tiêu cực đến môi trường nước sở tại. Do vậy, để hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đảm bảo tính bền vững, nước tiếp nhận đầu tư nên có chính sách thu hút những dự án FDI với trình độ công nghệ tiên tiến, hiện đại.


2.3. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA CHÂU Á VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ

2.3.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia Châu Á vđầu tư trực tiếp nước

ngoài theo hướng phát triển bền vững vùng kinh tế trọng điểm

2.3.1.1. Kinh nghiệm của Indonesia

Một là, đẩy mạnh thu hút FDI và phát triển vùng

Sau cuộc khủng hoảng năm 1997, Indonesia đứng trước thách thức cầ n nguồn vốn để phục hồi nền kinh tế. Do nợ công của Indonesia lúc đó đã ở mức cao khiến khả năng vay nước ngoài thấp và nguồn vốn trong nước cạn kiệt, giải pháp khả thi nhất là thu hút FDI đphục hồi nền kinh tế. Đồng thời, Indonesia cũng đứng trước thách thức quản lý nguồn vốn FDI đổ vào nước này, trong đó nổi bật là thách thức duy trì phát triển đồng đều giữa các vùng miền và phân cấp quản lý hiệu quả.

Là một quốc gia với hơn 10 ngàn đảo, nhiều sắc tộc, bị chia cắt nhiều bởi biển và rừng, do đó, việc tạo lập sự phát triển hài hòa theo vùng, miền là thách thức rất lớn đối với Indonexia.

Liên quan đến phát triển vùng miền, việc phát triển dựa vào nguồn vốn FDI có thể làm tăng khoảng cách phát triển giữa các vùng và tăng nguy cơ gây bất ổn, xung đột. Lý do là nguồn vốn FDI có xu hướng tập trung vào một số địa phương có lợi thế về nguồn lực và tập trung đông dân. Trong khi đó, các địa phương được phân quyền quản lý mạnh mẽ về thu chi ngân sách theo chương trình phân cấp hóa từ năm 1999. Như vậy, các địa phương nghèo sẽ không có ngân sách để thực hiện các dự phát triển kinh tế, xã hội.

Để đảm bảo ổn định chính trị do sự đa dạng và cách biệt văn hóa củ a nhiều nhóm sắc tộc ở nước này thì việc đảm bảo phát triển đồng đều giữa các vùng là vấn đề hết sức quan trọng đối với Indonesia. Vì vậy, một số biện pháp, chính sách để hài hòa việc thu hút FDI và phát triển vùng đã được triển khai, như:

- Phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng thuận lợi, kết nối các vùng miền với nhau.

Với từng loại hình FDI, chính sách này có tác động, ảnh hưởng khác nhau. Các dự án FDI cần sử dụng nguồn lực giá rẻ có thể sẽ trải ra đều hơn trên các địa phương do tính kết nối về cơ sở hạ tầng gia tăng. Còn các dự án đầu tư sản xuất hàng tiêu dùng phục vụ thị trường nội địa thì sẽ tập trung sản xuất t ại một địa phương thay vì phân tán ra nhiều địa bàn. Nhưng vì họ có thể vận chuyển hàng hóa một cách thuận tiện đến mọi miền do giao thông thuận lợi. Do vậy, việc lựa chọn chính sách này cần tính đến đặc điểm của loại hình FDI.


- Tiếp tục quá trình tự do hóa thương mại và kết nối với thị trường quốc tế. Elizondo và Krugman (1996) cho rằng chính sách thay thế nhập khẩu của các nước đang phát triển là nguyên nhân chính gây ra tình trạng vốn FDI chỉ tập trung ở một số địa phương nhất định. Lý do là khi việc sản xuất chủ yếu phục vụ thị trường nội địa, các doanh nghiệp sẽ chỉ tập trung ở những nơi gần khách hàng. Trong khi đó, nếu khả năng xuất khẩu cao, các doanh nghiệp sẽ tập trung vào tính toán chi phí sản xuất thay vì vị trí đặt nhà máy. Do vậy, các doanh nghiệp sẽ hướng tới các địa phương có nguồn nhân lực và giá thuê đất rẻ thay vì chỉ tập trung vào các khu công nghiệp lớn.

Tuy nhiên, tác động của chính sách này khó mang lại hiệu quả tức thì trong ngắn hạn. Các địa phương đã thu hút FDI từ lâu sẽ vẫn là địa chỉ đầu tư và sẽ mất vài năm để các doanh nghiệp nước ngoài bắt đầu chuyển dần sự quan tâm sang các địa phương khác. Do vậy, doanh nghiệp cần sự hỗ trợ của các chính sách có tác động ngay trong ngắn hạn.

- Hài hòa giữa quyền tự chủ của địa phương và khả n ăng điều phối nguồn thu của chính phủ, trung ương. Lý do là cho dù các biện pháp trên có được thực hiện, thì sẽ vẫn có một số địa phương không thể cạnh tranh nổi trong việc thu hút nguồn vốn FDI. Do vậy, chính quyền trung ương vẫn cần giữ thẩm quyền quản l ý thu chi ngân sách ở một mức nhất định để phân bổ cho các địa phương nghèo, vùng sâu, vùng xa khó có khả năng thu hút FDI.

Tuy nhiên, qua thực tế triển khai cho thấy, ở một nước với rất nhiều sắc tộc, tôn giáo, văn hóa, vùng đất tách biệt như Indonesia, thực hiện việc phát triển đồng đều giữa vùng miền là rất khó. Trong những năm gần đây, vốn FDI chủ yếu đổ vào đảo Java, nơi có nhiều lợi thế về cơ sở hạ tầng tốt và tập trung đông dân cư.

Hai là, tăng cường phân cấp quản lý nguồn vốn FDI

Bên cạnh thách thức về phát triển đồng đều giữa vùng, miền, Indonesia cũng gặp thách thức về phân cấp quản lý nguồn vốn FDI. Quá trình phân quyền từ trung ương đến địa phương từ năm 1999 khiến các nhà đầu tư có phần lo ngại về sự không thống nhất về chính sách giữa chính quyền trung ương và địa phương. Đó là do sự phân quyền ở Indonesia không chỉ nhằm mục đích tăng tính chủ động và hiệu quả điều hành ở cấp địa phương, mà còn là một biện pháp để làm dịu đi các phong trào đòi quyền độc lập hoàn toàn ở một số địa phương như Aceh và Papua. Do vậy, quá trình phân quyền mạnh mẽ mang đến một số rủi ro như:

- Chính sách thu hút và quy định về FDI sẽ có sự “vênh” nhau giữa các địa

phương, giữa địa phương với trung ương, giữa cấp tỉnh và cấp quận tại địa phương. Thực tế đã xảy ra khiếu kiện của một số công ty như Caltex, PT Semen Gresik-Cemex


và Kaltim Prima Coal do sự thiếu thống nhất về chính sách giữa chính quyền trung ương và địa phương.

Theo đánh giá của USAID, nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là do thiếu sự nhất quán và rõ ràng trong quy định về chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, và tính chịu trách nhiệm của các cấp. Như vậy, bài học kinh nghiệm của Indonesia là cùng với quá trình phân quyền mạnh mẽ, cần sự thống nhất, đồng thuận và cẩn trọng trong việc xây dựng hoàn thiện các quy định pháp lý, cơ chế phối hợp và quy định chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền rõ ràng giữa các cấp. Tại Indonesia, các quy định này được xây dựng lẻ tẻ, thiếu nhất quán. Các cơ quan điều phối quá trình phân cấp như Bộ Nội Vụ, Bộ Tài chính cũng “vênh” nhau về quan điểm và cách làm khi triển khai. Không có các quy định mang tính pháp lý chặt chẽ về trách nhiệm của chính quyền địa phương và cấp quận. Theo Ngân hàng Thế giới, tính chịu trách nhiệm có hai khía cạnh chính là tính chịu trách nhiệm lên trên (đối với chính quyền cấp cao hơn) và tính chịu trách nhiệm xuống dưới (đối với chính quyền cấp thấp hơn hoặc trực tiếp với người dân).

- Việc phân quyền mạnh mẽ về mặt lý thuyết sẽ tăng tính tự chủ và hiệu quả

trong việc sử dụng các nguồn lực, nắm được nhu cầu và chịu trách nhiệm với người dân của chính quyền địa phương. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu phân quyền tại Indonesia, có chỉ trích cho rằng sự phân quyền thực sự chỉ là chia sẻ lợi ích từ trung ương xuống địa phương và củng cố thêm quyền lực của các nhóm lợi ích ở địa phương. Kinh nghiệm cho thấy điều này chỉ diễn ra khi việc phân quyền không đi kèm với nâng cao năng lực cán bcủa các địa phương, hoàn thiện các thể chế quản lý và nâng cao vai trò lãnh đạo của các cấp thực sự liêm khiết, minh bạch. Một khảo sát của trường Stanford tại Indonesia vcác yếu tố ảnh hưởng đến mức độ tham nhũng của chính quyền địa phương cho thấy yếu tố lãnh đạo đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả làm việc và ngăn chặn tham nhũng.

2.3.1.2. Kinh nghiệm của Thái Lan

Là một nước có khá nhiều điểm tương đồng với Việt Nam, nhưng Thái Lan đã sớm có những nhận thức đúng đắn về nguồn vốn FDI và đã tận dụng nó để phát triển đất nước. Trong giai đoạn 1997 - 1998, nền kinh tế Thái Lan ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á. Sau đó, nền kinh tế Thái Lan đi vào giai đoạn hồi phục.

Nhằm xoá bỏ những nghi ngại về tình hình chính trị - kinh tế bất ổn trước con mắt các nhà ĐTNN và để cải thiện tính hấp dẫn của môi trường đầu tư, Thái Lan đã tăng cường tính minh bạch hóa, phát triển cơ sở hạ tầng với những dự án khổng lồ, tìm nguồn tài chính từ lĩnh vực tư, cải thiện giáo dục nhằm chuẩn bị cho thế hệ trẻ


bước vào toàn cầu hóa... Dưới đây là một số kinh nghiệm trong việc điều chỉnh chính sách thu hút FDI của Thái Lan:

- Cải thiện môi trường pháp lý cho hoạt động đầu tư

Môi trường pháp lý có vai trò quan trọng trong việc thu hút các nhà ĐTNN. Thchế chính trị ổn định, hệ thống pháp luật đồng bộ, thủ tục đầu tư đơn giản và nhiều chính sách khuyến khích, đảm bảo quyền lợi cho các nhà đầu tư là những bí quyết của c ác ớc châu Á thành công nhất, trong đó có Thái Lan. Bên cạnh việc cải cách thủ tục hành chính theo hướng một cửa đơn giản, với những hướng dẫn cụ thể tạ o thuận lợi cho các nhà đầu tư, Thái Lan còn ban hành Luật xúc tiến thương mại , trong đó quy định rõ ràng cơ quan nào, ngành nào có nhiệm vụ gì trong việc xúc tiến đầu tư. Ngoài ra, Thái Lan cũng thực hiện tốt công tác quy hoạch và công khai các kế hoạch phát triển đất nước từng giai đoạn, ngắn và trung hạn.

- Xây dựng cơ sở hạ tầng

sở hạ tầng hiện đại, thuận tiện cho việc buôn bán và giao lưu quốc tế luôn là yếu tố quan trọng hấp dẫn các nhà đầu tư. Cũng như các nước Châu Á khác, Thái Lan đã thấy được tiềm năng thu hút nguồn vốn FDI từ yếu tố này. Chính vì vậy, họ đã tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng: nhà xưởng, đường giao thông, viễn thông, dịch v,... nhằm tạo môi trường hấp dẫn và dễ dàng cho các nhà đầu tư khi hoạt động trên đất nước mình.

Thái Lan chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng: hệ thống đường bộ, đường sắt, hệ thống sân bay, bến cảng, khu công nghiệp, kho bãi hiện đại, thuận lợi cho phát triển kinh tế và du lịch. Nước này cũng xây dựng thành công hệ thống viễn thông, bưu điện, mạng internet thông suốt cả nước phục vụ cho hoạt động kinh doanh quốc tế.

- Phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao

Một trong những tiêu chí để các nhà ĐTNN quan tâm là thị trường lao động ở nước sở tại. Thị trường lao động của Châu Á đặc biệt hấp dẫn bởi tỷ lệ lao động trẻ, giá thấp. Tuy nhiên, phát triển nguồn lao động có trình độ cao mới chính là bí quyết thu hút đầu tư của các nước châu Á thành công nhất. Thái Lan rất coi trọng đầu tư cho giáo dục , có tới 21% sinh viên tốt nghiệp đại học các ngành toán, máy tính.

- Thái Lan đặc biệt áp dụng chính sách khuyến khích ưu đãi về thuế nhập khẩu đối với các chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp

Các dự án FDI trong nông nghiệp tại Thái Lan được miễn giảm đến 50% thuế nhập khẩu đối với các loại máy móc, thiết bị để thực hiện dự án mà được cơ quan quản


đầu tư công nhận là thuộc loại thiết bị được khuyến khích đầu tư. Riêng đối với các dự án đầu tư vào các lĩnh vực đặc biệt khó khăn và có sản phẩm xuất khẩu, được miễn hoàn toàn thuế thu nhập doanh nghiệp trong vòng 5 năm.

Đối với các dự án đầu tư và các lĩnh vực như trồng lúa, trồng trọt, làm vườn, chăn nuôi gia súc, các dự án về khai thác lâm sản, hải sản, khai thác muối… trong lãnh thổ Thái Lan thì có biện pháp hạn chế chặt chẽ, chỉ cho phép đầu tư đối với những dự án được hội đồng đầu tư cho phép, trong nh ững dự án này cũng chỉ cho phép với hình thức liên doanh và các nhà ĐTNN không được nắm phần sở hữu đa số.

Thái Lan cũng hạn chế ĐTNN trong những ngành nghề nhất định mà chưa thực sự sẵn sàng hợp tác với nước ngoài như: sản xuất bột mỳ, đánh bắt thủy sản, khai thác lâm sản,…

Là một quốc gia có nền nông nghiệp tương đồng với Việt Nam, thậm chí có

những điều kiện còn hạn chế hơn so với Việt Nam, tuy nhiên, Thái Lan đã vươn lên trở thành một nước đứng đầu về xuất khẩu nông sản và với giá trị nông sản xuất khẩu cao hơn hẳn so với Việt Nam. Nguyên nhân có được điều đó là do Thái Lan đã biết định hướng FDI vào việc khai thác đặc sản của từng vùng thậm chí cả những vùng khó khăn nhất. Chính sách này đã làm cho nền nông nghiệp Thái Lan có được những lợi thế về chất lượng và giá cả trên thị trường nông sản thế giới và hơn nữa, nông sản Thái Lan đã tạo được một thương hiệu tốt trên thị trường, điều mà nông sản Việt Nam vẫn đang tìm kiếm.

- Phát triển công nghiệp nhằm thu hút FDI

Công nghiệp vẫn luôn là lĩnh vực truyền thống thu hút nhiều FDI. Mặc dù hiện nay có những thay đổi trong xu thế đầu tư FDI, đó là đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ đang tăng lên, nhưng tỷ trọng FDI vào lĩnh vực công nghiệp trong tổng FDI của toàn thế giới vẫn rất lớn do đầu tư vào lĩnh vực công nghiệ p mang tính bền vững cao. Đặc biệt, ở các nước đang phát triển mà đa số đều đang ở giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá thì lĩnh vực công nghiệp còn rất nhiều tiềm năng phát triển, đồng thời luôn cần một lượng vốn đầu tư rất lớn. Bên cạnh đó, xu thế FDI dần chuyển sang các ngành công nghệ cao hiện nay cho thấy nếu không phát triển công nghiệp, các nền kinh tế khó có thể thu hút FDI trong dài hạn. Chính vì vậy, chính sách phát triển công nghiệp vừa là mục tiêu, vừa là công cụ thu hút FDI của các nền kinh tế, đặc biệt là các nền kinh tế đang phát triển.

Tại Thái Lan, Chính phủ đã có sự kết hợp khéo léo giữa mục tiêu công nghiệp hoá và thu hút ĐTNN. Chính sách thu hút FDI của Thái Lan rất năng động, liên tục được điều chỉnh để thích nghi với từng thời kỳ phát triển đất nước. Thái Lan luôn xác định nước thu hút đầu tư trọng điểm, từ đó, xây dựng các bộ phận chuyên trách riêng

Xem tất cả 187 trang.

Ngày đăng: 25/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí