VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
VÕ HỮU PHƯỚC
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG MÔ HÌNH “LIÊN KẾT BỐN NHÀ” VÀO THỰC TIỄN SẢN XUẤT NÔNG
NGHIỆP NÔNG THÔN TỈNH TRÀ VINH
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu - ứng dụng mô hình liên kết bốn nhà vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp nông thôn tỉnh Trà Vinh - 2
- Phạm Vi Nghiên Cứu Và Đối Tượng Nghiên Cứu:
- Bản Chất Của Quan Hệ Liên Kết “Bốn Nhà”
Xem toàn bộ 156 trang tài liệu này.
Chuyên ngành: KINH TẾ PHÁT TRIỂN Mã số: 62 31 01 50
LUẬN ÁN TIẾN SĨ: KINH TẾ PHÁT TRIỂN
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Trần Đình Thiên
2. TSKH. Trần Trọng Khuê
HÀ NỘI, năm 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu trong luận án đều được trích dẫn nguồn trung thực. Những kết luận khoa học của Luận án chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
VÕ HỮU PHƯỚC
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ……………………………… 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2. Tổng quan tài liệu ……………………………………………………… 3
1.3. Mục tiêu nghiên cứu ………………………………………………… .. 11
1.4. Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu 12
1.5. Nội dung nghiên cứu ………………………………………………….. 12
1.6. Phương pháp nghiên cứu ……………………………………………… 12
CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ VAI TRÒ, CHỨC NĂNG VÀ QUAN HỆ
LIÊN KẾT BỐN NHÀ …………………………………………
2.1. Những vấn lý luận đề chung ……………………………………………
2.1.1. Các khái niệm ………………………………………………………….
2.1.2. Bản chất của quan hệ liên kết “bốn nhà”……………………………….
2.1.3. Vai trò của “các nhà” trong liên kết…………………………………….
2.1.4. Nhóm chỉ tiểu phản ánh liên kết “bốn nhà”……………….....................
2.1.5. Kinh nghiệm ở Việt Nam và thế giới về các mô hình liên kết………….
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG LIÊN KẾT “BỐN NHÀ” TRONG PHÁT
TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH TRÀ VINH ……………………………….
3.1. Những yếu tố hình thành liên kết trong sản xuất nông nghiệp tỉnh Trà Vinh
3.2. Thực trạng liên kết trong sản xuất nông nghiệp tỉnh Trà Vinh ……..
3.2.1. Thực trạng nhu cầu liên kết phát sinh trong tổ chức sản xuất nông nghiệp tỉnh Trà Vinh …………………………………………………..
3.2.2. Quy trình tổ chức sản xuất kinh doanh sản phẩm trồng trọt có qua
16
16
17
23
24
33
35
55
55
.56
57
chế biến phát sinh các nhu cầu liên kết …………………………………
3.2.3. Quá trình tổ chức sản xuất kinh doanh sản phẩm trồng trọt không qua chế biến phát sinh các nhu cầu liên kết ………………………………..
3.2.4. Quá trình tổ chức sản xuất kinh doanh sản phẩm chăn nuôi phát sinh các nhu cầu liên kết ………………………………………………. ….
3.2.5. Hoạt động sản xuất kinh doanh theo quy trình trên đã phát sinh các nhu cầu liên kết………………………………………………………
3.3. Thực trạng các nội dung liên kết “bốn nhà” thực hiện trong sản xuất nông nghiệp tỉnh Trà Vinh ……………………………………………
3.4. Đánh giá thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với liên kết
“bốn nhà” trong sản xuất nông nghiệp tỉnh Trà Vinh………………..
3.4.1. Đánh giá thực trạng nhu cầu liên kết trong sản xuất nông nghiệp
58
59
.61
62
65
69
Trà Vinh ………………………………………………………………... 69
3.4.2. Nhận thức về quan hệ liên kết trong sản xuất nông nghiệp, nông thôn
tỉnh Trà Vinh …………………………………………………………… 70
3.5. Phân tích vai trò, mức độ, cơ chết liên kết lợi ích của “bốn nhà”
trong phát triển nông nghiệp tỉnh Trà Vinh ………………………….. 80
3.5.1. Những yếu tố hình thành nhu cầu liên kết “bốn nhà” trong sản xuất
nông nghiệp tỉnh Trà Vinh ……………………………………………... 80
3.5.2. Hiệu quả liên kết “bốn nhà” trong sản xuất nông nghiệp tỉnh
Trà Vinh ………………………………………………………………… 83
3.6. Tác động của liên kết “bốn nhà” đến sự phát triển nông nghiệp
tỉnh Trà Vinh …………………………………………………………… 86
3.7. Liên kết “bốn nhà” ở tỉnh Trà Vinh, thuận lợi, thách thức
và cơ hội………………………………………………………………… 89
3.7.1. Sự cần thiết của liên kết “bốn nhà” ở tỉnh Trà Vinh 89
3.7.2. Liên kết “bốn nhà” ở Trà Vinh còn bộc lộ những hạn chế 90
3.7.3. Một số vấn đề cần thực hiện trong liên kết “bốn nhà” ở tỉnh Trà Vinh… 96
3.8. Cơ sở đề xuất giải pháp và mô hình liên kết “bốn nhà” trong sản xuất
nông nghiệp tỉnh Trà Vinh …………………………. ...……………… 99
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP VÀ MÔ HÌNH LIÊN KẾT TRONG SẢN XUẤT
NÔNG NGHIỆP TỈNH TRÀ VINH ………………………………
4.1. Định dạng mô hình trong phát triển kinh tế nông nghiệp,
nông thôn tỉnh Trà Vinh………………………………………………
4.2. Mô hình liên kết “bốn nhà” trong sản xuất nông nghiệp tỉnh
Trà Vinh theo xu hướng phát triển bền vững ……………………….
4.2.1. Mô hình liên kết thông qua hợp đồng kinh tế…………………………
4.2.2. Mô hình liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản theo
hướng bền vững ………………………………………………………
4.2.3. Tạo lập, phát triển hoạt động liên kết “bốn nhà” trong sản xuất nông nghiệp, nông thôn tỉnh Trà Vinh ……………………………… ..
106
106
108
108
109
118
4.3. Đề xuất giải pháp thực hiện các mô hình liên kết “bốn nhà” trong sản xuất nông nghiệp tỉnh Trà Vinh …………………………………………. 119
4.3.1. Phát huy vai trò nhà nước trong quản lý quan hệ liên kết “bốn nhà”
nhằm phát triển kinh tế nông nghiệp …………………………………
4.3.2. Phát huy vai trò Doanh nghiệp trong quan hệ liên kết “bốn nhà” nhằm phát triển kinh tế nông nghiệp tỉnh Trà Vinh…………………………..
119
122
4.3.3. Tác động của sự liên kết “bốn nhà” đối với phát triển doanh nghiệp….
4.3.4. Giải pháp tăng cường năng lực cho Nhà nông, Nhà khoa học và Doanh nghiệp ………………………………………………………….
4.3.5. Đổi mới phương thức hợp đồng và tăng cường hiệu lực thực hiện hợp đồng tiêu thụ nông sản theo đúng các quy định của pháp luật.........
KẾT LUẬN ………………………………………………………………… TÀI LIỆU THAM KHẢO. …………………………………………………
126
132
133
136
137
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
HTX Hợp tác xã
KHKT Khoa học kĩ thuật TACN Thức ăn chăn nuôi
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Liên kết là hoạt động cần thiết, tất yếu nhằm phát huy vai trò, đảm bảo khả năng phát triển và tính hiệu quả của các đơn vị sản xuất, quản lý trong kinh tế thị trường. Quan hệ liên kết về bản chất là quan hệ phối hợp, hợp tác giữa các chủ thể (doanh nghiệp, cơ quan quản lý, ngành, địa phương) nhằm thỏa mãn nhu cầu các bên liên kết. Quan hệ liên kết có thể được tổ chức với các cấp độ khác nhau, song phương, đa phương.
Ở Việt Nam, trong thời kỳ nền kinh tế chỉ huy, các quan hệ kinh tế chủ yếu là quan hệ dọc giữa các cơ quan quản lý nhà nước với các doanh nghiệp nhà nước. và hợp tác xã. Trong nền kinh tế hiện đại, với những áp lực thị trường, đòi hỏi phải có những mối liên kết mới được hình thành theo yêu cầu khách quan và với vai trò của liên kết tạo môi trường, điều kiện thuận lợi, hiệu quả trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trong thực tế, quá trình hình thành quan hệ liên kết đã làm xuất hiện liên kết giữa các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực tài chính, công nghiệp, nông nghiệp… Trong bối cảnh hiện nay cho thấy, địa phương nào, ngành nào tổ chức tốt quan hệ liên kết thì các doanh nghiệp, các ngành, địa phương đó sẽ có cơ hội phát triển với tốc độ cao, bền vững, đó là các mô hình liên kết đã đem đến sự thành công trong sản xuất nông nghiệp như: Hiệp hội mía đường Lam Sơn, mô
hình tiêu thụ
nông sản hàng hóa qua hợp đồng
ở tỉnh An Giang, công ty sữa
Vinamilk…Chính vì vậy, vấn đề mở rộng quan hệ liên kết trở thành vấn đề thời sự, chiến lược thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, quản lý ở các ngành, các cấp.
Trong phát triển kinh tế xã hội nông nghiệp nông thôn, để hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm và ổn định thị trường, thúc đẩy sự phát triển của sản xuất nông nghiệp, tạo vị thế và nâng cao sức cạnh tranh cho nông sản trong bối cảnh hội nhập, nâng cao thu nhập, Thủ tướng chính phủ đã ban hành quyết định 80/2002/QĐ-TTG về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng. Trong quá trình triển khai quyết định, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng Ngân hàng Nhà nước, Hội nông dân Việt Nam…đã tổ chức ký chương trình liên kết