Biểu đồ 3.4: Qui mô dự án FDI tại 3 vùng KTTĐ của Việt Nam giai đoạn 2003-7/2012
Đơn vị tính: triệu USD
120
112
100
80
Có thể bạn quan tâm!
- Kinh Nghiệm Của Một Số Quốc Gia Châu Á Về Đầu Tư Trực Tiếp N Ước Ngoài Theo Hướng Phát Triển Bền Vững Vùng Kinh Tế Trọng Điểm Và Bài Học Đối
- Bài Học Kinh Nghiệm Về Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Theo Hướng Phát Triển Bền Vững Đối Với Vùng Kinh Tế Trọng Điểm Bắc Bộ
- Khó Khăn Và Thách Thức Đặt Ra Đối Với Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Theo Hướng Phát Triển Bền Vững Ở Vùng Kinh Tế Trọng Điểm Bắc Bộ
- So Sánh Tốc Độ Và Tỷ Lệ Vốn Đầu Tư Của Khu Vực Fdi Với Tổng Vốn Đầu Tư Xh Ở Vùng Ktt Đ Bắc Bộ Giai Đoạn 2003 -2010
- Tỷ Trọng Gtsxcn Khu Vực Fdi So Với Gtsx, Gtsxcn Vùng Kttđ Bắc Bộ Giai Đoạn 2006 -2011
- Th Ực Trạng Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Theo Hướng Phát Tri Ển Bền V Ững V Ề Môi Trường Vùng Kinh T Ế Trọng Điểm B Ắc Bộ
Xem toàn bộ 187 trang tài liệu này.
60
50
40
26
20
9
13
19
11
16
11
2528
17
4 4
6 7
3
4 4
12
7
9 10
12 910
2
12 8 8
0
2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Vùng KTTĐ Bắc Bộ
Vùng KTTĐ phía Nam
Vùng KTTĐ miền Trung
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2012.
3.2.1.2. Về cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
- Về cơ cấu FDI phân theo ngành, lĩnh vực
Cơ cấu FDI theo ngành tại vùng KTTĐ Bắc Bộ cũng theo xu hướng chung với cả nước, chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, góp phần không nhỏ vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH đất nước. Cơ cấu FDI theo ngành trong giai đoạn từ 2003 đến tháng 7/2012 thể hiện qua biểu 3.5 và 3.6 dưới đây cho thấy:
+ Các dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp và xây dựng chiếm tới 58,22% tổng số dự án, 62,14% tổng số vốn đăng ký đầu tư. Trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, FDI vào ngành công nghiệp chế biến và chế tạo chiếm ưu thế với 1.458 dự án, chiếm 77,3% tổng số dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp và xây dựng và chiếm 45,01% tổng số dự án của cả vùng. Tổng số vốn đầu tư đăng ký của nhóm ngành này, vì t hế, cũng chiếm tỷ lệ rất cao, lần lượt là 63,02% và 39,16% so với tổng số vốn đăng ký đầu tư của ngành công nghiệp và xây dựng và so với cả vùng [xem phụ lục 2].
Biểu đồ 3.5: Cơ cấu FDI theo ngành phân theo số dự án ở vùng KTTĐ Bắc Bộ giai đoạn 2003-7/2012
Đơn vị tính: %
Dịch vụ, 41.12%
Nông nghiệp - Lâm nghiệp - Thủy sản, 0.65%
Công nghiệp - Xây dựng, 58.23%
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2012
+ Lĩnh vực dịch vụ thu hút được 1.332 dự án FDI, chiếm 41,12% tổng số dự án, chiếm 37,57% tổng số vốn đăng ký đầu tư. FDI trong lĩnh vực dịch vụ tập trung số dự án nhiều nhất vào hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ với 455 dự án, chiếm 34,15% tổng số dự án vào lĩnh vực dịch vụ, nhưng lại chỉ chiếm có 0,22% tổng số vốn đăng ký vào lĩnh vực dịch vụ. Như vậy, qui mô bình quân dự án của ngành này là rất nhỏ [xem phụ lục 2].
+ Lĩnh vực nông - lâm - thủy sản vẫn là lĩnh vực thu hút ít dự án FDI nhất, kể cả về số dự án, tổng số vốn đăng ký đầu tư và tổng số vốn thực hiện. Tính chung trong giai đoạn 2003-7/2012, lĩnh vực này chỉ chiếm 0,64% tổng số dự án và chiếm 0,28% tổng vốn đăng ký.
Biểu đồ 3.6: Cơ cấu FDI theo ngành phân theo vốn đăng ký ở vùng KTTĐ Bắc Bộ giai đoạn 2003 -7/2012
Đơn vị tính: %
Dịch vụ, 37.58%
Nông nghiệp - Lâm nghiệp - Thủy sản, 0.28%
Công nghiệp - Xây dựng, 62.14%
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2012
Tuy nhiên, cơ cấu đầu tư FDI theo ngành, lĩnh vực ở vùng KTTĐ Bắc Bộ còn có những điểm thiếu bền vững, cụ thể là:
+ Cơ cấu đầu tư theo ngành của khu vực FDI còn mất cân đối, tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp - xây dựng và chưa có đóng góp tích cực cho phát triển nông - lâm - thủy sản, ảnh hưởng đến sự bền vững về an ninh lương thực.
Trong giai đoạn 2003 - 2012, ngành nông - lâm - thủy sản của vùng KTTĐ Bắc Bộ chỉ thu hút được 21 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký đầu tư là 102.885.000 USD, chiếm 0,65% tổng số dự án và chiếm 0,28 % tổng số vốn đăng ký vào vùng [xem phụ lục 2]. Kết quả này cho thấy ngành nông- lâm- thủy sản của vùng KTTĐ Bắc Bộ hoàn toàn chưa hấp dẫn các nhà ĐTNN. Nguyên nhân là do sản xuất nông - lâm - thủy sản của nước ta nói chung và vùng KTTĐ Bắc Bộ nói riêng còn quá nhỏ bé và lạc hậu, hết sức manh mún, nhiều rủi ro, phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên. Ngoài ra, vùng cũng chưa có qui hoạch cụ thể cánh đồng mẫu lớn cho các loại cây trồng, để có thể thu hút ứng dụng những công nghệ kỹ thuật canh tác tiên tiến, hiện đại.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩ nh vực công nghiệp cũng chưa hoàn toàn tạo ra được sự chuyển dịch cơ cấu bền vững. Sản xuất công nghiệp còn quá phụ thuộc vào nguồn nguyên, phụ liệu và bán sản phẩm được cung cấp từ nước ngoài. Một số ngành công nghiệp quan trọng như cơ khí và công nghiệp đóng tàu tại Hải Phòng là những ngành đòi hỏi công nghệ và vốn lớn, có tỷ suất thu hồi vốn nhỏ, đòi hỏi phải có khả năng tài chính, song ngành này lại chưa thu hút được nhiều vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Cho đến nay mới chỉ có 03 dự án mới sản xuất các sản phẩm phụ trợ cho công nghiệp đóng tàu, đến năm 2010, Thành phố đã cấp phép thêm 4 dự án nhưng đều trong giai đoạn triển khai.
+ Cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng KTTĐ Bắc Bộ có sự mất cân đối giữa đầu tư phát triển kinh tế với các lĩnh vực c ó liên quan.
Theo yêu cầu của phát triển bền vững, vùng KTTĐ Bắc Bộ nói riêng và cả nước nói chung rất cần có nguồn nhân lực chất lượng cao; hệ thống kết cấu hạ tầng hiện đại, nhất là hệ thống giao thông, bến cảng, điện nước;... Tuy nhiên, số lượng dự án F DI tập trung vào những lĩnh vực này của vùng KTTĐ Bắc Bộ còn rất hạn chế. Tính chung cho cả giai đoạn 2003-2012, vùng chỉ thu hút được 55 dự án FDI vào lĩnh vực giáo dục - đào tạo, chiếm 1,7% tổng số dự án và chiếm 0,59% tổng số vốn đăng ký; lĩnh vực cấp n ước và xử lý chất thải có 15 dự án với tổng số vốn đăng ký là 1,1 tỷ USD, chiếm 0,46% tổng số dự án và chiếm 3,24% tổng số vốn đăng ký; lĩnh vực y tế và trợ giúp xã hội có 14 dự án, chiếm 0,43% tổng số dự án và chiếm 0,9% tổng số vốn đăng ký [xem phụ lục 2 ].
- Về cơ cấu FDI phân theo hình thức đầu tư
Biểu 3.7 dưới đây cho thấy, t rong giai đoạn 2003-7/2012, FDI ở vùng KTTĐ Bắc Bộ chủ yếu được thực hiện theo hình thức 100% vốn nước ngoài với 2.537 dự án, chiếm 78,33% tổng số dự án và chiếm 64,63% tổng vốn đăng ký đầu tư. Hình thức liên doanh có 573 dự án, chiếm 17,69% tổng số dự án và chiếm 18,89% tổng vốn đăng ký đầu tư. Số còn lại thuộc các hình thức khác như Hợp đồng hợp tác kinh doanh (2 dự án), Hợp đồng BOT, BT, BTO (48 dự án), Công ty cổ phần (78 dự án) và Công ty mẹ - con (01 dự án).
Biểu đồ 3.7: Cơ cấu FDI theo hình thức đầu tư phân theo số dự án
ở vùng KTTĐ Bắc Bộ giai đoạn 2003 -7/2012
Đơn vị tính: %
90.00%
80.00%
78.33
70.00%
64.63
60.00%
50.00%
40.00%
30.00%
20.00%
17.69 18.89
12.06
10.00%
1.48 3.12
0.00%
0.06
100% vốn Liên doanh Hợp đồng Hợp đồng nước ngoài BOT, BT, BTO hợp tác KD
2.41 1.04
Công ty cổ phần
0.03 0.27
Công ty mẹ con
Hình thức đầu tư FDI phân theo số dự án Hình thức đầu tư FDI phân theo số vốn đăng ký
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2012
Xu hướng áp đảo của loại hình doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài so với các loại hình doanh nghiệp FDI khác ở vùng KTTĐ Bắc Bộ, cũng như ở các vùng KTTĐ khác và cả nước, phần nào cho thấy các DNTN còn quá nhỏ bé, sức cạnh tranh yếu, chưa đủ khả năng tham gia liên kết, liên doanh với các doanh nghiệp nước ngoài. Việc thành lập các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài cho phép các nhà ĐTNN giảm thiểu những rủi ro về rò rỉ công nghệ và làm hạn chế hiệu ứng tràn từ nguồn vốn FDI tới mục tiêu thực hiện chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI của nước sở tại. Bên cạnh đó, loại hình doanh nghiệp này còn đang tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài móc ngoặc với công ty mẹ ở nước ngoài, thông qua hiện tượng chuyển giá, nhằm chuyển lợi nhuận ra nước ngoài và ảnh hưởng tiêu cực đến nền khả năng đóng góp của các doanh nghiệp FDI vào nền kinh tế của nước tiếp nhận đầu tư.
- Về cơ cấu FDI phân theo đối tác đầu tư
Giai đoạn 2003-7/2012, đã có 62 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án FDI tại vùng KTTĐ Bắc Bộ. Trong đó, các nước Châu Á có 2.584 dự án, lần lượt chiếm 79,77% và 69,12% tổng số dự án và tổng số vốn đầu tư đăng ký vào vùng. Trong số 12 quốc gia và vùng lãnh thổ có tổng số vốn đăng ký trên 1 tỷ USD, có hai quốc gia đại diện cho các nước Châu Âu là Hà Lan (xếp thứ 5) và Luxembourg (xếp thứ 9); Hoa Kỳ đại diện cho các nước đến từ Châu Mỹ (xếp thứ 8) về tổng vốn đăng ký [xem phụ lục 2].
Biểu 3.8 thể hiện 6 quốc gia và vùng lãnh thổ có số vốn đăng ký đầu tư trên 2 tỷ USD vào vùng KTTĐ Bắc Bộ, đứng đầu là Hàn Quốc với số vốn đăng k ý là 6,49 tỷ USD, xếp thứ 2 là Nhật Bản với 6,35 tỷ USD, Hồng Kông xếp thứ 3 với 4,36 tỷ USD.
Biểu đồ 3.8: 6 quốc gia và vùng lãnh thổ có vốn FDI đăng ký trên 2 tỷ USD ở vùng KTTĐ Bắc Bộ giai đoạn 2003-7/2012
Đơn vị tính: nghìn USD
Malaysia
2,474,380
Hà Lan
2,646,973
Singapore
2,706,067
Hông Kông
4,361,742
Nhật Bản
6,355,609
Hàn Quốc
6,493,265
0
1,000,000 2,000,000 3,000,000 4,000,000 5,000,000 6,000,000 7,000,000
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2012 .
- Về cơ cấu FDI phân theo địa bàn đầu tư
Biểu 3.9 dưới đây cho thấy, đ ầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng KTTĐ Bắc Bộ tập trung nhiều nhất tại Hà Nội với 1.991 dự án, chiếm 61,46% tổng số dự án và chiếm 41,89% tổng vốn đăng ký. Quảng Ninh là tỉnh thu hút được ít dự án nhất, với số dự án rất khiêm tốn, chỉ có 96 dự án, chiếm 0,29% tổng số dự án vào vùng và cũng chỉ chiếm 11,43% tổng số vốn đăng ký đầu tư.
Biểu đồ 3.9: Cơ cấu FDI phân theo địa bàn đầu tư ở vùng KT TĐ Bắc Bộ giai đoạn 2003-7/2012
Đơn vị tính: triệu USD
18,000
16,000
15,311
14,000
12,000
10,000
8,000
6,000
5,523
4,934
4,178
4,000 3,006
1,991 1,949
2,000
299 247
96
271
210
1,641
125
0
Hà Nội Hải Phòng Hải Dương
Quảng
Ninh
Bắc Ninh Hưng Yên Vĩnh Phúc
Số dự án Vốn đăng ký
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2012.
Như vậy, tại vùng KTTĐ Bắc Bộ có sự chênh lệch rất lớn về mật độ các dự án tập trung tại Hà Nội và Quảng Ninh. Hà Nội có số dự án cao gấp 20,7 lần so với Quảng Ninh. Tuy nhiên, lại có sự khác biệt rất lớn về qui mô bình quân/dự án giữa Hà Nội và Quảng Ninh. Hà Nội có số dự án và tổng số vốn đăng ký lớn nhất trong toàn vùng, nhưng lại có qui mô bình quân/dự án thấp nhất so với 6 tỉnh, thành phố còn lại, đặc biệt là so với Quảng Ninh (7,6 triệu USD/dự án so với 43,5 triệu USD/dự án).
3.2.2. Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng phát triển bền vững vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
3.2.2.1. Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài the o hướng phát triển bền vững về kinh tế vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
- Đóng góp của khu vực FDI vào tăng trưởng kinh tế của vùng KTTĐ Bắc Bộ
Biểu 3.10 dưới đây cho thấy, t rong giai đoạn 2003-7/2012, tốc độ tăng GDP của khu vực FDI luôn cao hơn so với tốc độ tăng GDP của vùng KTTĐ Bắc Bộ , song không ổn định. Khu vực FDI có tốc độ tăng trưởng khá cao và vượt xa tốc độ tăng trưởng của vùng KTTĐ Bắc Bộ vào các năm 2004 (27,0%); 2006 (38,2%); 2008
(45,2%); 2010 (30,4%) và năm 2011 (25,4%). Trong các năm còn lạ i, tốc độ tăng
trưởng GDP của khu vực FDI có xu hướng thấp hơn hoặc xấp xỉ bằng tốc độ tă ng trưởng của vùng KTTĐ Bắc Bộ.
Biểu đồ 3.10: Tốc độ tăng GDP của khu vực FDI và vùng KTTĐ Bắc Bộ giai đoạn 2004-2011
Đơn vị tính: %
50.00%
45.00%
40.00%
35.00%
30.00%
25.00%
20.00%
15.00%
10.00%
5.00%
0.00%
45.20
38.20
39.00
33.70
31.40
27.00
23.50
30.40
25.90 25.40
23.00
19.60
21.20
16.80 17.10
17.70
2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Tốc độ tăng GDP của khu vực FDI
Tốc độ tăng GDP vùng KTTĐ Bắc Bộ
Nguồn: Xử lý của tác giả từ số liệu Niên giám thống kê các tỉnh, thành phố từ 2003-2011
Với tốc độ tăng trưởng của khu vực FDI như trên, tỷ lệ đóng góp của khu vực này vào tăng trưởng kinh tế của vùng KTTĐ Bắc Bộ giai đoạn từ 2006 -2011 liên tục tăng qua các năm và khá ổn định.
Biểu đồ 3.11: Tỷ lệ GDP của các thành phần kinh tế so với GDP vùng KTTĐ Bắc Bộ giai đoạn 2003 -2011
Đơn vị tính: %
60.00%
49.27
51.29
50.00%
50.42
44.49
48.55
43.43
44.43
42.91
40.49
40.00%
36.29
39.87
38.90
39.20
35.99
37.04
38.32
39.49
32.02
30.00%
20.00%
16.69
17.67
17.89
14.43
20.03
10.00%
13.60
14.42
15.64
17.25
0.00%
2003 2004 2005 2006
2007 2008 2009 2010 2011
Tỷ lệ GDP của khu vực FDI so với GDP vùng KTTĐ Bắc Bộ
Tỷ lệ GDP của khu vực DNNN so với GDP vùng KTTĐ Bắc Bộ
Tỷ lệ GDP của khu vực DN tư nhân so với GDP vùng KTTĐ Bắc Bộ
Nguồn: Xử lý của tác giả từ số liệu Niên giám thống kê các tỉnh, thành phố từ 2003-2011
Biểu 3.11 trên đây cho thấy, tỷ lệ GDP của khu vực FDI so với GDP của vùng KTTĐ Bắc Bộ đạt mức thấp nhất là vào năm 2003 với tỷ lệ 13,6% và tiếp tục tăng nhẹ trong các năm tiếp theo. Riêng năm 2011, GDP của khu vực FDI chiếm 20,03% trong tổng GDP của cả vùng, đạt mức cao nhất trong giai đoạn 2003-2011. Tính chung cho cả giai đoạn, GDP của khu vực FDI chiếm bình quân là 17,38% so với GDP của vùng. Mặc dù vậy, so với khu vực DNNN và doanh nghiệp tư nhân, mức đóng góp của khu vực FDI vào GDP của vùng KTTĐ Bắc Bộ thời gian qua còn rất hạn chế. Giai đoạn 2003-7/2012, khu vực DNNN và khu vực DN tư nhân đã đóng góp vào GDP của vùng KTTĐ Bắc Bộ với con số bình quân tương ứng là 41,46% và 41,16%, cao hơn rất nhiều so với đóng góp của khu vực FDI.
- Đóng góp của khu vực FDI vào tổng vốn đầu tư xã hội của vùng KTTĐ Bắc Bộ
Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần bổ sung một lượng vốn rất quan trọng vào tổng vốn đầu tư phát triển xã hội của các tỉnh, thành phố và của cả vùng KTTĐ Bắc Bộ. Vai trò tạo cú huých cho nền kinh tế khi mức tích lũy vốn đầu tư trong nước còn hạn chế của khu vực FDI được đánh giá là rất đáng kể.
+ Về tổng số vốn đóng góp: Biểu 3.12 và 3.13 dưới đây cho thấy, số vốn đóng góp của khu vực FDI vào tổng đầu tư xã hội của vùng KTTĐ Bắc Bộ có xu hướng tăng dần qua các năm. Cụ thể là:
Biểu đồ 3.12: Vốn đầu tư của khu vực FDI và tổng vốn đầu tư xã hội
ở vùng KTTĐ Bắc Bộ giai đoạn 2003 -2010
Đơn vị tính: tỷ đồng
350,000
277,308
300,000
234,906
250,000
189,253
200,000
136,993
150,000
100,000
79,098
66,227
56,237
46,599
50,000
35,593
11,881
16,793
28,076
30,167
5,624
6,567
7,484
0
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
Khu vực FDI Tổng vốn đầu tư XH
Nguồn: Xử lý của tác giả từ số liệu Niên giám thống kê các tỉnh, thành phố
của vùng KTTĐ Bắc Bộ