Tác Động Của Điều Kiện Tự Nhiên Và Kinh Tế - Xã Hội Đối Với Hoàn Thiện Môi Trường Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Tại Bình Dương


5

2001

845.500

314

8,48

6

2002

910.000

338

7,63

7

2003

973.100

361

6,93

8

2004

1.037.100

385

6,58

9

2005

1.109.300

412

6,96

10

2006

1.203.700

447

8,51

11

2007

1.307.000

485

8,58

12

2008

1.402.700

521

7,32

13

2009

1.512.500

561

7,83

14

2010

1.619.900

601

7,10

15

2011

1.691.400

628

4,41

16

2012

1.748.000

649

3,35

17

2013

1.802.500

669

3,12

18

2014

1.887.000

700

4,69

19

Sơ bộ 2015

1.947.220

723

3,19

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Hoàn thiện môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bình Dương - 7

(Nguồn: Tổng Cục thống kê, tính toán của tác giả). Với diện tích 2.694,4 km2, mật độ dân số của tỉnh hiện nay là 712 người/km2, thuộc loại khá cao so với các địa phương trong cả nước. Dân cư phân bố không đều giữa các địa phương, tập trung đông nhất là ở Thị xã Thuận An

(chiếm 24,5% dân số toàn tỉnh) và Thị xã Dĩ An (chiếm 20 %).

- Về lao động:

Theo Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Bình Dương (năm 2015), toàn tỉnh có trên 1.2 triệu người đang làm việc trong các ngành kinh tế (chiếm 64 % dân số). Lao động làm việc trong các DN có vốn đầu tư nước ngoài có tỷ lệ khá cao, chiếm 40,3% toàn tỉnh; lao động trong các doanh nghiệp Nhà nước đạt thấp, chỉ chiếm khoảng 6,2%; lao động trong doanh nghiệp, cơ sở ngoài Nhà nước chiếm khoảng 53,5%.

2.1.2.2. Hệ thống đào tạo

Hiện tỉnh Bình Dương có 07 trường Đại học, 07 trường Cao đẳng, 16 trường trung cấp chuyên nghiệp và 20 trung tâm dạy nghề và đào tạo khác.


Cơ cấu đào tạo nghề trong các trường, chủ yếu tập trung đào tạo các nghề sau: công nghệ kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông, chiếm khoảng 25% tổng số tuyển sinh; ngành kế toán chiếm 18,6%; ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí chiếm 16,0%; ngành điều dưỡng, hộ sinh chiếm 11,5%; ngành dược chiếm 11,5%; còn lại các ngành công nghệ thông tin (5,7%); máy vi tính (4,0%); ngành y (3,0%); ngành lâm nghiệp (2,6%); ngành mộc và trang trí nội thất (2,2%),...

Bảng 2.2: Số học sinh tốt nghiệp qua các hệ đào tạo

Đơn vị: học sinh tốt nghiệp


TT

Hệ đào tạo

2011

2012

2013

2014

Sơ bộ 2015

1

Đại học, Cao đẳng

3.600

4.429

5.328

5.739

7.444

2

Trung cấp chuyên nghiệp

5.322

4.043

4.316

4.420

2.108

(Nguồn: NGTK tỉnh Bình Dương năm 2015)

2.1.3. Tác động của điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội đối với hoàn thiện môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Bình Dương

2.1.3.1. Thuận lợi

Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội đã mang lại cho Bình Dương nhiều thế mạnh trong thu hút FDI.

- Bình Dương là địa phương được thiên nhiên ưu đãi với diện tích đất đai rộng lớn, màu mỡ, tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng; địa hình tương đối bằng phẳng, nền đất cứng, ít bị ảnh hưởng bởi thiên tai bão, lũ,… là điều kiện thuận lợi cho việc dựng nhà xưởng phát triển công nghiệp.

- Về vị trí địa lý, Bình Dương còn là cửa ngõ giao thương giữa các tỉnh Tây Nguyên, miền Trung với Thành phố Hồ Chí Minh - trung tâm kinh tế của cả nước; có các trục lộ giao thông huyết mạch của quốc gia chạy qua như: Quốc lộ 13, đường Hồ Chí Minh, đường vành đai 3, vành đai 4, đường Xuyên Á; cách sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và các cảng biển chỉ từ 10 - 15 km. Vị trí địa lý của Bình Dương tạo nhiều thuận lợi chocác nhà đầu tư trong giao thông, vận chuyển hàng hóa.

- Bên cạnh đó, Bình Dương cũng là nơi hội tụ của nhiều luồng cư dân có thành phần xã hội và sắc thái văn hóa riêng biệt. Điểm đặc trưng của lớp cư dân


xiêu tán về vùng đất mới là họ đều chung một mục đích là vượt lên sự khắc nghiệt của thiên nhiên để mưu lập cuộc sống mới ấm no, đầy đủ hơn. Lực lượng lao động đông đảo, trình độ chuyên môn tay nghề từng bước được nâng lên… trong nhiều năm qua nguồn lao động là lợi thế của Bình Dương trong thu hút FDI.

2.1.3.2. Khó khăn

- Dân cư ở Bình Dương đông – đặc biệt là ở khu vực đô thị, KCN, tỷ lệ gia tăng cơ giới cao tạo ra sức ép về việc làm và các vấn đề xã hội như: an ninh trật tự, nhu cầu về nhà ở.

- Mặc dù lực lượng lao động của tỉnh được qua đào tạo hàng năm ngày càng tăng, nhưng phần nhiều số lao động này chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu phát triển của các ngành kinh tế. Trong thời gian tới, cần tiếp tục đầu tư, nâng cao chất lượng đào tạo tại các trường, các cơ sở đào tạo, để đảm bảo có một đội ngũ lao động chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu về lao động cho các ngành kinh tế của tỉnh, đặc biệt là lực lượng lao động cho các KCN.

2.2. Thực trạng và đánh giá hiệu quả của môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bình Dương

2.2.1. Thực trạng về môi trường thu hút đầu tư tực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Sau 20 năm tái lập (từ năm 1997 đến nay), Bình Dương đã đi đầu với chính sách “trải chiếu hoa mời gọi đầu tư, trải thảm đỏ thu hút nhân tài”. Những thành công bước đầu đã nâng tầm Bình Dương trở thành mô hình kiểu mẫu trong thu hút đầu tư nước ngoài. Đến nay, tỉnh đã vương lên vào top 05 những tỉnh thành thu hút FDI vượt 20 tỷ USD (Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Bình Dương, 2015).

Đế có được thành quả đó, Bình Dương đã có nhiều nỗ lực trong việc hoàn thiện môi trường thu hút FDI. Dù vậy, kết quả từ khảo sát cho thấy, các yếu tố cấu thành môi trường thu hút FDI tại Bình Dương chỉ mới đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp ở mức khá (thang đo mức độ hài lòng: 7,75/10). Những hạn chế nằm ở từng khía cạnh của môi trường thu hút FDI trong tỉnh (pháp luật, thủ tục hành chính, nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng và các dịch vụ khác) vẫn còn tồn tại.


2.2.1.1. Môi trường pháp luật và quản lý nhà nước

Trong những năm qua, tỉnh Bình Dương đã triển khai và thực hiện nhiều chính sách mở cửa thông thoáng nhằm thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Các cấp ủy, chính quyền địa phương đã tập trung quyết liệt chỉ đạo hoàn thiện MTĐT với tinh thần “trải chiếu hoa mời gọi đầu tư”.

* Môi trường pháp luật

- Công tác phổ biến pháp luật về đầu tư FDI

Thực hiện Nghị định 66/2008/NĐ-CP ngày 25/8/2008 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho DN, từ năm 2008, Bình Dương đã đẩy mạnh công tác hỗ trợ pháp lý cho DN. Nhằm tạo điều kiện cho việc khai thác các cơ sở dữ liệu pháp luật phục vụ hoạt động của DN, UBND tỉnh Bình Dương đã xây dựng cơ sở dữ liệu trên Trang Công báo điện tử, cập nhật, công bố kịp thời, đầy đủ văn bản quy phạm pháp luật cấp tỉnh, cấp huyện, văn bản chỉ đạo điều hành, dự án, quy hoạch của tỉnh, cập nhật bộ thủ tục hành chính của tỉnh trên Trang tin điện tử tỉnh (www.binhduong.gov.vn). Để nâng cao hiệu quả phổ biến, tuyên truyền về pháp luật thuộc các lĩnh vực, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành, cấp huyện xây dựng và nâng cấp Trang Thông tin điện tử của ngành, đơn vị, đăng tải và cập nhật đầy đủ các văn bản pháp luật, thông tin quy hoạch ngành, địa phương; tiếp nhận và giải đáp thắc mắc, kiến nghị của DN và nhân dân.

- Công tác kiểm tra việc chấp hành pháp luật

Công tác kiểm tra việc chấp hành pháp luật luôn được các cơ quan có thẩm quyền tại Bình Dương quan tâm thực hiện, giám sát định kỳ. Song theo Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Bình Dương, công tác hậu kiểm sau khi đăng ký kinh doanh, đăng ký đầu tư đối với các doanh nghiệp vẫn còn nhiều bất cập, các Sở quản lý chuyên ngành như Cục thuế, Cục thống kê, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố v.v… đều có chức năng quản lý doanh nghiệp, dự án sau khi cấp Giấy phép đầu tư. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2012 - 2016, công tác quản lý của các cơ quan trên chưa có sự điều phối của một cơ quan đầu mối dẫn đến có nhiều cơ quan quản lý hoạt động của doanh nghiệp nhưng không có sự thống nhất.


- Công tác nắm bắt và phản ảnh những khó khăn, vướng mắt về mặt pháp luật của các nhà đầu tư.

Các ngành chức năng của tỉnh như Cục Thuế, Hải quan, Liên đoàn Lao động tỉnh, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Khoa học và Công nghệ… đã giải đáp nhiều câu hỏi của DN liên quan đến pháp luật qua điện thoại đường dây nóng, qua mục ý kiến người dân trên Trang tin điện tử của ngành, qua cán bộ tiếp dân. Ngoài ra, Sở Tư pháp phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh thực hiện tư vấn trực tiếp các lĩnh vực pháp luật trên sóng phát thanh hàng tuần… Qua đó, kịp thời giải đáp các vướng mắc pháp lý cho DN và người lao động.

Bên cạnh đó, nhằm thực hiện tốt hơn nữa công tác hỗ trợ pháp lý Nhà nước về thủ tục hành chính và tư vấn xúc tiến đầu tư cho tổ chức, công dân tại Khu hành chính mở của Trung tâm Hành chính tỉnh, ngày 30/01/2015, UBND tỉnh Bình Dương đã có Quyết định số 4370/QĐ-UBND ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Tổ tư vấn TTHC và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tỉnh Bình Dương (Tổ tư vấn) và ngày 03/02/2015, Giám đốc Sở Tư pháp đã ban hành Quyết định thành lập Tổ tư vấn với thành phần gồm đại diện của tất cả các sở, ban, ngành thuộc UBND tỉnh Bình Dương.

- Một số vấn đề tồn tại trong các qui định pháp luật về FDI của nhà nước.

Luật Doanh nghiệp năm 2014 và Luật Đầu tư năm 2014 đều có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2015. Đây là những đạo luật đánh dấu sự quyết tâm cải cách pháp luật đối với doanh nghiệp của Nhà nước ta. Tuy nhiên, qua nghiên cứu tài liệu và khảo sát thực tiễn tại các doanh nghiệp FDI, theo các nhà quản lý doanh nghiệp FDI cũng còn có những hạn chế thiếu sót về môi trường pháp luật.

Một là, về việc đăng ký kinh doanh

Tại Điều 3 Luật Doanh nghiệp năm 2014 có quy định về Áp dụng Luật doanh nghiệp và các luật chuyên ngành, mà theo đó: “Trường hợp luật chuyên ngành có quy định đặc thù về việc thành lập, tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể và hoạt động có liên quan của doanh nghiệp thì áp dụng quy định của Luật đó.”. Nhưng hiện nay, hoạt động luật sư, công chứng, giám định, giáo dục và đào tạo, trọng tài thương mại,... cũng đã được xác định rõ là các ngành, nghề đầu tư kinh doanh theo Luật Đầu tư năm 2014.


Tuy nhiên các ngành, nghề này lại không được đăng ký kinh doanh tại Cơ quan đăng ký kinh doanh, mà chỉ được thực hiện việc cấp giấy phép và đăng ký hoạt động riêng theo Luật Luật sư năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2012); Luật Công chứng năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2014); Luật Giám định tư pháp năm 2012, Luật Giáo dục đại học năm 2012; Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2014), Luật Trọng tài thương mại năm 2010;...

Hai là, việc báo cáo nội dung thay đổi

Điều 12 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định về Báo cáo thay đổi thông tin của người quản lý doanh nghiệp, như sau:“Doanh nghiệp phải báo cáo Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp có trụ sở chính trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày có thay đổi thông tin về họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của những người sau đây:

Thành viên Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần; Thành viên Ban kiểm soát hoặc Kiểm soát viên;

Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.”

Hiện nay quy định 3 thủ tục về Đăng ký, thông báo và báo cáo, như sau: (1) Phải đăng ký khi thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; (2) Phải thông báo khi thay đổi nội dung Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp; (3) Phải báo cáo đối với một số trường hợp khác.

Các nội dung trên không có trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cũng như Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (trừ trường hợp Giám đốc hoặc Tổng giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật), vì vậy việc báo cáo là vô lý và không cần thiết. Đề nghị xem xét bỏ điều luật trên và chỉ phải báo cáo một số nội dung thật sự cần thiết, có ý nghĩa trong việc theo dõi, quản lý nhà nước.

Ba là, việc điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (ERC) và Giấy chứng nhận đầu tư (IRC)

Theo quy định tại Điều 32 Luật Doanh nghiệp năm 2014, muốn tăng vốn điều lệ thì các nhà đầu tư (thành viên, cổ động, chủ sở hữu) phải góp xong (đã thực tăng) và trong thời hạn mười ngày phải làm thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký doanh


nghiệp. Ngược lại, đối với doanh nghiệp FDI thì không đơn giản như thế. Bởi theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 19/2014/TT-NHNN ngày 11/8/2014 của Ngân hàng nhà nước, hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam:“Nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư Việt Nam trong doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được thực hiện góp vốn đầu tư bằng ngoại tệ hoặc bằng đồng Việt Nam theo mức vốn đầu tư tại Giấy chứng nhận đầu tư,”, trong đó ghi rõ thời hạn và số vốn được góp. Như vậy, rõ ràng giữa Luật Doanh nghiệp năm 2014 và Pháp lệnh Ngoại hối năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2013) đã có quy định mâu thuẫn nhau, đó là, theo Luật Doanh nghiệp yêu cầu phải góp vốn trước mới làm thủ tục tăng vốn điều lệ. Ngược lại, Pháp lệnh Ngoại hối lại yêu cầu làm thủ tục tăng vốn điều lệ trước, sau mới cho phép góp vốn.

Bốn là, việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp

Tại điểm b khoản 1 Điều 32 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định về Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp. Mà theo đó, doanh nghiệp phải thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh khi thay đổi về một số nội dung, trong đó có việc:“Thay đổi cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần”. Điểm b khoản 1 Điều 33 Luật này quy định sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Doanh nghiệp phải công bố các thông tin, trong đó có “Danh sách cổ đông sáng lập”.

Như vậy, thông tin về “Danh sách cổ đông sáng lập” không có trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cũng như Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, vì vậy yêu cầu phải thông báo khi có thay đổi và phải công bố thông tin là không hợp lý. (Phạm Thị Hồng Đào, 2016).

* Quản lý nhà nước

Nhà nước có vai trò hết sức quan trọng trong việc huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI. Vai trò quản lý nhà nước đối với FDI được thể hiện thông qua vai trò của nhà nước trong việc hình thành phát triển và hoàn thiện môi trường đầu tư cho sự vận động có hiệu quả FDI.

- Quy hoạch phát triển đô thị, thu hút đầu tư FDI

Giai đoạn 2006 – 2011, Tỉnh ủy Bình Dương tổng kết Nghị Quyết số 47- NQ/TU, ban hành Nghị Quyết số 66-NQ/TU về xây dựng và phát triển đô thị Thủ


Dầu Một (giai đoạn 2006-2010). Theo đó, Bình Dương tập trung đầu tư theo hướng huy động nhiều nguồn vốn vừa cải tạo, nâng cấp, vừa xây dựng mới, kết nối các đô thị trong tỉnh nhằm tạo ra những bước đột phá có ý nghĩa chiến lược về kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng kinh tế - xã hội theo hướng văn minh, hiện đại và toàn diện trên địa bàn Bình Dương. Từ năm 2011 đến nay, công tác quy hoạch xây dựng đô thị - nông thôn, quy hoạch phân khu chức năng, cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Nhằm tạo tiền đề định hướng phát triển đô thị và thu hút đầu tư, tỉnh đã ban hành “Đồ án quy hoạch chung xây dựng đô thị Bình Dương đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” và “Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng đô thị Thủ Dầu Một đến năm 2020”. Các chính sách có ý nghĩa thực tiễn cao và luôn được chú trọng điều chỉnh đã góp phần to lớn giúp thu hút các dự án đầu tư nhằm góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội Bình Dương (Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương, 2016).

- Kết quả qui hoạch các khu công nghiệp, cụm công nghiệp

Sau khi tách tỉnh Sông Bé (tháng 01/1997), Bình Dương chỉ có 13 KCN với tổng diện tích trên 4.033 ha. Đến cuối năm 2015, Bình Dương đã phát triển và hình thành 28 KCN và 8 cụm công nghiệp tập trung với tổng diện tích trên 10.000 ha. Chiếm 9,5% về số lượng và 11,3% về diện tích KCN cả nước. Ngoài ra, việc quy hoạch và phát triển các KCN tại Bình Dương còn nhận được sự ủng hộ rất lớn từ Chính phủ. Cụ thể Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý điều chỉnh Quy hoạch phát triển các KCN tỉnh Bình Dương đến năm 2020 như sua:

- Điều chỉnh giảm diện tích các KCN: Tân Đông Hiệp B từ 163 ha xuống 150 ha, Sóng Thần III từ 534 ha xuống 427 ha, Đại Đăng từ 274 ha xuống 219 ha; Phú Tân từ 133 ha xuống 107 ha và Kim Huy từ 214 ha xuống 172 ha.

- Điều chỉnh tăng diện tích các KCN: Lai Hưng từ 400 ha lên 600 ha, Cây Trường từ 300 ha lên 700 ha.

- Mở rộng thêm diện tích các KCN: Nam Tân Uyên từ 620 ha lên 966 ha, Rạch Bắp từ 279 ha lên 639 ha và Việt Hương 2 từ 250 ha lên 262 ha.

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 06/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí