Những Điều Kiện Tự Nhiên Và Kinh Tế - Xã Hội Ảnh Hưởng Tới Tác Động Của Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Đến Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội Trên

75

CHƯƠNG 3


THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC


3.1. NHỮNG ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG TỚI TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

Vĩnh Phúc được tái lập ngày 01-01-1997, là tỉnh thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng, cửa ngõ Tây Bắc của thủ đô Hà Nội và là một trong 8 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ với tổng diện tích tự nhiên 123650,5 ha, dân số 1.014.598 người. Về hành chính Vĩnh Phúc có 9 huyện, thành ,thị, 137 xã, phường, thị trấn [35, tr.13,14,24].

Về vị trí địa lý, Vĩnh Phúc tiếp giáp với 4 tỉnh: phía Bắc giáp Thái Nguyên và Tuyên Quang, phía Tây giáp Phú Thọ và phía Đông, Nam giáp Hà Nội.

Vĩnh Phúc là tỉnh có địa hình đa dạng thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam với ba vùng sinh thái rõ rệt là đồng bằng (chiếm 36,56% diện tích tự nhiên), trung du (19,45%), miền núi (43,98%).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

Về khí hậu, Vĩnh Phúc nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm với 4 mùa rõ rệt, lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1500-1700ml, nhiệt độ trung bình 23,2oC, độ ẩm trung bình 84-85%.

Về thủy văn, Vĩnh Phúc có hệ thống sông suối, hồ ao khá phong phú. Tài nguyên nước được cung cấp chủ yếu bởi hai sông chính là sông Hồng và sông Lô cùng các sông nhỏ như sông Phó Đáy, sông Phan - Cà Lồ và các hồ dự trữ lớn như hồ Đại Lải, hồ Xạ Hương, hồ Vân Trục, hồ Liễn Sơn, hồ Đầm Vạc. Ngoài ra Vĩnh Phúc còn có nguồn nước ngầm tuy không lớn nhưng cũng đủ cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất hiện tại. Tuy nhiên, nguồn nước của Vĩnh Phúc phân bố không đồng đều, chủ yếu tập trung ở đồng bằng, do vậy gây không

Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc - 11

76

ít khó khăn cho phát triển công nghiệp ở các vùng trung du và miền núi.

Tài nguyên đất Vĩnh Phúc bao gồm đất nông nghiệp 86.382,26 ha (chiếm 69,86% tổng diện tích tự nhiên), trong đó đất sản xuất nông nghiệp 50.140,5ha (40,55%); đất phi nông nghiệp 35.108,59 ha (28,39%); đất chưa sử dụng 2.159,2 ha (1,75%) [35, tr.14,15].

Tài nguyên rừng của Vĩnh Phúc có diện tích là 28.312,7 ha, độ che phủ rừng đạt 22,4%. Diện tích rừng tự nhiên của tỉnh là 9.358,8 ha, chiếm 32,81% [66].

Tài nguyên khoáng sản của Vĩnh Phúc nhìn chung nghèo nàn, chủ yếu có thể phục vụ cho sản xuất vật liệu xây dựng như sét làm gạch ngói có 10 mỏ với trữ lượng 51,8 triệu m3; cao lanh có 3 mỏ với trữ lượng khoảng 4 triệu tấn, ngoài ra là các mỏ Fenspat, Puzolan, cát cuội sỏi xây dựng, đá xây dựng và đá ốp lát.

Về tài nguyên du lịch, Vĩnh Phúc có nhiều cảnh quan thiên nhiên và danh thắng kỳ thú như Tam Đảo, Tây Thiên, Đại Lải, di tích lịch sử Hai Bà Trưng...

Nhìn chung, điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự phát triển công nghiệp ở Vĩnh Phúc chủ yếu là vị trí địa lý, tài nguyên đất và tài nguyên nước. Đó cũng là những thuận lợi để thu hút và phát huy tác động tích cực của FDI đến phát triển công nghiệp, từ đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Kể từ khi tái lập tỉnh, với sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, sự quản lý có hiệu quả của chính quyền và nỗ lực to lớn của mọi lớp nhân dân, Vĩnh Phúc đã đạt được những thành tựu to lớn về phát triển kinh tế -xã hội, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển của công nghiệp trong hiện tại cũng như tương lai.

Những kết quả tích cực trong phát triển kinh tế là tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt mức cao so với trung bình của cả nước. Trong giai đoạn 1997 - 2010, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh tăng 12,8 lần [32,tr.56;10,tr.54]. Trong giai đoạn 2011 - 2013, trong bối cảnh khó khăn chung của đất nước tăng trưởng kinh tế của tỉnh giảm sút nhưng đang có xu hướng hồi phục dần: năm 2012 - 2,52%; năm 2013 - 7,89% [75,76]

77

Nhờ đó cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch mạnh mẽ: Tỷ trọng nông nghiệp trong GDP giảm từ 44,35% năm 1997 xuống còn 21,20% năm 2005 và 10,69% năm 2013; công nghiệp tăng nhanh từ 20,71% năm 1997 lên 52,26%

năm 2005 và 60,39% năm 2013; dịch vụ - 34,94%; 26,55% và 28,92%.

Kim ngạch xuất nhập khẩu của tỉnh tăng nhanh. Tổng giá trị xuất khẩu tăng từ 27.808,4 nghìn USD năm 2000 lên 189.012 nghìn USD năm 2005 và 526.600 nghìn USD năm 2010; tổng giá trị nhập khẩu từ 227.714,3 lên

484.091 nghìn USD năm 2005, 1.606.500 nghìn USD năm 2010 [32, tr.74; 35,tr. 202]. Năm 2013 ước đạt 2.746.000 nghìn USD [76].

Thu chi ngân sách của tỉnh chuyển biến theo chiều hướng rất tích cực, thu luôn vượt chi. Năm 2005 tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh đạt là 3440,518 tỷ đồng trong khi tổng chi ngân sách là 2449,35 tỷ đồng [32, tr.58; 35, tr.54]. Năm 2013 tổng thu ngân sách ước đạt 18.596 tỷ đồng, tổng chi ngân sách - 13.154 tỷ đồng [76].

Kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật đã tương đối phát triển. Vĩnh Phúc có cả đường bộ, đường sắt, đường sông. Về đường bộ, ngoài quốc lộ 2, 2b, 2c, 23, nhiều tuyến đường nội bộ của tỉnh cũng đã được trải nhựa hoặc bê tông hoá, tính đến nay đã có 16 tuyến đường tỉnh lộ dài 251km với 56,45% đã được rải nhựa hoặc bê tông hoá; đường nội thị được bê tông hoặc nhựa hoá 87,07%; đường huyện - 38,4%; đường liên xã - 3,42%; đường nông thôn- 26,25%. Đường ô tô đã đến trung tâm tất cả các xã trong tỉnh. Trong tổng số 152 xã, đã có 102 xã có đường nhựa hoặc bê tông hoá. Sự phát triển của hệ thống đường giao thông đã tạo nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế-xã hội nói chung và công nghiệp nói riêng ở Vĩnh Phúc.

Về cung cấp điện, Vĩnh Phúc là tỉnh có lưới điện phát triển trong hệ thống điện miền Bắc, 100% xã, phường đã có lưới điện quốc gia. Các trạm biến áp từ 110KV trở xuống cùng hệ thống đường dây dẫn điện đã và đang phục vụ tốt cho sản xuất và sinh hoạt.

Mạng lưới thông tin liên lạc đã phủ kín toàn bộ các xã trong tỉnh, đủ điều

kiện liên lạc trong và ngoài nước. Mật độ điện thoại cố định đến cuối năm 2005

78

đạt mức 6,7 máy trên 100 dân, năm 2010 đạt 10,8 máy trên 100 dân.

Hệ thống cung cấp nước sạch đã có bước phát triển song vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu sinh hoạt của nhân dân và cho sản xuất công nghiệp.

Về nguồn lao động, đến năm 2005 Vĩnh Phúc có 765,42 nghìn người (chiếm 65,72% dân số), trong đó số người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động là 729,19 nghìn người (chiếm 95,27% nguồn lao động), lao động trong nông nghiệp là 391,1 nghìn người (chiếm 51,1% nguồn lao động), công nghiệp - 113,75 nghìn người (14,86%), dịch vụ - 147,74 nghìn người (19,3%). Đến năm 2013 Vĩnh Phúc có lực lượng lao động là 675 nghìn người (chiếm 68,92% dân số), trong lao động đang làm việc là 620,4 nghìn người (chiếm 91,91% nguồn lao động), lao động trong nông nghiệp chiếm 50,13% nguồn lao động, công nghiệp - 25,23%, dịch vụ - 24,64% [76].

Năm 2010 với hệ thống các trường chuyên nghiệp, trường và trung tâm dạy nghề, mỗi năm Vĩnh Phúc có khoảng 69.440 người lao động được đào tạo với các trình độ khác nhau, trong đó đào tạo trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp đạt mức 37.515 người. Đến hết năm 2010, tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh đạt 50,5% (tăng 2,7% so với năm 2009), trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề là 38,2% (tăng 1,9% so với năm 2009) [51]. Số lượng lao động qua đào tạo tăng không ngừng, cùng với sự bổ sung nguồn lao động trẻ đã và đang là những điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội của Vĩnh Phúc nói chung và đối với phát triển công nghiệp nói riêng.

Từ ngày tái lập tỉnh, Vĩnh Phúc luôn quan tâm cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho DN đang hoạt động và thu hút DN ở nơi khác đến đầu tư tại tỉnh. Trong giai đoạn 2005 - 2009, tỉnh Vĩnh Phúc luôn đứng vị trí cao so với cả nước về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.

Tóm lại, Vĩnh Phúc có nhiều thuận lợi về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội cho thu hút và chủ động khai thác, sử dụng, phát huy tác động tích cực của FDI đến phát triển kinh tế - xã hội. Những thuận lợi đó là lợi thế về vị trí địa lý nằm trong vùng phát triển của đồng bằng sông Hồng sát trục tam giác

79

kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; có các đầu mối giao thông quan trọng, hệ thống hạ tầng kinh tế kỹ thuật khá phát triển gồm hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông; có quỹ đất phù hợp với phát triển các khu, cụm công nghiệp; có nguồn lao động trẻ dồi dào có văn hoá có thể đào tạo nâng cao chuyên môn vốn khả năng tiếp thu khoa học công nghệ. Những doanh nghiệp FDI đã đầu tư vào ngành công nghiệp của tỉnh như Công ty Toyota Việt Nam, Công ty Honda Việt Nam đã thể hiện có hiệu quả làm tăng khả năng thu hút vốn đầu tư từ các nhà đầu tư khác trong và ngoài nước. Bên cạnh đó là sự quan tâm của Chính phủ đối với quá trình phát triển toàn diện của tỉnh Vĩnh Phúc (Chính phủ đã quyết định đưa tỉnh Vĩnh Phúc nằm trong vùng trọng điểm phát triển công nghiệp của các tỉnh phía Bắc và là địa bàn phát triển du lịch quốc gia). Sự quyết tâm cao độ thể hiện ở các giải pháp, chính sách phù hợp của Đảng bộ và Chính quyền tỉnh đối với sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

Mặc dù vậy vẫn còn không ít khó khăn đối với phát huy tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của FDI ở Vĩnh Phúc như đa số dân cư sống ở nông thôn (chiếm 77,05% năm 2010), làm nông nghiệp, có thu nhập thấp nên tích luỹ thấp; đội ngũ cán bộ còn yếu và thiếu; nguồn lao động chưa qua đào tạo nên chất lượng thấp, chưa có tác phong công nghiệp; tài nguyên khoáng sản nghèo, các sản phẩm nông, lâm nghiệp, thuỷ sản chưa được sản xuất tập trung với chất lượng cao nên chưa tạo thuận lợi cho công nghiệp chế biến phát triển; kết cấu hạ tầng đã phát triển song chưa đồng bộ vẫn cần tiếp tục hoàn thiện nâng cấp, áp lực giải quyết việc làm có xu hướng gia tăng cùng những bức xúc về xã hội đối với bộ phận dân cư trong diện bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp để phát triển các khu, CCN và kết cấu hạ tầng giao thông.

Những thuận lợi và khó khăn đó đã và đang ảnh hưởng tới sự phát huy tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của FDI ở Vĩnh Phúc, đòi hỏi Đảng bộ, các cấp chính quyền và toàn thể nhân dân Vĩnh Phúc phải tiếp tục nỗ lực phát huy lợi thế, khắc phục trở ngại để sử dụng hiệu quả FDI thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

80

3.2. THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC TỪ NĂM 1997 ĐẾN NAY

3.2.1. Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

3.2.1.1. Khái quát chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Vĩnh Phúc

Trong giai đoạn 1997-2000, trên cơ sở Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ tỉnh lần thứ XII tháng 11/1997 và Quyết định số 233/1998/QĐ-TTg ngày 01/12/1998 quy định về phân cấp, ủy quyền cấp GPĐT đối với các dự án đầu tư nước ngoài, mặc dù tỉnh mới tái lập, điều kiện kinh tế-xã hội còn khó khăn, kinh nghiệm về xúc tiến đầu tư còn hạn chế, nhưng trên địa bàn tỉnh thu hút được 11 dự án FDI, với tổng vốn đầu tư 270,8 triệu USD, trong đó vốn đầu tư cấp mới là 261,6 triệu USD, vốn tăng là 9,2 triệu USD. Vốn thực hiện: đạt 224,0 triệu USD, chiếm 82,7% vốn đăng ký. Trong giai đoạn này, việc thu hút FDI chủ yếu dựa vào khai thác lợi thế vị trí địa lý, chính sách thu hút đầu tư cởi mở, thông thoáng. Một số dự án lớn được cấp phép đầu tư như: Công ty Honda, Toyota, Nissin, Japfa Comfeed, Cao su Inoue, Toyota Boshoku...đã nhanh chóng triển khai xây dựng và đi vào hoạt động SXKD, do vậy vốn thực hiện đạt cao.

Trong giai đoạn 2001-2005, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 2005, vào tháng 12 năm 2003 Ban quản lý các KCN Vĩnh Phúc được thành lập, trở thành cơ quan đầu mối giúp UBND tỉnh quản lý các hoạt động đầu tư trực tiếp trong nước và nước ngoài trên địa bàn tỉnh, nhờ đó đã tạo ra bước đột phát trong công tác cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thu hút FDI, tạo sự tin tưởng và hài lòng của các nhà đầu tư đối với môi trường đầu tư của tỉnh. Năm 2005, Vĩnh Phúc được xếp thứ 5 về năng lực cạnh năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong tổng số 42 tỉnh thành, xếp thứ 8 về kết quả thu hút đầu tư trong cả nước. Nhờ đó, thu hút FDI có bước tiến mới. Trong giai đoạn này, trên địa bàn tỉnh thu hút được 63 dự án FDI, với tổng vốn đầu tư 713,6 triệu USD (trong đó vốn

81

đầu tư cấp mới là 253,4 triệu USD, vốn tăng là 460,2 triệu USD). Vốn thực

hiện của các dự án FDI đạt 260,4 triệu USD, chiếm 36,5% vốn đăng ký.

Trong giai đoạn 2006 - 2010, việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV cùng với Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp năm 2005 đã tạo ra sự phân cấp mạnh mẽ cho UBND tỉnh và Ban quản lý KCN trong cấp giấy CNĐT và quản lý hoạt động đầu tư. Cùng với đó, hệ thống kết cấu hạ tầng và những cải thiện về môi trường đầu tư như cải cách hành chính theo hướng đơn giản hoá các thủ tục hành chính trong cấp giấy CNĐT, đăng ký mã số thuế, khắc dấu…chính sách hỗ trợ đầu tư hạ tầng thiết yếu và hỗ trợ thu nhập cho nhân dân các địa phương mất đất làm công nghiệp; chính sách đất dịch vụ đã tạo ra những thuận lợi mới cho thu hút, sử dụng FDI. Trong bình quân mỗi năm thu hút khoảng hơn 20 dự án đầu tư. Tổng số dự án FDI thu hút trong toàn giai đoạn là 106 dự án, tổng vốn đầu tư 2.055,8 triệu USD. Các dự án thu hút trong gian đoạn này chủ yếu tập trung ở các nước Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan, đã thu hút được các dự án lớn như dự án sản xuất điện thoại di động và xây dựng hạ tầng KCN Bình Xuyên II (300 triệu USD) của Tập đoàn Foxconn, dự án sản xuất máy tính xách tay và xây dựng hạ tầng KCN Bá Thiện (576,5 triệu USD) của Tập đoàn Compal, dự án sản xuất xe máy PIAGIO (45 triệu USD),.. Vốn thực hiện của các dự án FDI đạt 647,3 triệu USD, chiếm 31,5% vốn đăng ký.

Trong giai đoạn từ năm 2011 đến nay, với mục tiêu của Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV là phấn đấu đến năm 2015, có đủ các yếu tố cơ bản của một tỉnh công nghiệp; đến năm 2020 là tỉnh công nghiệp, trở thành một trong những trung tâm dịch vụ, du lịch của Vùng và cả nước; có những khu nghỉ dưỡng đạt tiêu chuẩn quốc tế và trở thành thành phố Vĩnh Phúc vào những năm 20 của thế kỷ này, mặc dù tình hình kinh tế thế giới và trong nước có nhiều biến động phức tạp, nhưng với sự nỗ lực của các ngành các cấp, tỉnh đã thu hút được 10 dự án FDI, với tổng vốn đầu tư 151,44 triệu USD (trong đó cấp mới 48,48 triệu USD và tăng vốn 102,96 triệu USD). Vốn thực hiện giai đoạn này đạt 215,47 triệu USD, chủ yếu là do các dự án đầu tư từ các giai

82

đoạn trước mở rộng sản xuất: Honda, HJC, Piaggio, Jahwa, Micro Shine,

Japfa Comfeed...

Về kết quả thu hút đầu tư, trong Năm 2013, đã thu hút được 21 dự án FDI, với tổng vốn đăng ký 314,8 triệu USD (gồm 181,8 triệu USD cấp mới và 133 triệu USD tăng vốn), tăng 3,5 lần về số dự án và 206% về số vốn đăng ký so với năm 2012, đạt 157% kế hoạch.

Luỹ kế đến hết năm 2013, trên địa bàn tỉnh có 137 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư là 2.767,6 triệu USD. Năm 2013, có 14 dự án FDI đi vào hoạt động SXKD, nâng tổng số dự án đi vào hoạt động SXKD là 112 dự án FDI. Vốn thực hiện luỹ kế hết năm 2013 của dự án FDI ước đạt 46% vốn đăng ký. Trong năm 2013 đã thực hiện chấm dứt hoạt động 03 dự án FDI; làm thủ tục chuyển đổi 01 dự án DDI sang dự án FDI.

Tính đến ngày 15/5/2014 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có 158 dự án FDI đăng ký hoạt động trong đó 111 dự án nằm trong KCN (KCN Kim Hoa 02 dự án; KCN Khai Quang 47 dự án; KCN Bình Xuyên I 28 dự án; KCN Bình Xuyên II 03 dự án; KCN Bá thiện I 09 dự án; KCN Bá Thiện II 03 dự án) và 47 dự án ngoài KCN (Thành phố Vĩnh Yên 15 dự án; các huyện: Bình Xuyên 15 dự án, Vĩnh Tường 04 dự án, Tam Dương 02 dự án, Tam Đảo 02 dự án). Hiện nay hầu hết các DN đã đi vào hoạt động ổn định chỉ còn một số ít các đơn vị đang trong quá trình giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ sở hạ tầng.

3.2.1.2. Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài phân theo ngành, lĩnh vực; hình thức, địa bàn đầu tư

Theo ngành và lĩnh vực, tính đến tháng 9 năm 2012 các dự án đầu tư FDI trên địa bàn tỉnh tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ với 116 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký: 2.333,85 triệu USD, chiếm 97,5% về số dự án và 96,7% về số vốn đầu tư, với các ngành sản xuất, lắp ráp ôtô, xe máy; cơ khí chế tạo; phanh ô tô, xe máy; may mặc; đồ nhựa; điện tử và xây dựng hạ tầng KCN. Trong khi đó, lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản chỉ có 3 dự án với tổng vốn đầu tư 79,0 triệu USD (chiếm 3,3% tổng vốn đầu tư đăng ký).

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/11/2022