như thế, vả lại ở trong những trạng thái huống cá biệt như thế này, càng bị xua đuổi, người ta càng có cảm hứng nhào vào, nhào vào giống như một con thiêu thân không hề biết mình là tội.” [59].
Những lời đối thoại trên tạo cảm giác gần gũi, bình đẳng với người đọc. Người đọc như tham gia vào câu chuyện để trở thành đối tượng được nhân vật hướng đến giãi bày đối thoại. Nhân vật có thể trải hết nỗi lòng của mình mà không gặp phải bất cứ rào cản giao tiếp nào.
Đối thoại là hình thức không thể thiếu trong văn xuôi và ngôn ngữ đối thoại là yếu tố quan trọng trong tổ chức lời văn và thể hiện nhân vật. Một trong những chức năng quan trọng của đối thoại là thiết lập quan hệ. Nhưng không phải cuộc đối thoại nào cũng đạt được điều đó. Muốn thiết lập được quan hệ, các nhân vật tham gia đối thoại phải cùng kênh thông tin. Tức là hiểu nhau. Hướng vào nhau và thống nhất trong cùng một mối quan tâm. Trong truyện của Nguyễn Huy Thiệp xuất hiện kiểu đối thoại có lời thoại qua lại mà không có quan hệ với người khác hoặc có nhưng rất nhạt. Các nhân vật không hiểu nhau nên quan hệ giữa các nhân vật khi tham gia giao tiếp hết sức rời rạc, không có sự cố kết, thúc đẩy. Kết cục, cuộc đối thoại càng khoét sâu thêm nỗi cô đơn của con người. Các nhân vật tham gia đối thoại không hướng vào nhau, không quan tâm đến lời nói của nhau, thậm chỉ hỏi chỉ để hỏi, không mong nhận được câu trả lời: “Ông Chưởng bảo: Cha anh là người đáng trọng”. Tôi bảo: “Theo nghi lễ quân đội hả chú?”. Ở đoạn khác “Ông Cơ giãy nảy, “Chết, cháu đã điện rồi. Mang tiếng chết”. Cha tôi thở dài: “Tôi có tiếng gì mà mang.”. Trong một đoạn khác: Cha tôi bảo: “Đàn ông thằng nào có tâm thì nhục, tâm càng lớn càng nhục.”. “Vợ tôi bảo: “Nhà mình nói năng như điên khùng cả. Thôi ăn đi. Hôm nay có Kim Chi, tôi đãi mỗi người một con gà hầm tâm sen. Tâm đấy. Ăn là trên hết.”[59]. Vũ trong Bài học Tiếng Việt cũng cô đơn giữa bữa tiệc ở nhà Hoàng, lạc lõng giữa những người thuộc giới thượng lưu mà lời nói luôn gắn với “giá vàng lên xuống”, “ông kia mất chức”, “Bác Tham vừa mới xây nhà,”,… Kiểu đối thoại lệch kênh này “đắt giá” tạo được hiệu quả
nghệ thuật trong việc thể hiện sự cô đơn lạc loài của những tâm hồn nghệ sĩ giữa cuộc đời vô cảm.
Trong Những người thợ xẻ: “Ông Thuyết đi, còn trơ trơ năm người chúng tôi giữa cánh rừng hoang. Anh Bường chửi: “Tiên sư đời, khốn nạn chưa! Các con ơi các con, các con đã biết đời là gì chưa?”. “Tôi bảo: “Cái ông Thuyết trông kinh nhỉ!”. Anh Bường bảo: “Làm việc đi chúng mày! Thằng Biên thằng Biền chuẩn bị cưa! Tao với thằng Ngọc làm lán. Dĩnh ơi, mày đi xung quanh đây xem có chỗ nào có nước không?”. [61]. Trong cuộc đối thoại này các nhân vật cứ mải mê theo đuổi suy nghĩ của mình, đi về tận cùng của cái hướng đó mà không nhằm mục đích trả lời, không có sự đồng cảm chia sẻ: “Quy ngạc nhiên: Anh học đại học sao còn đi làm thợ xẻ? Tôi cười, học lối nói của anh Bường, tôi bảo: Đấy là vì tình đây, em ạ. Tình bao giờ cũng lung tung. Người ta chỉ sót nó khi nó tuột khỏi tay thôi. Quy bảo: Anh nói hay nhỉ. Em chẳng hiểu gì. Tôi bảo: Em chẳng hiểu gì đâu… Trong lòng tôi một nỗi căm giận vô cớ bỗng dưng vụt đến, khiến tôi đắng khô miệng lại. Tôi rít lên khe khẽ: Chỉ có một anh thôi còn lại là chúng nó. Quy ngạc nhiên hốt hoảng. Chúng tôi chia tay nhau như người dưng.” [61] Trong cuộc đối thoại đó, không có mối quan hệ nào được thiết lập và củng cố.
Nhiều đoạn đối thoại không được tách xuống hàng, gạch đầu dòng, khiến quan hệ đối thoại như bị chìm đi trong lời trần thuật. Có nhiều đoạn câu thoại bị chặt khúc, liền kề nhau những lời hô ứng, nói, bảo, làm cho câu thoại cụt, đứt đoạn, rời rạc. Vì thế, lời thoại của nhân vật như âm thanh lạc loài phát ra loạn xạ, không được chú ý.
* Ngôn ngữ độc thoại
Bên cạnh ngôn ngữ đối thoại thì lời độc thoại cũng là một phần quan trọng của tác phẩm văn chương. Cùng với ngôn ngữ đối thoại nó hoàn chỉnh tác phẩm ở góc độ ngôn ngữ. Có thể nói, độc thoại luôn là khu vực ngôn ngữ nhạy cảm và thoải mái nhất để nhân vật được nói lên những suy nghĩ thầm kín và chìm trong thế giới riêng của mình. Đó là tiếng nói bên trong “không đòi hỏi sự đáp lại, độc lập với phản ứng của
Có thể bạn quan tâm!
- Các kiểu dạng nhân vật cô đơn trong văn xuôi Việt Nam đương đại qua một số tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Huy Thiệp, Tạ Duy Anh, Chu Lai và Nguyễn Danh Lam - 10
- Nghệ Thuật Xây Dựng Nhân Vật Cô Đơn
- Các kiểu dạng nhân vật cô đơn trong văn xuôi Việt Nam đương đại qua một số tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Huy Thiệp, Tạ Duy Anh, Chu Lai và Nguyễn Danh Lam - 12
- Các kiểu dạng nhân vật cô đơn trong văn xuôi Việt Nam đương đại qua một số tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Huy Thiệp, Tạ Duy Anh, Chu Lai và Nguyễn Danh Lam - 14
- Các kiểu dạng nhân vật cô đơn trong văn xuôi Việt Nam đương đại qua một số tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Huy Thiệp, Tạ Duy Anh, Chu Lai và Nguyễn Danh Lam - 15
Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.
người tiếp nhận và được thể hiện thoải mái trong cả hình thức nói lẫn viết” [44].Sử dụng ngôn ngữ độc thoại nội tâm trở thành thủ pháp nghệ thuật có hiệu quả trong quá trình tự ý thức của nhân vật, đi sâu vào thế giới bên trong đầy bí ẩn của nhân vật. Thông qua độc thoại nội tâm, các nhà văn mới nhận ra con người là những “vòng sóng đến vô cùng”, bề mặt tưởng như phẳng lặng nhưng lại ẩn chìm biết bao những đợt sóng ở trong lòng. Và thông qua độc thoại nội tâm những suy tư, trăn trở, những cảm xúc, uẩn khúc của nhân vật - điều mà không ai có thể biết, có thể hiểu và chia sẻ dần được phơi lộ. Theo Bakhtin “Ở con người bao giờ cũng có một cái gì mà chỉ bản thân nó mới có thể khám phá bằng hành động tự do của sự tự ý thức và của lời nói, điều này không thể xác định được từ bên ngoài, từ sau lưng con người”. Độc thoại nội tâm là tiếng nói cất lên, vọng lên từ chính nội tâm nhân vật, là những âm hưởng của cảm xúc được dội lên từ bên trong.
Đối diện với những vấn đề của cuộc sống phức tạp. Cảm giác không thể hòa nhập được với cuộc sống bộn bề hiện tại luôn là điều dằn vặt trong tâm hồn. Các nhà văn để cho nhân vật trải lòng mình qua những lời độc thoại. Trong tổ chức lời văn, lời độc thoại có một vị trí nhất định và đã trở thành một phương thức hữu hiệu trong việc thể hiện tâm lí nhân vật.
Hai Hùng trong tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng là nhân vật được xây dựng với khá nhiều ngôn ngữ độc thoại. Một nhân vật mang nhiều tâm trạng như Hai Hùng thì độc thoại là hiệu quả nhất để anh có thể tự giãi bày. Một mình bôn ba trong cái hành trình đi tìm dĩ vãng gần như vô vọn, không ít lần Chu Lai đã để nhân vật bộc lộ những suy nghĩ, nỗi niềm tận đáy lòng: “Chiến tranh mới đó với đó, hơn chục năm chứ nhiều nhặn gì đâu mà sao cả người ngoài lẫn người trong cuộc đều chóng vánh quên đi quá thể vậy? Sao cái miệng lưỡi của thằng cha nức tiếng tốt bụng kia nhắc đến mọi kỉ niệm đau thương lại ráo hoảnh như nhắc đến cuộc chiến tranh của người khác, của quốc gia khác. Hay là chính tôi lẩm cẩm, cứ vô duyên lội ngược dòng đời tìm về quá khứ mà thiên hạ đang quên đi, cố quên đi, để mình tôi lội đến đâu thì chỉ nghe tiếng
chân mình kêu lõm bõm đến đó?” [59]. Câu hỏi đó luôn vang lên trong suốt hành trình tìm về quá khứ của ông. Dường như chỉ mình ông vẫn nhớ, vẫn lặn lội lục tìm cái quá khứ mà mọi người đã lãng quên và muốn lãng quên. Không chỉ trong hành trình tìm kiếm ở quá khứ mà ngay ở hiện tại, Hai Hùng đã không ít lần bày tỏ suy nghĩ qua lời độc thoại, hiệu quả cao nhất để anh có thể tự giãi bày. Không ít lần Hai Hùng đã bày tỏ suy nghĩ qua những lời độc thoại: “- Dĩ vãng… Kỉ niệm… Nhớ thương… Hết thảy đều chìm trong bụi thời gian mốc thếch. Càng buồn! Biết vậy chả nên gặp lại, chả nên tìm đến làm gì, chỉ tổ bẽ bàng, tan nát lòng dạ hơn.” [59]. Cuộc sống hiện tại không dành chỗ cho những người lính đã từng đánh đổi máu xương, tuổi trẻ. Có người hòa nhập, có người thành công, nhưng cũng không có ít người mãi hụt hẫng, càng đi sâu vào cuộc đời càng đơn độc, buồn tẻ, lẻ loi trước cuộc sống quá nhiều thay đổi, bộn bề.
Linh (Vòng tròn bội bạc) đã không ít lần băn khoăn tự đặt câu hỏi về sự trở về của mình. Và phải chăng sự trở về của anh là một sai lầm? Anh vô cùng thất vọng khi nhận ra sự lạc lõng của mình ngay giữa ngôi nhà thân thuộc: Hay lại xách ba lô đi?... Vậy là tận đường rồi chăng?”[31, tr.57]. Đi đâu? Làm gì? Những câu hỏi ấy không ngừng nhảy múa trong đầu Linh. Chẳng nhẽ, giữa cuộc sống này không còn một lựa chọn, một con đường để Linh hòa nhập được với gia đình,với cái cuộc sống quá nhiều đổi thay vẫn đang diễn ra hằng ngày sao? Anh “Nhiều khi muốn ôm lấy mẹ, muốn nói với mẹ một câu gì đó thật dịu ngọt,…[31, tr.20]. Những lời độc thoại giúp Linh nói được hết những suy nghĩ sâu kín luôn dằn vặt, để anh được nói những vấn đề mình băn khoăn, trăn trở.
“Tôi” trong Đi tìm nhân vật cũng triền miên trong những dòng độc thoại nội tâm phong phú. Trên hành trình đi tìm nhân vật đó, mỗi sự kiện, không gian, hay những cuộc gặp gỡ,…đều khiến tôi suy tư. Đặc biệt, những sự kiện quá khứ cũng luôn phập phồng trôi về hiện tại khiến “tôi” ngập chìm trong những dòng cảm xúc của riêng mình.
“Tôi” trong nhiều sáng tác của Tạ Duy Anh, đặc biệt trong Vòng trầm luân trần gian, Bước qua lời nguyền, Luân hồi,… bị vây bủa bởi rất nhiều suy nghĩ không
thể giải tỏa, đan xen những câu chuyện được kể trong đó là những dòng hồi ức của nhân vật về người cha của mình, về cộng đồng, về mảnh đất mà “tôi” đang sống. Đó là “Mảnh đất chết tiệt! Tôi muốn gào thật to vào bầu trời thẳm sâu, tôi muốn gào đến tận âm ti địa ngục cho quỷ thần nghe thấy” [1, tr.58], “gào to lên lời nguyền rủa độc địa cho cái mảnh đất đầy thù hận này chìm lặng đi” [1, tr.56]. “Lại một đêm tôi thức trắng. Tôi nghĩ đến ông tôi. Tôi nghĩ đến bố tôi. Tôi nghĩ đến kiếp người nổi trôi bèo bọt, vật vờ. Tôi nghĩ đến làng Đồng bé nhỏ của tôi một thời huy hoàng giờ đây lầy lội, tăm tối, thù hận”[1, tr.86]. Độc thoại nội tâm đã bộc lộ sâu sắc những tình cảm phức tạp đã gây nên những chấn thương tinh thần cho nhân vật, cùng những lý giải về bi kịch của người cha, của chính bản thân, của cộng đồng và của thời đại.
Lão Khổ trong tiểu thuyết cùng tên bị chi phối bởi đời sống nội tâm hết sức phức tạp. Lão luôn bị ám ảnh bởi quá khứ và những hoài nghi về tương lai. Lão Khổ đã không ít lần phải “chạy trốn hiện thực” ngược về quá khứ bởi thực tại có quá nhiều đau đớn, bất công và phi lý. Dù vậy, quá khứ cũng chỉ chập chờn ẩn hiện gắn liền với những mảnh ký ức rời rạc, mảnh tâm trạng hồi cố của nhân vật. Từ “chuyện tình của Lão Khổ” đến mảng kí ức khi lão còn đang là “ông Thánh xã Hoàng”, rồi cả những tâm trạng khi Lão bị đem ra đấu tố một cách oan uổng,… lão vẫn chới với hi vọng có sự nhầm lẫn nào đó. Nhưng sau đó, Lão đã nhận ra : “Lũ dã man! Giờ đây thì ông rõ mặt chúng mày rồi”…. Có thể nói, chính những mảng kí ức chập chờn cứ đi về, xen ngang với hiện tại đã khiến nhân vật bị chìm đi trong những dòng độc thoại của chính mình khiến tâm trạng nhân vật luôn liên tục vận động và thay đổi, thể hiện một sự trúc trắc, nhiều gập ghềnh của tính cách và đời người lão Khổ. Qua độc thoại nội tâm, ngòi bút tác giả đã chỉ ra được tận cùng nỗi cô đơn, đáy sâu tâm lý nhân vật với những suy nghĩ riêng.
Trên hành trình của mình, Chương (Con gái thủy thần), Thữc (Giữa vòng vây trần gian), Ông (Cuộc đời ngoài cửa) cũng được các nhà văn sử dụng triệt để biện pháp nghệ thuật này. Đặt nhân vật vào nhiều trạng thái tâm lý khác nhau với những lời
độc thoại miên man bên trong của con người, các nhà văn muốn đi sâu, lý giải những nguyên do cũng như bản chất nỗi cô đơn của nhân vật.
* Cấu trúc cú pháp đặc biệt
Trong quan niêm
chung của ngôn ngữ hoc,̣ cấu trúc cú pháp nòng cốt của câu “có
thể được mô tả bằng ba chức năng ngữ pháp cơ bản là chủ ngữ (CN), vị ngữ (VN) và bổ ngữ (BN), trong đó vị ngữ là trung tâm, chủ ngữ là thành tố bắt buộc thứ nhất (có ở mọi kiểu cú) và bổ ngữ là thành tố bắt buộc thứ hai (chỉ có ở một số kiểu cú)” [62]
Ở văn học đương đại, chúng ta lại thấy xuất hiện rất nhiều câu dài , câu đa mêṇ h
đề, đăc
biêṭ ở những đoan
văn mô tả khung cảnh hoăc
tâm lý . Những đoan
văn nhiều
câu dài đa mêṇ h đề đó chính là nỗ lưc
ma ̣ nh mẽ của các nhà văn nhằm dân
dắt người
đoc
triền miên vào dòng chảy cảm xúc , vào thế giới tâm lí nhân vật , vào cái gọi là “cõi
riêng sâu kín” của nhân vật.
Trong hầu hết sáng tác của mình, Chu Lai luôn có ý thức tuân thủ nghiêm ngặt cấu tạo câu văn Tiếng Việt. Câu văn của Chu Lai thường dài có đủ thành phần chủ yếu của câu là chủ ngữ và vị ngữ. Cách tổ chức lời văn như thế phù hợp với việc khái quát, giới thiệu nhân vật. Hơn thế, những câu văn dài đó còn là những lời độc thoại nhiều cảm xúc, suy tư của nhân vật. Qua đó người đọc có thể hiểu một cách đủ đầy hơn cả về những yếu tố bên ngoài cũng như nội tâm của nhân vật ấy. Có thể điểm qua một vài ví dụ trong Ăn mày dĩ vãng để thấy rõ điều này. Trên hành trình đi tìm dĩ vãng, không ít lần Chu Lai để Hai Hùng tự bạch bằng những câu văn dài, và đoạn giới thiệu sau của nhân vật chỉ gói gọn trong một câu, nhưng đủ sức khái quát những sự mất mát và nỗi cô đơn của nhân vật giữa cuộc đời:
“Và buổi sáng đó, khi cả thành phố đã nhưng nhức cái nắng sánh vàng, tôi, một gã đàn ông 49 tuổi, nặng chưa đầy 45 kg, không vợ, không con, không tương lai, không hiện tại, không cắc bạc dính túi, chỉ có mảnh quá khứ phập phồng đập trong lồng ngực ọp ẹp, đầu trần chân đất, một mình mở cuộc hành quân đơn côi tới trụ sở nông nghiệp trong trạng thái thanh thản đến mênh mang.” [59].
Trong một đoạn khác, câu văn dài lại là những suy tư: “Nếu đúng người đàn bà ấy là Ba Sương, một Ba Sương ngoảnh mặt đi với người tình cũ, vâng, cứ tạm gọi là người tình đi chứ lúc này kêu to lên hai tiếng đó nghe ngớ ngẩn lắm, thì hà tất tôi phải lụi hụi lội ngược dòng làm chi nữa?” [59].
Không trau chuốt ngôn từ, không sử dụng câu văn dài với đủ thành phần câu như Chu Lai, dễ thấy ở đó lời thoại của nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp thường rất ngắn gọn, gần như tỉnh lược hoàn toàn các thành phần khác của câu. Số lượng từ ngữ trong lời thoại cũng được rút ngắn một cách tối đa nhất. Thậm chí, đó còn là những câu cộc lốc, trống không. Trong Không có vua, Tướng về hưu, ngôn ngữ được giản lược, để chỉ còn lại một cấu trúc chủ-vị gọn lỏn: “Cha tôi bảo”, “Tôi bảo”. Đây là đoạn đối thoại giữa hai cha con tướng Thuấn trong Tướng về hưu: “Cha tôi bảo: “Anh nhu nhược . Duyên do là anh đếch sống được một mình. Tôi bảo: "Không phải, cuộc đời nhiều trò dùa lắm". Cha tôi bảo: "Anh cho là trò đùa à?" Tôi bảo: "Không phải trò đùa, nhưng cũng không phải nghiêm trọng". Cha tôi bảo: "Sao tôi cứ như lạc loài?”. [61]. Ngôi nhà được xem là mái ấm lại như biến thành nấm mồ vô chủ, lạnh lẽo, không có sự quan tâm, tình thương yêu một phần bởi những cấu trúc câu thoại cộc lốc và lạnh lùng đó.
Hơn thế, khi xem xét ví dụ trên, người đọc có thể nhận thấy cách trình bày lời thoại trong văn bản của Nguyễn Huy thiệp cũng có một sự phá cách, ông không trình bày theo kiểu lời thoại truyền thống là mỗi lời thoại được đặt sau dấu gạch đầu dòng. Lời thoại của mỗi nhân vật được đặt riêng ra thành từng dòng. Nguyễn Huy Thiệp thường trình bày lời thoại sau dấu hai chấm, trong dấu ngoặc kép nhưng gạch đầu dòng, không xuống dòng và đặt liền nhau khiến quan hệ đối thoại như bị chìm đi trong lời trần thuật. Có nhiều đoạn câu thoại bị chặt khúc, liền kề nhau những lời hô ứng, “nói”, “bảo”, làm cho câu thoại cụt ngủn, đứt đoạn, rời rạc. Điều đó cho thấy sự phá cách của nhà văn trong việc tổ chức nghệ thuật: Bất chấp quy ước văn phạm, bất chấp cú pháp; ngắt câu, câu ngắn, dài, miễn là đạt được hiệu quả nghệ thuật.
Nguyễn Danh Lam cũng sử dụng rất nhiều câu văn lạ, không tuân theo một chuẩn mực nào: Nhiều khi anh sử dụng câu văn rất ngắn như để diễn tả được đồng thời nhiều tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong cùng thời điểm: “Thữc quờ tay. Gai, gai và gai. Chỗ nào cũng gai. Những bụi gai ẩm ướt”.Đêm nhờ nhờ trong ánh sáng của sao. Gần, rất gần tiếng dòng sông róc rách. Vô tội đến điên người. Thữc nằm giữa bụi gai. Không hẳn chờ sáng. Không hẳn chờ cơn đau nguôi dịu. Anh nằm vì không sao cử động được” [35, tr.53].
“Thữc giật bắn người. Nhìn quanh. Làng xóm tối đen. Gió thì thào mái lá. Lúc ấy Thữc mới bàng hoàng nhớ ra. Không biết con chó đã bỏ đi đâu. Kể từ phút anh hỗn chiến với mụ già, Thữc đã quên bẵng nó. Anh lặng đi. Nếu con chó bỏ Thữc lúc này, anh kể như mất đi một người bạn.” [35, tr.116]
Đôi khi anh sử dụng những câu văn dài như để thể hiện những suy tư của nhân vật trước cuộc đời: “Cảm giác cô đơn thường trực thường làm anh vật vã một thời gian, giờ lâu quá thành quen, nó chỉ trở lại trong anh vào những đêm có việc phải về muộn trên phố, nhìn những mái tóc lướt qua trước mặt” [34, tr.28 ]. Dùng câu văn dài, còn là cách nhà văn để nhân vật tự trải lòng, tự thấy mình bất lực, cô đơn giữa cuộc đời: “Ông, kẻ đang bị trói chặt, cả nghĩa đen và nghĩa bóng, vùng vẫy nhìn những người thân yêu nhất, đang trượt đi khỏi tầm tay, mà không thể nào can thiệp.” [33, tr 148]
Có thể nói, việc sử dụng cấu trúc lạ với những câu văn dài ngắn, có câu được trau chuốt kĩ càng, có câu văn lại giữ vẻ tự nhiên thô nhám “lổn nhổn” gần gũi với cuộc sống thường ngày, phù hợp với việc diễn tả mạch cảm xúc của nhân vật cô đơn với những suy tư, cảm xúc, nỗi sợ hãi,… giữa cuộc sống nhiều biến động.
3.4.2. Giọng điệu
Giọng điệu là một phương diện biểu hiện quan trọng của chủ thể tác giả và được xem như là linh hồn của tác phẩm, là cái thần của nhà văn. Các nhà nghiên cứu cho rằng: “Giọng điệu phản ánh lập trường xã hội, thái độ tình cảm và thị hiếu thẩm mĩ của tác giả, có vai trò rất lớn trong việc tạo nên phong cách nhà văn và tác dụng truyền