Khu Nhà Dành Cho Người Thu Nhập Thấp Tây Mỗ, Nam Từ Liêm



Ở nhà người quen/

người nhà

56

15,9

Nhà riêng

61

17,3

Nhà công vụ

9

2,6

Tổng

352

100,0

7.Tình hình kinh tế

N

Tỷ lệ %

Không đủ ăn

2

0,6

Đủ ăn, nhưng không

có tích lũy

52

14,8

Đủ ăn, có tích lũy

nhưng ít

157

44,6

Đủ ăn nhưng không

đủ mua nhà

73

20,7

Đủ ăn, đủ để mua

nhà

68

19,3

8.Hình thức sở hữu

nhà

N

Tỷ lệ %

Mua trực tiếp

290

82,4

Thuê/mua

62

17,6

9.Số phòng

N

Tỷ lệ %

1 phòng

38

10,8

2 phòng

314

89,2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 236 trang tài liệu này.

Tiếp cận và sở hữu nhà ở xã hội tại Hà Nội hiện nay - 10

Ngu n: Kết quả khảo sát luận án, 2018


2.3. Khái quát chung địa bàn nghiên cứu

2.3.1.Thành phố Hà Nội: dân số và nhà ở

Về dân số, tính đến thời điểm tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, dân số thủ đô là hơn 8 triệu người với mật độ dân số là 2.398 người/km2 đứng thứ 2 cả nước (chỉ sau tp. Hồ Chí Minh là 4.363 người/km2).

Theo Chi cục Dân số và Kế hoạch hóa gia đình Hà Nội, trung bình mỗi năm dân số Thủ đô tăng thêm khoảng 200.000 người, tương đương một huyện lớn. Những năm gần đây, số dân thuộc diện hộ khẩu thường trú của phường Thượng Đình, quận Thanh Xuân, đã tăng thêm cả vạn người, nâng tổng số lên 2,61 vạn người với gần 6.700 hộ. Còn phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, chưa kể dân của các khu đô thị lớn và hàng loạt dự án nhà ở, khu chung cư khác trên địa bàn đang đưa vào sử dụng đã có trên 4 vạn dân.

Cũng theo tính toán của Chi cục Dân số và Kế hoạch hóa gia đình Hà Nội, dân số Thủ đô trong 5 năm qua tăng thêm 1,3 triệu người, riêng khu vực nội thành tăng 1,2 triệu, trong đó phần lớn là gia tăng cơ học từ người nhập cư. Nếu không tính người dân các địa phương lân cận về Hà Nội làm ăn theo mùa vụ và người vãng lai thì mật độ dân số trung bình hiện nay của Hà Nội khoảng 2.100 người/km2, khu vực trung tâm có mật độ cao nhất. So với Thủ đô của các nước trong khu vực ASEAN, mật độ trung bình ở mức từ 100 đến 200 người/km2, thì mật độ dân số của Hà Nội là quá cao.

Thống kê cho thấy, số lượng người nhập cư vào các quận Hoàng Mai, Long Biên, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Thanh Xuân, Hà Đông là khá cao, năm 2013 là 33.869 người, đến năm 2017 là 78.097 người, theo kết quả giám sát. Cùng với việc quy hoạch đô thị nói chung, các dự án nhà ở hầu hết phát triển mạnh ở những khu vực ngoại thành, các quận mới vì có quỹ đất cũng như quá trình phát triển hạ tầng. [Cục thống kê Hà Nội, 2017]


Xu hướng di cư từ các tỉnh quanh Hà Nội đa số chọn các vùng ven đô, các quận mới được thành lập, chia tách trong quá trình quy hoạch đô thị để sinh sống và đi làm tại vùng nội đô. Dòng chảy này đã gây ra những quá tải dân số ở đô thị, gây áp lực đáp ứng cơ sở hạ tầng và các dịch vụ thiếu yếu, đặc biệt là vấn đề nhà ở. Trong các phân khúc nhà ở thì NƠXH phù hợp với phần lớn người dân nhập cư, người thu nhập thấp… trong quá trình đô thị hóa. Vì vậy, trong mẫu khảo sát của luận án được chọn là 3 khu NƠXH ở quận Hoàng Mai, Nam Từ Liêm và Hà Đông. Đây là các quận mới được thành lập, phân tách trong quá trình đô thị hóa tại Hà Nội. Quỹ đất dành cho xây dựng NƠXH tại các quận này còn khá lớn, đáp ứng được nhu cầu của dòng dịch chuyển dân cư đến từ các tỉnh thành lân cận.

Theo dự báo của Viện Dân số và các vấn đề xã hội, đến năm 2050, dân số Hà Nội có thể tăng lên gấp đôi, tương đương khoảng 14 triệu người. Với tốc độ tăng trưởng dân số như vậy, Thủ đô đang phải chịu áp lực rất lớn trên mọi lĩnh vực, trong đó có vấn đề nhà ở. Đứng trước thực tế này, từ năm 2011 Thủ tướng Chính phủ đã Phê duyệt Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Riêng với thủ đô Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành riêng Quyết định số 966/QĐ-TTg Về việc phê duyệt chương trình phát triển nhà ở thành phố Hà Nội giai đoạn 2012-2020 năm 2014, trong có có nội dung chi tiết đề cập đến NƠXH theo hai giai đoạn 2015 và 2020. Cụ thể hóa quyết định này, UBND thành phố Hà Nội cũng đã ban hành Quyết định số 6336/QĐ-UBND về việc phê duyệt Kế hoạch phát triển nhà ở thành phố Hà Nội năm 2015 và các năm tiếp theo (giai đoạn 2016 - 2020).

Như vậy, có thể thấy các chương trình, chính sách cụ thể về phát triển nhà ở nói chung, phát triển nhà xã hội nói riêng được các cấp quan tâm và chỉ


đạo thực hiện. Tuy nhiên khi triển khai trên thực tế vẫn còn những vướng mắc nhất định. Do đó luận án tập trung tìm hiểu và phân tích quá trình tiếp cận và sở hữu NƠXH trên địa bàn Hà Nội hiện nay nhằm đề xuất một số giải pháp trong thời gian tới.

2.3.2. Khu nhà dành cho người thu nhập thấp Tây Mỗ, Nam Từ Liêm

Dự án nhà ở thu nhập thấp Tây Mỗ do Viglacera làm chủ đầu tư, nằm trên tuyến đường 70, khu vực đã có hạ tầng kỹ thuật, gần chợ Đại Mỗ và khu đô thị Đại Mỗ, Nam Từ Liêm cạnh đó cũng đã hoàn thiện và đi vào sử dụng. Dự án gồm 2 tòa chung cư cao 9 tầng với 288 căn hộ. Các căn hộ có diện tích dao động từ 33 – 65m2. Các căn hộ chung cư được bố trí từ tầng 2 đến tầng 9 với thiết kế 18 căn hộ/tầng. Giá bán căn hộ từ 10,9 triệu/m2 (đã gồm VAT và phí bảo trì), tương đương từ 360 triệu đồng/căn (theo giá năm 2014). Người mua nhà dự án Tây Mỗ nằm trong đối tượng được vay gói ưu đãi 30 nghìn tỷ với lãi suất 6%/năm. Dự án đã được bàn giao và đưa vào sử dụng từ cuối năm 2014. Đây là một trong số ít những dự án NƠXH ở phía Tây Hà Nội được xây dựng và đưa vào sử dụng, đáp ứng nhu cầu cải thiện chỗ ở của các đối tượngthu nhập thấp, tạo động lực phát triển đô thị theo hướng bền vững. Tác giả lựa chọn mẫu nghiên cứu tại khu nhà ở này bởi đây là một trong số những khu NƠXH được sớm đưa vào sử dụng, đặc biệt đại diện cho khu NƠXH tại quận mới được thành lập – Nam Từ Liêm trong quá trình đô thị hóa.

2.3.3. Khu nhà ở xã hội Hưng Thịnh, Hà Đông

Dự án NƠXH Kiến Hưng (Tên gọi tắt: Khu nhà ở Hưng Thịnh) có chủ đầu tư là Liên danh Công ty cổ phần đầu tư phát triển đô thị Kiến Hưng (Đại diện Liên danh) và Công ty cổ phần đầu tư phát triển Hợp Phú. Quy mô đầu tư xây dựng. Đầu tư xây mới 3 khối nhà ở cao 6 tầng bao gồm các tòa OXH1, OXH2, OXH3. Trong đó, tầng 1 xây dựng Dịch vụ thương mại, không gian sinh hoạt cộng đồng, sảnh, thang máy, khu vực để xe đạp, xe máy, tầng 2 - 6


xây dựng các căn hộ ở. Tổng số căn hộ, tỷ lệ và số lượng các loại nhà ở là 500 căn. Trong đó, có tỷ lệ nhất định số căn NƠXH để bán thương mại, bán NƠXH, thuê mua và thuê, khu nhà ở được đưa vào sử dụng từ năm 2016.

Diện tích ô đất là 41.930m2, đầu tư trực tiếp bằng nguồn vốn ngoài ngân sách. Đây cũng là một dự án NƠXH có quy mô tương đối lớn. Việc khu NƠXH Hưng Thịnh vào mẫu nghiên cứu là do khu NƠXH này được đầu tư bởi vốn ngoài ngân sách, do chủ đầu tư là doanh nghiệp ngoài nhà nước, khác với khu nhà TNT Tây Mỗ do chủ đầu tư là doanh nghiệp có vốn Nhà nước. Thứ hai, tại khu nhà ở này có đẩy đủ các hình thức là bán, thuê mua và thuê, đảm bảo cho mẫu nghiên cứu đa dạng các hình thức sở hữu. Thứ ba, quận Hà Đông là một quận được thành lập trong quá trình sáp nhập tỉnh Hà Tây (cũ) cách đây khoảng 10 năm do nhu cầu phát triển thủ đô và quá trình đô thị hóa. Do vậy, quận Hà Đông được biết đến như một quận có tốc độ phát triển nhanh, đặc biệt là quá trình tích tụ dân cư, do đó nhu cầu nhà ở là rất cao.

2.3.4. Khu nhà ở xã hội Rice city Linh Đàm, Hoàng Mai

NƠXH Rice City Linh Đàm nằm trong Khu đô thị mới Tây Nam Linh Đàm có tổng diện tích xây dựng là 80.721m2. Dự án bao gồm 7 tòa nhà chung cư cao từ 18-21 tầng đáp ứng nhu cầu nhà ở của 1.000 hộ gia đình với trên 2.000 người. Tầng 1 chung cư là mô hình dịch vụ thương mại, công cộng. Do chủ đầu tư là Công ty CP BIC Việt Nam với quy mô 22.000m2. Tổ hợp chung cư gồm 3 khối nhà, tòa Bắc có tổng cộng 228 căn hộ (12 căn hộ/1 tầng), tòa Trung có tổng cộng 266 căn hộ (14 căn hộ/1 tầng), tòa Nam có tổng cộng 228 căn hộ (12 căn hộ/1 tầng). Tổng số căn hộ: 722 căn với diện tích từ 53-69m2, giá bán khoảng 14.5 triệu/m². Tổ hợp 3 tòa nhà đều được đưa ra với hình thức mua – bán, không có loại hình NƠXH cho thuê và thuê mua.


Dự án NƠXH Rice City Linh Đàm là một trong những khu NOXH xây dựng tại quận Hoàng Mai bên cạnh khá nhiều khu NOXH khác như NƠXH Đồng Mô, Nhà ở xã hội 987 Tam Trinh, NƠXH X2 Đại Kim, NƠXH CT1 Ao Sào… Đây là một trong số những quận có tốc độ xây dựng cao ở phía Đông Nam Hà Nội, là quận có diện tích lớn thứ 4 tại thủ đô, được đưa vào sử dụng từ 2015.


Tiểu kết chương 2

Chương 2 tập trung làm rõ cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án. Các khái niệm chính được sử dụng trong luận án như NƠXH, tiếp cận NƠXH, sở hữu NƠXH, người thu nhập thấp được tác giả thao tác và đưa ra nội dung thống nhất sử dụng trong nghiên cứu... Trong đó khái niệm NƠXH được đưa ra với cách nhìn từ góc độ lịch sử và theo Luật nhà ở (2014) tại Việt Nam. Khái niệm tiếp cận được thao tác hóa và sử dụng ở 3 nội dung chính: tiếp cận chính sách, tiếp cận thông tin và tiếp cận vốn vay ưu đãi. Khái niệm sở hữu nhà ở được phân tích dưới hai hình thức thuê mua và mua ngay.

Luận án cũng đưa ra và phân tích các lý thuyết chính vận dụng trong luận án như lý thuyết phân tầng xã hội, phân tầng về nhà ở; lý thuyết sự lựa chọn hợp lý. Về phương pháp nghiên cứu, trong luận án sử dụng chính 2 phương pháp là nghiên cứu định lượng với phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp định tính với phương pháp phân tích tài liệu, phương pháp quan sát và phỏng vấn sâu. Tác giả cũng đưa luận giải về việc lựa chọn mẫu nghiên cứu là ba khu NƠXH tại Hà Nội: NƠXH Rice city Linh Đàm, Hoàng Mai; khu NƠXH Hưng Thịnh, Hà Đông và khu nhà ở dành cho người TNT Tây Mỗ, Nam Từ Liêm.


CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG TIẾP CẬN NHÀ Ở XÃ HỘI TẠI HÀ NỘI HIỆN NAY


Trong thời kỳ bao cấp, Việt Nam thực hiện chính sách xây dựng nhà ở và phân phối cho cán bộ, công nhân, viên chức. Trong quá trình này, nhà nước vừa đóng vai trò sản xuất vừa đóng vai trò điều tiết trực tiếp. Ngoài ra các cơ quan, xí nghiệp cũng có những chương trình riêng giải quyết cho người lao động. Mặc dù, cơ sự đầu tư lớn của Nhà nước trong việc xây dựng nhà ở, song dân số phát triển nhanh, cung cấp nhà ở đô thị vẫn không đáp ứng được nhu cầu. Thiếu hụt nhà ở và việc chung sống của nhiều thế hệ trong một nhà là những hiện tượng phổ biến ở Hà Nội. Cuối những năm 80, diện tích nhà ở bình quân của mỗi người dân Hà Nội là 5,8m2, có 39% gia đình sống dưới mức 4m2/người và 7% gia đình sống dưới mức 2m2/người. Những đối tượng được phân phối nhà ở hàng tháng nộp tiền thuê nhà ở mức 1% lương tháng. Số kinh phí thu được này sẽ đầu tư vào tổ chức bảo dưỡng, bảo trì theo định kỳ sửa chữa do Nhà nước thực hiện. Tuy nhiên do tiền thuê nhà không đủ để bảo dưỡng, nên công trình ngày càng xuống cấp. Tình trạng nhà bị nứt, lún, thấm, dột đã ở mức nghiêm trọng. Trong khi đó dân cư sống trong các khu tập thể này ít có khả năng tích luỹ vốn để tự cải thiện điều kiện ở. Để đảm bảo tiện nghi ở, họ đã tự ý sửa chữa, chuyển đổi mục đích sử dụng của một số bộ phận công trình, làm công trình ngày càng xuống cấp trầm trọng. [Dẫn theo Trịnh Duy Luân, 2009]

Sau năm 1986, chế độ bao cấp nhà ở được bãi bỏ, các hộ gia đình và cá nhân được tự xây dựng nhà ở theo nhu cầu. Các loại hình nhà tập thể đã được bán, thanh lý chuyển quyền sở hữu cho tư nhân và không còn sự quản lý của một cấp chính quyền nào nữa. Nhiều căn hộ đã được mua đi bán lại, thay đổi công năng sử dụng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/05/2023