Giải Pháp Chính Sách, Chiến Lược Phát Triển Du Lịch Bãi Biển Và Ưu Tiên Đầu Tư.

3.2.2. Đối với môi trường du lịch xã hội nhân văn:

Kết quả số liệu ở biểu đồ 2.1, ta có thể thấy số nhà hàng có các bảng niêm yết giá chỉ đạt 30%. Do giới hạn của thời gian và nguồn lực nên số mẫu điều tra về cơ sở kinh doanh nhà hàng là 40, với 20 mẫu ở mỗi bãi. Do vậy, nếu tiến hành khảo sát trên quy mô lớn, số cơ sở kinh doanh có niêm yết giá rõ ràng có thể thấp hơn 70%.Như vậy, có thể thấy du khách đối diện với những lối ứng xử thiếu văn hóa hay trở thành nạn nhân của những vụ “chặt chém” thì họ sẽ không quay trở lại lần thứ hai nữa. Bên cạnh đó, có 22,5% nhà hàng chỉ đạt một phần về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Vấn đề này cũng do xuất phát từ chính các cơ sở kinh doanh. Vấn đề này cũng rất lưu tâm, bởi du khách chỉ thực sự mong muốn trải nghiệm một chuyến đi thực sự an toàn và đảm bảo về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.

Đối với du khách, ở bảng 2.2, kết quả kiểm định khẳng định việc các du khách có vi phạm các hoạt động như: tắm, hoạt động thể thao sau khi uống rượu bia, đưa xe vào bãi tắm, tổ chức nấu nướng tại khu vực không được phép. Trong đó việc du khách vi phạm tắm biển khi có uống rượu bia diễn ra phổ biến hơn cả (mức độ trung bình vi phạm hơn một lần), tiếp đến là tổ chức chế biến nấu nướng trong khu vực không được phép. Vấn đề này cũng do từ ý thức du khách, từ sự thiếu quản lý của địa phương nên các cơ sở kinh doanh tự nâng giá, khách du lịch không đồng ý với giá cả đắt đỏ, họ phải mang theo đồ ăn để chế biến.

Ở cả hai bãi biển, công tác cứu hộ cứu nạn mặc dù cũng được sự quan tâm của Ban quản lý ở đây nhưng công tác cứu hộ cũng còn sơ sài, các phao cứu hộ chỉ 1, 2 cái, áo phao cũng chỉ có 4-5 cái, nhân viên cứu hộ chỉ 1 hoặc 2 ngời không đủ đáp ứng việc cứu hộ, cứu nạn, nhất là vào thời điểm đông khách.Trang thiết bị cứu hộ, cứu nạn chỉ được bố trí 1 cách hết sức sơ sài tại các chòi canh liệu, nếu có tình huống xấu xảy ra thì đội trực cứu hộ này sẽ không đảm bảo vấn đề an toàn cho khách du lịch.

3.3. Giải pháp chính sách, chiến lược phát triển du lịch bãi biển và ưu tiên đầu tư.

Thừa Thiên Huế thuộc là một trong những tỉnh thuộc vùng Duyên hải miền Trung, là địa bàn trọng điểm để thực hiện chiến lược kinh tế biển của nước ta. Vì vậy,Thừa Thiên Huế cần phải điều chỉnh, sửa đổi liên tục, các định hướng và dự báo vĩ mô về loại hình du lịch.

Các chính sách để phát triển du lịch biểnphải đúng theo quy hoạch cùng môi trường du lịch thân thiện, an toàn cho du khách. Công tác xúc tiến du lịch cần chuyên nghiệp và ổn định hơn. Hiện nay, tỉnh đã thành lập Trung tâm Xúc Tiến Du lịch trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thừa Thiên Huế (tiền thân là phòng Xúc tiến Du lịch). Nhưng cho đến thời điểm này, công tác xúc tiến quảng bá cho du lịch biển Thừa Thiên Huế vẫn chưa được quan tâm chú trọng đúng mức. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần có các đề xuất với tỉnh để tranh thủ nguồn vốn các nhà đầu tư, thu hút các dự án phát triển du lịch biển.

3.4. Các giải pháp Bảo vệ Môi trường Du lịch

(i) Lồng ghép Bảo vệ Môi trường du lịch vào quy hoạch phát triển du lịch các bãi biển của Thừa Thiên Huế;

Bảo vệ môi trường trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay là yêu cầu cấp thiết đặt ra đối với cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, các tổ chức, doanh nghiệp và của mọi người dân. Đây là vấn đề cần được các bộ, ngành cần quan tâm nhất là trong tình hình ngành du lịch ngày càng phát triển mạnh mẽ.Để giải quyết vấn đề ô nhiễm biển có nguồn gốc từ biển và từ đất liền, nhiều chương trình hành động nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường nghiêm trọng đã được triển khai; việc ứng phó, khắc phục sự cố môi trường, thiên tai trên biển và vùng ven biển, bảo vệ và cải thiện môi trường các khu vực trọng điểm tại các vùng biển cũng tích cực được tiến hành.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 152 trang tài liệu này.

(ii) Quan trắc Môi trường Du lịch


Bảo vệ môi trường du lịch bãi biển Thừa Thiên Huế, nghiên cứu trường hợp các bãi biển Thuận An, Lăng Cô - 12

Tiến hành quan trắc định kỳ và lập lại để đánh giá hiện trạng và xu thế diễn biến chất lượng môi trường biển, kịp thời cảnh báo để xử lý và có biện pháp cải

thiện chất lượng môi trường. Nhiều hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường biển còn chưa được đề cập đến. Các mức độ vi phạm đã cố gắng chi tiết hoá nhưng chưa đầy đủ, mức độ xử phạt còn thấp và còn thiếu qui định về sử dụng các công cụ pháp lý - kinh tế như những biện pháp hữu hiệu để kiểm soát và ngăn ngừa ô nhiễm biển. Cho nên cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến bảo vệ môi trường biển.

(iii) Quản lý môi trường du lịch các bãi biển của Thừa Thiên Huế


Giải pháp này bao gồm các giải pháp cụ thể hơn như : quản lý chất thải ; nước sạch và vệ sinh môi trường; vệ sinh an toàn thực phẩm, giải pháp đảm bảo an toàn sinh học, xây dựng hệ thống các quy định chung về môi trường cho các bãi biển du lịch, cứu hộ cứu nạn, áp dụng nhãn xanh du lịch,…

Một trong những khó khăn lớn nhất hiện nay trong công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải chính là nguồn kinh phí của địa phương dành cho hoạt động bảo vệ môi trường bị hạn chế. Sự khó khăn về mặt tài chính đã dẫn tới công tác xử lý rác thải không đảm bảo, gây tình trạng ô nhiễm rác thải trên các bãi biển. Do đó, nếu như nguồn kinh phí được giải quyết, chế độ lương thưởng của người lao động ổn định thì sự hoạt động của tổ công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải ở đây sẽ hiệu quả, hoạt động thu gom sẽ diễn ra thường xuyên và liên tục. Nguồn kinh phí được khắc phục còn là điều kiện giúp đầu tư mua sắm các phương tiện thiết bị tốt hơn, bởi thực tế hiện nay cho thấy vật chất, phương tiện kỹ thuật dành cho hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải trên địa bàn còn nghèo nàn, lạc hậu. Cần tuyên truyền vận động theo phương châm “nhà nước và nhân dân cùng làm”. Đây là một giải pháp hữu ích đã có nhiều địa phương ứng dụng thành công cho nhiều mục đích khác nhau do đó giải pháp này cần phải được phát triển. Những phân tích ở phần thực trạng về nguồn tài chính cho thấy việc không có kinh phí cho hoạt động duy tu bảo dưỡng bãi rác địa phương nên phần chi cho các hoạt động xử lý, vận chuyển đến bãi rác Tỉnh chiếm một lượng lớn trong kinh phí thu được từ phí vệ sinh môi trường. Do đó, chính quyền địa phương và nhân dân hỗ trợ cùng làm trong giai

đoạn đầu sẽ giúp cải thiện nguồn tài chính và ổn định thu phí vệ sinh môi trường trong các giai đoạn tiếp theo làm cho môi trường trở nên sạch đẹp hơn.

Thực trạng thiếu thiết bị chứa rác thải và việc phai mờ các khẩu hiệu ở bảng pano môi trường trên địa bàn (bãi biển) là một 1 trong nhiều lí do tạo nên ý thức xấu của 1 bộ phận người dân, cơ sở kinh doanh dịch vụ và du khách. Trang thiết bị chứa không đầy đủ trên bãi biển khiến các đối tượng không thể thực hiện đúng việc thu gom và xả thải đồng thời không thể tác động trực tiếp đến ý thức của du khách và người dân gần bãi biển Thuận An.

Du khách, người dân và các cơ sở kinh doanh sẽ tham gia thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường khi trang thiết bị chứa rác thải được bố trí hợp lý.Từ kết quả của Bảng 2.7 ở trên ta có thể thấy, có đến 43% du khách không bỏ rác vào thùng rác đúng nơi quy định. Khi được hỏi về nguyên nhân khiến du khách hành động như vậy vì họ không tìm thấy thùng rác. Vì vậy, chính quyền địa phương và Ban quản lý phải lắp đặt thêm các thùng rác và bố trí ở những vị trí thích hợp, tránh tình trạng du khách không bỏ rác vào thùng hay tự đào những hố rác trên bãi cát.

Chính quyền địa phương, ban quản lý bãi tắm cần đặt các biển cảnh báo nguy hiểm để du khách lưu ý, tránh trường hợp tai nạn đáng tiếc xảy ra.

Một số các giải pháp khác quản lý môi trường biển:


- Chỉ tổ chức các loại hình du lịch không gây tác động tiêu cực nguyên môi trường, không làm cạn kiệt tài nguyên môi trường, góp phần bảo vệ, tôn tạo, nâng cao chất lượng của môi trường như: nghỉ dưỡng, tắm biển, lặn biển, du lịch sinh thái, du lịch chữa bệnh, thể thao trên biển như lướt sóng, mô-tô nước.

- Không phát triển các loại hình du lịch gây mất trật tự an ninh xã hội và tệ nạn xã hội như: du lịch Casino, du lịch sex.

- Khuyến khích sử dụng các nguồn năng lượng mặt trời, sức gió, giảm thiểu năng lượng gây ô nhiễm, xây dựng hệ thống thu gom, xử lý chất thải, đảm bảo chất thải được thu gom, xử lý, tái chế đúng quy trình kỹ thuật.

Thực hiện thu thuế, phí môi trường và sử dụng các công cụ pháp lý hạn chế khai thác bừa bãi, gây hậu quả cho môi trường.

(iv) Giải pháp về sản phẩm du lịch


* Du lịch nghỉ dưỡng biển vàđầm phá


- Xây dựng các khu du lịch nghỉ dưỡng, giải trí tổng hợp cao cấp tại các bãi biển có nhiều lợi thế về cảnh quan và môi trường.

- Nghiên cứu hình thành các khu du lịch nghỉ dưỡng đặc trưng tại biển Lăng Cô, Thuận An,... gắn với cảnh quan đầm phá và văn hoá truyền thống của cộng đồng dân cư.

- Nghiên cứu hình thành khu du lịch tổng hợp biển đảo Hải Vân - Sơn Chà với các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, lặn biển, giải trí, sinh thái.

* Du lịch thể thao biển


- Hình thành các trung tâm thể thao du lịch biển cao cấp ; các câu lạc bộ thể thao biển vàđầm phá chuyên tổ chức và cung cấp các dịch vụ thể thao như đua thuyền trên biển, trên đầm phá, lướt sóng, lặn biển, xuồng cao tốc, sân golf, các môn thể thao bãi biển.

- Tổ chức các giải thi đấu thể thao biển trong nước và quốc tế, các giải thể

thao.


* Du lịch văn hoá, du lịch cộng đồng


- Kết hợp phát triển các tour du lịch tham quan di tích lịch sử, văn hoá như

chùa Thánh Duyên, Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã, Hải Vân Quan,…


- Tiếp tục phát triển sản phẩm du lịch lễ hội: Cầu Ngư, đua ghe, kéo co,... Nâng cao tính chuyên nghiệp trong tổ chức các lễ hội mới: Lăng Cô – huyền thoại biển, Thuận An biển gọi, Làng ẩm thực, Chợ quê ngày hội,...

- Từng bước nghiên cứu, định hình và phát triển loại hình du lịch tín ngưỡng, tôn giáo, du lịch tâm linh dựa trên các giá trị về văn hoá, kiến trúc, tín ngưỡng.

* Du lịch sinh thái


- Hình thành các tuyến, điểm du lịch sinh thái trong vùng tại Khu bảo tồn sinh thái biển đảo Sơn Chà - Hải Vân, các điểm du lịch sinh thái rừng núi phía Tây đầm Lập An,…

* Du lịch hội nghị, hội thảo (MICE)


- Kết hợp việc tổ chức các hội nghị hội thảo với các tour du lịch nghỉ dưỡng, tham quan, sinh thái, mua sắm, lễ hội…tại các khu du lịch chất lượng cao trong khu vực biển vàđầm phá.

* Thiết lập các sản phẩm du lịch liên kết vùng trong và ngoài khu vực


- Hình thành một số tuyến du lịch chủ yếu: Hội An – Mỹ Sơn – Lăng Cô – Bạch Mã; Huế - Cảnh Dương - Cù Dù - Lăng Cô - Sơn Chà ; Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã – suối Voi – Lăng Cô ;…

- Từng bước xây dựng và hình thành các tuyến du lịch đường thuỷ nội vùng trên đầm Cầu Hai – phá Tam Giang, đầm Lập An; nghiên cứu phát triển các tuyến du lịch tàu biển nội địa và quốc tế qua cảng Chân Mây, tuyến du lịch đường biển Lăng Cô – Sơn Chà - Đà Nẵng - Hội An.

(v) Giải pháp giáo dục và truyền thông về bảo vệ môi trường du lịch bãi biển Thừa Thiên – Huế

Qua kiểm định mức độ vi phạm của du khách, ở Bảng 2.2, có thể thấy du khách vẫn có hành động đi tắm biển, tham gia hoạt động thể thao trên vùng nước của bãi tắm khi thời tiết xấu xấu như: giông bão, gió lốc và đi tắm biển, tham gia hoạt động thể thao trên vùng nước của bãi tắm sau khi uống rượu bia. Vì vậy, đối với đối tượng du khách này, biện pháp để tuyên truyền là cần có các biển báo, áp phích cảnh báo không nên thực hiện những hành động này. Qua thực tế điều tra, số lượng du khách vi phạm đi tắm biển, tham gia hoạt động thể thao trên vùng nước của bãi tắm khi thời tiết xấu xấu chủ yếu do nguyên nhân khách quan thời tiết thay đổi bất thường. Trong trường hợp này, Ban quản lý bãi tắm, đội cứu hộ cần trang bị các loa phóng thanh để cảnh báo cho du khách.

Từ Bảng 2.2,nguyên nhân của việc vi phạm các tiêu chí đem xe vào bãi tắm, tổ chức nấu nướng là do du khách không tìm được bãi giữ xe, đối với việc du khách tự tổ chức nấu nướng là do giá cả ở cá nhà hàng cao. Trường hợp này, cần các giải pháp từ địa phương và Ban quản lý các bãi tắm, phải xây dựng thêm các bãi giữ xe, điều chỉnh các mức phí giữ xe cho phù hợp. Đảm bảo mức giá cả ở các nhà hàng không để tình trạng giá quá cao, ảnh hưởng đến tâm lý du khách, buộc du khách phải mang theo thức ăn để chế biến. Đồng thời, các chính quyền địa phương phải tổ chức thanh tra và có biện pháp xử lý đối với các nhà hàng vi phạm.

Kết quả ở Bảng 2.3 cho thấy các chính sách cần tập trung tăng cường tuyên truyền các hoạt động bảo vệ môi trường, đặc biệt là môi trường du lịch biển, thu hút du khách tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường cho các bãi biển và từng bước giảm thiểu các hành động gây ảnh hưởng xấu đến môi trường du lịch biển của du khách. Bên cạnh đó một số các biện pháp cần thực hiện như: nâng cao nhận thức cho cộng đồng, cần tổ chức nhiều chương trình khuyến cáo cho toàn dân nói chung và người dân nói riêng được biết rõ tác hại của nó, đồng thời đưa công tác tuyên tuyền bảo vệ môi trường vào nhà trường để giáo dục học sinh.

Theo kết quả ở Bảng 2.5, nâng cao nhận thức cho người kinh doanh về vấn đề bảo vệ môi trường nói chung và môi trường du lịch biển nói riêng là một vấn đề rất cần thiết. Cụ thể:

- Thực hiện giáo dục nâng cao nhận thức và lấy ý kiến của các thành viên tham gia hoạt động du lịch nhằm tránh giải quyết các mâu thuẫn về quyền lợi, tạo được sự ủng hộ của các bên tham gia trong việc thực hiện quy hoạch.

- Đầu tư cho đào tạo nguồn nhân lực cả về nghiệp vụ, ngoại ngữ và phẩm chất nghề nghiệp, đưa nội dung phát triển du lịch bền vững, du lịch sinh thái vào chương trình đào tạo, có các kế hoạch, chính sách phù hợp cho đào tạo và tuyển dụng nguồn lao động địa phương.

Qua nghiên cứu các tiêu chí Bộ tiêu chí để đánh giá các bãi tắm du lịch của Quảng Ninh, tác giả luận văn xin đề xuất Sở Văn Hóa, Thể Thao và Du lịch và

Ủy Ban nhân dân Tỉnh Thừa Thiên Huế xây dựng Bộ tiêu chí để đánh giá các bãi tắm du lịch của Thừa Thiên Huế, từ đó ban hành Quy chế riêng dành cho các bãi tắm du lịch của Thừa Thiên Huế. Vì Thừa Thiên Huế có những đặc điểm tự nhiên khác với Quảng Ninh nên dựa trên Bộ tiêu chí của Quảng Ninh, tác giả sẽ bổ sung và thay đổi một số vấn đề để phù hợp với Thừa Thiên Huế (phần bổ sung của tác giả sẽ được in nghiêng)

Bộ tiêu chí đề xuất cho Thừa Thiên Huế:

A. Thực trạng đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn I.Điều kiện về cơ sở hạ tầng

1. Hệ thống giao thông đảm bảo thuận lợi và an toàn: (i) Điểm trông giữ xe

cho khách du lịch hoặc (ii) Điểm neo đậu cho phương tiện thủy chở khách du lịch.

2. Hệ thống thông tin liên lạc đảm bảo yêu cầu phục vụ công tác: (i) cảnh báo, cứu hộ cứu nạn; (ii) Đối với các bãi tắm xa bờ phải có hệ thống VHF.

3. Hệ thống điện đáp ứng yêu cầu; (ii) Hệ thống nước ngọt đảm bảo vệ sinh, đáp ứng nhu cầu tắm tráng và hoạt động kinh doanh; (iii) Hệ thống thu gom rác thải đảm bảo vệ sinh môi trường.

II. Điều kiện về cơ sở vật chất bị kỹ thuật

1.(i)Bãi cát mịn; (ii) bề mặt được san phẳng; (iii) độ dày cát trung bình 30cm trở lên và (iv) độ thoải đảm bảo an toàn cho du khách khi tắm biển.

2. (i) Có xuồng cứu sinh, đảm bảo chất lượng và đáp ứng công tác cứu hộ cứu nạn khi có sự cố xảy ra. (ii) Trên mỗi xuồng có trang bị tối thiểu (ii.a) 06 áo phao cá nhân, (ii,b) 02 phao tròn (01 phao tròn kèm dây ném chiều dài 25-30m);

(iii) có bộ đồ lặn kèm theo bình dưỡng khí.

3. (i) Hệ thống phao tiêu; (ii) cờ chỉ giới; (iii) biển báo hiệu vùng hành lang an toàn (nhằm tránh các khu vực có dòng dọc bờ, dòng rút, đá ngầm, các hố rãnh sâu đột ngột trên bãi tắm), màu sắc tương phản với màu nước, dễ quan sát, đảm bảo yêu cầu cảnh báo.

4. Có biển hiệu bãi tắm du lịch đặt ở vị trí dễ quan sát, kích thước tối thiểu 6m2 bằng Tiếng Việt và tiếng Anh chữ rõ ràng, không tẩy xóa đảm bảo mỹ quan.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/03/2023